Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết 44: Cao bằng - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU

- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.

- Trả lời được các câu hỏi 1.2.3

* Trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ (câu hỏi 5).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung bài.

III. HỌC ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 11813Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết 44: Cao bằng - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Tiết 44 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ tư, ngày 20 tháng 01 năm 2010 
Môn : Tập đọc 
Cao bằng
	KTKN : 36 
	SGK : 41 
I. MỤC TIÊU
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.
- Trả lời được các câu hỏi 1.2.3
* Trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ (câu hỏi 5).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung bài.
III. HỌC ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra :
- Nhận xét và cho điểm
- HS đọc bài Lập làng giữ biển+ câu hỏi.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Cao Bằng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc :
- Đọc toàn bài 
- Đọc từng khổ thơ
+ Đọc nối tiếp trước lớp
* Giải nghĩa : chú giải
* Sửa lỗi cách đọc cho các em.
+ Đọc theo cặp
+ Đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài.
- 1.2 HS khá giỏi đọc lại bài.
- Từng tốp HS đọc nối tiếp trước lớp.
- HS đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS
- Lắng nghe
b. Tìm hiểu bài
1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
- Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.
- từ ngữ : sau khi qua, ta lại vượt, lại vượt... nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.
2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của con người Cao Bằng ?
- đầu tiên là mận ngọt đón môi ta dịu dàng,rồi đến em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng ?
- khổ 4 : tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng cao như núi, không đo được hết.
- khổ 5 : tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
* Không thể đo hết chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc mà giản dị, thầm lặng của người Cao Bằng.
4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
- Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.
- Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
- Bài thơ cho biết điều gì về Cao Bằng ?
- Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.
c. Đọc diễn cảm - HTL bài thơ.
- GV hướng dẫn đúng từng khổ, cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 1.2.3
- Nhận xét - sửa chữa
- 3HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
 - Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm HTL 3 khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- HS nêu nội dung bài
- Chuẩn bị : Phân xử tài tình.
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 Cao Bang.doc