Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 23 đến 26 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : TIẾNG VIỆT

Phân môn : Tập làm văn

Tuần 24 tiết 24

NGHE - KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN

I. Mục tiêu :

- Nghe và kể lại được câu chuyện : Người bán quạt may mắn.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :

- Lắng nghe tích cực.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Kỹ năng ra quyết.

III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Trình bày 1 phút. Thảo luận nhóm.

IV. Đồ dùng dạy học :

- Viết sẳn câu hỏi gợi ý về nội dung chuyện lên bảng.

- Tranh minh họa phóng to

V. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì?

- Gọi hs đọc lại bài viết của mình trước lớp.

- Gv nhận xét tuyên dương

C. Bài mới :

1. Khám phá : Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu bài : Tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện : “Người bán quạt may mắn” dựa vào câu hỏi gợi ý trong sgk.

- Gv ghi tựa bài lên bảng

2. Kết nối : Thực hành

- Gv kể câu chuyện lần 1 (tranh minh họa)

+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? (Bà lão bán quạt đến một gốc cây thì gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt ế chiều cả nhà bà phải nhịn cơm)

+ Khi đó ông Vương Hy Chi đã làm gì? (Chờ bà lão thiu thiu ngủ ông lặng lẻ lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà)

+ Ông Vương Hy Chi viết chữ và đề thơ lên những chiếc quạt để làm gì? (Vì bắng cách ấy ông đã giúp được cho bà lão, chữ của ông đẹp và nổi tiếng. Người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà lão)

+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? (Vì mọi người nhận ra chữ , lời thơ của Vương Hy Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật)

+ Bà lão nghĩ như thế nào khi trên đường về? (Bà lão nghĩ có lẻ vị tiên ông nào cảm thông cảnh ngộ của bà nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế)

+ Em hiểu như thấy nào là cảnh ngộ? (là tình trạng không hay)

- Gv kể lại câu chuyện lần 2

- Gọi hs khá giỏi kể nối tiếp nhau đoạn trước lớp

- Yêu cầu hs kể trong nhóm

- Hết thời gian gọi hs kể trước lớp

- Gv nhận xét tuyên dương

+ Em có nhận xét gì về con người của Vương Hy Chi qua câu chuyện trên? (Ông Vương Hy Chi là người có tài, nhân hậu biết cách giúp đỡ người nghèo khó)

- Gv nhận xét giới thiệu : Trong các môn nghệ thuật có một bộ phận gọi là nghệ thuật thư pháp. Thư pháp là viết chữ đẹp, người viết chữ đẹp được gọi là nhà thư pháp. Đây là một môn nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Ở mước ta cũng khá phát triển vào dịp xuân năm mới, nếu có điều kiện thăm Quốc tử giám. Các em sẽ gặp những nhà thư pháp của Việt Nam, xung quanh họ thường có rất nhiều người xem chữ và xin chữ.

3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò

+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?

+ Khi đó ông Vương Hy Chi đã làm gì trên cây quạt của bà?

+ Vì sao quạt của bà bán chạy?

- Gv nhận xét – giáo dục hs

- Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần và kể cho người thanh nghe. Chuẩn bị bài sau

- Gv nhận xét tiết học Hát vui

1 hs nêu tên bài

Thực hiện yêu cầu

Hs nhận xét

Hs theo dõi

Hs nhắc tựa bài

Hs theo dõi

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

1 hs khá giỏi kể

Hs kể trong nhóm

Thực hiện yêu cầu

Hs nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 23 đến 26 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 30 tháng 01 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 23 tiết 23
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu :
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Tư duy sáng tạo : nhận xét, bình luận.
- Thể hiện sự tự tin. Quản lý thời gian.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày 1 phút. 
- Thảo luận nhóm : chia sẻ thông tin.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Bảng ghi sẳn câu hỏi gợi ý bài tập 1.
- Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật, cải lương, ca nhạc 
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì?
- Gọi hs lần lượt kể về người lao động trí óc mà em biết
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới :
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào câu hỏi gợi ý nói, viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành
+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm.
- Gv treo tranh buổi biểu diễn nghệ 
- Gọi hs đọc câu hỏi gợi ý sgk
- Gv : Khi kể lại các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể, cũng có thể kể những điều mình thích, mình nhớ và có ấn tượng về buổi biểu diễn đó.
- Gọi hs khá kể mẫu trước lớp 
- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs
- Yêu cầu kể cho nhau nghe trong nhóm 
- Hết thời gian gọi hs kể trước lớp 
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm.
- Yêu cầu hs dựa vào lời kể viết vào vở
- Gv theo dõi giúp đở hs yếu
- Gv thu vở và nhận xét bài viết của hs
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
- Gv đọc bài viết mẫu cho lớp nghe
- Gv tuyên dương những hs có bài viết tốt
- Dặn hs về nhà xem lại bài và hoàn thành bài viết của mình. Chuẩn bị bài sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
1 hs đọc yêu cầu
Hs quan sát tranh
Hs đọc gợi ý sgk
Hs theo dõi
1 hs khá giỏi kể
Hs kể trong nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
1 hs đọc yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 24 tiết 24
NGHE - KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. Mục tiêu :
- Nghe và kể lại được câu chuyện : Người bán quạt may mắn. 
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Lắng nghe tích cực.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Kỹ năng ra quyết.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày 1 phút. Thảo luận nhóm.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Viết sẳn câu hỏi gợi ý về nội dung chuyện lên bảng.
- Tranh minh họa phóng to
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì? 
- Gọi hs đọc lại bài viết của mình trước lớp.
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới :
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện : “Người bán quạt may mắn” dựa vào câu hỏi gợi ý trong sgk.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
- Gv kể câu chuyện lần 1 (tranh minh họa) 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? (Bà lão bán quạt đến một gốc cây thì gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt ế chiều cả nhà bà phải nhịn cơm)
+ Khi đó ông Vương Hy Chi đã làm gì? (Chờ bà lão thiu thiu ngủ ông lặng lẻ lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà)
+ Ông Vương Hy Chi viết chữ và đề thơ lên những chiếc quạt để làm gì? (Vì bắng cách ấy ông đã giúp được cho bà lão, chữ của ông đẹp và nổi tiếng. Người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà lão)
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? (Vì mọi người nhận ra chữ , lời thơ của Vương Hy Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật)
+ Bà lão nghĩ như thế nào khi trên đường về? (Bà lão nghĩ có lẻ vị tiên ông nào cảm thông cảnh ngộ của bà nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế)
+ Em hiểu như thấy nào là cảnh ngộ? (là tình trạng không hay)
- Gv kể lại câu chuyện lần 2
- Gọi hs khá giỏi kể nối tiếp nhau đoạn trước lớp 
- Yêu cầu hs kể trong nhóm 
- Hết thời gian gọi hs kể trước lớp 
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Em có nhận xét gì về con người của Vương Hy Chi qua câu chuyện trên? (Ông Vương Hy Chi là người có tài, nhân hậu biết cách giúp đỡ người nghèo khó) 
- Gv nhận xét giới thiệu : Trong các môn nghệ thuật có một bộ phận gọi là nghệ thuật thư pháp. Thư pháp là viết chữ đẹp, người viết chữ đẹp được gọi là nhà thư pháp. Đây là một môn nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Ở mước ta cũng khá phát triển vào dịp xuân năm mới, nếu có điều kiện thăm Quốc tử giám. Các em sẽ gặp những nhà thư pháp của Việt Nam, xung quanh họ thường có rất nhiều người xem chữ và xin chữ.
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? 
+ Khi đó ông Vương Hy Chi đã làm gì trên cây quạt của bà? 
+ Vì sao quạt của bà bán chạy?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần và kể cho người thanh nghe. Chuẩn bị bài sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
1 hs khá giỏi kể
Hs kể trong nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 13 tháng 02 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 25 tiết 25
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. Mục tiêu :
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Tư duy sáng tạo : nhận xét, bình luận.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu.
- Giao tiếp : lắng nghe và phản hồi tích cực.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày 1 phút. Thảo luận nhóm : chia sẻ thông tin.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa phóng to
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì?
- Gọi hs kể lại toàn bộ câu chuyện 
+ Bà lão phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hy Chi đã làm gì để giúp bà lão? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt rất đông? 
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới : 
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào 2 bức tranh minh họa để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
a. Hướng dẫn tả quang cảnh bức tranh : Chơi đu.
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa 
+ Hãy quan sát kỷ mái đình, cây đa và đoán xem đây là cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? (Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào đầu xuân năm mới)
+ Trước cổng đình có treo gì? Có băng chữ gì? (Trước cổng đình là băng chữ đỏ " Chúc mừng năm mới" vá lá cớ ngũ sắc)
- Gv nhận xét chỉ vào lá cờ giới thiệu : Lá cờ hình vuông 5 màu xung quanh lá cờ có tua gọi là cờ ngũ sắc có từ xa xưa được treo lên vào ngày hội của dân làng
+ Mọi người đến chơi có vui không? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem đông như thế nào? (Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông. Họ chen lấn nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp, tất chăm chú nhìn lên cây đu)
+ Cây đu làm bằng gì? Có cao không? (Cây đu làm bằng tre rất cao)
+ Hãy tả hành động tư thế của hai người chơi đu? (Hai người chơi đu nắm chắc tay đu, đu rất bổng, khi đu một người rướn người phía trước, người kia ngã ra phía sau)
- Yêu cầu hs dựa vào gợi ý kể lại toàn bộ cảnh chơi đu 
- Gv nhận xét bổ sung
b. Hướng dẫn hs tả quang cảnh bức tranh : Đua thuyền 
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa 
+ Ảnh chụp hội gì? Diễn ra ở đâu? (Ảnh chụp hội đua thuyền diễn ra trên sông nước)
+ Trên sông có nhiều thuyển không? Thuyền có dài không? Trong họ như thế nào? (Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền khá dài, mỗi thuyền có hai chục tay đua, họ là những chàng trai trẻ và khỏe mạnh)
+ Hãy miêu tả hoạt động tư thế của từng nhóm người trên thuyền? (Các tay nắm chắc tay chèo họ gò lưng dồn sức vào đôi tay đê chéo thuyền)
+ Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào? (Trên bờ sông đông nghịt người đến xem, một chùm bong bóng đủ màu sắc tung bay theo gió làm cho hội đua càng thêm sôi nổi sinh động, xa xa làng xóm xanh mát)
+ Em cảm nhận gì về lễ hội của nhân dân ta qua bức tranh trên? (Nhân dân ta có nhiều lễ hội đặc sắc hấp dẫn)
- Yêu cầu hs tả lại cảnh đua thuyền
- Gv nhận xét tuyên dương
- Yêu cầu hs chọn 1 trong 2 bức tranh tả lại trong nhóm
- Hết thời gian gọi hs trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét bổ sung 
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
+ Hôm nay chúng ta vừa tìm hiểu hai lễ hội gì?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà kể lại cho người thân nghe và viết lại bài văn. 
Chuẩn bị bài sau. Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs kể trong nhóm
Hs trình bày
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi 
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 06 tháng 03 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 26 tiết 26
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục tiêu :	
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1)
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) BT2
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Tư duy sáng tạo : nhận xét, bình luận.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu.
- Giao tiếp : lắng nghe và phản hồi tích cực.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày 1 phút. 
- Thảo luận nhóm : chia sẻ thông tin.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh lễ hội sgk phóng to.
- Giấy khổ to viết sẳn các câu hỏi gợi ý sgk. Các bài viết mẫu
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì?
- Gọi hs đọc bài văn tả cảnh : đua thuyền
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới : 
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào gợi ý sgk nói viết về lễ hội mà em biết.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
+ Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm
- Yêu cầu hs đọc gợi ý của bài tập 
- Gv gợi ý : Các em có thể kể những lễ hội mà các em được tham gia hoặc xem qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó. 
- Gọi hs lần lượt nêu tên các ngày lễ hội trước lớp
- Gv nhận xét giới thiệu : Hội chùa Hương, Hội Phù Đổng, Hội vật, Hội chọi trâu, Hội đua thuyền, Hội rước đèn trunh thu.
+ Hội tổ chức khi nào, ở đâu? 
+ Mọi người xem hội như thế nào? (Mọi người nườm nợp đổ về lễ hội, ngắm cảnh, mọi người ai cũng muốn xem cuộc đua tài. Ngày chính hội mọi người đông như nêm)
- Gv định hướng cho hs : Hội là nơi tập trung nhiều trò chơi vui, nhiều điều lý thú, nên thu hút nhiều người đến tham dự.
- Gv gợi ý từng ý nhỏ : Hội bắt đầu bằng những hồi trống của những tay trống lực lưỡng. Trong hội có nhiều trò chơi vui như đánh đu, hội vật, đánh cờ, đua thuyền 
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó? (Em cảm thấy ngày hội rất vui. Em cảm thấy thích ngày hội này và hẹn năm sau sẽ đến xem vì rất bổ ích)
- Yêu cầu hs kể cho nhau nghe theo cặp
- Gọi hs khá giỏi kể trước lớp
- Gv nhận xét chỉnh sửa cho hs
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm 
- Yêu cầu hs viết về những ngày hội đã kể vào vở
- Gv nhắc hs khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, phải có dấu câu để phân tích các câu cho bài rõ ràng và lỗi chính tả, theo trình tự gợi ý sgk.
- Gv thu vở và nhận xét bài viết
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
+ Hôm nay chúng ta vừa tìm hiểu bài gì?
- Gv đọc bài viết mẫu cho lớp nghe
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài viết và chỉnh sử cho hoàn chỉnh. 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 2.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
1 hs đọc yêu cầu
Hs đọc gợi ý sgk
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs kể trong nhóm
Hs khá giỏi kể
Hs nhận xét
1 hs đọc yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
1 hs nêu tên bài
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van.doc