Giáo án Toán học - Tuần 30

I. Mục đích yêu cầu :

- Biết ki -lô - mét là một đơn vị đo độ dài,biết đọc,viết kí hiệu đơn vị ki- lô- mét.

-Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét .

-Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km .

-Nhận biết các khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng đồ Việt Nam .

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN: 	 	 KI – LÔ - MÉT.(giảm bài 4)
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết ki -lô - mét là một đơn vị đo độ dài,biết đọc,viết kí hiệu đơn vị ki- lô- mét.
-Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét .
-Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km .
-Nhận biết các khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng đồ Việt Nam .
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các phép tính :
1dm = .....cm 1m = ......dm .
.....dm = 100cm .....cm = 1 dm .
HS2: Làm bài 2 cột 1
HS3: Làm bài 2 cột 2
- GV nhận xét – Ghi điểm .
B. Dạy bài mới:
1 .Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một đơn vị đo độ dài dùng để đo quảng đường. Đó là ki-lô-mét 
2 . Giới thiệu ki-lô-mét:
+ Ki-lô-mét viết tắt là gì ?
- Ki-lô-mét có độ dài bằng 1000mét
 1 km = 1000m
- Gọi HS đọc phần bài học ở SGK . 
3 . Luyện tập :
Bài 1 Gọi HS nêu yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở .
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc .
Hỏi Quãng đường AB dài bao nhiêu km ?
+ Quãng đường từ B đến D (đi qua c ) dài bao nhiêu km ?
+ Quãng đường từ C đến A ( qua B ) dài bao nhiêu km ?
Bài 3 :- GV treo bản đồ giới thiệu:
Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km 
Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và tự làm bài .
- Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, độ dài của các tuyến đường .
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
Dặn : Yêu cầu HS về nhà tìm độ dài quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang , Nam Định . Thái Bình . 
- 3 học sinh lên bảng
- HS lắng nghe .
- Viết tắt là km .
- HS đọc 1 km bằng 1000 m .
- HS đọc cá nhân - > Tập thể .
- HS tự làm bài .
- Đường gấp khúc ABCD .
- Dài 23 km .
- Dài 90 km .
- Dài 65 km .
- HS quan sát .
- HS tự làm bài .
- 6 em lên bảng , mỗi em tìm 1 tuyến đường .
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
TOÁN:	 MI – LI - MÉT (giảm BT3)
I. Mục tiêu :
- Biết đọc,viết ký hiệu đơn vị mi-li-mét,biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài .
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài xăng -ti-mét. 
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị xăng-ti-mét và mi-li-mét trong trương hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học :
- Thước kẻ HS với từng vạch chia mi-li-mét .
III. Các hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện điền dấu :
HS1: 567 km ...276 km 524 km ....254km
278 km ...278 km 432 km ....342km
HS2: Làm bài 1 cột 1
HS3: Làm bài 1 cột 2
- Gọi HS trả lời :
1 km bằng mấy m ?
Mấy mét bằng 1 km ?
1 m bằng mấy dm ?
- Nhận xét – Ghi điểm .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu: Các em đã được biết các đơn vị đo độ dài là xăng-ti-mét , đề- xi-mét , mét , ki-lô-mét .Bài học hôm nay các em sẽ làm quen với một đơn vị đo độ dài nhỏ hơn xăng-ti-mét , đó là mi-li-mét .
- Mi-li-mét viết tắt là mm
- Yêu cầu HS quan sát thước kẻ và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 .
Hỏi :
+ Độ dài từ vạch 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau ?
Giảng :
Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi-li-mét , 10 mi-li-mét có độ dài bằng 1 xăng-ti-mét 
 10 mm = 1cm 
Hỏi :
+ 1 m bằng bao nhiêu cm ?
GV : 1m bằng 100cm , 1cm bằng 10 mm, từ đó ta nói 1m bằng 1000 mm .
- Yêu cầu HS đọc phần bài học ở SGK .
2 . Luyện tập thực hành :
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu .
- Yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS nêu kết quả .
- Lớp nhận xét , bổ sung .
Bài 2 :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài .
- Gọi HS nêu kết quả .
- Nhận xét - Chữa bài .
Bài 3:HSKG
- Yêu cầu HS đọc đề . 
+ Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài .
- Chữa bài :
 Giải 
Chu vi hình tam giác đó là :
24 + 16 + 28 = 68 ( mm )
 Đáp số : 68 mm
Bài 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- GV tổ chức cho HS thực hành đo bằng thước để kiểm tra phép ước lượng .
3. Củng cố - dặn dò :
Hỏi :
+ 1 cm = .....mm 1 m = .....mm
- GV nhận xét chung tiết học .
Dặn: Về nhà ôn lại các kiến thức về đo độ dài 
- 3 học sinh lên bảng
- Vài em nêu .
- HS lắng nghe .
- 10 phần bằng nhau .
- Bằng 100 cm .
- Vài HS đọc phần bài học ở SGK .
- HS làm vào vở sau.
- 1 em nêu .
HS : + Đoạn thẳng MN dài : 6 mm
 + Đoạn thẳng AB dài : 3 mm
 + Đoạn thẳng CD dài : 7 mm
- Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác .
- 1 em làm ở bảng lớp còn lại làm vào vở .
- 1 em nêu yêu cầu .
- HS tự làm và kiểm tra lẫn nhau .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
TOÁN:	 LUYỆN TẬP (giảm bài 3)
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép tính,giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học.
- Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ HS .
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS thực hiện :
HS1: 1 cm = ....mm 1000 mm = ....m
 1m = ....mm 90 mm = ...cm 
HS2: 5 cm = ...mm 6 cm = ....mm
- GV nhận xét ghi điểm .
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em sẽ củng cố lại các kiến thức đã học về các đơn vị đo độ dài . 
2. Luyện tập - thực hành:
 Bài 1- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
Bài 2- Gọi HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ và giải toán .
- Lớp nhận xét , chữa sai :
 Giải 
 Quãng đường người đó đã đi là :
 12 + 18 = 30 ( km )
 Đáp số : 30 km .
Bài 4 :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước , cách tính chu vi của một hình tam giác .
- Lớp nhận xét , chữa lại bài .
4. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học .
Dặn: Về nhà xem trước bài : Viết số thành tổng có trăm , chục , đơn vị .
- 2 học sinh lên bảng
- HS lắng nghe .
- 1 em đọc .
- HS làm bài và nêu kết quả .
- 2 em đọc đề bài toán .
- 1 em lên bảng vẽ sơ đồ , 1 em giải toán .
- HS đối chiếu và chữa lại bài .
-.
- 3 em nhắc lại .
Các cạnh của hình tam giác là :
AB = 9 cm , AB = 4 cm , CA = 5 cm 
 Giải 
 Chu vi của hình tam giác là :
 3 + 4 + 5 = 12 ( cm )
 Đáp số : 12 cm 
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
TOÁN : VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÓ TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ
 (giảm bài 4)
I. Mục tiêu :
- Biết viết số có 3 chữ số thành tổng của số trăm ,số chục ,số đơn vị và ngược lại.
II . Đồ dùng Dạy - Học :- 4 hình tam giác .
II. Các hoạt động Dạy - Học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm các bài tập : 
Điền số vào ô trống
HS1: 220, 221,..., ... , 225 , ... ,... , 228 , 229
HS2: Làm bài 1;HS3: Làm bài 2
* Giáo viên nhận xét
B . Bài mới :
1. Giới thiệu : 
2. Hướng dẫn viết số thành tổng các trăm , chục , đơn vị :
GV hỏi : Số 375 có mấy trăm , mấy chục , mấy đơn vị ?
- Ta có thể viết số này thành tổng :
= 300 + 70 + 5
 - GV yêu cầu HS phân tích số 456 , 764 , 893 thành tổng các trăm , chục , đơn vị .
- Gọi HS lên bảng phân tích số 820 .
- Yêu cầu HS phân tích các số 450 , 707 , 803 thành tổng các trăm , chục , đơn vị .
3.Luyện tập :
Bài 1 : Gọi HS lên bảng .
- Yêu cầu cả lớp đọc các tổng vừa viết được .
Bài 2 :- HS tự làm bài vào vở . 
Bài 3 Hỏi :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn cách làm : 
Em phân tích số 975 gồm mấy trăm , mấy 
chục , mấy đơn vị ? Sau đó ta nối 975 với tổng 900 + 70 + 5 .
- Yêu cầu HS tự làm các bài còn lại .
.4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học .
Dặn : Về nhà ôn lại cách đọc , cách viết , cách phân tích các số có 3 chữ số thành tổng các trăm , chục , đơn vị .
- 3 học sinh lên bảng
- HS lắng nghe .
- 3 trăm , 7 chục và 5 đơn vị .
- HS phân tích :
456 = 400 + 50 + 6 .
764 = 700 + 60 + 4 .
893 = 800 + 90 + 3 .
- 2 em lên bảng phân tích :
820 = 800 + 20 + 0
820 = 800 + 20 .
- HS phân tích .
450 = 400 + 50 .
803 = 800 + 3 
707 = 700 + 7 
- 1 HS làm ở bảng lớp còn lại làm vào vở sau đó đọc lại .
- 1 em làm ở bảng lớp còn lại làm vào vở .
- Tìm tổng tương ứng với số .
- 975 = 900 + 70 + 5 .
.
TOÁN : 	PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
 (giảm B1 cột 4,5;B2 câu b)
I. Mục tiêu :
- Biết cách làm tính cộng(không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
-Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
II . Đồ dùng Dạy - Học :
- Các hình biểu diễn trăm , chục , đơn vị .
II. Các hoạt động Dạy - Học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng viết các số sau thành tổng các trăm , chục , đơn vị .
HS1: Làm bài 2;HS2: 234 , 230 , 405 .
HS3: 657 , 702 , 910 .
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B . Bài mới :
1. Giới thiệu
2. Hướng dẫn cộng số có 3 chữ số :
a . Giới thiệu phép cộng :
+ Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa . Hỏi tất cả có mấy hình vuông ?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ?
Hỏi : Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm , mấy chục , và mấy hình vuông ?
+ Gộp 5 trăm , 7 chục , 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
+ Vậy 326 + 253 bằng bao nhiêu ?
b . Đặt tính và thực hiện tính :
- Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số , hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326 với 253 ,
- Cho HS nêu cách thực hiện tính và nhắc lại cách tính . 
* Đặt tính: Viết trăm dưới trăm , chục dưới chục , đơn vị dưới đơn vị .
* Tính: Cộng từ phải sang trái , đơn vị cộng với đơn vị , chục cộng với chục , trăm cộng với trăm .
3. Luyện tập :
Bài 1 Yêu cầu HS tự làm cột 1,2,3. 
Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS lên bảng nêu cách đặt tính , tính .
Bài 3. Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp .
+ Các số trong bài tập là các số thế nào ? 
- Chữa bài .
4. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học .
Dặn: Về nhà tiếp tục luyện đặt tính và tính 
- 3 học sinh lên bảng
- HS theo dõi thao tác của GV .
- HS thực hiện phép cộng .
- 5 trăm 7 chục và 9 hình vuông .
- Có 579 hình vuông .
 - 326 + 253 = 579 .
- 2 HS làm ở bảng lớp , còn lại làm vào bảng con .
6 cộng 3 bằng 9 viết 9
 2 cộng 5 bằng 7 viết 7
3 cộng 2 bằng 5 viết 5
- 3 HS làm bảng lớp , lớp làm vào vở .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- 4 em làm ở bảng lớp , còn lại làm vào vở .
- HS tính nhẩm và ghi vào vở .

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN.doc