Giáo án Tiếng Việt 1 - Tuần 7

I- Mục tiêu:

-Học sinh đọc được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười và câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.

- Viết được: uôi, ươi, mải chuối, múi bưởi.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : chuối, bưởi, vú sữa. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên.

- Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bộ thực hành tiếng Việt.

- Tranh minh họa phần luyện nói

 

doc 16 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 1 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Môn : Học vần
Tiết 1. Bài: UÔI - ƯƠI
I- Mục tiêu:
-Học sinh đọc được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười và câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- Viết được: uôi, ươi, mải chuối, múi bưởi.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : chuối, bưởi, vú sữa. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên.
- Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học:
Bộ thực hành tiếng Việt.
Tranh minh họa phần luyện nói
III- Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi
- Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Viết bảng con: ui, ưi, ( Mỗi dãy viết 1 từ)-> đồi núi, gửi thư, vui vẻ. 
- Nhận xét
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy vần uôi, ươi
- Giới thiệu vần “uôi” từ tranh “nải chuối”.
- Tranh vẽ gì? -> Rút ra vần “uôi”
- Hướng dẫn phát âm-> Giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm.
- Phân tích cấu tạo vần 
+ Vần “ua” được cấu tạo bởi những con chữ nào? ( u.ô,i)
+ Ghép vần : “uôi”
+ Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “uôi”
Ghép tiếng “chuối”
Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ chuối”
Ghép từ: nải chuối-> đọc từ.
Đọc tổng hợp : uôi, chuối, nải chuối
* Dạy vần ươi ( tương tự vần uôi)
- So sánh vần uôi - ươi
Đọc vần để so sánh sự khác nhau giữa hai vần.
* Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn học sinh viết vần “uôi” 
Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết.
Học sinh viết bảng con :uôi, chuối, nải chuối
 Tự viết tiếng, từ mới có vần uôi-> đọc tiếng viết được.
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
Giaó viên viết các từ: tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười.
Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ.
Tìm tiếng có vần mới học-> Học sinh tìm-> Giaó viên gạch dưới tiếng có vần mới học.
Giaó viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ.
Giaó viên giải thích từ.
Giaó viên đọc lại các từ-> Học sinh đọc lại-> đọc toàn bài.
Chuẩn bị tiết 2
Tiết 2. Bài uôi, ươi
1.Hoạt động 1: Luyện đọc:
Đọc lại bài ở tiết 1
Giaó viên cho học sinh quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng.
Học sinh đọc câu ứng dụng-> “ Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ”
 Giaó viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Trong câu có những tiếng nào được viết hoa.( Buổi , Kha).
Vì sao lại viết hoa?
2.Hoạt động 2: Luyện viết
Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết :uôi, nải chuối. ươi, múi bưởi.
 Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
3.Hoạt động 3: Luyện nói
Học sinh nêu chủ đề nói : chuối, bưởi, vú sữa.
Học sinh quan sát tranh
Trong tranh vẽ gì?
Con đã được ăn những thứ trái này chưa? 
Con ăn bao giờ?
Quả chuối chín có màu gì?
Vú sữa chín có màu gì?
Bưởi thường có nhiều vào mùa nào?
Trong 3 thứ quả này con thích ăn quả nào nhất? Vì sao?
4. - Củng cố- dặn dò:
Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc bài.
Thi tìm vần mới học trong văn bản được giáo viên chuẩn bị trước.
Về đọc lại bài, chuẩn bị bài ay, â, ây.
Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : AY, Â, ÂY
I- Mục tiêu:
-Học sinh đọc được ay, â, ây, máy bay, nhảy dây; từ: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối và câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái chơi nhảy dây.
- Viết được: ay, ây, máy bay, nhảy dây
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : chạy, bay, đi bộ, đi xe. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên.
- Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học:
Bộ thực hành tiếng Việt.
Tranh minh họa phần luyện nói
III- Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc: tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười.
- Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ 
- Viết bảng con: uôi, ươi ( Mỗi dãy viết 1 từ)-> nải chuối, múi bưởi, tươi cười. 
- Nhận xét
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy vần ay, â, ây
- Giới thiệu vần “ay” từ tranh “máy bay”.
- Tranh vẽ gì? -> Rút ra vần “ay”
- Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm.
- Phân tích cấu tạo vần 
+ Vần “ay” được cấu tạo bởi những con chữ nào? ( a,y)
+ Ghép vần : “ay”
+ Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “ay”
ghép tiếng “bay”
Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ bay” 
Ghép từ: máy bay-> đọc từ.
Đọc tổng hợp : ay, bay, máy bay
* Dạy vần â, ây ( tương tự)
- So sánh ay - ây
* Hoạt động 2: Luyện viết
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vần “ay”
Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết.
Học sinh viết bảng con : ay, bay, máy bay. ây dây, nhảy dây, 
 Tự viết tiếng, từ mới có vần ay-> đọc tiếng viết được.
* Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
Giáo viên viết các từ: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối
HS đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ.
Tìm tiếng có vần mới học-> học sinh tìm-> giáo viên gạch dưới tiếng có vần mới học.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ.
Giáo viên giải thích từ.
Giáo viên đọc lại các từ-> học sinh đọc lại-> đọc toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò
Tiết 2. Bài ây, ây
1. Hoạt động 1: Luyện đọc:
Đọc lại bài ở tiết 1
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng.
- Học sinh đọc câu ứng dụng-> Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Trong câu có những tiếng nào được viết hoa.( Giờ).
Vì sao lại viết hoa?( đầu câu)
2. Hoạt động 2: Luyện viết
Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết: ay,ây, máy bay, nhảy dây
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
3.Hoạt động 3: Luyện nói
Học sinh nêu chủ đề nói : chạy, bay, đi bộ, đi xe
- Học sinh quan sát tranh
Trong tranh vẽ gì?
Hằng ngày con đi học bằng phương tiện nào?
Bố mẹ con đi làm bằng gì?
Chạy, bay, đi bộ, đi xe thì cách nào nhanh nhất?
Khi nào phải đi máy bay?
Trong giờ học nếu phải đi ra ngoài để đi đâu đó, chúng ta có nên chạy nhảy và làm ồn không?
Khi đi xe và đi bộ trên đường chúng ta phải chú ý điều gì?
4. Củng cố- dặn dò:
Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc bài.
Thi tìm vần mới học trong văn bản được giáo viên chuẩn bị trước.
Về đọc lại bài, chuẩn bị bài ôn tập
Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010
Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : ÔN TẬP
I- Mục tiêu:
- Học sinh đọc được các vần có âm kết thúc là i/y các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
-Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cây khế. Học sinh khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
- Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, ra quyết định, tư duy sáng tạo.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng ôn, tranh minh họa phần truyện kể.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Viết : ay, ây, tuổi thơ, tươi cười, buổi tối
- Đọc : trái chuối, gói muối, tưới cây, mây bay . Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây
- Nhận xét – tuyên dương. 
2- Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Tuần qua các em đã học được những vần nào? -> Học sinh nhắc-> giáo viên ghi lên góc bảng.
- Gọi vài học sinh đọc lại các vần.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
- Tranh vẽ gì? -> rút ra tiếng vần ai/ ay. Vần ai/ ay có âm kết thúc là âm nào?( i/y)
- Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
- Giáo viên treo bảng ôn.
i
y
a
ai
ay
â
o
ô
ơ
u
ư
uô
ua
* Hoạt động 2 : ôn tập
- Đọc chữ trên bảng ôn 1	
- Giáo viên chỉ bảng , học sinh đọc ( theo thứ tự và không theo thứ tự)
- Giáo viên đọc, học sinh chỉ chữ .( hàng ngang, cột dọc)
- Học sinh tự chỉ và đọc.
* Ghép vần: a ghép với i => ai; a ghép với y => ay
- Các vần khác tương tự.
* Hoạt động 3: Đọc, viết từ ứng dụng
- Giáo viên viết từ ứng dụng : đôi đũa, tuổi thơ, mây bay
 - Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc-> Giaó viên giải thích từ.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hướng dẫn học sinh viết từ ứng dụng vào bảng con.
- Học sinh viết và đọc từ.
* Củng cố: Luyện đọc lại bảng ôn.
Tiết 2: ôn tập
*Hoạt động 1: Luyện đọc, luyện viết
- Đọc : đọc bảng ôn -> cá nhân, đồng thanh.
- Quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng :
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả -> đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc toàn bài
- Hướng dẫn học sinh viết : tuổi thơ, mây bay-> viết trong vở tập viết.
* Hoạt động 2: Kể chuyện “cây khế”
-Giáo viên kể lần 1-> lần 2 kết hợp tranh.
+ Tranh 1: Kể về một gia đình cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi lấy vợ đã giành hết ga tài chỉ để lại cho người em một cây khế và một túp lều. Người em chăm sóc đêm ngày, nên cây khế ra rất nhiều quả to và ngọt.
+ Tranh 2: Đại bàng đến ăn khế và hứa sẽ trả vàng cho người em.
+ Tranh 3: Người em theo đại bàng ra đảo lấy vàng và trở nên giàu có.
+ Tranh 4: Người anh thấy em trở nên giàu có nhờ cây khế, bắt người em đổi cây khế lấy nhà cửa, ruộng, vườn của mình.
+ Tranh 5: Người anh tham lam lấy nhiều vàng, khi qua biển bị rơi xuống biển.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn kể 1 tranh ( nối tiếp) -> nhóm bạn nhận xét-> Giáo viên gợi ý, động viên học sinh kể
Thi kể toàn bộ câu chuyện .
Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao?
Câu chuyện khuyên các con điều gì? Không nên tham lam.
Giáo viên tổng kết-> Đọc lại bài ôn.
*Dặn dò:
-Về đọc bài -Ôn lại tất cả các âm đã học. Kể chuyên cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài: eo, ao
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : EO, AO
I- Mục tiêu:
-Học sinh đọc được eo, ao, chú mèo, ngôi sao; từ: cái kéo, trái đào, leo trèo, chào cờ. và câu ứng dụng: Suối chảy rì rào
	Gió reo lao xao
	Bé ngồi thổi sáo
- Viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : gió, mưa, mây, bão, lũ. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên.
- Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học:
Bộ thực hành tiếng Việt.
Tranh minh họa phần luyện nói
III- Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc: tuổi thơ, mây bay, đôi đũa
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả 
- Viết bảng con: tuổi thơ, mây bay, đôi đũa ( Mỗi dãy viết 1 từ) 
- Nhận xét
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy vần eo, ao
- Giới thiệu vần “eo” từ tranh chú mèo.
- Tranh vẽ gì? -> chú mèo-> mèo -> Rút ra vần “eo”
- Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm.
- Phân tích cấu tạo vần 
+ Vần “eo” được cấu tạo bởi những con chữ nào? ( e. o)
+ Ghép vần : “eo”
+ Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “eo”
Ghép tiếng “mèo”
Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ mèo”
Ghép từ: chú mèo -> đọc từ.
Đọc tổng hợp : eo, mèo, chú mèo
* Dạy vần ao ( tương tự)
- So sánh eo / ao
* Hoạt động 2: Luyện viết
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vần “eo, ao”
Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết.
Học sinh viết bảng con : eo, mèo, chú mèo, ao, sao, ngôi sao
 Tự viết tiếng, từ mới có vần eo-> đọc tiếng viết được.
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
Giáo viên viết các từ: cái kéo, trái đào, leo trèo, chào cờ
Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ.
Tìm tiếng có vần mới học-> học sinh tìm-> Giáo viên gạch dưới tiếng có vần mới học.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ.
Giáo viên giải thích từ.
Giáo viên đọc lại các từ-> học sinh đọc lại-> đọc toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò
	Tiết 2. Bài: eo, ao
1.Hoạt động 1: Luyện đọc:
Đọc lại bài ở tiết 1
Giáo viên cho cho quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng.
- Học sinh đọc câu ứng dụng 
Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo
-Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Trong câu có những tiếng nào được viết hoa.( Suối, Gió, Bé).
Vì sao lại viết hoa?( chữ đầu câu)
Tiếng nào có chứa vần mới học?
Đọc tiếng, từ , câu.
2.Hoạt động 2: Luyện viết
Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết : eo, ao, chú méo, ngôi sao
 Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
3.Hoạt động 3: Luyện nói
Học sinh nêu chủ đề nói : Gió, mây, mưa, bão, lũ.
Học sinh quan sát tranh
- Trong tranh vẽ gì?
Con đã bao giờ thả diều chưa? Nếu muốn thả diều phải có diều và bầu trời phải có gì nữa?
Trước khi có mưa trên bầu trời thường xuất hiện gì?
Nếu đi đâu đó gặp trời mưa thì con phải làm gì?
Nếu trời có bão thì sẽ có hậu quả gì xảy ra.
Con có biết gì về lũ không?
Bão và lũ có tốt cho cuộc sống của chúng ta không?
Con có biết chúng ta cần làm gì để chống lũ không?
3. Củng cố- dặn dò:
Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc bài.
Thi tìm vần mới học trong văn bản được giáo viên chuẩn bị trước.
Về đọc lại bài, chuẩn bị bài au, âu
Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Môn : Tập viết tuần 7
Bài : xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái,
 I- Mục tiêu : 
	- Học sinh viết được các chữ xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một
	- Viết đúng-> đẹp : xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái.Học sinh khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1
	- Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo.
	II- Đồ dùng dạy học:
	Chữ viết mẫu
	III- Các hoạt động dạy học
	1- Bài cũ:
	- Ổn định lớp.
	- Kiểm tra tập vở bút, chì.
	- Viết bảng con: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
	- Nhận xét
	2- Bài mới:
Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái( bảng con)
* Phân tích cấu tạo chữ “xưa kia” -> học sinh quan sát và trả lời
- Độ cao của chữ x, ưa, ia ( 1 đơn vị); k ( 2,5 đơn vị), khoảng cách giữa hai chữ.
- Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con “xưa kia” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh.
* Phân tích cấu tạo chữ “mùa dưa” -> học sinh quan sát và trả lời ( nt)
- Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con “mùa dưa” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh.
* Phân tích cấu tạo chữ: ngà voi, gà mái,( tương tự như các chữ trên)
- Học sinh tự viết vào bảng-> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho
 học sinh.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở
-Giáo viên nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút.
-Học sinh quan sát chữ viết mẫu trên bảng.
-Học sinh lần lượt viết từng chữ, từng hàng theo hướng dẫn của giáo viên.
-Giáo viên kiểm tra uốn nắn rèn chữ viết cho học sinh.
-Chấm điểm một số vở
-Nhận xét bài viết của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi bài viết.
- Về viết lại những chữ viết chưa đẹp.
-Giáo dục: Chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan.
---------------------------------------------
Môn : Tập viết tuần 8
Bài : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ,
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Viết đúng các chữ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ,kiểu chữ thường, cỡ chữ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. 
-Học sinh khá, giỏi viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một
- Kĩ năng: Viết đúng, đẹp, có kĩ thuật viết liền nét và khoảng cách đều giữa các chữ
 - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Chữ viết mẫu.
- Học sinh: Vở tập viết, bút, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra tập vở bút, chì.
- Viết bảng con các con chữ có liên quan đến bài viết: đ, ch, t, h, ng, ay.
- Nhận xét
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, ( bảng con)
* Phân tích cấu tạo chữ “đồ chơi” -> học sinh quan sát và trả lời
- Độ cao của chữ nh ( ô, ơi, c -1 đơn vị; đ - 2 đơn vị, h 2,5 đơn vị). Vị trí dấu huyền.
- Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con “đồ chơi” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh.
* Phân tích cấu tạo chữ “tươi cười” -> học sinh quan sát và trả lời
- Độ cao của chữ t. Độ cao của các con chữ trong vần ươi , vị trí dấu huyền. 
- Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con “tươi cười” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh.
* Phân tích cấu tạo chữ: ngày hội, vui vẻ ( tương tự như các chữ trên)
- Học sinh tự viết vào bảng-> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho
 học sinh.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở
-Giáo viên nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút.
-Học sinh quan sát chữ viết mẫu trên bảng.
-Học sinh lần lượt viết từng chữ, từng hàng theo hướng dẫn của giáo viên.
-Giáo viên kiểm tra uốn nắn rèn chữ viết cho học sinh.
-Chấm điểm một số vở
-Nhận xét bài viết của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi bài viết.
- Về viết lại những chữ viết chưa đẹp.
-Giáo dục: Chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV tuan 9.doc