Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017

Tiết 5: Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(tiết 2)

I/ Mục đích yêu cầu

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ (đoạn thơ, đoạn văn) dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.

II/ Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).

- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.

III/ Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích yêu cầu bài học.

2.2. Kiểm tra đọc

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- GV yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 2.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận bài làm của HS.

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt có vế câu viết thêm khác của bạn.

- GV nhận xét khen gợi HS .

3. Củng cố – Dặn dò:

- Củng cố lại bài.

- Nhận xét tiết học.

- HS nghe.

- Lần luợt từng học sinh bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, GV cho 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có một bạn kiểm tra xong thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả và nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai sửa lại cho đúng.

- HS nối tiếp nhau đặt câu.

VD: Câu ghép hoàn chỉnh .

a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy/ chúng rất quan trọng/ đồng hồ sẽ không chạy nếu không có chúng.

b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm việc theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng/ chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác/ chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động.

c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”

- Lắng nghe.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 720Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái đã tự viết được nhãn vở. 
Bài tập 2 : Cho tình huống:
 Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa. Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
- Giang ơi! Bố mua cho con một cuốn vở mới đây này. Giang giơ hai tay cầm cuốn vở bố đưa :
- Con cảm ơn bố!
- Con tự viết nhãn vở hay bố viết giúp con?
- Dạ! Con tự viết được bố ạ!
 Giang nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.
 Nhìn những dòng chữ ngay ngắn Giang viết, bố khen:
- Con gái bố giỏi quá!
Ví dụ:
Reng! Reng! Reng!
- Minh: A lô! Bố đấy ạ! Dạ! Con là Minh đây bố.
- Bố Minh: Minh hả con? Con có khỏe không? Mẹ và em thế nào?
- Minh: Cả nhà đều khỏe bố ạ! Chúng con nhớ bố lắm!
- Bố Minh : Ở nhà con nhớ nghe lời mẹ, chăm ngoan con nhé! Bố về sẽ có quà cho hai anh em con.
- Minh: Dạ! Vâng ạ!
- Bố Minh: Mẹ có nhà không con? Cho bố gặp mẹ một chút!
- Minh: Mẹ có nhà bố ạ! Mẹ ơi! Mời mẹ lên nghe điện thoại của bố!
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Đạo đức (IG)
Tiết 3: TC toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố về cộng, trừ và nhân số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
a) phút = ...giây.
 A. 165 B. 185.
 C. 275 D. 234
b) 4 giờ 25 phút 5 = ...giờ ... phút
A. 21 giờ 25 phút B. 21 giờ 5 phút
C. 22 giờ 25 phút D. 22 giờ 5 phút
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) giờ = ...phút ; 1giờ = ...phút
b) phút = ...giây; 2ngày = ...giờ
Bài tập3: Thứ ba hàng tuần Hà có 4 tiết ở lớp, mỗi tiết 40 phút. Hỏi thứ ba hàng tuần Hà học ở trường bao nhiêu thời gian?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải :
 a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào D
Lời giải:
a) giờ = 24 phút ; 1giờ = 105phút
b) phút = 50 giây; 2ngày = 54giờ
Lời giải: 
Thứ ba hàng tuần Hà học ở trường số thời gian là: 40 phút 5 = 200 ( phút)
 = 2 gờ 40 phút. 
 Đáp số: 2 gờ 40 phút. 
- HS chuẩn bị bài sau.
Sáng thứ ba ngày 21/03/2017
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Làm được bài tập 1; 2. 
II/Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, rút ra cách tính thời gian gặp nhau trong chuyển động ngược chiều.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài: Bài giải:
Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ.
*Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài: Bài giải:
Thời gian đi của ca nô là:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
Quãng đường đi được của ca nô là:
12 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc bài tập 1a.
+ 2 chuyển động.
+ Chuyển động ngược chiều.
- Nêu.
- 1 HS đọc bài tập 1b.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(tiết 3)
I/ Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ (đoạn thơ, đoạn văn) dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra nội dung bài giờ trước của HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu của bài học.
2.2. Kiểm tra bài đọc.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- GV yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc bài văn.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV yêu cầu HS nêu kết quả.
- Câu hỏi:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
+ Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn?
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- Yêu cầu HS phân tích các vế câu của câu ghép, dùng dấu gạch chéo để phân tách các vế câu, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ.
- Nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố – Dặn dò
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- Lần luợt từng học sinh bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, GV cho 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có một bạn kiểm tra xong thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Nhóm cùng đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả.
a. Những từ ngữ: Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
b. Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.
c. tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
d. * Các từ ngữ được lặp lại: Tôi, mảnh đất.
* Các từ ngữ được thay thế: 
+ Cụm từ Mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi. 
+ Cụm từ mảnh đất quê hương thay thế cho mảnh đất cọc cằn.
+ Cụm từ mảnh đất ấy thay thế cho Mảnh đất quê hương.
- HS phân tích :
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi/ vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết,// nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương/ vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc/ bị tàn phá// nhưng mảnh đất quê hương/ vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi/ có ngày trở về.
4) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột;// tháng tám nước lên, tôi// đánh giậm, úp cá, đơm tép;// tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông.
5) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên; dì tôi lại mua một vài cái bánh rợm;/ đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ;/ những tối liên hoan xã, nghe cái Tỵ hát chèo/ và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. 
- Lắng nghe.
Tiết 4: Địa lý (IG)
Chiều thứ ba ngày 21/03/2017
Tiết 1: TC Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Truyền thống.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Nối từ truyền thống ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
A
B
Phong tục tập quán của tổ tiên, ông bà.
Truyền thống
Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người, nhiều địa phương khác nhau.
Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài tập2: 
Tìm những từ ngữ có tiếng “truyền”.
Bài tập 3 :
 Gạch dưới các từ ngữ chỉ người và địa danh gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :
“Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”. 
 Theo Văn Lang
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ví dụ:
 Truyền ngôi, truyền thống, truyền nghề, truyền bá, truyền hình, truyền thanh, truyền tin, truyền máu, truyền nhiễm, truyền đạt, truyền thụ,
Bài làm:
“Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện đọc (IG)
Tiết 3: Âm nhạc (GVC)
Sáng thứ tư ngày 22/03/2017
Tiết 1: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II(tiết 4)
I/ Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ (đoạn thơ, đoạn văn) dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài học của HS.
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2.2. Kiểm tra đọc.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- GV yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập. GV nhắc HS giở mục lục sách để tìm cho nhanh.
- GV gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS làm ra giấy dán lên bảng, GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét khen gợi HS .
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố- Dặn dò
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- Lần luợt từng học sinh bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, GV cho 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có một bạn kiểm tra xong thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng bài tập.
- HS phát biểu: Các bài tập đọc là văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 3 HS làm vào giấy khổ.
 VD:
1. Phong cảnh đền Hùng: (Đây là một đoạn trích chỉ có phần thân bài).
- Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (trước đền, trong đền).
- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh đền:
+ Bên trái là đỉnh Ba Vì.
+ Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo.
+ Phía xa là Sóc Sơn.
+ Trước mặt là Ngã Ba Hạc.
- Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền:
+ Cột đá An Dương Vương.
+ Đền Trung.
+ Đền Hạ, Chùa Thiên Quang và đền Giếng.
2. Hội Thổi Cơm thi ở Đồng Vân:
- Mở bài: Nguồn ngốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Thân bài: 
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm. 
+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạn giải.
3: Tranh Làng Hồ: 
- Đoạn 1: Cảm nghĩ chung của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
- Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ.
- Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ.
- HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình.
- HS tiếp nối nhau nêu chi tiết hoặc câu văn em thích.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(tiết 5)
I/ Mục đích yêu cầu
- Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh về các cụ già.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Nghe- viết:
- GV đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: gáo dừa, năm chục tuổi, diễn viên tuồng chèo,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung, chữa lỗi.
3- Bài tập 2: 
- GV hỏi:
+ Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- GV nhắc HS:
+ Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+ Trong bài văn miêu tả, có thể có 1, 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
 4- Củng cố, dặn dò:
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi SGK.
+ Bài chính tả nói về bà cụ bán hàng nước chè.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già.
- HS viết đoạn văn vào vở. 
- Một số HS đọc đoạn văn.
VD: Em rất yêu bà ngoại. Bà em năm nay đã gần bảy mươi tuổi. Mái tóc bà đã bạc trắng như cước. Những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt phúc hậu. Mỗi khi ngoại cười, ánh mắt toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Da bà đã có nhiều chấm đồi mồi. Giọng bà trầm ấm như giọng bà tiên trong những câu chuyện cổ tích. Những kỉ niệm về bà còn đọng mãi trong tâm trí em. Bà là người dạy cho em những nét chữ đầu tiên.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Khoa học (IG)
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Làm được bài tập 1; 2.
II/Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1:
- Hướng dẫn HS giải bài:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, rút ra cách tính thời gian gặp nhau trong chuyển động cùng chiều.
- Y/c HS đọc ý b.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài: Bài giải:
 Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp số km là:
 12 3 = 36 (km)
 Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 – 12 = 24 (km)
 Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
 36 : 24 = 1,5 (giờ) 
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
*Bài tập 2: 
- HD làm bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài: Bài giải:
 Quãng đường báo gấm chạy trong giờ là:
 120 = 4,8 (km)
 Đáp số: 4,8 km.
3- Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS đọc BT 1a.
+ 2 chuyển động.
+ Chuyển động cùng chiều.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1b.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Lắng nghe.
Chiều thứ tư ngày 22/03/2017
Tiết 1: TC toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính số đo thời gian
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 2,8 phút 6 = ...phút ...giây.
A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây
C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây
b) 2 giờ 45 phút 8 : 2 = ...?
A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút 
C. 10 giờ D. 11 giờ
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
6 phút 43 giây 5.
4,2 giờ 4 
92 giờ 18 phút : 6
31,5 phút : 6
Bài tập3: 
Một người làm từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian? 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào D
Đáp án:
33 phút 35 giây
16 giờ 48 phút
15 giờ 23 phút
5 phút 15 giây
Lời giải: 
 Thời gian nhười đó làm 6 sản phẩm là:
 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ = 180 phút
 Trung bình người đó làm một sản phẩm hết số thời gian là: 180 phút : 6 = 30 phút.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Mỹ thuật (GVC)
Tiết 3: PĐ – BD Tiếng Việt 
Luyện Tập Văn Miêu Tả Cây Cối
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn miêu tả cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Sắp xếp các bước thực hiện bài văn miêu tả cây cối cho hợp lí:
* Bước 1: Quan sát: Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét.
* Bước 2: Xác định đối tượng miêu tả:
* Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo mộtt trình tự hợp nhất định thành dàn ý.
* Bước 4: Làm bài: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để từ dàn ý viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
Xếp theo thứ tự: .................................................................
Tham khảo
* Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả:
* Bước 2: Quan sát: Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét.
* Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo mộtt trình tự hợp nhất định thành dàn ý.
* Bước 4: Làm bài: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để từ dàn ý viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
Bài 2. Viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một loài cây (một cây hoa hoặc cây ăn quả, một loại rau, một cây có bóng mát,...) mà em yêu thích theo gợi ý:
- Chọn loài cây mà em thích : Cây đó là cây gì ? Được trồng ở đâu ?
- Tả nét nổi bật của các bộ phận của cây theo trình tự từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại), hoặc từ bộ phận nổi bật đến bộ phận ít nổi bật ; chú ý đến màu sắc, hương thơm (nếu tả cây hoa hoặc cây ăn quả), tán lá (cây có bóng mát), sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hoá,... để miêu tả cho sinh động.
a) Mở bài: ............................................................
..............................................................................
..............................................................................b) Thân bài : ........................................................
..............................................................................
.............................................................................. ..............................................................................c) Kết bài: ............................................................
..............................................................................
Tham khảo
a) Mở bài: Ở trường em có rất nhiều loài cây cho bóng mát. Trong đó em thích nhất cây đa trồng ở góc sân.
b) Thân bài
- Từ xa nhìn lại, cây như một chiếc ô xanh mát rượi. 
- Đến gần mới thấy thân cây to, rắn chắc, mọc ra thành 2 nhánh như hai con rồng uốn vào nhau. 
- Rễ nhô lên gồ ghề tạo ra những hình thù kì lạ. Đặc biệt, rễ còn mọc ra cả ở thân và cành, buông xuống như tấm rèm. 
- Cành đan xen vào nhau, xoắn xuýt, nâng những tán lá xoè rộng, reo vui cùng chim chóc, chao lượn trong không gian. 
- Lá to, hình bầu dục, xanh mướt, ánh sáng xuyên qua chỉ còn lại màu ngọc bích. 
- Hoa màu vàng nhạt, nhỏ li ti như những ngôi sao. 
- Quả đa nhỏ, màu vàng cam, tròn như hòn bi ve.
c) Kết bài: Xuân sang, chim chóc đậu đầy cành, hót ríu rít nghe rất vui tai. Khi ra chơi, em thường đọc truyện cùng mấy bạn dưới gốc cây hoặc bóng mát. Em rất yêu cây đa này và sẽ nhắc nhở cùng các bạn nhỏ rằng : không bẻ cành, ngắt lá để cây luôn xanh tốt.
c. Hoạt động 3: Sửa bài 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
Sáng thứ năm ngày 23/03/2017
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Làm được bài tập 1; 2; 3(cột 1); 5.
II/Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1:
- Gọi HS đọc ý a.
- Y/c HS nêu kết quả ý b.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS nêu.
- GV kết luận: 
Các số cần điền lần lượt là:
a) 1000 ; 7999 ; 66 666
b) 100 ; 998 ; 1000 ; 2998
c) 81 ; 301 ; 1999
*Bài tập 3: 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài: Kết quả:
 1000 > 997 53 796 < 53 800
 6987 217 689
 7500 : 10 = 750 68 400 = 684 100
 *Bài tập 5: 
- Lưu ý HS cách thực hiện. 
- Cho nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a, HS tiếp nối nhau đọc các số.
b, HS trao đổi theo nhóm đôi và bá

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 28.doc