I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
Tuần 31 Tiết 62 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2009 Môn : Tập đọc Bầm ơi KTKN : 48 SGK : 130 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết đọc diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ bài đọc. - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra - Nhận xét-chấm điểm - 2 HS đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Bầm ơi 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - GV sửa lỗi (nếu HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp). - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó. - GV nhận xét - GV đọc toàn bài thơ. - 1 HS đọc cả bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (lượt 1). - HS đọc lượt 2. - HS đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. - HS đọc lượt 3. - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài 1. Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ đến mẹ ? - Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ quê nhà. - Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ? * Mùa đông mưa phùn gió bấc-thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa. - Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét. 2. Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng ? - Tình cảm của mẹ với con : Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần - Tình cảm của con với mẹ : Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu ! - Anh chiến sĩ dùng cách nói thế nào để mẹ yên lòng ? * Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo cho con nhiều, những việc con đang làm không thể sánh với vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. - Dùng cách nói so sánh : Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi 4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về mẹ của anh ? - Người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam điển hình : chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con, ... c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng - GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm : Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu - GV hướng dẫn HS nhận xét cách đọc của bạn mình. - Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Chuẩn bị : Út Vịnh - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: