Giáo án soạn bổ sung Lớp 5 - Tuần 1 đến 18 - Năm học 2017-2018 - Phạm Xuân Toạn

Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T3)

 TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

 I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS biết về báo hiệu hệ thống đường bộ. Hiểu ý nghĩa, tác dụng của biển báo giao thông.

- Giáo dục các em thực hiên tốt và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt an toàn giao thông

 II. CHUẨN BỊ :

- Phiếu học tập.

-Tranh một số nhóm biển báo hiện giao thông

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Tạo bầu khí:

2. Bài mới:

*Hoạt động 1: Hiệu lệnh và tín

 hiệu giao thông

- Treo tranh

+Khi có tín hiệu đèn giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông chúng ta phải tuân theo lệnh nào

?

- Đèn giao thông có mấy màu và quy định như thế nào?

-GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng

* Hoạt động 2: Hệ thống báo hiệu đường bộ

-Đưa ra hệ thống báo hiệu đường bộ SGK gồm: (Biển báo hiệu,vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn)

- Yêu cầu HS làm phiếu học tập

- Theo dõi, kiểm tra và trợ giúp HS

* Hoạt động 3: Trò chơi

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm

-GV chỉ bất kì một biển báo, yêu cầu HS đọc tên biển báo, ý nghĩa tác dụng của biển báo.

- Nhận xét tuyên dương

* Hoạt động 4: Liên hệ

- Em đã được thực hiện luật an toàn giao thông như thế nào?

- trong lớp những em nào chưa thực tốt ?

- GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

- Dặn dò HS thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy đến trường - HS hát.

-Quan sát tranh T3,4.

-Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào bảng phụ.

-Trợ giúp giáo viên

- Lắng nghe

- Quan sát tranh SGK

-Làm việc theo nhóm, nói cho nhau nghe

- Các nhóm chia sẻ

-Thực hiện

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh nghe trả lời

- Cho HS phát biểu.

- Trình bày

- HS lắng nghe

- Cả lớp lắng nghe.

- Thực hành điều em đã học.

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn bổ sung Lớp 5 - Tuần 1 đến 18 - Năm học 2017-2018 - Phạm Xuân Toạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lời hay nhất. 
 - Cán bộ lớp nhận xét chất lượng hoàn thành các công việc đã phân công và ý thức, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và tổ.
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 7
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T7)
 PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
 I. MỤC TIÊU : 
- Phát động phong trào đôi bạn cùng tiến. – Giáo dục tình cảm bạn bè, lòng nhân ái. 
 II. CHUẨN BỊ : - Các câu hỏi, các bài hát về đôi bạn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Tạo bầu khí: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Đánh giá.
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển 
-Nhóm trưởng tổng kết báo cáo các cặp cùng tiến tiêu biểu.
* Hoạt động 2: Phát động phong trào đôi bạn cùng tiến. 
- Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm đôi bạn giúp đỡ nhau cùng học tập tốt.
- Tổ chức cho các nhóm thi hát, múa giao lưu.
- Giáo dục tình cảm bạn bè, lòng nhân ái qua việc giúp đỡ bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
* Nếu cạnh nơi em ở có những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn, em muốn làm gì để giúp đỡ bạn?
- Giáo dục học sinh biết yêu thương, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn cũng như trong học tập.
- HS hát.
- Các nhóm họp
-Nhóm trưởng báo cáo.
- HS tự chia sẻ.
- Các nhóm thi hát, múa 
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe.
- Thực hành điều em đã học.
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017
Tiết 3 GIÁO DỤC TẬP THỂ (T7)
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 7.
 HỘI VUI HỌC TẬP
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 7: Những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được của cá nhân từng học sinh, của lớp và của trường. Nắm bắt kế hoạch tuần 8.
- Ôn tập củng cố kiến thức các môn học.
- Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.
- Rèn tư duy nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời các câu hỏi.
 II. CHUẨN BỊ : Câu đố vui về các môn học.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Tạo bầu khí: Chơi trò chơi: “Cao thấp”.
2. Tổ chức sinh hoạt: a/ Đánh giá nhận xét tuần 7 – Triển khai kế hoạch tuần 8.
b/ Tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm:
* Hội vui học tập: Câu đố về danh nhân lịch sử.
Phần 1: Ai nhanh, ai giỏi
- Đây là phần thi cá nhân.
Phần 2: Đội nào nhanh hơn, giỏi hơn.
- Đây là phần thi giữa các tổ.
* Một số câu hỏi:
Vua nào xuống chiếu dời đô
 Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam.
 2.Ải nào núi đá giăng giăng
Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu?
 3.Sông nào nổi sóng bạc đầu
Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan.
 4.Vua nào từ thở ấu thơ
Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh.
 5. Vua nào đã bốn nghìn xuân
Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thở.
Phần 2.Một số mốc lịch sử trong tháng 10:
? Bạn hãy kể tên một số ngày lễ trong tháng 10?
- 10-10: Ngày giải phóng thủ đô.
- 15-10: Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục.
- 20-10: Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- 24-10: Ngày Liên hợp quốc.
? Bạn hãy kể một vài tấm gương sáng trong học tập?
* Công bố kết quả thi giữa các đội.
* Một số câu hỏi về kiến thức các bộ môn đã học trong tháng 9,10 ở lớp 5.
* Văn nghệ xen kẽ.
c/ Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:
Ban tổ chức nhận xét kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của cá nhân và các tổ.
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 8
Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T8)
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO.
 I. MỤC TIÊU : 
- HS hiểu: tham gia cá hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- HS có ý thức và hành động thiết thực tham gia cá hoạt động nhân đạotheo khả năng của mình.
 II. CHUẨN BỊ : 
- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân ( có thể là sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền, )
- Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói quà của tổ, của lớp. 
- Chú ý: HS có thể vận động, tuyên truyền người thân tham gia hoạt động nhân đạo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Lễ quyên góp, ủng hộ.
- GV tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình.
- Văn nghệ chào mừng.
- GV mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao quà ủng hộ cho ban tổ chức.
- GV giới thiệu một số hoạt động nhân đạo của trường, địa phương như: Lá lành đùm lá rách, Phong trào tương thân tương ái, Tết vì người nghèo, Tháng hành động vì người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam,
2. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017
Tiết 3 GIÁO DỤC TẬP THỂ (T8)
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 8.
SINH HOẠT VĂN NGHỆ “BÀI CA HỌC TẬP”
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 8: Những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được của cá nhân từng học sinh, của lớp và của trường. Nắm bắt kế hoạch tuần 9.
- Ôn luyện và hiểu thêm ý nghĩa giáo dục của các bài hát.
- Giáo dục thái độ nghiêm túc và ý thức say mê trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ.
 II. CHUẨN BỊ : Câu đố vui về các môn học.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Tạo bầu khí: Chơi trò chơi: “Dài ngắn”.
2. Tổ chức sinh hoạt: a/ Đánh giá nhận xét tuần 8 – Triển khai kế hoạch tuần 9.
b/ Tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm:
* Biểu diễn văn nghệ giữa các tổ.
- Mỗi tổ chuẩn bị ba tiết mục văn nghệ có nội dung về học tập, nhà trường.
* Thi hát, đọc thơ... theo yêu cầu của câu hỏi
* Một số bài hát phục vụ chủ điểm:
- Mơ ước ngày mai(Nhạc: Trần Đức-Lời Phong Thu)
- Hổng dám đâu( Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên)
* Các tổ tiến hành biểu diễn những tiết mục văn nghệ kết hợp với phần đọc, thi hát một số đoạn của bài thơ, bài hát phù hợp với yêu cầu của chủ đề.
- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi, ai giơ tay trước được quyền hát trước hoặc trả lời câu hỏi.
- Ban tổ chức nhận xét.
Các tổ hát những bài hát có chỉ các dụng cụ học tập của người học sinh: sách, bút, cặp, vở, thước, mực, phấn...Những câu hát câu thơ có các từ: trường, lớp, đi học, tới trường, bàn, nghế...
- Biểu diễn văn nghệ của cá nhân và tập thể.
- Thi hát giữa các tổ cũng tiến hành tương tự.
* Các bài hát phục vụ chủ điểm
c/ Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:
Ban tổ chức nhận xét thái độ tham gia và chuẩn bị của các tổ.
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 9
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T9)
 VIẾT THƯ, GỬI THIỆP CHÚC MỪNG THẦY CÔ GIÁO CŨ.
 I. MỤC TIÊU : 
- Phát triển ở học sinh tình cảm thiêng liêng thầy trò.
- HS biết kính trọng , lễ phép biết ơn và yêu quý thầy giáo cô giáo 
- HS yêu trường yêu lớp, thích đi học
 II. CHUẨN BỊ : 
- GV thông báo cho HS biết nội dung kế hoạch trước 1,2 tuần.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ.
- HD học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ về người thầy, các câu chuyện về tình thầy trò.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Tiến hành hoạt động 
- Cả lớp hát bài hát bụi phấn , nhạc Vũ Hoàng-Lời Lê Văn Lộc
- Trao đổi với HS nội dung bài hát nói về điều gì?
- Liên hệ cá nhân: 
? Các em đã bao giờ có cử chỉ hành động hoặc lời nói thể hiện tình cảm yêu quý thầy giáo cô giáo chưa ? Lúa đó thái độ của thầy cô giáo như thế nào ?
? Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý của các thầy cô giáo chưa ? Tâm trạng của em lúc đó ra sao ? Điều đó có ảnh hưởng với em như thế nào ?
- GV đọc cho HS nghe một vài bức thư gửi thầy cô giáo cũ.
- Hướng dẫn HS viết thơ, gửi thiệp chúc mừng thầy cô giáo cũ.
- GV có thể mời một số HS chia sẻ các bức thư đã viết.
- GV khen ngợi một số HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý biết ơn đối với thầy cô giáo cũ.
- HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy trò.
2. Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:
 - Nhận xét kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của cá nhân và các tổ.
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017
Tiết 3 GIÁO DỤC TẬP THỂ (T9)
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 9.
 TẬP HÁT BÀI HÁT, MÚA MỚI
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 9: Những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được của cá nhân từng học sinh, của lớp và của trường. Nắm bắt kế hoạch tuần 10.
- Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ.
 II. CHUẨN BỊ : Máy tính, loa, nhạc và bài hát: “Cháu hát về Đảo xa”.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Tạo bầu khí: Chơi trò chơi: “Dài - ngắn”.
2. Tổ chức sinh hoạt: 
a/ Đánh giá nhận xét tuần 9 – Triển khai kế hoạch tuần 10.
b/ Tổ chức tập các bài hát, múa mới : “Cháu hát về Đảo xa”.
* Cán sự lớp lên điều hành cho lớp tập hát, múa – GV hỗ trợ nhạc, uốn nắn.
 - Chi đội mẫu làm mẫu 1 lần.
- Chi Đội mẫu thực hiện và cả lớp tập theo.
- Cả lớp tập luyện nhiều lần.
* Từng tổ biểu diễn – Các tổ khác và GV nhận xét, sửa chữa.
* Một vài cá nhân lên biểu diễn – HS cả lớp và GV nhận xét, uốn nắn.
c/ Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:
Ban tổ chức nhận xét thái độ tham gia tập luyện của các thành viên và của các tổ.
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 10
Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T10)
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
 I. MỤC TIÊU : 
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày nhà giáo Việt Nam 
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo 
- Tạo không khí thi đua học tập rèn luyện sôi nổi trong học sinh.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS
 II. CHUẨN BỊ : 
- Các sách báo tranh ảnh về ngày Nhà giáo Việt Nam
- Phần thưởng cho các đội thi.
- Các bản thông báo về thể lệ, nội dung thi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1: 
- Trước 1 tháng phổ biến cho HS nắm được :
+ Kế hoạch tổ chức giao lưu.
- Thể lệ cuộc giao lưu: Các đội tham gia khối lớp 5
- Nội dung thi: 
+ Các thông tin liên quan tới ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
+ Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Các hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nguồn thông tin : qua sách báo, tài liệu, đài phát thanh, ti vi, mạng internet..
- Các giải thưởng: Giải đồng đội, Nhất, Nhì, Ba, KK
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
b) Bước 2: Các lớp thành lập đội thi.
- Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm thu thập các tài liệu phục vụ cho buổi giao lưu.
- Các lớp luyện tập các tiết mục văn nghệ.
- Ban tổ chức lựa chọn người dẫn chương trình.(1 nam, 1 nữ)
- Phân công phụ trách các hoạt động trong ban tổ chức (nêu câu hỏi, đáp án)
- Ban giám khảo họp, thống nhất cách cho điểm và phân công trong ban giám khảo.
- Bài trí sân khấu: Phông màn, cờ hoa, Maket : Hội thi hiểu biết về ngày nhà giáo VN;
bàn ghế, Micro, bảng báo kết quả của mỗi đội, bảng thông báo câu hỏi.
c) Bước 3: Tổ chức hội thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Trưởng ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Tiến hành giao lưu: Nội dung giao lưu có thể gồm:
+ Màn chào hỏi của mỗi đội ( Giới thiệu về lớp của mình, các thành tích trong học tập, rèn luyện các mặt)
+ Biểu diễn một tiết mục văn nghệ.
+ Các đội trả lời các câu hỏi do MC đưa ra và thông báo trên bảng chiếu.
d) Công bố kết quả và trao giải.
- Trưởng ban tổ chức hội thi công bố tổng số điểm của mỗi đội và thông báo kết quả hội thi.
- Trao các giải thưởng.
5. Kết thúc hoạt động
 - Nhận xét kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của cá nhân và các tổ.
Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2017
Tiết 3 GIÁO DỤC TẬP THỂ (T10)
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 10.
 PHÁT ĐỘNG THI ĐUA
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 10: Những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được của cá nhân từng học sinh, của lớp và của trường. Nắm bắt kế hoạch tuần 11.
- Giúp học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của tháng học tốt, tuần học tốt.
- Tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn của các thầy, cô giáo.
 II. CHUẨN BỊ : Bản chương trình về học tập của lớp. Bản đăng ký thi đua của tổ, cá nhân.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Tạo bầu khí: Hát tập thể bài “ Khi tóc thầy bạc”
2. Tổ chức sinh hoạt: 
a/ Đánh giá nhận xét tuần 10 – Triển khai kế hoạch tuần 11.
b/ Phát động thi đua:
Lớp phó lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động, người điều khiển và thư ký.
- Lớp trưởng lên trình bày chương trình hoạt động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo Việt nam.
- Nêu lại chỉ tiêu, biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí (Nếu không nhất trí thì điều chỉnh lại chỉ tiêu nào, biện pháp nào? )
- Lớp trưởng phát động thi đua, đề nghị các cá nhân và các tổ trưởng hưởng ứng mhiệt liệt .
- Một số cá nhân lên đọc bản đăng ký của mình. 
- Từng tổ trưởng lên đọc bản đăng ký thi đua của tổ.
* Văn nghệ: Giới thiệu một số tiết mục biểu diễn trước lớp.
c/ Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:
 - GV phát động học sinh thi đua làm nhiều việc tốt, học tập tốt, thực hiện tốt các nề nếp.
 - Ban tổ chức nhận xét thái độ tham gia và chuẩn bị của các tổ.
BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 11
Thứ năm ngày 09 tháng 11 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T11)
 HÁT VỀ THẦY CÔ GIÁO EM
 I. MỤC TIÊU : 
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
- Tạo không khí thi đua rèn luyện sôi nổi.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS
 II. CHUẨN BỊ : 
- Chuẩn bị sân khấu 
- Dàn nhạc phục vụ cho buổi sơ khảo và công diễn 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1: 
- Nhà trường thông báo cho các khối lớp chương trình, kế koạch tổ chức hội diễn VN.
- Nội dung và thể loại : Tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm có nội dung:
+ Ca ngợi công ơn thầy cô giáo.
+ Ca ngợi tình thầy trò
+ Ca ngợi tình bạn
+ Nói về tình cảm với trường lớp.
+ Các bài hát về hoạt động Đội
- Thành lập Ban tổ chức hội diễn
- Các lớp xây dựng chương trình biểu diễn của lớp mình và luyện tập
b) Bước 2: Duyệt các tiết mục văn nghệ của lớp.
- Chuẩn bị sân khấu và các phương tiện phục vụ
- Lựa chọn MC là hai HS lớp 5. 1 nam, 1 nữ.
- Các đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Ban tổ chức duyệt các tiết mục văn nghệ
- Ban tổ chức công bố các tiết mục văn nghệ được tham gia đêm công diễn.
c) Bước 3: 
- Nên tổ chức vào tối ngày 19-11. thông báo cho tất cả các HS và phụ huynh được biết kế hoạch đêm hội diễn
- Ban tổ chức xây dựng chương trình đêm hội diễn.
- Ban tổ chức tổng duyệt chương trình cho đêm hội diễn.
- Chuẩn bị cho đêm hội diễn: chuẩn bị sân khấu, trang trí, dàn nhạc, loa đài,
+ chuẩn bị ghế ngồi cho đại biểu và khách mời.
Chuẩn bị hoavaf quà tặng cho các tiết mục văn nghệ.
d) Bước 4: Đêm công diễn
- MC tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu
- Trưởng ban tổ chức lên khai mạc đêm hội diễn.
- Các tiết mục văn nghệ được trình diễn .
- Kết thúc, MC mời đạibiểu lên tặng quà, hoa cho các diễn viên , các tiết mục xuất sắc.
2. Kết thúc hoạt động 
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tiết 3 GIÁO DỤC TẬP THỂ (T11)
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 11.
 ĐĂNG KÍ THI ĐUA
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 - Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 11: Những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được của cá nhân từng học sinh, của lớp và của trường. Nắm bắt kế hoạch tuần 12.
- Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh.
- Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt; tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô.
- Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập.
 II. CHUẨN BỊ : - Câu hỏi, Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể về công lao của thầy cô đối với học sinh.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Tạo bầu khí: Hát tập thể bài “ Bụi phấn”
2. Tổ chức sinh hoạt: 
a/ Đánh giá nhận xét tuần 11 – Triển khai kế hoạch tuần 12.
b) Trao đổi tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo thông qua một số câu hỏi như:
	- Bạn có biết để có một tiết dạy tốt thầy cô giáo phải chuẩn bị như thế nào không?
	- Thầy cô giáo hy vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta?
	- Bạn có thể làm được việc gì giúp thầy cô giáo dạy tốt?
	- Đối với những học sinh phạm lỗi, thầy cô phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không? Vì sao?
- Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, học sinh cần thực hiện những điều gì?
	Sau khi trao đổi xong mỗi câu hỏi, người điều khiển bổ sung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm, sự tận tâm hết lòng của thầy cô giáo đối với học sinh.
c) Đăng kí tuần học tốt
- Cán bộ lớp nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần "Hái hoa điểm tốt dâng thầy cô giáo".
- Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu đăng kí thi đua của các tổ lên bảng.
3. Kết thúc hoạt động
Cán bộ lớp nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân.
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 12
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T12)
 PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC HIỆU QUẢ
 I. MỤC TIÊU : 
- Rèn luyện được thói quen tự học hiệu quả.
- Giúp HS chủ động, sáng tạo những phương pháp tự học hiệu quả.
- GD học sinh có ý thức tự học một cách có hiệu quả.
 II. CHUẨN BỊ : Sách GD Kĩ năng sống - lớp 5. NXB Giáo dục VN
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Tạo bầu khí: 
2. Bài mới:
GTB, ghi tựa bài
a. Giới thiệu bài: 
- Chủ đề: Tự học và tự giải quyết
- Bài học: Phương pháp tự học hiệu quả.
b. Nội dung
+ HĐ1: Chuẩn bị tâm thế
Câu chuyện: Minh và Hùng
+ HĐ2: Trải nghiệm
+ Bài tập 1: Thảo luận nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- YC thảo luận nhóm 4.
- Trình bày ý kiến
- GV chốt nội dung
+ Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Yc làm bài cá nhân
- Trình bày ý kiến
GV chốt nội dung BT2
+ Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- HD HS viết bài vào SGK
- Trình bày ý kiến
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu bài học
- Cần có phương pháp tự học hiệu quả.
- Mang sách về xem lại bài.
- HS hát.
- HS nhắc lại
- Đọc đầu bài – ghi vở.
- 1HS đọc câu chuyện.
- Lớp đọc thầm.
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS làm bài
- Đại diện vài HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu BT3
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu ý kiến 
- 2 HS nhắc lại.
- HS nghe
- Thực hành điều em đã học.
Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2017
Tiết 3 GIÁO DỤC TẬP THỂ (T12)
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 12.
 SINH HOẠT VĂN NGHỆ
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 - Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 12: Những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được của cá nhân từng học sinh, của lớp và của trường. Nắm bắt kế hoạch tuần 13.
- Hiểu hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.
- Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.
- Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.
 II. CHUẨN BỊ : - Các tiết mục văn nghệ; Cây "Hoa dân chủ"
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Tạo bầu khí: Hát tập thể.
2. Tổ chức sinh hoạt: a/ Đánh giá nhận xét tuần 12 – Triển khai kế hoạch tuần 13.
b) Phần giao lưu văn nghệ
	- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi hái hoa dân chủ.
	- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt như nặn tượng 
3. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đã tham gia.
- Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.
SOẠN BỔ SUNG
TUẦN 13
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
Tiết 6 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T13)
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22 – 12.
 I. MỤC TIÊU : 
- Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22 - 12
- Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
 II. CHUẨN BỊ : 
 - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi, ... liên quan đến chủ đề cuộc giao lưu;
- Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ, máy tính, máy chiếu
- Cờ hoặc chuông báo tín hiệu trả lời.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Tiến hành hoạt động: 
1) Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1-2 tuần , GV cần phổ biến cho HS nắm được:
+ Chủ đề của cuộc giao lưu.
+ Hướng dẫn HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Nội dung: Tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng dân tộc anh hùng cách mạng theo hình thức giải ô chữ.
- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra 1 đội chơi từ 3-5 người. Trong đó có 1 đội trưởng.
- Luật chơi: Các đội thi sẽ lựa chọn một ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm
+ Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa một từ khoá. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây.
+ Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi , đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước.
. Nếu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ dành cho các đội còn lại. Trong trường hợp các đội không có câu trả lời, khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cổ động viên.
+ Mỗi câu trả lời đúng ô hàng ngang sẽ được 10 đ. Trả lời sai không được tính điểm.
+ Nếu đội nào tìm ra được từ khoá hàng dọc sẽ được 30 đ, trả lời sai sẽ mất quyền chơi.
(Lưu ý nên có từ 10 - 15 ô hàng ngang)
+ Soạn các câu hỏi, câu đố trò chơi,.. và các đáp án.
- Tặng phẩm, phần thưởng cho các đội chơi. (Giải thưởng 1 nhất 1 nhì, 1 ba , 1 KK)
- Tặng phẩm nhỏ cho các cổ động viên.
- Cử BGK gồm 3-4 HS
- Mời các thày cô làm cố vấn cho từng chủ đề.
- Cử người dẫn chương trình. Phân công trang trí, phụ trách phần thưởng
- Phân công các tiết mục văn nghệ.
- Mời đại biểu tham dự cuộc thi.
2) Bước 2: Tổ chức cuộc thi
- Ổn định tổ chức, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua ND chương trình
- Giới thiệu BGK
- BGK phổ biến luật chơi
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_bo_sung_Tuan_1_18.doc