Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tiết 27: Làm biên bản một cuộc họp - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ).

- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III) ; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).

II. CHUẨN BỊ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 3163Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tiết 27: Làm biên bản một cuộc họp - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Tiết 27 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ năm, ngày 19 tháng 11 năm 2009
Môn : Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
KTKN : 25 
	SGK : 140 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ).
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III) ; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).
II. CHUẨN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
- Đọc đoạn văn tả ngoại hình
+ 2 - 3 HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu
2. Phần Nhận xét
Bài tập 1 : Đọc biên bản dưới đây :
- 2 HS
Bài tập 2 : Trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm
a. Chi đội lớp 5 A ghi biên bản để làm gì ?
- để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất ... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
b. Cách mở đầu và kết thúc của biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn ?
+ Giống : có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản
+ Khác : biên bản không có nơi nhận, thời gian, địa điểm ghi nhớ nằm ở phần nội dung.
- Cách kết thúc của biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn ?
+ Giống : có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác : biên bản cuộc họp có 2 chữ kí, không có lời cảm ơn.
c. Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản ?
- Thời gian, địa điểm họp ; thành phần tham dự ; chủ tọa, thư kí ; nội dung cuộc họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp) ; chữ kí của chủ tịch và thư kí.
3. Phần Ghi nhớ
- Biên bản dùng để làm gì ?
- Nội dung của biên bản thường gồm có mấy phần ?
- ghi nhớ
- nhiều HS đọc ghi nhớ.
4. Phần Luyện tập
Bài tập 1 : Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản ? Vì sao ?
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận
- trình bày kết quả
Những trường hợp cần ghi biên bản
Lído
a. Đại hội liên đội.
- Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
c. Bàn giao tài sản.
- Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
e. Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông.
- Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lý
g. Xử lý việc xây dựng nhà trái phép.
- Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lý
Bài tập 2 : Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở BT1.
- Thảo luận nhóm đôi.
- 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét - tuyên dương.
- HS thảo luận 
- trình bày kết quả
a. BIÊN BẢN ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI
b. BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
e. BIÊN BẢN XỬ LÍ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG.
g. BIÊN BẢN XỬ LÍ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRÁI PHÉP.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Đọc lại ghi nhớ.
- Chuẩn bị : Luyện tập làm biên bản một cuộc họp.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 27 Làm biên bản một cuộc họp.doc