Giáo án theo tuần Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018

LỊCH SỬ

NƯỚC VĂN LANG

I. Mục tiêu:

- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:

+Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.

+Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

+Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

+Người Lạc Việt có tục nhuộm răng,ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,.

-HS khá giỏi:

+Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: nô tì, lạc dân, lạc tướng, lạc hầu,.

+Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,.

+Xác định trên lược đồ những khu vực và người Lạc Việt đã từng sinh sống.

-HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.

II.CHUẨN BỊ:

-Hình trong SGK phóng to,Phiếu học tập, Phóng to lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ.

Bảng thống kê

 

doc 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án theo tuần Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
+Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+Người Lạc Việt có tục nhuộm răng,ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,..
-HS khá giỏi: 
+Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: nô tì, lạc dân, lạc tướng, lạc hầu,..
+Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,..
+Xác định trên lược đồ những khu vực và người Lạc Việt đã từng sinh sống.
-HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
-Hình trong SGK phóng to,Phiếu học tập, Phóng to lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ.
Bảng thống kê
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc & trang điểm
Ở
Lễ hội
Lúa
Khoai
Cây ăn quả
Ươm tơ dệt lụa
Đúc đồng: giáo mác, mũi tên rìu
Nặn đồ đất
Đóng thuyền
Cơm, xôi
Bánh chưng, bánh giầy
Uống rượu
Làm mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức
Nam tóc búi tó
Nhà sàn
Vui chơi, nhảy múa
Đua thuyền
Đấu vật
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
-GV treo lược đồ Bắc Bộ & 1 phần Bắc Trung Bộ & vẽ trục thời gian lên bảng
-Trước khi cho HS hoạt động, GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN); phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước Công nguyên (TCN); phía bên phải hoặc phía trên năm CN là : Xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
-HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK để xác định
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân (làm trên phiếu học tập)
-GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền các giai tầng trong xã hội Văn Lang
-HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp 
-Các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
-GV đưa cho mỗi nhóm 1 khung bảng thống kê để các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp 
-GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
-GV chốt ý
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Tập đọc
THÖ THAÊM BAÏN
I_Mục tiêu: Giúp HS
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.
-Biết chia sẻ yêu thương.
II_Đồ dùng
-Tranh minh hoạ, bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs Đọc thuộc lòng bài Truyện cổ nước mình. Gv nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
-GV đọc mẫu, nêu tóm tắt nội dung và giọng đọc ( 1 HS đọc bài).
-Gọi HS chia đoạn.Nhận xét, chốt lại.
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 ( HS đọc).
-GV rút từ cần luyện đọc.( HS đọc từ )
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 (HS đọc ) .
-Gọi HS đọc chú giải, GV rút từ giải nghĩa. 
-HS đọc cả bài, chuyển ý qua tìm hiểu bài.
* HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi: 
-Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
( Để chia buồn với Hồng )
-Bạn Hồng bị mất mát, đau thương gì?
( Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi )
-Em hiểu “hi sinh” có nghĩa là gì ?
(Mất vì nghĩa vụ, lý tưởng cao đẹp, hi sinh để giành lấy sự sống cho người khác )
-Đặt câu với từ “hi sinh” ?
-Tìm những câu văn cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
(Hôm nay, đọc báo thiếu niên.ra đi mãi mãi )
-Tìm những câu văn cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
(Nhưng chắc là Hồngdòng nước lũ; Mình tin rằngnỗi đau này; Bên cạnh Hồngnhư mình)
-GV nhận xét rút ra ý chính của đoạn 1,2: Sự quan tâm và chia sẻ nỗi đau của Lương đối với Hồng )
* HS đọc to đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
-Ở nơi bạn Lương sống, mọi người đã làm gì để giúp đỡ đồng bào lũ lụt ?
(Mọi người quyên góp,góp quần áo)
-Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?
(Lương giúp Hồng bằng số tiền bỏ ống mấy năm nay)
-GV nhận xét rút ra ý chính của đoạn: Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào lũ lụt.
-Gv rút nội dung bài, ghi bảng ( HS nhắc lại ).
Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
-Hoïc sinh thaûo luaän tìm gioïng ñoïc.
-GV giới thiệu đoạn luyện đọc.
-Gv đọc mẫu ( HS đọc lại ).HS ñoïc theo nhoùm.
-HS thi đọc diễn cảm.GV nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
Nhận xét, kết thúc tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³³
Kể chuyện
KEÅ CHUYEÄN ÑAÕ NGHE ÑAÕ ÑOÏC
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Kể được câu chuyện (nẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
-Biết vận động mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-HS kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc.GV nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài : Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu.
+Tấm Cám
+Thạch Sanh
+Sự tích bông hoa Cúc trắng
+Người mẹ một mắt
+Sọ Dừa
+Nàng công chúa nhân hậu
+chú Cuội
+Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
+Chiếc rễ đa tròn
+Sự tích trái thơm
-Hs nêu tên các câu chuyện, GV gợi ý thêm các câu chuyện.
-HS kể trong nhóm 
-Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Thi đua kể chuyện
-GV gọi lần lượt 3-4 HS kể chuyện ( HS kể chuyện).
-HD HS nhận xét:
+Bạn thích chi tiết nào trong truyện? vì sao?
+Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?
+Bạn thích chi tiết nào trong truyện?
+Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện?
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV_Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét, kết thúc tiết học.
-Dặn dò: chuẩn bị bài.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Toán
LUYEÄN TAÄP
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc ,viết được một số số đến lớp triệu
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
-Tích cực phát biểu xây dựng bài.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp:
2_Kiểm tra bài cũ-
-Gv nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết theo mẫu (bảng SGK/16)
-GV hướng dẫn
- HS làm nháp.
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Đọc các số 
32 640 507
85 000 120
8 500 658
178 320 005
830 402 960
1 000 001
-GV hướng dẫn
- HS làm miệng.
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Viết các số
a.Sáu trăm mười ba triệu
b.Một trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn
c.Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba
d.Tám mươi sáu triệu không trăm linh bốn nghìn bảy trăm linh hai
e.Tám trăm triệu không trăm linh bốn nghìn bảy trăm hai mươi
-GV hướng dẫn
-HS làm vào vở.
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Nêu giá trị của chữ số 5 trong các số
715 638
571 638
836 571
-GV hướng dẫn
- HS làm nhóm.
-Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét, kết thúc tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Luyện từ và câu
TÖØ ÑÔN VAØ TÖØ PHÖÙC
I_Mục tiêu: Giúp HS
-Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
-Yêu thích từ loại Tiếng việt.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs nêu tác dụng của dấu hai chấm. Gv nhận xét.
3.Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Nhận xét, ghi nhớ
-Hs phân loại các từ trong đoạn văn cho sẵn thành 2 nhóm theo yêu cầu.
+Từ đơn ( từ gồm có một tiếng ): nhờ, bạn, lại, có, chỉ, nhiều, năm, liền, Hanh, là
+Từ phức ( từ gồm nhiều tiềng): Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến
-Từ đơn là từ gồm mấy tiếng ?
-Tiếng dùng để làm gì? (Tiếng dùng để cấu tạo nên từ, 1 tiếng tạo nên từ đơn, 2 tiếng trở lên tạo thành từ phức)
-Từ dùng để làm gì?( Từ dùng để đặt câu)
-Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? (Từ đơn gồm có một tiếng, từ phức gồm hi hay nhiều tiếng )
-Gv nhận xét, hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Chép vào vở đoạn thơ, dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong 2 câu thơ cuối. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ.
- Gv hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
-HS làm nhóm:
+Từ đơn :rất, vừa, lại
+Từ phức :công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Tìm từ đơn, từ phức trong từ điển
-Gv hướng dẫn, HS nêu miệng:
+Từ đơn :vui, buồn, no, đói, ngủ, sống, chết, xem, hát, nghe, gió, mưa,..
+Từ phức :ác độc, nhân hậu, đoàn kết, yêu thương, ủng hộ, chia sẻ,
-Gv nhận xét. 
Bài 3: Đặt câu với những từ ở BT 2
-Gv hướng dẫn, HS làm thi đua:
+Em rất vui vì được cô khen.
+Hôm qua em ăn rất no.
+Bọn nhện thật ác độc.
+Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết.
+Em bé ngủ thật say.
+Em xem dự báo thời tiết.
+Bà là là người rất nhân hậu.
-Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Toán
LUYEÄN TAÄP
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc , viết thành thạo số đến lớp triệu .
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
-Biết hỗ trợ bạn trong học tập.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp: học sinh hát
2_Kiểm tra bài cũ
- Hs nêu gái trị của chữ số 7 trong các số : 78989, 45676,98765.
-Gv nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động1 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Đọc các số và nêu giá trị chữ số 3, 5 trong mỗi số 
35 627 449
82 175 263
123 456 789
850 003 200
-GV hướng dẫn
-HS nêu miệng:
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Viết các số theo gợi ý
-GV hướng dẫn
- HS làm bảng con:
a. 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
b. 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
c.5 chục triệu, 7 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
d.5 chục triệu, 7 triệu, 6 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 4 nghìn và 2 đơn vị.
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Tìm thông tin trong bảng số liệu theo yêu cầu 
-GV hướng dẫn, HS làm nhóm.
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
-GV hướng dẫn
- HS làm vào vở:
+1000 000 000 : 1 nghìn triệu_một tỉ
+5 000 000 000: 5 nghìn triệu_năm tỉ
+315 000 000 000: ba trăm mười lăm nghìn triệu hay ba trăm mười lăm tỉ
+3 000 000 000: ba nghìn triệu hay ba tỉ
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Đọc số dân của một số tỉnh thành sau 
-GV hướng dẫn
-HS nêu miệng:
+Hà Giang: 648 100
+Hà Nội: 3 007 000
+Quảng Bình: 818 300
+Gia Lai: 1 075 200
+Ninh Thuận: 546 100
+TP HCM: 5 554 800
+Cà Mau: 1 181 200
-GV nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Taäp ñoïc
NGÖÔØI AÊN XIN
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được CH 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK).
-Biết yêu thương người nghèo.
II_Đồ dùng
-Tranh minh hoạ, bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn . Nêu ý nghĩa của bài.
-Gọi HS đọc cả bài.
-Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
-GV đọc mẫu, nêu tóm tắt nội dung và giọng đọc ( HS đọc bài).Gọi HS chia đoạn.
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 ( HS đọc).
-GV rút từ cần luyện đọc, hướng dẫn đọc đúng: (HS đọc từ, HS đọc các từ ).
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 (HS đọc )
-Gọi HS đọc chú giải, giáo viên rút thêm từ cần giải nghĩa
-Hs đọc cả bài.
* HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi
-Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào?
(Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố)
-Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
(Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi, dáng nhìn xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin)
-Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của mình với ông lão ?
( Tìm hết túi nọ sang túi kia, nắm chặt tay ông và nói ông đừng giận vì cậu chẳng có gì để cho ông )
-Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão như thế nào ?
(Cậu bé là người tốt bụng, thật tình thương xót ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông)
-Gv nhận xét rút ra ý chính của đoạn: Cậu bé xót thương ông lão, muốn giúp đỡ ông.
* HS đọc to 3 và trả lời câu hỏi
-Cậu bé không có gì cho ông lão nhưng ông lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi “. Theo em cậu bé đã cho ông lão cái gì ? 
(Cho ông tình thương và thái độ tôn trọng)
-Sau câu nói đó, cậu bé đã cảm nhận được gì từ ông lão ?
(Sự biết ơn, sự đồng cảm, ông đã cảm nhận được tình cảm của cậu bé)
-Gv nhận xét rút ra ý chính của đoạn:Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.
-Vậy, bài thơ khuyên chúng ta điều gì ? ( nội dung bài )
-Gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
-Hs thảo luận tìm ra giọng đọc.
-Giới thiệu đoạn luyện đọc.HS thi đọc diễn cảm.GV nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Tập làm văn
KEÅ LAÏI LÔØI NOÙI, YÙ NGHÓ CUÛA NHAÂN VAÄT
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp (BT mục III).
-Nhập vai để kể lại ý nghĩ của nhân vật.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp:
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs nêu cách tả ngoại hình của nhân vật. Gv nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Nhận xét_ghi nhớ
-Đọc trả lời câu hỏi xoay quanh câu chuyện Người ăn xin.
-GV nhận xét, chốt lại ý trả lời đúng.
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn
-GV hướng dẫn. HS nêu miệng:
+Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi
+Lời dẫn trực tiếp:
Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
-Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
(Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép)
-Gv nhận xét, kết luận: Khi dùng lời dẫn trực tiếp, các em có thể đặt sau dấu hai chầm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.Còn khi dùng lời dẫn gián tiếp không dùng dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng nhưng đằng trước nó có thể có thêm vào các từ rằng là và dấu hai chấm.
Bài 2 : Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn trực tiếp
-GV hướng dẫn. HS làm nhóm:
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:
-Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này.
Bà lão bảo:
-Tâu bệ hạ, trầu này do chính bà têm đấy ạ!
Nhà vua không ti, gặn hỏi mãi, bà lão đành nói thật:
-Thưa, đó là trầu do con gái bà têm.
-Gv nhận xét, sửa bài
Bài 3 : Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn gián tiếp
-GV hướng dẫn. 
-HS làm vào cở:
Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không. Hòe đáp rằng Hòe thích lắm.
-Gv nhận xét, sử a bài.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Toán
DAÕY SOÁ TÖÏ NHIEÂN
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên , dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiện.
-Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
- Đọc số dân của các tỉnh, thành phố trong lược đồ SGK/18.-Gv nhận xét.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
-Hs cùng Gv tìm hiểu ví dụ ( SGK ) và rút ra nội dung về số tự nhiên.
+Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
+Không có số tự nhiên liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.
Trong dãy số tự nhiên, hai liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau một đơn vị.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số vào ô trống
-GV hướng dẫn, HS làm bài nháp.
7
30
100
101
1001
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số vào ô trống
-GV hướng dẫn
- HS làm nhóm:
11
99
999
1001
9 999
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có ba số tự nhiên liên tiếp
-GV hướng dẫn
-HS thi đua:
6
86
897
11
101
10 000
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-GV hướng dẫn, HS làm vào vở:
912; 913; 914; 915; 916
8; 10 ; 12;14;16; 18; 20
10; 13; 6;19;22; 25; 28
-Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Chính tả ( nghe viết)
CHAÙU NGHE CAÂU CHUYEÄN CUÛA BAØ
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp:
2_Kiểm tra bài cũ: khúc khuỷu, gập ghềnh, Đoàn Trường Sinh
-Gv nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hứơng dẫn nghe- viết
-GV đọc mẫu ( HS đọc )
-Nhìn vào đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì ?
-GV đính bảng phụ, rút từ khó : 
lạc đường, 
bỗng nhiên, 
câu chuyện.
-GV phân tích từ khó ( HS đọc từng từ ).
-Cả lớp viết bảng con từ khó, cá nhân đọc từng từ.
-GV nhận xét từng từ.
-HS đọc lại các từ vừa viết.
Hoạt động 2: Nghe viết
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết.
-GV đọc bài theo cụm ( HS viết.)
-GV đọc lại bài 1 lần ( HS soát lỗi).
-HS nhìn bảng phụ bắt lỗi chéo ( gạch chân từ, tiếng viết sai bằng bút chì).
-GV nhận xét, nêu lỗi và cách chữa ( HS viết lại từ sai cho đúng một dòng ở cuối bài ).
-Nhận xét, chuyển ý qua bài tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b: Đặt lên chữ in đậm dấu hỏi hay ngã ?
-Gv hướng dẫn ( Hs làm bài vào vở).
triễn lãm
bảo
thử
vẽ
cảnh
cành
vẽ cảnh
khẳng
bởi
sĩ vẽ
ở 
chẳng
-Gv nhận xét.
IV. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Toán
VIEÁT SOÁ TÖÏ NHIEÂN TRONG HEÄ THAÄP PHAÂN
I_Mục tiêu: Giúp HS	
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân .
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
-Viết số nhanh, chính xác.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ. 
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
- HS viết số thích hợp vào chỗ chấm : 789,, ..,,..,794.
-Gv nhận xét.
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về các số tự nhiên trong hệ thập phân:
+Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết theo mẫu (bảng SGk/20)
80 712
5 864
2 020
55 500
9 000 509
-GV hướng dẫn
-HS làm nháp.
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Viết các số thành tổng
-GV hướng dẫn
-HS vào vở:
873 = 800 + 70 + 3
4738 = 4000 + 700 + 30 +8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số vào bảng
-GV hướng dẫn
- HS thi đua:
50
500
5000
5 000 000
Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Luyện từ và câu
MRVT : NHAÂN HAÄU_ÑOAØN KEÁT
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu-Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
-Biết yêu thương nhân loại.
II_Đồ dùng
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp 
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs nêu khái niệm về từ đơn và từ phức, cho ví dụ. GV nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 : Tìm các từ chứa tiếng hiền, ác
-Hs thi đua:
+Chứa tiếng “hiền”:hiền dịu, hiền lành, hiền hậu, hiền đức, dịu hiền, hiền thục, hiền khô, hiền lương, hiền từ, hiền thảo.
+Chứa tiếng “ác”: hung ác, đôc ác, ác khẩu, ác liệt, ác quỹ, ác thủ, ác hiểm, hiểm ác, ác ôn, ác nghiệt, ác khẩu, tàn ác, ác liệt,
-Giải nghĩa một số từ
+Hiền đức:Phúc hậu, hay thương người
+Hiền hậu: hiền lành và trung hậu
+Hiền hòa: Hiền lành và ôn hòa
+Hiền lành: Là hiền và tốt với mọi người, không làm hại ai
+Hiền từ: hiền và giàu lòng thương người
+ác nghiệt: là độc ác và cay nghiệt
+Ác độc: lá ác, thâm hiểm
+Tàn ác: độc ác và tàn nhẫn
+Ác mộng: là giấc mơ ghê sợ, mơ thấy nhiều tai họa.
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Xếp các từ cho sẵn vào bảng theo các nhóm.
-Gv hướng dẫn HS làm nhóm:
-Nhân hậu:
+Đồng nghĩa:nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu
+Trái nghĩa: tàn ác, hung ác, tàn bạo, độc ác
-Đoàn kết:
+Đồng nghĩa:cưu mang, che chở, đùm bọc
+Trái nghĩa:đè nén, áp bức, chia rẻ
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào ô trống để hoàn thành các câu tục ngữ
-Hs làm vào vở:
+Hiền như bụt (đất)
+lành như đất ( bụt)
+Dữ như cọp
+Thương nhau như chị em ruột
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào ô trống để hoàn thành các câu tục ngữ
-Gv hướng dẫn
-Hs nêu miệng:
+Môi hở răng lạnh
+Mú chảy ruột mềm
+Nhường cơm sẻ áo
+Lá lành đùm lá rách
-Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3..........doc
  • docBD Tuan 3........doc