I- Đối tượng
HS chậm phát triển trí tuệ ở lớp chuyên biệt
II- Mục tiêu
Sau tiết dạy, HS có thể:
Nhận biết các số tròn chục
Đọc đúng các số tròn chục
III- Đồ dùng học tập
Bảng con, bút viết b ảng
Phiếu học tập
Máy vi tính, máy chiếu
Bài giảng điện tử
Thẻ đúng (màu đỏ), th ẻ sai (màu xanh)
Bảng phụ
IV- Tiến trình bài dạy
1/ Củng cố lại bài cũ
a. Củng cố 1
GIÁO ÁN Môn: TOÁN (Lớp 1) Bài 90: CÁC SỐ TRÒN CHỤC (tiết 2) I- Đối tượng HS chậm phát triển trí tuệ ở lớp chuyên biệt II- Mục tiêu Sau tiết dạy, HS có thể: Nhận biết các số tròn chục Đọc đúng các số tròn chục III- Đồ dùng học tập Bảng con, bút viết bảng Phiếu học tập Máy vi tính, máy chiếu Bài giảng điện tử Thẻ đúng (màu đỏ), thẻ sai (màu xanh) Bảng phụ IV- Tiến trình bài dạy 1/ Củng cố lại bài cũ a. Củng cố 1 Hoạt động của GV Hoạt động mong đợi của HS GV đưa các phép tính o 9 + 1 = ? Có bạn nào ra đáp án khác không? o 17 + 3 = ? GV yêu cầu HS điền đáp án vào bảng con GV cho HS đọc lại 2 số đó: Một chục, hai chục. HS xung phong trả lời HS khác trả lời HS xung phong trả lời HS đọc lại b. Củng cố 2 Hoạt động của GV Hoạt động mong đợi của HS GV cho học sinh đếm que tính cùng với mình (bó 10 que) o Chúng ta có 10 que tính. Cô gọi là một chục GV hỏi lại: Số mười tương ứng với mấy chục? GV đưa ra thêm một bó que giống bó que HS cùng đếm với GV 1 chục Thực hiện: Nguyễn Thị Kim Luân vừa rồi. o Chúng ta có mấy bó que? o Một bó que có bao nhiêu que? o Một bó là mấy chục? o 2 bó que là mấy chục? o 2 chục tương ứng với số mấy? 1 bó 10 que 1 chục 2 chục 20 c. Củng cố 3 Hoạt động của GV Hoạt động mong đợi của HS GV cho HS đọc lại các số từ 10 đến 90 theo cách đọc số tròn chục o Đọc lần lượt từng số o Đọc số cộng với cách đọc số tròn chục HS đọc số trên màn hình 2/ Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động mong đợi của HS Hoạt động 1: Đọc và nhận biết các số tròn chục Bước 1: Phân tích số tròn chục Ví dụ số 10: GV phân tích: số 1 đứng trước và 1 số 0 đứng sau. Bước 2: Tìm điểm giống nhau GV đưa hết các số tròn chục ra Hãy tìm điểm giống nhau giữa các số trên. (Nếu HS không trả lời được, GV thay câu hỏi: Số nào giống nhau) Kết: Các số trên đều có số 0 ở hàng đơn vị Bước 3: Giới thiệu khái niệm số tròn chục Tất cả các số này gọi là số tròn chục. Vậy, số tròn chục là số có số 0 ở hàng đơn vị. Hoạt động 2: Củng cố Củng cố 1: GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập (phiếu số 1) gồm nhiều số GV sẽ chỉ vào và yêu cầu HS đọc lần lượt các số trong bảng đó. Nếu số đó là số tròn chục, thì tất cả học sinh vẽ vòng tròn quanh số đó trong phiếu học tập của mình. Còn nếu sai sẽ đánh dấu chéo vào đó. Đều có số 0 HS nhắc lại HS thực hiện Các em khác nhận xét và nêu ý kiến khác Số điểm của mỗi đội chính là số bạn trong nhóm trả lời đúng câu hỏi. Sau khi hết số, GV hỏi: Có bạn nào đúng hết 6 số không? GV thu phiếu và chấm điểm nếu HS làm đúng nhiều GV chỉ vào từng số và yêu cầu cả lớp đọc lại: số đó là mấy chục. Củng cố 2: Nối số vào tâm GV đưa cho mỗi HS 1 phiếu học tập (phiếu 2) có hình giống trên màn hình. Yêu cầu: Nối số tròn chục vào tâm Sau khi HS làm xong, GV cho trẻ trao đổi bài, đối chiếu kết quả của mình với đáp án trên màn hình. Mỗi đáp án đúng viết chữ Đ. Có khen ngợi mỗi câu đúng của HS. Câu hỏi: Tại sao con biết số đó không phải là số tròn chục? Hoạt động phụ: Cả lớp nắm tay và đi vòng quanh lớp. HS vừa đi vừa đọc bài “Mười quả trứng”, sau đó về chỗ ngồi. Củng cố 3: Nối 2 cột tương ứng GV đưa phiếu học tập (phiếu 3) GV yêu cầu HS nối trong phiếu học tập của mình. GV yêu cầu mỗi bạn đọc một đáp án. Bạn còn lại nhận xét đáp án của 5 bạn kia. GV đưa đáp án. Khen ngợi Chốt ý: GV đưa hết các số tròn chục từ 10 đến 90 và hỏi HS: “Các số này gọi là gì?” Vậy, “Số tròn chục là số như thế nào?” Số tròn chục là số có số 0 ở hàng đơn vị HS đọc số Không có số 0 ở hàng đơn vị Cả lớp nắm tay cô vừa đi vừa đọc. HS thực hiện 3/ Bài tập về nhà Bài tập 1b và 1c trong sách Toán 1 trang 127 4/Bài mới: Các số tròn chục (tiết 3)
Tài liệu đính kèm: