I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng.
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2 ).
II. CHUẨN BỊ
- SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tuần 1 Tiết 2 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ năm 2009 Môn : Tập làm văn Luyện tập tả cảnh KTKN : 7 SGK : 14 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng. - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2 ). II. CHUẨN BỊ - SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 : Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét: - Trao đổi với bạn bên cạnh - đọc nội dung - đọc thầm bài văn - trình bày ý kiến ( một em đọc câu hỏi - một em trả lời ) a. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? - Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời ; những giọt mưa ; những sợi cỏ; những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng; bầy sáu liệng trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc. b. Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? - Bằng cảm giác của làn da: thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân. - Bằng thị giác: thấy mây xám đục, vòm trờ xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáu liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi. c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? - HS có thể phân tích một chi tiết bất kì nếu các em nêu được lí do. Nhận xét - kết luận Bài tập 2 : Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). - Giới th iệu một vài tranh ảnh minh họa, ... - Kiểm tra kết quả quan sát của HS. - đọc yêu cầu bài tập - báo cáo kết quả quan sát được. - Cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm mấy phần ? - 3 phần : + Mở bài :giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. + Thân bài : tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. + Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. - dựa vào kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. - trình bày dàn ý Nhận xét - kết luận - nhận xét - bổ sung - tự sửa lại dàn ý của mình IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh. - Hoàn chỉnh dàn ý. - Chuẩn bị : - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: