Giáo án Ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Ngoài giờ lên lớp

 Lao động làm sạch đẹp trường lớp

A. Mục tiêu:

- HS biết vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

B. Đồ dùng dạy- học:

- Chổi, xô, giành,

C. Các hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức: chuyển tiết, hát.

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Nội dung:

 *Hoạt động 1: GV phân công công việc cho từng tổ.

 + Tổ 1: Quét mạng nhện, quét lớp + hè.

 + Tổ 2: Lau bàn ghế, bảng, cửa lớp.

 + Tổ 3: Vệ sinh sân trước và sau lớp học.

 *Hoạt động 2: HS thực hành vệ sinh.

- GV nhắc HS tẩy nước trước khi quét cho đỡ bụi.

- GV quan sát, nhắc nhở giúp đỡ HS làm việc. - Các tổ làm việc theo sự phân công của GV. Tổ trưởng giám sát và nhắc nhở các bạn trong tổ làm việc có chất lượng.

- HS làm xong thu dọn đồ dùng, rửa tay, chân vào lớp.

 

*Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét.

 Nhận xét mức độ hoàn thành công việc của từng tổ.

- Tuyên dương tổ làm tốt, cá nhân làm tốt - Tổ trưởng báo cáo kết quả công việc của tổ mình.

4. Củng cố:

- Nếu chúng ta không thực hiện vệ sinh mà để trường lớp bẩn thì sẽ có hại gì?

- GV nhận xét chung.

5. Dặn dò:

- GV nhắc nhở và phân công đò dùng cho tiết học sau.

- Về nhà thực hiện vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

 

doc 62 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 744Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được hỏi
- Tôi tên là .
- Tôi 8 tuổi,
- Tôi học lớp 2A, trường tiểu học Yên Nội.
- Tôi là người Việt Nam,
- Tôi là người dân tộc Kinh.
- Tôi có sở thích..
- Tôi có ước muốn khi lớn lên sẽ là.
 * Hoạt động 3: Trò chơi “Đặt tên cho tranh”
- GV chọn trong bộ tranh nhỏ dành cho HS các bức tranh có liên quan đến việc đưa trẻ khi ra đời: được đặt tên, có giấy khai sinh(chọn 5 – 6 tranh). GV chia nhóm, cho các nhóm thi đặt tên thật nhanh và đúng nội dung từng bức tranh. Gọi đại diện nhóm lên giới thiệu từng bức tranh.
=>GV chốt: Mỗi đứa trẻ khi sinh ra là một con người đợc có các quyền: có họ tên, giấy khai sinh, có các đặc điểm riêng và có quyền được tôn trọng các đặc diểm riêng đó. Các em cần biết tôn trọng các bạn khác.
 * Hoạt động bổ trợ
 a) Trò chơi làm quen
- Các tổ đứng thành vòng tròn, tổ trưởng điều khiển các bạn làm quen với, từng HS giới thiệu đầy đủ tên họ của mình, nơi ở, học lớp nào, trường nào, cứ như vậy cho đến hết vòng tròn.
 b) Trò chơi vẽ tranh
- Mỗi HS tự chọn cho mình một biểu tượng(có thể là bông hoa, một cái mũ, một chiếc ôtô, một con chim,) Sau đó em tự chọn màu sắc mà em thích để tô vào biểu tượng đó. Tô xong em phải giải thích vì sao em chon biểu tượng đó?
 4. Củng cố:
- GV cùng HS củng cố, khắc sâu bài.
- GV nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò; Hoạt động nối tiếp: Ghi nhớ điều đã học.
Nhận xét của tổ chuyên môn
Nguyễn Thị Thu Thủy
TUẦN 20
Thứ tư, ngày18 tháng 1 năm 2012
Ngoài giờ lên lớp
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU: 
- HS thấy được ích lợi của môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- HS : chổi, mo hót rác, xô đựng rác; rẻ lau.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 I. Kiểm tra: 
II. Nội dung:
1. Tổ chức: chuyển tiết, hát
2. Kiểm tra: dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là môi trường luôn xanh sạch đẹp.
- GV cho nhiều HS nêu ý kiến
+ GV nhấn mạnh : Có nhiều cây xanh
 Không khí trong lành
 Có thùng đựng rác để đúng nơi quy định ...vv...
 *Hoạt động 2: Em đã làm gì để giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp.
	- Không vứt giấy, rác bừa bãi.
	- Đổ rác đúng nơi quy định.
	- Tiểu tiện đúng chỗ.
	- Không bẻ cành, hái hoa, trèo cây.
 *Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS vệ sinh lớp học, nhặt giấy rác trong lớp.
- Kê dọn bàn ghế ....
4. Củng cố:
- GV cùng HS củng cố, khắc sâu bài.
5. Dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
III. Hoạt động nối tiếp: Dặn HS luôn giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
Nhận xét của tổ chuyên môn
Nguyễn Thị Thu Thủy
 (Tuần nghỉ tết nguyên đán từ ngày20/1 đến ngày 29/1 năm 2012)
________________________________________________________________
TUẦN 21
Thứ tư, ngày1 tháng 2 năm 2012
Ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu.
-Học sinh hiểu đất nước và con người Việt Nam, là nơi sinh sống cùng mọi người và một số sinh hoạt của cộng đồng.
-Biết yêu những cái đẹp của con người và dân tộc mình
-Có tình cảm yêu những bản sắc của quê hương và thân yêu con người Việt Nam.
II.Chuẩn bị.
-Tranh ảnh,bài viết về con người, đất nước.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: chuyển tiết, hát
2.Kiểm tra: đồ dùng học tập
3.Bài mới.
-Giới thiệu bài, ghi bảng.
a.HĐ1:Hoạt động nhóm.
-GV chia lớp thành 3 nhóm. :Các nhóm trưng bày tranh ảnh, bài viết về đất nước con người Việt Nam.
-Cho học sinh thảo luận nhóm: Thảo luận những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam thông qua các hoạt động văn hoá,văn nghệ
-Các nhóm cử nhóm trưởng.
-Mời từng nhóm trình bày kết quả.
-Gọi học sinh bổ xung.
-Gv nhận xét.
b.HĐ2:Hoạt động bổ trợ.
-GV lấy thêm ví dụ: Khu di tích của Việt Nam khoảng 330.000 km kéo dài từ bắc vào nam, thuận lợi cho phát triển du lịch.
-Con người Việt Nam có truyền thống anh dũng, bất khuất, trung hậu,đảm đangđã chiến thắng 3 đế quốc lớn.
-Ngày nay Việt Nam đang khẳng định mình trên trường quốc tế.
4.Củng cố: nhắc lại nội dung bài học. 
5. Dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
Nhận xét của tổ chuyên môn
Nguyễn Thị Thu Thủy
TUẦN 22
Thứ tư, ngày8 tháng 2 năm 2012
Công ước quyền trẻ em
CHỦ ĐỀ 2 : GIA ĐÌNH NƠI EM ĐƯỢC MỌI NGƯỜI THƯƠNG YÊU CHĂM SÓC, CHE CHỞ BỔN PHẬN CỦA EM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu.
-Học sinh hiểu trẻ em có quyền có gia đình, được cha mẹ thương yêu,chăm sóc, giáo dục.Trẻ em không có gia đình được nhà nước quan tâm, chăm sóc, nuôi dạy.
-Trẻ em có bổn phận giúp đỡ, yêu thương ông bà, cha mẹ, yêu quý tự hào về gia đình.
-Biết các quyền mình được hưởng, tham gia công việc gia đình, góp phần mang lại niềm vui cho mọi người.
II.Chuẩn bị:
-Phiếu, đồ dùng đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: chuyển tiết, hát
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới-Giới thiệu bài,ghi bảng.
*Khởi động: Hát bài :Ba mẹ là quê hương.
a.HĐ1:Thảo luận nhóm.
-GV kể chuyện cho hs nghe.
-Hs thảo luận theo 5 câu hỏi.
-GV chốt lại:TE có quyền được sống với cha mẹ và cần thiết phải sống với cha mẹ để được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ. Đó là quyền của TE, các em phải biết hưởng
thụ,bảo vệ quyền đó của mình.
b.HĐ2:Tiểu phẩm-Những đứa con trai.
-GV hướng dẫn hs đóng tiểu phẩm.
-Các nhóm lần lợt lên biểu diễn.
-Lớp thảo luận.
+Vì sao bà cụ nói rằng chỉ có 1 đứa con trai?
+Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện này?
-GV:Con cái là niềm vui, hạnh phúc của bố mẹ,con cái cần có bổn phận quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ.
c.HĐ3:Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
-GV chuẩn bị 6 câu hỏi.
-Cho hs xung phong hái hoa và trả lời nội dung ghi trong hoa.
-Cả lớp nhận xét bổ xung.
*Các hoạt động bổ trợ.
HĐ1: Kể chuyện:Chuyện của 2 anh em.(SGV T18).
HĐ2: Thảo luận nhóm.
-Chia lớp thành 3 – 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
+Các ý kiến dưới đây đúng hay sai? Em hãy đánh dấu x vào chỗ chấm thể hiện sự lựa chọn của em và giải thích tại sao?
-TE có quyền có gia đình, có cha mẹ. ..
-TE có quyền được sống với cha mẹ. ..
-TE có quyền được hưởng sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của cha mẹ. -TE có quyền đòi hỏi cha mẹ bất cứ điều gì. 
-Đánh đập, ngược đãi TE là vi phạm PL. 
-TE không nơi nương tựa được nhà nước và XH chăm sóc nuôi dạy. ..
+Các nhóm trình bày ý kiến.
4.Củng cố, 
-Lớp nhận xét và bổ sung.
5. Dặn dò.
-Gv chốt lại các quyền, bổn phận cơ bản của TE.
TUẦN 23
Thứ tư, ngày15 tháng 2 năm 2012
Ngoài giờ lên lớp
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
A. Mục tiêu: 
- HS thấy được ích lợi của môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- HS : chổi, mo hót rác, xô đựng rác; rẻ lau.
C. Các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra: 
II. Nội dung:
1. Tổ chức: chuyển tiết, hát
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới- Giới thiệu bài,ghi bảng.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là môi trường luôn xanh sạch đẹp.
- GV cho nhiều HS nêu ý kiến
+ GV nhấn mạnh : Có nhiều cây xanh
 Không khí trong lành
 Có thùng đựng rác để đúng nơi quy định ...vv...
 *Hoạt động 2: Em đã làm gì để giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp.
	- Không vứt giấy, rác bừa bãi.
	- Đổ rác đúng nơi quy định.
	- Tiểu tiện đúng chỗ.
	- Không bẻ cành, hái hoa, trèo cây.
 *Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS vệ sinh lớp học, nhặt giấy rác trong lớp.
- Kê dọn bàn ghế ....
4. Củng cố:
- GV cùng HS củng cố, khắc sâu bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
III. Hoạt động nối tiếp: Dặn HS luôn giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
TUẦN 24
Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2012
Ngoài giờ lên lớp
VĂN NGHỆ CA NGỢI ĐẢNG – BÁC HỒ KÍNH YÊU
I.Mục tiêu.
-HS hiểu thêm về những công lao của Bác Hồ và của Đảng đối với dân tộc ta.
-Sống và học tập làm theo tấm gương của Bác Hồ.
II.Chuẩn bị.
-Tranh ảnh về Bác Hồ.
-Các bài hát ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Tổ chức: hát
2.Kiểm tra .
3.Bài mới: Giới thiệu bài,ghi bảng.
a.HĐ1:Tìm hiểu về Bác Hồ.
-Gv chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
-Đảng CSVN được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Thành lập ngày 3 - 2 - 1930
-Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? ở đâu?
Bác Hồ sinh ngày 19 - 5 - 1890 - Quê Bác ở Nam Đàn -Nghệ An.
-Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng những đế quốc nào?
Chiến thắng Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
-Bác Hồ đi tìm đờng cứu nước từ đâu?
Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bế cảng Nhà Rồng ngày 5-6-1911.
-Bác đã mất năm nào? Bác mất ngày 3-9-1969.
+KL:Bác Hồ đã hy sinh cả cuộc đời của mình vì đất nước,vì thế hệ chúng ta bây giờ và Đảng CSVN đã luôn đem lại cho chúng ta cuộc sống ấm no hạnh phúc.Vì thế mỗi các em hãy học tập và rèn luyện đạo đức để phục vụ nước nhà sau này.
b.HĐ2:Thảo luận nhóm.
-Chia lớp thành 4 nhóm,cho các nhóm tìm các bài hát ca ngợi về Đảng và Bác Hồ.
-Mời các nhóm lên trình bày bài hát ca ngợi về Đảng và Bác Hồ.
-Cho các nhóm khác nhận xét.
4.Củng cố :-Gv nhận xét và đánh giá khen ngợi các nhóm.
5. Dặn dò. chốt nội dung bài học.
HỌC CÁC NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH
a. Mục tiêu:
 - Qua giờ học giúp HS hiểu được 5 nhiệm vụ của người HS và thực hiện các nhiệm vụ đó.
b. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ ghi 4 nhiệm vụ của người HS.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 4 nhiệm vụ của người học sinh yêu cầu HS đọc thầm 4 nhiệm vụ đó.
- 2 HS đọc lại.
GV: Đây là điều 39 trích trong Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo quyết định số 22- QĐ - BGD - ĐT.
- GV đọc lại 4 nhiệm vụ của HS tiểu học.
- HS tiểu học có mấy nhiệm vụ? đó là những nhiệm vụ nào?
 HS tiểu học có 4 nhiệm vụ, đó là: 
 1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; chấp hành các quy tắc an toàn xã hội.
 2. Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trờng.
 3. Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh, giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trương, giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội phù hợp với lứa tuổi.
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi dể trả lời các câu hỏi sau:
- Em đã thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người HS chưa?
-Trong 4 nhiệm vụ đó em thấy nhiệm vụ nào khó thực hiện nhất? Vì sao?
- Em đã chăm lo rèn luyện thân thể và bảo vệ môi trường chưa?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cùng cả lớp nhận xét. Tuyên dương cá nhân , tổ, nhóm thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người HS tiểu học.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS củng cố , khắc sâu về 4 nhiệm vụ của người HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc 4 nhiệm vụ của người HS.
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2009
 Ngoài giờ lên lớp
 VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
a. Mục tiêu: 
- HS biết vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
b. Đồ dùng dạy- học:
- Chổi, xô, giành,
c. các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
 *Hoạt động 1: GV phân công công việc cho từng tổ.
 + Tổ 1: Quét mạng nhện, quét lớp + hè.
 + Tổ 2: Lau bàn ghế, bảng, cửa lớp.
 + Tổ 3: Vệ sinh sân trước và sau lớp học.
 *Hoạt động 2: HS thực hành vệ sinh.
- GV nhắc HS tẩy nước trước khi quét cho đỡ bụi.
- GV quan sát, nhắc nhở giúp đỡ HS làm việc.
- Các tổ làm việc theo sự phân công của GV. Tổ trưởng giám sát và nhắc nhở các bạn trong tổ làm việc có chất lượng.
- HS làm xong thu dọn đồ dùng, rửa tay, chân vào lớp.
*Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét.
 Nhận xét mức độ hoàn thành công việc của từng tổ.
- Tuyên dương tổ làm tốt, cá nhân làm tốt
- Tổ trưởng báo cáo kết quả công việc của tổ mình.
3. Củng cố:
- Nếu chúng ta không thực hiện vệ sinh mà để trường lớp bẩn thì sẽ có hại gì?
- GV nhận xét chung.
III. Hoạt động nối tiếp: 
Về nhà thực hiện vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
TUẦN 4
 Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010
 Ngoài giờ lên lớp:
TÌM HIỂU , ÔN LẠI VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
TỐT ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu
	- HS nắm được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường
	- Tự hào và phát huy tốt truyền thống đó.
II. Tiến hành
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Các em biết những truyền thống tốt đẹp nào của trường ?
- Ngoài những truyền thống đó ra 
trường ta còn có truyền thống kính thầy, yêu bạn, dạy tốt, học tốt
- Thái độ của em như thế nào trứơc những truyền thống đó ?
- Lớp ta có những bạn nào đã thực hiện được điều đó ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt nội dung.
- HS phát biểu
- Tự hào về truyền thống đó, phát huy tốt hơn nữa những truyền thống tốt đẹp của trường.
- HS phát biểu
III. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà học tập tốt noi gương truyền thống của trường.
TUẦN 5
 Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Ngoài giờ lên lớp:
 TỔ CHỨC TẾT TRUNG THU CHO HỌC SINH
 ( Hoạt động của Đội tổ chức)
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 4 tháng 11 năm 2010
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
GIÁO DỤC, THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG(TIẾT1)
a. Mục tiêu: 
 	- HS có ý thức vệ sinh cá nhân
	- Thường xuyên vệ sinh răng miệng
b. Đồ dùng dạy- học:
 - Bàn chải và kem đánh răng.
c. Các hoạt động dạy- học:
*a. Hoạt động 1 : 
- Để giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày chúng ta phải làm gì ?
- Hàng ngày đánh răng mấy lần ? 
- Vào lúc nào ?
- Em đánh răng như thế nào ?
- Ngoài việc đánh răng thường xuyên ta cần bảo vệ răng như thế nào ?
*. HĐ2 : Thực hành đánh răng.
- GV dùng bàn chải, kem đánh răng HD HS cách đánh răng
- Phải đánh răng thường xuyên
- HS trả lời
- Đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy
- Dùng bàn chải và kem đánh răng để đánh cả ba mặt của răng
- Không ăn uống quá nóng, quá lạnh, không cắn vật cứng
- HS thực hành đánh răng
* Củng cố:
- GV cùng HS củng cố, khắc sâu bài.
- GV nhận xét giờ học.
III. Hoạt động nối tiếp: 
 Dặn HS về nhà thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng.
TUẦN 7
Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2010
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
GIÁO DỤC, THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG (T2 )
a. Mục tiêu: 
 	- HS có ý thức vệ sinh cá nhân
	- Thường xuyên vệ sinh răng miệng
b. Đồ dùng dạy- học:
 - Bàn chải và kem đánh răng
c. Các hoạt động dạy- học:
*a. Hoạt động 1 : 
- Để giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày chúng ta phải làm gì ?
- Hàng ngày đánh răng mấy lần ? 
- Vào lúc nào ?
- Em đánh răng như thế nào ?
- Ngoài việc đánh răng thường xuyên ta cần bảo vệ răng như thế nào ?
*. HĐ2 : Thực hành đánh răng.
- GV dùng bàn chải, kem đánh răng HD HS cách đánh răng
- Phải đánh răng thường xuyên
- HS trả lời
- Đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy
- Dùng bàn chải và kem đánh răng để đánh cả ba mặt của răng
- Không ăn uống quá nóng, quá lạnh, không cắn vật cứng
- HS thực hành đánh răng
 * Củng cố:
- GV cùng HS củng cố, khắc sâu bài.
- GV nhận xét giờ học.
III. Hoạt động nối tiếp: 
 Dặn HS về nhà thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng.
TUẦN 8
Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2010
An toàn giao thông
BÀI 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
A. Mục tiêu:
 + Kiến thức: HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
- HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố.
+ Kỹ năng: Phân biệt những hành vi nguy hiểm và an toàn khi đi trên đường.
- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn, qua ngã tư.
+ Thái độ: Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn giao thông. 
B. Đồ dùng dạy- học: 
 Tranh SGK.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra: 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm.
a. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường.
 - Nhận biết các hành vi an toàn và không an toàn khi đi trên đường.
b. Cách tiến hành: 
- GV giải thích thế nào là an toàn và không an toàn (đưa ví dụ cụ thể)
+ An toàn: Khi đi trên đường không xảy ra va quyệt, không bị ngã, bị đau, đó là an toàn.
+ Nguy hiểm: Là hành vi dễ gây tai nạn.
- GV chia lớp thành 3 nhóm để quan sát tranh xem hành vi nào là an toàn và hành vi nào là không an toàn.
- Quan sát tranh SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, bổ xung:
. Tranh 1: Đi qua đường cùng với người lớn, đi trong vạch đi bộ qua đường là an toàn.
. Tranh 2: Đi bộ trên vỉa hè, quần áo gọn gàng là an toàn.
. Tranh 3: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy là an toàn.
. Tranh 4: Chạy xuống lòng đường nhặt bóng là không an toàn.
. Tranh 5: Đi bộ một mình qua đường là không an toàn.
. Tranh 6: Đi qua đường trước đầu ô tô là không an toàn.
c. Kết luận:
- Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn.
- Đi bộ phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn.
- Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm.
- Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ đèo là nguy hiểm.
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
a. Mục tiêu: Giúp các em biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
b. Cách tiến hành: GV chia lớp thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu với các tình huống.
+ Nhóm 1: Em và các bạn đang ôm bóng đi từ nhà ra sân trường chơi. Quả bóng tuột khỏi tay em lăn xuống đường, em có chạy theo nhặt bóng không? Làm thế nào để lấy được quả bóng?
+ Nhóm 2: Em có một chiếc xe đạp mới, bạn em muốn đèo em ra phố chơi nhưng đường phố rất đông. Em có đi không ? và nói gì với bạn?
+ Nhóm 3: Em và mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ đều bận xách túi. Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường?
+ Nhóm 4: Em và một số bạn đi học về, đến chỗ có vỉa hè rộng các bạn rủ em chơi đá cầu. Em có cùng chơi không? em sẽ nói gì với các bạn?
+ Nhóm 5: Có mấy bạn phía bên kia đường đang đi đến nhà thiếu nhi, các bạn vẫy em sang đi cùng nhưng đường có nhiều xe cộ đi lại. Em làm gì? làm thế nào để qua đường đi cùng với các bạn?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
1. Nhờ người lớn ra lấy hộ.
2. Không đi và khuyên bạn không nên đi.
3. Nắm vào vạt áo của mẹ.
4. Không chơi và khuyên bạn tìm chỗ chơi khác.
5. Tìm người lớn và nhờ đưa qua đường.
c. Kết luận: 
Khi đi bộ qua đường trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đã bóng, đá cầu trên vỉa hè, đường phố. Nhắc nhở các bạn mình không tham gia vào các hoạt động đó.
 Hoạt động 3: An toàn trên đường phố.
a. Mục tiêu:HS biết khi đi học , đi chơi phải chú ý để đảm bảo sự an toàn.
b. Cách tiến hành: 
Cho HS nói về an toàn trên đường đi học.
- Em đi học trên con đường nào? Em đi như thế nào để đảm bảo được sự an toàn?
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường.
- Chú ý tránh xe đi trên đường.
- Không đùa nghịch trên đường.
- Khi qua đường chú ý các xe cộ đi lại.
c. Kết luận: 
- Trên đường có nhiều loại xe đi lại ta phải chú ý khi đi trên đường.
- Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải
- Quan sát kĩ trước khi qua đường để đảm bảo an toàn 
3. Củng cố:
- GV cùng HS khắc sâu nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học.
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
EM LÀM VỆ SINH LỚP HỌC
A. Mục tiêu: 
- HS biết vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Chổi, xô, 
C. các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
 *Hoạt động 1: GV phân công công việc cho từng tổ.
 + Tổ 1: Quét mạng nhện, quét lớp + hè.
 + Tổ 2: Lau bàn ghế, bảng, cửa lớp.
 + Tổ 3: Vệ sinh sân trước và sau lớp học.
 *Hoạt động 2: HS thực hành vệ sinh.
- GV nhắc HS tẩy nước trước khi quét cho đỡ bụi.
- GV quan sát, nhắc nhở giúp đỡ HS làm việc.
- Các tổ làm việc theo sự phân công của GV. Tổ trưởng giám sát và nhắc nhở các bạn trong tổ làm việc có chất lượng.
- HS làm xong thu dọn đồ dùng, rửa tay, chân vào lớp.
 *Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét.
- Nhận xét mức độ hoàn thành công việc của từng tổ.
- Tuyên dương tổ làm tốt, cá nhân làm tốt.
- Tổ trưởng báo cáo kết quả công việc 
của tổ mình.
3. Củng cố:
- Nếu chúng ta không thực hiện vệ sinh mà để trường lớp bẩn thì sẽ có hại gì?
- GV nhận xét chung.
III. Hoạt động nối tiếp: 
- Về nhà thực hiện vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 2 tháng 11 năm 2010 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
BÀI 3: HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG.
 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
A. Mục tiêu:
 + Kiến thức: - HS biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường.
 - Biết màu sắc, hình dáng, đặc điểm của nhóm biển báo cấm. 
 - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo giao thông.
+ Kỹ năng: - Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT.
 - Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 112
+ Thái độ: - Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT.
 - Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông.
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh SGK; biển báo 101, 102, 112 phóng to.
C. Các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra: 
 ? Khi đi lại trong ngõ em cần đi như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
 * Hoạt động 1: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
a. Mục tiêu: Giúp HS biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện hiệu lệnh đó.
b. Cách tiến hành:
- GV treo 5 bức tranh H1,2,3,4,5 .Hướng dẫn HS cùng quan sát, tìm hiểu các tư thế điều khiển của cảnh sát giao thông và nhận biết việc thực hiện theo hiệu lệnh đó.
 + Hình 1: Hai tay dang ngang.
 + Hình 2,3: Một tay dang ngang.
 + Hình 5,6: Một tay giơ trước mặt theo chiều thẳng đứng.
- GV làm mẫu, giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
- Quan sát, thảo luận nhóm.
- 2HS lên bảng thực hành làm CSGT.
- Thực hành đi đường theo hiệu lệnh của CSGT.
c. Kết luận: Ngiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
 a. Mục tiêu: Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm của nhóm b

Tài liệu đính kèm:

  • docngoaigiolenlop4-2011-1012.doc