Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

MÔN : TIẾNG VIỆT

Phân môn : Tập đọc

Tuần 31 tiết 62

CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC

I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp quê hương.(trả lời được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng :

- Tranh minh họa bài đọc sgk.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc

III : Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Khởi động :

* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs đọc và trả lời nội dung bài :"Ăng-co-vát"

- Gv nhận xét

* Hoạt động 1 : Bài mới

- Gv giới thiệu bài

- Gv ghi tựa bài lên bảng

* Hoạt động 3 : Hướng luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc :

- Gọi hs đọc toàn bài

- Hướng dẫn hs chia đoạn : Bài chia làm 2 đoạn.

+ Hs 1 : Ôi chao! phân vân.

+ Hs 2 : Phần còn lại.

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 3 lượt)

- Gv sửa lỗi phát âm và kết hợp ghi bảng

- Yêu cầu hs đọc lại các từ ghi bảng

- Gọi hs đọc chú giải sgk.

- Yêu cầu hs luyện đọc cặp đôi.

- Gọi hs đọc toàn bài

- Gv đọc mẫu toàn bài (giọng nhẹ nhàng, êm ả, xen lẫn sự ngạc nhiên)

b. Tìm hiểu bài :

- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi

+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào?

+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp nhờ biện pháp nghệ thuật nào? ( so sánh)

+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì? (Miêu tả về hình dáng, màu sắc của con chuồn chuồn nước)

+ Cách miêu tả đó có gì hay?

+ Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? (mặt hồ trải rộng xanh trong và cao vút)

+ Đoạn 2 cho em biết điều gì? (Tình yêu quê hương đất nước của tác giả)

- Hãy nêu nội dung chính của bài

- Gv nhận xét ghi nội dung bài lên bảng : Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn. Qua đó bộ lộ tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

c. Đọc diễn cảm :

- Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn- Lớp theo dõi

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 1

- Gv treo bảng phụ ghi sẳn đoạn văn

- Gv đọc mẫu

- Yêu cầu hs luyện đọc cặp đôi trong nhóm

- Yêu cầu hs thi đọc diễn cảm toàn bài trước lớp

- Gv nhận xét ghi điểm

* Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò

- Gọi 2 hs nêu lại nội dung chính của bài

- Gv nhận xét tiết học - Giáo dục hs qua bài học

- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Vương quốc vắng nụ cười. Hát vui

Hs thực hiện

Lớp nhận xét

Hs theo dõi

Hs nhắc tựa bài

Hs thực hiện

Hs theo dõi

Hs luyện đọc đoạn

Hs luyện đọc từ khó

Hs đọc chú giải

Hs luyện đọc nhóm

Hs đọc toàn bài

Hs theo dõi

Hs đọc và trả lời

Lớp nhận xét

Hs nêu

Hs trả lời

Hs nêu

Hs nêu nội dung bài

Hs nhắc lại

Hs thực hiện

Hs đọc thầm

Hs lắng nghe

Hs luyện đọc nhóm

Hs thi đọc toàn bài

Lớp bình chọn

Hs nêu nội dung

Hs theo dõi.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng phụ ghi sẳn đoạn văn 
- Gv đọc mẫu 
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm 4 hs
- Yêu cầu hs thi đọc phân vai trước lớp
- Gv nhận xét ghi điểm 
* Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò
+ Theo em cuộc sống thiếu tiếng sẽ như thế nào?
- Gv nhận xét tiết học - Giáo dục hs qua bài học
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Ngắm trăng - Không đề.
Hát vui
Hs thực hiện
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nhắc tựa bài
Hs thực hiện
Hs theo dõi
Hs luyện đọc đoạn
Hs luyện đọc từ khó
Hs đọc chú giải 
Hs luyện đọc nhóm
Hs đọc toàn bài
Hs theo dõi
Hs đọc và trả lời 
Lớp nhận xét
Hs nêu
Hs đọc và trả lời 
Lớp nhận xét
Hs nêu
Hs nêu nội dung bài
Hs nhắc lại
Hs thực hiện
Hs thực hiện
Hs theo dõi
Hs luyện đọc nhóm
Hs thi đọc 
Lớp bình chọn
Hs nêu 
Hs theo dõi.
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 15 tháng 04 năm 2015
MÔN : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc
Tuần 32 tiết 64
NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ. (trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 1 trong 2 bài thơ ).
II. Đồ dùng :
- Tranh minh họa 2 bài đọc sgk.
- Bảng phụ viết sẵn 2 bài thơ.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs đọc phân vai và trả lời câu hỏi nội dung bài :"Vương quốc vắng nụ cười" 
- Yêu cầu hs nêu nội dung ghi nhớ
- Gv nhận xét 
* Hoạt động 1 : Bài mới
- Gv giới thiệu bài 
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3 : Hướng luyện đọc và tìm hiểu bài 
3.1 Bài : Ngắm trăng
a. Luyện đọc :
- Gọi hs đọc toàn bài thơ
- Yêu cầu 1 hs nêu phần xuất xứ và chú giải
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 3 lượt) 
- Gv sửa lỗi phát âm và kết hợp ghi bảng 
- Yêu cầu hs đọc lại các từ ghi bảng
- Gọi hs đọc chú giải sgk.
- Yêu cầu hs luyện đọc cặp đôi.
- Gọi hs đọc toàn bài
- Gv đọc mẫu và giải thích : Cuộc sống của Bác ở trong tù rất khốn khổ thiếu thốn. Như vậy rất dễ làm cho người ta mệt mõi và suy sụp về ý chí, tinh thần. Nhưng với bác vẫn yêu đời, lạc quan, hài hước. Cảnh khổ cực của Bác :
" Mỗi ngày một nửa chậu nước nhà pha
Rửa mặt, pha trà tự ý ta
Muốn để pha trà đừng rửa mặt
Muốn đem rửa mặt chớ pha trà"
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu hs đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi
+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? (Bị tù đày, ngắm trăng qua khe cửa)
+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng? (Hình ảnh : Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
+ Qua bài thơ em học được điều gì ở Bác Hồ?
+ Bài thơ nói lên điều gì? 
- Gv nhận xét ghi nội dung bài lên bảng : Nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, phong thái ung dung của Bác cho dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng :
- Gọi 1 hs đọc bài thơ 
- Gv treo bảng phụ ghi sẳn đoạn thơ
- Gv đọc mẫu đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- Tổ chức cho hs nhẩm đọc thuộc lòng
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm 2 hs
- Yêu cầu hs thi đọc thuộc lòng trước lớp
- Gv nhận xét 
3.2 Bài : Không đề
a. Luyện đọc :
- Gọi 2 hs đọc nối tiếp bài thơ
- Yêu cầu 2 hs đọc chú giải
- Gv đọc mẫu (giọng ngân nga, thư thái, vui vẽ)
b. Tìm hiểu bài :
+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? (Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ ngữ cho biết : đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn)
+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thài ung dung của Bác hồ? (đường non hoa đầy, tung bay, chim ngàn, xách bưng, dắt trẻ ra vườn tưới rau)
+ Bài thơ nói lên điều gì về Bác? 
- Gv nhận xét ghi nội dung bài lên bảng : Ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.
- Gọi 1 hs đọc bài thơ 
- Gv treo bảng phụ ghi sẳn đoạn thơ
- Gv đọc mẫu đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- Tổ chức cho hs nhẩm đọc thuộc lòng
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm 2 hs
- Yêu cầu hs nối tiếp đọc thuộc lòng bài thơ 
- Yêu cầu hs thi đọc thuộc lòng trước lớp
- Gv nhận xét 
* Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò
+ Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác Hồ?
+ Em học được điều gì ở Bác Hồ?
- Gv nhận xét tiết học - Giáo dục hs qua bài học
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Hát vui
Hs thực hiện
Hs nêu nội dung 
Hs theo dõi
Hs nhắc tựa bài
Hs thực hiện
Hs nêu 
Hs luyện đọc đoạn
Hs luyện đọc từ khó
Hs đọc chú giải 
Hs luyện đọc nhóm
Hs đọc toàn bài
Hs theo dõi
Hs đọc và trả lời 
Lớp nhận xét
Hs nêu
Hs nêu nội dung bài
Hs nhắc lại
Hs thực hiện
Hs thực hiện
Hs luyện đọc nhóm
Hs thi đọc 
Lớp bình chọn
Hs thực hiện
2 hs đọc chú giải
Hs theo dõi
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs nêu nội dung bài
Hs nhắc lại
1 hs đọc bài thơ 
Hs nhẩm đọc
Hs luyện đọc nhóm
Hs luyện đọc
Hs thi đọc
Lớp bình chọn
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 20 tháng 04 năm 2015
MÔN : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc
Tuần 33 tiết 65
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
( tiếp theo)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
 - Hiểu ND : Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. (trả lời được CH trong SGK).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định :
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ : Ngắm trăng ; Không đề và trả lời câu hỏi:
- HS1: Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
- HS2: Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc :
- Gọi hs đọc toàn bài	
- Hướng dẫn hs chia đoạn : Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ta trọng thưởng.
+ Đoạn 2: Tiêùp theo đến đứt dải rút ạ.
+ Đoạn 3: còn lại
- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ khó được viết ở phần chú giải: tóc để trái đào, vườn ngự uyển , áo hoàng bào, đứt dải rút.
- Hướng dẫn đọc đúng một số từ dễ sai: lom khom, dải rút, dễ lây , tàn lụi, căng phồng..
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (giọng nhà vua :dỗ dành, giọng cậu bé: hồn nhiên )
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi:
 + Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu? ( Ở nhà vua-quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm; Ở quan coi vườn ngự uyển-trong túi căng phồng một quả táo đang cắn dở; Ở cậu bé- bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt dải rút)
 + Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
 + Bí mật của tiếng cười là gì? (Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngươcï, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan)
 + Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? (Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những ti nắng mặt trời nhảy múa, sỏi dá reo vang dưới những bánh xe)
 +Gọi hs nêu nội dung bài? (Bài văn cho ta thấy tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.Đồng thời nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của húng ta)
 c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc theo cách phân vai( người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé)
 -HS luyện đọc một đoạn: “ Tiếng cười thật dễ lây.nguy cơ tàn lụi”
 -HS đọc diễn cảm
 - GV cho HS thi đọc 
 -(Nếu còn thời gian HS đọc theo cách phân vai phần 1 và 2 )
 4/ Củng cố – Dặn dò :
 - Câu chuyện này muốn nói với các em điều gì?
- Về đọc lại bài
- Chuẩn bị bài sau :Con chim chiền chiện
- Nhận xét tiết học
Hát vui
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ mỗi em 1 bài và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét
Hs thực hiện
Hs theo dõi
-HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-HS đọc, cá nhân đọc.
-HS đọc nhóm đôi.
- HS đọc to.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung.
-HS thảo luận nhóm đôi và trả lời. 
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS nêu
-HS nhắc lại
-3HS đọc nối tiếp
-3 đọc phân vai.
Nhận xét – khen ngợi.
-2HS đọc.
-HS thi đọc diễn cảm
-HS đọc
-HS nêu.
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 22 tháng 04 năm 2015
MÔN : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc
Tuần 33 tiết 66
 CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ý nghĩa : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. (trả lời được các CH ; thuộc hai, ba khổ thơ)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định : 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi HS đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười” và trả lời câu hỏi.
 +Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
 +Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
 -Nhận xét.
3/ Bài mới:
 a Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 *Luyện đọc:
 - Gọi hs đọc toàn bài.
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, kết hợp sửa lỗi đọc cho HS các từ khó đọc: chiền chiện, bối rối, chan chứa, cao vút.
 -HS đọc lượt 2 kết hợp giải nghĩa từ mới: cao hoài, cao vợi, thì, lúa tròn bụng sữa.
 - Luyện đọc theo cặp.
 - 2 HS đọc bài lại.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài-giọng hồn nhiên, vui tươi.Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả tiếng hót của chim.
 * Tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi: 
 + Con chim chiền chiên bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? ( Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng )
 + Những từ ngữ chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
 + Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện?
 ( Khúc hát ngọt ngào / Tiếng hót long lanh / Như cành sương chói/ Chim ơi, chim nói/ chuyện chi, chuyện chi? / .. )
 + Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào? ( Về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc/ hạnh phúc , tự do / yêu hơn cuộc sống, yêu hơn mọi người /)
 +Nêu đại ý bài?
 c.Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 3.
 -HS nhẩm HTLbài thơ.
 -HS thi nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 4/ Củng cố – Dặn dò :
 - Nêu ý nghĩa bài thơ ? 
 -HS học thuộc lòng bài thơ.
 - Chuẩn bị bài sau: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 -Nhận xét tiết học.
Hát vui
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét
- Hs đọc
-4 HS đọc nối tiếp
-HS đọc từ khó
-HS đọc lượt 2.
-Hs đọc từ giải nghĩa
-HS đọc theo cặp 
-2HS đọc
-HS lắng nghe
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-HS phát biểu
-HS nêu
-HS trả lời
-Nhiều HS nêu
-4 HS đọc nối tiếp -HS đọc diễn cảm
-Luyện đọc thuộc lòng.
-2 HS thi đua đọc.
HS trả lời, cả lớp 
nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 04 tháng 05 năm 2015
MÔN : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc
Tuần 34 tiết 67
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến với giọng rành rẽ, dứt khoát.
 - Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các CH trong SGK).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định : 
2/ Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra 2HS đọc thuộc lòng bài thơ “Con chim chiền chiện” trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK.
 + Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
 + Những câu thơ nói lên tiếng hót của chim chiền chiện?
 Nhận xét.
3/ Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 *Luyện đọc:
- Gọi hs đọc toàn bài	
- Hướng dẫn hs chia đoạn : Bài chia làm 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi ngày cười 400 lần.
 + Đoạn 2: Tiêùp theo đến làm hẹp mạch máu.
 + Đoạn 3: còn lại
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 3 lượt) 
- Gv sửa lỗi phát âm và kết hợp ghi bảng 	
- Yêu cầu hs đọc lại các từ ghi bảng
- Gọi hs đọc chú giải sgk.
- Yêu cầu hs luyện đọc cặp đôi.
- Gọi hs đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài –giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười..
 *Tìm hiểu bài:
 - Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi:
 -Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn?
 + Đoạn 1 : Tiếng cười là đặc điểm quan trọng phân biệt được con người với các động vật khác.
 +Đoạn 2 : Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 + Đoạn 3 : Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
 - Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ ? (Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ quan mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.)
 - Nguời ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.)
 - Em rút ra điều gì cho bài này ? Hãy chọn ý đúng nhất. 
 a.Cần phải cười thật nhiều.
 b .Cần biết sống một cách vui vẻ. 
 c.Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện
 ( Đáp án: ý b )
 - Gọi hs nêu nội dung bài văn ? Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu.
 c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc theo đoạn.
 - GV cho HS thi đọc diễn cảm đoạn : Tiếng cười là liều thuốc bổ. .. . . . . ..làm hẹp mạch máu.
 4/ Củng cố – Dặn dò :
 -Nêu lại đại ý bài?
 - HS về nhà đọc diễn cảm bài văn
- Chuẩn bị bài sau : Ăn mầm đá.
-Nhận xét tiết học.
Hát vui
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét
- Hs đọc
- Đánh dấu vào SGK
- Hs luyện đọc đoạn
Hs luyện đọc từ khó
Hs đọc chú giải 
Hs luyện đọc nhóm
Hs đọc toàn bài
Hs theo dõi
- HS đọc to.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung.
-HS thảo luận nhóm đôi.Tìm câu trả lời đúng.
-HS nêu nội dung 
-HS đọc nối tiếp
-2nhóm thi đọc.
-Nhận xét – khen ngợi.
-HS nêu
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 06 tháng 04 năm 2015
MÔN : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc
Tuần 34 tiết 68
ĂN “MẦM ĐÁ”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hính ; đọc phân biệt.
- Hiểu ND : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khoé giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống .(rả lời được các CH trong SGK).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định : 
2/ Kiểm tra bài cũ :. 
 GV kiểm tra 2HS đọc bài tiếng cười là liều thuốc bổ, trả lời câu hỏi 
 +Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
 +Nêu đại ý bài?
 Nhận xét
 3/ Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Truyện vui ăn “mầm đá”kể về một ông trạng rất thông minh là Trạng Quỳnh. Các em hãy đọc truyện để xem ông Trạng trong truyện này khôn khéo, hóm hỉnh như thế nào ? GV ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn văn của bài (2 lượt.)
 Đoạn 1 : 3 dòng đầu (giới thiệu về Trạng Quỳnh).
 Đoạn 2:Tiếp theo đến hai chữ đại phong ( Câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh)
 Đoạn 3: Tiếp theo đến khó tiêu ( chúa đói )
 Đoạn 4: Còn lại (bài học dành cho chúa)
 -Kết hợp xem tranh minh hoạ truyện , giúp HS hiểu nghĩa một số từ: tương truyền, Thời vua Lê-chúaTrịnh, túc trực, dã vị.
 -Hướng dẫn một số từ khó đọc: châm biếm, bênh vực, độc đáo, xơi; đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Hai HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui , hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện 
 * Tìm hiểu bài:
 - Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “Mầm đá” ? (Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn).
 - Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào ? (Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương để bên ngoài 2 chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.)
 - Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không ? Vì sao ? ( Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có móm đó.)
 - Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ? (Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.)
 - Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ? Mỗi HS nhận xét riêng. VD : Trạng Quỳnh rất thông minh/ Trạng Quỳnh vưà giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa. /Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh.)
 c.Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 -3 HS đọc luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai (người dẫn truyện, Trạng Quỳnh, Chúa Trịnh)
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện và thi đọc diễn cảm một đoạn truyện theo cách phân vai. Có thể chọn đoạn sau :
 “Thấy chiếc lọmiệng đâu ạ.”
 4/ Củng cố :
 -3HS đọc lại theo cách phân vai
 -Nêu đại ý bài: Bài văn ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa.
 5/ Dặn dò:
 -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại truyện vui trên cho người thân.
 - Chuẩn bị tiét sau: Ôn tập HKII
 -Nhận xét tiết học.
Hát vui	
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét
-HS lắng nghe.
-4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
-HS quan sát tranh.
-1HS đọc chú giải
-HS đọc, cá nhân đọc
-Đọc theo nhóm đôi.
-2HS đọc.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-HS phát biểu
-Hs đọc theo lối phân vai
- HS thi đua đọc diễân cảm.
-Lớp nhận xét
-3HS đọc phân vai 
-HS nêu
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 04 tháng 05 năm 2015
MÔN : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc
Tuần 35 tiết 69
ÔN TẬP CUỐI HK II .
(TIẾT 1)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 * Kiểm tra đọc ( lấy điểm ) .
 - Nội dung : Một số bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19- 34 .
 - Kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy , phát âm rõ , tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút , biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
 - Kĩ năng đọc – hiểu : Trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài học .
* Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tác giả , thể loại , nội dung chính của các bài tập đọc trong hai chủ điểm khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 * Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc : Đường đi Sa Pa , Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất , Ăng-co-Vát , Con chuồn chuồn nước , Vương quốc vắng nụ cười , Tiếng cười là liều thuốc bổ , Aên “ mầm đá “ , Hoa học trò , Vẽ về cuộc sống an toàn , Khuất phục tên cướp biển ,Ga-Vrốt ngoài chiến luỹ , Dù sao trái đất vẫn quay và các bài học thuộc lòng : Chợ tết , Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Trăng ơi từ đâu đến ?, Dòng sông mặc áo , Ngắm trăng, Không đề , Con chim chiền chiện .
 * Phiếu học tập kẻ sẵn bảng ( đủ dùng

Tài liệu đính kèm:

  • doctập đọc.doc