Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 9 đến Tuần 10

I.Mục đích yêu cầu:

- Học sinh đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi

- Đọc được từ và câu ứng dụng

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa

II.Đồ dùng dạy – học:

 - G: Bảng con

 - H: Bộ ghép chữ

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 17 trang Người đăng honganh Lượt xem 1457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 9 đến Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 35: uôi – ươi
I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
- Đọc được từ và câu ứng dụng 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa
II.Đồ dùng dạy – học:
 - G: Bảng con 
 - H: Bộ ghép chữ
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A.KTBC: (4 phút)
 - Đọc bài 34 
 - Viết gửi thư, đồi núi
B.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài (2 phút)
 2,Dạy vần
 a)Nhận diện vần: uôi – ươi
 (3 phút)
 b)Đánh vần (12 phút)
 uôi ươi
 chuối bưởi
 nải chuối múi bưởi
 * So sánh uôi uô
 i
 ươi ươ
 Nghỉ giải lao: (5 phút)
c-Viết bảng con: (7 phút)
 uôi, nải chuối, ươi, múi bưởi
d-Đọc từ ứng dụng: (7 phút)
tuổi thơ túi lưới
 buổi tối tươi cười
Tiết 2:
3,Luyện tập
a)Luyện đọc bảng – Sgk (19 phút)
 “Buổi tối chị Kha rủ bé đi chơi trò đố chữ ”.
 Nghỉ giải lao (5 phút)
b)Luyện viết: (7 phút)
 uôi, nải chuối, ươi, múi bưởi
c)Luyện nói theo chủ đề: (7 phút)
Chuối, bưởi, vú sữa
C.Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bàitrên bảng con (4H)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét -> đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp 
*uôi
G: Vần uôi gồm 2 âm uô – i
H: So sánh uôi – ôi
G: Phát âm mẫu uôi
H: Phát âm -> ghép uôi -> ghép chuối( phân tích -> đọc trơn)
G: Cho học sinh quan sát tranh vẽ, giải thích tranh -> rút ra từ nải chuối
H: Đọc trơn -> phân tích -> tìm tiếng mới 
-> vần mới
ươi: qui trình dạy tương tự
H: SS điểm giống và khác nhau giữa 2 vần 
H: HĐ trò chơi
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, sửa sai
H: Đọc từ ứng dụng -> gạch chân tiếng chứa vần mới
G: Giải nghĩa từ ứng dụng.
H: Luyện đọc( cá nhân, đồng thanh)
H: Đọc bài trên bảng -> quan sát tranh Sgk nhận xét tranh vẽ
G: Ghi câu ứng dụng 
H: Đọc câu ứng dụng -> đọc bài trong Sgk theo nhóm, cá nhân
H: HĐ trò chơi
G: Hướng dẫn học sinh qui trình viết
H: Viết vào vở
G: Quan sát, uốn nắn.
H: Đọc tên chủ đề -> quan sát tranh (Sgk) nhận xét hình ảnh trong tranh
G: Đặt câu hỏi gợi mở
H: Luyện nói theo chủ đề
GV nói, HS khá nhắc lại
HS khá nói, HS khác nhắc lại
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Chỉ bảng cho học sinh đọc lại toàn bài
( bảng lớp, SGK)
- Chốt nội dung bài,
H: Nhắc nhở HS
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 36: ay –â - ây
 I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc được ay, â, ây. máy bay, nhảy dây
- Học sinh viết được : ay, â, ây. máy bay, nhảy dây
 -Đọc được từ và câu ứng dụng 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe
II.Đồ dùng dạy – học:
 - G: Bảng con
 - H: Bộ ghép chữ
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A.KTBC: (4 phút)
 - Đọc bài 35 
 - Viết uôi, buổi tối, ươi, múi bưởi
B.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài (2 phút)
 2,Dạy vần
 a)Nhận diện vần: ay - ây
 (3 phút)
 b)Đánh vần (12 phút)
 ay ây
bay dây
 máy bay nhảy dây
 * So sánh ay a
 y
 ây â
 Nghỉ giải lao: (5 phút)
c-Viết bảng con: (7 phút)
 ay, ây. nhảy dây, máy bay
d-Đọc từ ứng dụng: (7 phút)
cối xay vây cá
 ngày hội cây cối
Tiết 2:
3,Luyện tập
a)Luyện đọc bảng – Sgk (19 phút)
 “giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây ”.
 * Nghỉ giải lao (5 phút)
b)Luyện viết: (7 phút)
 ay, ây. nhảy dây, máy bay
c)Luyện nói theo chủ đề: (7 phút)
chạy, đi bộ, đi xe
C.Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài trên bảng con (3H)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét -> đánh giá
G: Giới thiệu vần ay - ây
*ay
G: Vần ay gồm 2 âm a và y
H: So sánh ay với ai
G: Phát âm mẫu ay
H: Phát âm -> ghép ay -> ghép bay( phân tích -> đọc trơn)
G: Cho học sinh quan sát tranh vẽ, giải thích tranh -> rút ra từ máy bay
H: Đọc trơn -> phân tích -> tìm tiếng mới 
-> vần mới
ây: qui trình dạy tương tự
- So sánh 2 vần
H: HĐ trò chơi
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, sửa sai
H: Đọc từ ứng dụng -> gạch chân tiếng chứa vần mới
G: Giải nghĩa từ ứng dụng.
H: Luyện đọc( cá nhân, đồng thanh)
H: Đọc bài trên bảng -> quan sát tranh Sgk nhận xét tranh vẽ
G: Ghi câu ứng dụng 
H: Đọc câu ứng dụng -> đọc bài trong Sgk theo nhóm, cá nhân
G: Hướng dẫn học sinh qui trình viết
H: Viết vào vở
G: Quan sát, uốn nắn.
H: Đọc tên chủ đề -> quan sát tranh (Sgk) nhận xét hình ảnh trong tranh
G: Đặt câu hỏi gợi mở
H: Luyện nói theo chủ đề
GV nói, HS khá nhắc lại
HS khá nói, HS khác nhắc lại
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Chỉ bảng cho học sinh đọc lại toàn bài
( bảng lớp, SGK)
- Chốt nội dung bài,
H: Đọc bài tốt hơn ở buổi 2
 Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 37: ôn tập
I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc được các vần kết thúc bằng i, y; từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 32-> 37.
-Viết được các vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Cây khế
II.Đồ dùng dạy – học:
 - G: Bảng ôn, Bảng con 
 - H: Bộ ghép chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung bài
Cách tiến hành
A.KTBC: (4 phút)
- Đọc bài 36
- Viết: nhảy dây, máy bay
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2 phút)
2,Ôn tập
a-Ôn tập các vần đã học: (12 phút)
 i
 y
a
â
o
ô
ơ
ai
ay
b-Đọc từ ứng dụng: (7 phút)
 đôi đũa tuổi thơ mây bay
Nghỉ giải lao: (5 phút)
 c-Viết bảng con: (7 phút)
 tuổi thơ, mây bay
 Tiết 2
3,Luyện tập 
a-Luyện đọc bảng, Sgk: (16 phút)
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả
b-Luyện viết vở tập viết: (7 phút)
 tuổi thơ, mây bay
c-Kể chuyện: Cây khế
 (10 phút)
*ý nghĩa: Nên có tấm lòng tốt, không nên tham lam
4,Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài bảng con (2H)
- Viết bảng con ( cả lớp)
G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Nêu các vần kết thúc bằng i, y đã học trong tuần
G: Ghi bảng ôn ( bảng phụ)
H: Đọc ( cá nhân, đồng thanh)
G: Đưa bảng ôn
H: Lần lượt lập các vần dựa vào mẫu.Đọc vần vừa lập được( nối tiếp, nhóm, cả lớp)
G: Lắng nghe, sửa lỗi phát âm cho học sinh
H: Đọc từ ứng dụng (cá nhân – nhóm)
G: Giải nghĩa từ
H: HĐ trò chơi
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, uốn nắn
H: Đọc bài trên bảng , quan sát T3 (Sgk)
G: Nhận xét tranh, giải thích câu ứng dụng
H: Đọc câu ứng dụng, đọc bài SGK theo nhóm cá nhân – cả lớp
H: Viết bài trong vở tập viết
G: Quan sát, uốn nắn.
G: Kể lần 1 cho HS nghe
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa
G: HD học sinh kể từng đoạn theo tranh 
Tranh 1: Có 2 anh em cùng sinh ra trong 1 gia đình.
Tranh 2: Đại bàng bay đến ăn khế của người em .
Tranh 3: Người em theo đại bàng đi lấy châu báu.
Tranh 4: Người anh nghe chuyện bắt em đổi cây khế.
Tranh 5: Người anh lấy quá nhiều..
- Kể theo từng tranh ( HS khá)
- HS khác nhắc lại lời kể của bạn, của cô
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý nghĩa.
H: Nhắc lại ý nghĩa( 1 em)
G: Chốt nội dung bài -> dặn học sinh đọc bài và kể lại câu chuyện ở nhà
Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 38: eo - ao
I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ
II.Đồ dùng dạy – học:
 - G: bảng con
 - H: Bộ ghép chữ
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A.KTBC: (4 phút)
 - Đọc bài 37 (Sgk)
 - Viết tuổi thơ, mây bay
B.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài (2 phút)
 2,Dạy vần
 a)Nhận diện vần: eo - ao
 (3 phút)
 b)Đánh vần (12 phút)
eo ao
mèo sao
 chú mèo ngôi sao
* So sánh eo e
 o
 ao a
 Nghỉ giải lao: (5 phút)
c-Viết bảng con: (7 phút)
 eo, ao, chú mèo, ngôi sao
d-Đọc từ ứng dụng: (7 phút)
cái kéo trái đào
 leo trèo chào cờ
Tiết 2:
3,Luyện tập
a)Luyện đọc bảng – Sgk (19 phút)
“Suối chảy rì rào
Gió reo lao sao
 Bé ngồi thổi sáo ”.
 Nghỉ giải lao (5 phút)
 b)Luyện viết: (7 phút)
 eo, ao, chú mèo, ngôi sao
c)Luyện nói theo chủ đề: (7 phút)
Gió, mây, mưa, gió, bão.
C.Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài trên bảng con (2H)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét -> đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp 
*eo
G: Vần eo gồm 2 âm e và o
G: Phát âm mẫu eo
H: Phát âm -> ghép eo -> ghép mèo( phân tích -> đọc trơn)
G: Cho học sinh quan sát tranh vẽ, giải thích tranh -> rút ra từ chú mèo
H: Đọc trơn -> phân tích -> tìm tiếng mới 
-> vần mới
* ao: qui trình dạy tương tự
- So sánh 2 vần 
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, sửa sai
H: Đọc từ ứng dụng -> gạch chân tiếng chứa vần mới
G: Giải nghĩa từ ứng dụng.
H: Luyện đọc( cá nhân, đồng thanh)
H: Đọc bài trên bảng -> quan sát tranh Sgk nhận xét tranh vẽ
G: Ghi câu ứng dụng 
H: Đọc câu ứng dụng -> đọc bài trong Sgk theo nhóm, cá nhân
H: HĐ trò chơi
G: Hướng dẫn học sinh qui trình viết
H: Viết vào vở
G: Quan sát, uốn nắn.
H: Đọc tên chủ đề -> quan sát tranh (Sgk) nhận xét hình ảnh trong tranh
G: Đặt câu hỏi gợi mở
H: Luyện nói theo chủ đề
GV nói, HS khá nhắc lại
HS khá nói, HS khác nhắc lại
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Chỉ bảng cho học sinh đọc lại toàn bài
( bảng lớp, SGK)
- Chốt nội dung bài,
H: Nhắc nhở HS 
Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tập viết – Bài 7
xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
I.Mục đích yêu cầu:
- HS viết đúng các chữ : xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái , kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở tập viết 1 , tập một .
- Ngồi đúng tư thế .Có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy - học:
- G: Mẫu chữ, bảng phụ
- H: Bảng con, phấn. Khăn lau bảng, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Nho khô, nghé ọ
B. Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài: (2 phút)
 2.Hướng dẫn viết:
a. HD quan sát, nhận xét: 
Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
 (6 phút)
 b. HD viết bảng con: 
Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
 c.HD viết vào vở TV
 ( 20 phút )
Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
3. Chấm chữa bài: (5 phút )
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu yêu cầu của tiết học
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nêu nhận xét về độ cao, chiều rộng, cỡ chữ.
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Hướng dẫn qui trình viết( Vừa nói vừa thao tác ).
H: Tập viết vào bảng con lần lượt từng chữ.( Cả lớp )
G: Quan sát, uốn nắn.
G: Nêu rõ yêu cầu, hướng dẫn viết từng dòng.
H: Viết từng dòng theo mẫu và HD của giáo viên.
G: Quan sát, uốn nắn.
G: Chấm bài của 1 số học sinh.
- Nhận xét, chữa lỗi trước lớp,
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Viết hoàn thiện bài và chuẩn bị bài học sau.
Tập viết- Bài 8
đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
I.Mục đích yêu cầu:
Viết đúng các chữ : đồ chơi ,tươi cười ,ngày hội , vui vẻ ,kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một
- Ngồi đúng tư thế . Có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy - học:
- G: Mẫu chữ, bảng phụ
- H: Bảng con, phấn. Khăn lau bảng, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Mùa dưa, ngà voi
B. Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài: (2 phút)
 2.Hướng dẫn viết:
a. HD quan sát, nhận xét: (6 phút)
đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
 b. HD viết bảng con: 
đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
 c.HD viết vào vở TV ( 20 phút )
đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
3. Chấm chữa bài: (5 phút )
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu yêu cầu của tiết học
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nêu nhận xét về độ cao, chiều rộng, cỡ chữ.
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Hướng dẫn qui trình viết( Vừa nói vừa thao tác ).
H: Tập viết vào bảng con lần lượt từng chữ.( Cả lớp )
G: Quan sát, uốn nắn.
G: Nêu rõ yêu cầu, hướng dẫn viết từng dòng.
H: Viết từng dòng theo mẫu và HD của giáo viên.
G: Quan sát, uốn nắn.
G: Chấm bài của 1 số học sinh.
- Nhận xét, chữa lỗi trước lớp,
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Viết hoàn thiện bài và chuẩn bị bài học sau.
.
Tuần 10
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 39: au -âu
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được từ và các câu ứng dụng 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề bà cháu.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng con ; Bảng phụ ghi từ ứng dụng 
H: Bộ ghép chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A.KTBC: (4 phút)
1,Đọc bài 38 (SGK)
2,Viết: ngôi sao, chú mèo
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2 phút)
2,Dạy vần:
a) Nhận diện vần au (3 phút)
b)Phát âm và đánh vần (12 phút)
 au âu
 cau cầu
cây cau cái cầu
* So sánh 2 vần 
*Nghỉ giải lao (5 phút)
c)Viết bảng con (7 phút)
 au - âu, cây cau – cái cầu 
d) Đọc từ ứng dụng (7 phút)
 rau cải châu chấu
 lau sậy sáo sậu
Tiết 2:
3,Luyện tập:
a) Luyện đọc bảng – SGK 
 (19 phút)
“Chào mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về”
Nghỉ giải lao (3 phút )
b) Luyện viết vở tập viết (7 phút)
c) Luyện nói theo chủ đề bà cháu 
 (7 phút)
4.Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài (2H)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét -> đánh giá
G: Giới thiệu vần au - âu
*Vần au:
G: Vần au gồm 2 âm a-u
H: Đánh vần au -> ghép vần au
Phân tích -> đọc trơn
Ghép tiếng cau - đánh vần – phân tích - đọc trơn
G: Cho học sinh quan sát tranh (SGK) cây cau giải thích
H: Đọc trơn – phân tích
*Vần âu:
G: HD qui trình tương tự 
H: So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 vần 
H: HĐ trò chơi
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
H: Đọc từ tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới -> phân tích tiếng có vần mới
G: Giải nghĩa từ
H: Đọc bài trên bảng -> đọc nhóm bàn – cá nhân
H: Quan sát tranh (SGK) nhận xét nội dung bài
G: Ghi câu ứng dụng
H: Đọc câu ứng dụng
H: Đọc bài trong (SGK) đọc nhóm – bàn – cá nhân
H: HĐ trò chơi
G: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài
H: Viết bài vào vở
H: Đọc tên chủ đề -> quan sát tranh (SGK)
G: Đặt câu hỏi gợi ý
H: Luyện nói theo chủ đề
->Tiểu kết
G: Chốt nội dung bài -> dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
 Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 40: iu - êu
I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: iu – êu, lưỡi rìu, cái phễu.
- Đọc từ và câu ứng dụng
- Luyện nói từ 2->3 câu theo chủ đề: ai chịu khó.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng con + bảng phụ viết sẵn từ ứng dụng 
H: Bộ ghép chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tc các hđ
A.KTBC: (4 phút)
1,Đọc: bài 39 (SGK)
2,Viết: lau sậy, châu chấu
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2 phút)
2,Dạy vần:
a)Nhận diện vần iu (3 phút)
b) Phát âm và đánh vần (12 ph)
 iu êu
 rìu phễu
lưỡi rìu cái phễu
*Nghỉ giải lao: (5 phút)
c)Hướng dẫn viết bảng con 
 (7 phút)
iu – lưỡi rìu, êu – cái phễu
d)Đọc từ ứng dụng (7 Phút)
Tiết 2
3,Luyện tập
a)Luyện đọc bảng – SGK 
 (16 phút)
“cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả”
*Nghỉ giải lao (5 phút)
b)Luyện viết vở tập viết (7 Phút )
c)Luyện nói theo chủ đề: Ai chịu khó 
 (7 phút)
4.Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài (SGK) (2H)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu vần iu – êu
*Vần iu:
G: Vần iu gồm 2 âm i-u
H: Đánh vần -> ghép iu -> phân tích - đọc trơn – ghép tiếng rìu -> phân tích- đánh vần - đọc trơn
G: Cho học sinh quan sát tranh lưỡi rìu giải thích tranh
H: Ghép lưỡi rìu -> đọc trơn -> phân tích tìm tiếng đã học
*Vần êu:
G: Vần êu gồm ê – u
H: So sánh êu – iu giống khác nhau
G: Viết mẫu lên bảng con (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc từ ứng dụng -> gạch chân tiếng chứa vần mới
G: Giải nghĩa từ
H: Đọc bài trên bảng -> đọc nhóm, cá nhân, lớp,..
H: Quan sát tranh (SGK) nhận xét tranh vẽ
G: Ghi câu ứng dụng
H: Đọc câu ứng dụng -> đọc bài (SGK) đọc nhóm, bàn , cá nhân
G: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài
H: Viết bài vào vở
H: Đọc tên chủ đề -> quan sát tranh -> nhận xét nội dung tranh vẽ
G: Đặt câu hỏi gợi ý
H: Luyện nói theo chủ đề
G: Tiểu kết nội dung tranh vẽ
G: Chốt nội dung bài -> dặn học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau
Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 41: ôn tập 
I.Mục đích yêu cầu:
HS đọc được các âm ,vần , các từ , câu ứng dụng từ bài 1-> 40
Viết được các âm ,vần , các từ ứng dụng từ bài 1-> 40
Nói được từ 2 -> 3 câu theo chủ đề đã học
II.Đồ dùng dạy – học:
 - G: Bảng ôn, bảng con
 - H: Bộ ghép chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung 
Cách thức tc các hđ
A.KTBC: (4 phút)
- Đọc bài 42
- Viết: chú cừu, mưu trí
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2 phút)
2,Ôn tập
a-Lập bảng ôn : (12 phút)
u
o
a
e
â
ê
au
ao
Nghỉ giải lao: (5 phút)
b-Đọc từ ứng dụng: (7 phút)
 ao bèo cá sấu kì diệu
c-Viết bảng con: (7 phút)
 cá sấu, kì diệu
 Tiết 2
3,Luyện tập 
a-Luyện đọc bảng, Sgk: (16 phút)
Nhà sáo sậu ở sau dãy núi
Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào
b-Luyện viết vở tập viết: (7 phút)
c-Kể chuyện: Sói và cừu (10 phút)
*ý nghĩa: tình cảm chân thật giữa anh nông dân và cò
4,Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài (2H)
- Viết bảng con ( cả lớp)
G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Nêu các vần kết thúc là u, o
G: Ghi bảng
H: Đọc( cá nhân, đồng thanh)
G: Đưa bảng ôn ( bảng phụ)
H: Lần lượt lập các tiếng dựa vào mẫu.Phát âm, đánh vần vần lập được( nối tiếp, nhóm, cả lớp)
G: Lắng nghe, sửa lỗi phát âm cho học sinh
H: Đọc từ ứng dụng (cá nhân – nhóm)
G: Giải nghĩa từ
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, uốn nắn
H: Đọc bài trên bảng , quan sát T3 (Sgk)
G: Nhận xét tranh , giải thích câu ứng dụng
H: Đọc câu ứng dụng, đọc bài SGK theo nhóm cá nhân – cả lớp
H: Viết bài trong vở tập viết
G: Quan sát, uốn nắn.
G: Kể lần 1 cho HS nghe
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa
G: HD học sinh kể từng đoạn theo tranh 
Tranh 1: 1 con sói đói đang lồng lộn ...
Tranh 2: Sói nghĩ con mồi này không thể chạy thoát được
Tranh 3: Người chăn cừu nghe sói rú lên... giáng cho nó 1 gậy.
Tranh 4: Cừu thoát chết
H: Kể theo từng tranh ( HS khá)
- HS khác nhắc lại lời kể của bạn, của cô
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý nghĩa.
H: Nhắc lại ý nghĩa( 1 em)
G: Chốt nội dung bài -> dặn học sinh đọc bài và kể lại câu chuyện ở buổi 2
Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Kiểm tra giữa học kì i
Ôn tập giữa kì
I.Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS đọc đúng âm vần, tiếng, từ đã học
- Rèn kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng
- Có ý thức học tập tốt
II.Đồ dùng dạy – học:
 - G: Bảng phụ, SGK, Bộ ghép chữ
 - H: Bộ ghép chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung bài
Cách tiến hành
A.KTBC: (4 phút)
- Đọc bài 43
- Viết: ao bèo, kì diệu
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2 phút)
2,Ôn tập
a-Luyện đọc âm vần: (13 phút)
gh, tr, qu, th, nh, ng, ngh
ai, ia, ua, ao, iu, ưu, ươu, uôi, iêu
Nghỉ giải lao: (5 phút)
b-Đọc từ ứng dụng: (7 phút)
 vỉa hè, đua xe, chia quà
c-Viết bảng con: (7 phút)
 đua xe, chia quà
3,Luyện tập 
a-Luyện đọc bảng, Sgk: (16 phút)
- Đọc SGK bài 34, 36, 38
4,Củng cố – dặn dò: (2 phút)
H: Đọc bài (2H)
- Viết bảng con ( cả lớp)
G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Nêu các âm, vần đã học
G: Ghi bảng
H: Đọc( cá nhân, đồng thanh)
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Sửa lỗi phát âm cho HS
G: Đọc từ ứng dụng
H: Đọc theo HD của GV( nối tiếp, nhóm, cả lớp)
G: Lắng nghe, sửa lỗi phát âm cho học sinh
G: Giải nghĩa từ
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, uốn nắn
H: Đọc bài trên bảng 
G: HD học sinh đọc 3 bài trong SGK
H: Đọc bài trong SGK( theo nhóm cá nhân – cả lớp)
H+G: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung
G: Chốt nội dung bài 
- Dặn học sinh đọc bài và ôn kĩ hơn các bài đã học chuản bị cho kiểm tra giữa kì
Kiểm tra giữa kì I
( Đề bài do phòng ra)
Ngày giảng: 10.11 Bài 41: iêu – yêu 
I.Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh đọc viết được iêu – diều sáo, yêu – yêu quý.
- Đọc đúng câu “Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về”.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Bé tự giới thiệu”.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Sử dụng bộ ghép chữ, tranh (SGK).
H: Bộ ghép chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (4 phút)
1,Đọc: bài 40 (SGK)
2,Viết: lưỡi rìu, cây nêu
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2P)
2,Dạy vần:
a)Nhận diện vần iêu (3P)
b)Phát âm và đánh vần (12P)
iêu yêu
diều yêu
diều sáo yêu quý
Nghỉ giải lao
c)Viết bảng con (7P)
iêu – diều sáo
yêu – yêu quý
d)Đọc từ ứng dụng (7P)
buổi chiều yêu cầu
hiểu bài giá yếu
Tiết 2
3,Luyện tập:
a) Luyện đọc bảng – SGK (19P)
“Tu Hú kêu, báo hiệu mùa vái thiều đã về”
Nghỉ giải lao (5P)
b)Luyện viết vở tập viết (7P)
c)Luyện nói theo chủ đề (7P)
“Bé tự giới thiệu”
4.Củng cố – dặn dò: (2P)
H: Đọc bài (2H) (SGK)
H: Viết bảng con
G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu vần iêu – yêu
*Vần iêu:
G: Vần iêu gồm iê – u
H: So sánh iêu – iu giống khác nhau
H: Phát âm iêu phân tích -> ghép iêu -> ghép diều đánh vần – phân tich - đọc trơn
G: Cho học sinh quan sát tranh 
G: Giải thích tranh vẽ
H: Ghép từ diều sáo - đọc trơn – phân tích – tiếng đã học
G: Viết mẫu lên bảng (nêu rõ qui trình)
H: Viết bảng con
G: Quan sát, uốn nắn
H: Đọc từ -> tìm gạch chân tiếng 
G: Giải nghĩa từ
H: Luyện đọc bài trên bảng -> đọc nhóm đọc cá nhân – lớp
H: Quan sát tranh 3 (SGK) nhận xét nội dung tranh
G: Ghi câu ứng dụng
H: Đọc câu ứng dụng
H: Đọc bài trong SGK -> đọc nhóm – cá nhân – lớp
G: Hướng dẫn học sinh cách viết và trình bày bài
H: Viết baì vào vở
H: Đọc tên chủ đề -> quan sát tranh SGK nhận xét nội dung tranh
G: Đặt câu hỏi gợi ý
H: Luyện nói theo chủ đề
G: Gọi học sinh nhắc tên nội dung bài
H: Đọc bài trên bảng
G: Dặn học sinh về nhà đọc bài
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTV1 cktkn tuan 910hoa binh.doc