Giáo án Nâng cao lớp 2 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

 - Hình thành cho học sinh một số kĩ năng trong các hoạt động của phân môn Tập đọc.

- Đọc trơn được cả bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.

- Hiểu nội dung bài

 II. LÊN LỚP:

1. Luyện cách đọc nối tiếp câu, đoạn.

a) Luyện đọc câu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu theo hàng dọc, hàng ngang.

Trong khi hs đọc gv theo dõi để hướng dẫn hs đọc đúng các từ khó: nguệch ngoạc, thỏi sắt, mải miết

- Lưu ý học sinh khi bạn đọc phải theo dõi để đọc nối tiếp.

-YC hs đọc to để bạn theo dõi

b) Luyện đọc đoạn.

GV hd kĩ cách ngắt giọng: Treo bảng phụ ghi sẵn câu văn cần hd dùng / hoặc// để hs nhận biết

Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//

HD trả lời câu hỏi.

Đoạn1: Lúc đầu cậu bé học hành ntn?

Đoạn2: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

Cậu bé có tin là từ một thỏi sắt có thể mài thành chiếc kim khâu được không? Tại sao?

Đoạn 3: Bà cụ giảng giải ntn?

 

doc 6 trang Người đăng honganh Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Nâng cao lớp 2 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ 2 ngày 16 tháng 8 năm 2010
 Tiếng việt: Luyện đọc
 Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
I. Mục tiêu: 
 - Hình thành cho học sinh một số kĩ năng trong các hoạt động của phân môn Tập đọc.
- Đọc trơn được cả bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài
 II. Lên lớp:
1. Luyện cách đọc nối tiếp câu, đoạn.
a) Luyện đọc câu.
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu theo hàng dọc, hàng ngang.
Trong khi hs đọc gv theo dõi để hướng dẫn hs đọc đúng các từ khó: nguệch ngoạc, thỏi sắt, mải miết 
- Lưu ý học sinh khi bạn đọc phải theo dõi để đọc nối tiếp.
-YC hs đọc to để bạn theo dõi
b) Luyện đọc đoạn.
GV hd kĩ cách ngắt giọng: Treo bảng phụ ghi sẵn câu văn cần hd dùng / hoặc// để hs nhận biết
Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//
HD trả lời câu hỏi.
Đoạn1: Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
Đoạn2: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Cậu bé có tin là từ một thỏi sắt có thể mài thành chiếc kim khâu được không? Tại sao?
Đoạn 3: Bà cụ giảng giải ntn?
Đoạn 4: Lời giảng giải của bà cụ làm cho cho cậu bé hiểu ntn?
Lưu ý hs: Mỗi câu hỏi có thể ứng với nội dung của một đoạn, vì vậy cần đọc kĩ để tìm câu trả lời.
2. Hướng dẫn cách xem để hiểu nghĩa của từ mới.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem ở phần giải nghĩa từ.
3. Luyện đọc toàn bài:
Phân vai luyện đọc đoạn2, 3. Đọc theo nhóm3
Luyện đọc toàn bài 2 hs khá giỏi đọc
 HS nx bình chọn bạn đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần
Toán: Ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu các số đến 100.
II. Lên lớp:
A. Ra bài tập:
 Bài 1: GV nêu yc bài tập - HS làm vào vở 
 -Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 + Số bé nhất có một chữ số là...
 + Số lớn nhất có hai chữ số là...
 + Số 100 là số có... chữ số.
 + Các số tròn chục có hai chữ số là
Bài 2: GV nêu yc bài tập.
+ Số liền sau của số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
 A, Số 9; B, Số 10; C, Số 11.
 + Số liền trước của số lớn nhất có có 2 chữ số là số nào?
 A, Số 89; B, Số 95; C, Số 98
 + Số liền sau của số bé nhất có hai chữ số là số nào?
 A, Số 10; B, Số 9; C, Số 11 
 Bài 3: Yc hs nắm được cấu tạo số có 2 chữ số có 2 chữ số: chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị. 
+ Trong số 76 chữ số nào ở hàng đơn vị?
 A, Chữ số 7; B, Chữ số 6, C, Cả hai đều sai.
 + Trong số 48 chữ số nào ở hàng chục.
 A, Chữ số 4; B, Chữ số 8, C, Cả hai đều đúng. 
Bài4: Lớp 2B có 21 bạn trai và 12 bạn gái.Hỏi lớp 2B có bao nhiêu bạn trai và gái?
?Bài toán cho biết gì?
?Bài toán cho hỏi gì?
?Muốn biết lớp 2B có bao nhiêu bạn ta làm ntn?
Bài5: Với hai chữ số 5 và 6 hãy viết các số có hai chữ số khác nhau.
 B. Chấm và chữa bài:
C. Củng cố, dặn dò: Về nhà ôn lại bài
 Thứ 3 ngày 17 tháng 8 năm 2010
 Toán: Ôn tập các số đến 100 ( tiếp)
 I. Mục tiêu:
-Tiếp tục giúp hs củng cố về cấu tạo, thứ tự, cách thực hiện phép tính trong phạm vi 100. Vận dụng để giải bài toán có lời văn. 
II. Lên lớp :
A. Bài tập HS làm bài vào vở.
-GV theo dõi giúp đỡ một số em yếu hơn, lưu ý hs bài khó phải sử dụng giấy nháp.
Bài 1:a) Viết các số có hai chữ số lớn hơn 95.
 b)Viết các số có hai chữ số lớn hơn 78 và bé hơn 83.
Bài 2: Viết các số gồm:
 a) 6 chục và 4 đơn vị.
 b) 9 chục và 5 đơn vị
Bài 3: Viết theo mẫu: 28 = 20 + 8
 33 = ........... 54 = .........
 60 = ........... 19 = ..........
Bài4. Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 32, 24, 63, 18, 27, 46, 53.
Bài 5. Từ ba chữ số 3, 5, 6 . Em hãy viết tất cả các số có hai chữ số khác nhau.
HD hs: Lần lượt lấy từng chữ số làm hàng chục, chữ số còn lại làm hàng đơn vị
 3 - 5 5 - 6 6 - 5
 3 - 6 5 - 3 6 - 3
Bài 6: Tuổi của chị là số lớn nhất có một chữ số, tuổi của em là 5. Hỏi chị hơn em bao nhiêu tuổi?
B. Chấm, chữa bài.
C. Nhận xét- dặn dò.
 Tiếng việt: Luyện viết chữ hoa A
I. Mục tiêu: Giúp hs rèn luyện kĩ năng viết đúng, chữ hoa a theo cỡ vừa và nhỏ.
 Viết đúng, đều khoảng cách cụm từ ứng dụng.
II. Hoạt động lên lớp.
 1. Luyện viết chữ hoa a.
 - GV hd lại quy trình viết chữ hoa a. 2 hs nhắc lại.
 - Yêu cầu hs viết lại vào bảng con, GV uốn nắn sửa sai.
 - Lưu ý: Khoảng cách giữa nét 1 và nét 2, vị trí nét lượn ngang.
 2. Luyện viết chữ Anh và cụm từ ứng dụng.
Nhắc lại cách nối nét giữa chữ a và chữ n: Nét cuối của con chữ a nối liền nét đầu tiên của con chữ n
- Khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ bằng 1 con chữ o.
- Độ cao của các con chữ
3. Học sinh viết bài vào vở. Viết bài theo yêu cầu
 GV nhắc nhở hs tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết.
4. Chấm một số bài- nhận xét 
 Nêu một số lỗi hs thường mắc phải, yêu cầu hs sửa lại vào bảng con.
5. Dặn dò.
 	 Thứ 5 ngày 19 tháng 8 năm 2010 
 Toán: Ôn. Số hạng - tổng
 I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố cách gọi đúng tên thành phần và kết quả của phép cộng. Củng cố, khắc sâu về phép cộng không nhớ các số có hai chữ số. Củng cố về giải bài toán có lời văn 
 II. Hoạt động dạy học:
A. Củng cố cách gọi tên thành phần và kết quả của phép cộng.
 GV ghi một số phép tính: Yêu cầu hs xác định tên gọi của các số
HS trả lời miệng, mỗi phép tính 2-5 em 
 15 + 12 = 27 
 32 + 6 = 38 
 78 = 34 + 44
B. Bài tập vận dụng.
YC hs làm vào vở , GVtheo dõi giúp đỡ một số em.
Bài 1. Đặt tính rồi tính tổng biết các số hạng lần lượt là:
24 và 63 35 và 52 30 và 18 9 và 40
Bài 2. Năm nay tuổi con là 6 , tuổi mẹ là 32. Tính tổng số tuổi của mẹ và con?
Bài 3. Lấy các chữ số 3, 6 làm chữ số hàng chục, các chữ số 1,4,7 làm chữ số hàng đơn vị.Em hãy viết các số có hai chữ số khác nhau.
2 hòn cho
Bài 4. Số bi của An và Ba bằng nhau. Nếu An cho Ba 2 hòn bi thì Ba sẽ nhiều hơn An mấy hòn bi?
HD hs vẽ sơ đồ: 
2 hòn nhận
 Số bi của An: 
 Số bi của Ba: 
Bài giải:
 Nếu An cho Ba 2 hòn bi thì số bi của Ba sẽ nhiều hơn An là
 2 + 2 = 4 ( hòn )
 Đáp số: 4 hòn bi.
Bài 5. X là số nào biết:
a) 72 < x < 80
X có thể là 73, 74, 75 ,76, 77, 78, 79
b) 47 > x > 41
 X có thể là 32, 33, 34, 35, 36,37,38,39, 40
C. Chấm, chữa bài.
D.Nhận xét - dặn dò.
 Tiếng việt: Ôn từ và câu.
I.Mục tiêu: Giúp hs củng cố khái niệm từ và câu. Nắm vững mối quan hệ giữa sự vật, hành động với tên gọi của chúng. Biết dùng từ để đặt những câu đơn giản.
II. Hoạt động lên lớp.
 A. Củng cố từ và câu
 ? Tìm 5 từ chỉ đồ dùng học tập. Yêu cầu nhiều hs trả lời, lớp nx bổ sung
 sách, vở, thước kẻ, bảng, bút
 ? Tìm 5 từ chỉ đồ dùng trong gia đình. 3 hs trả lời.
 Đồ dùng học tập hay đồ dùng trong gia đình gọi chung là đồ vật. Người ta dùng từ để chỉ mỗi đồ vật.
 ? Tìm 5 từ chỉ hoạt động.
 ? Tìm 3 từ chỉ tính nết của một HS ngoan.
 YC hs đặt câu với từ tìm được. GV hd HS nx bổ sung để có câu văn hay.
B. Bài tập vận dụng.
 Bài1.Sắp xếp các từ đã cho vào cột thích hợp.
( sách, chăm chỉ, đọc, vở, phấn, nghe, lười biếng, lễ phép, thước kẻ, đếm, đoàn, bút màu, chạy, cần cù, nói, giấy nháp, hồn nhiên, đứng.).
Từ chỉ sự vật
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ tính nết
GV hd HS đọc lần lượt từng từ và xếp vào cột cho thích hợp.
GV làm mẫu 3 từ ở 3 cột. HS làm bài vào vở.
Chữa bài:Gọi 3 HS lên bảng viết từ ở 3 cột, 1 HS đọc từ, nếu từ đó thuộc cột nào thì bạn ở cột đó viết. Lớp nx.
Bài 2. Đặt câu với mỗi từ sau:
 Nghe, chăm chỉ, bút màu.
 Yêu cầu HS đọc câu đặt được- cho hs ns chọn câu hay nhất, GV ghi lên bảng.
Bài 3.Ghi Đ vào ô trông trước dòng đã thành câu.
 a) Cô bé đang ngắm hoa.
 b) Những bông hoa trong vườn rất đẹp.
 c)Em là học sinh lớp 2B.
 d) Cố gắng học giỏi.
 e)Chúng em tập thể dục.
Bài 4. Điền " k " hoặc " c " vào chỗ trống.
 Con á con iến cây ầu, dòng ênh.
 - càng ua, ý iến, cái kèn, chữ í.
 C. Chấm- chữa bài.
 D. Dặn dò. 
 Thứ 6 ngày 21 tháng 8 năm 2009
 Toán: Ôn hai đơn vị đo độ dài cm- dm.
I. Mục tiêu: Củng cố về hai đơn vị đo độ dài đã học cm, dm và mối quan hệ giữa hai đơn vị đó. Biết làm phép tính kèm theo đơn vị đo.
II. Hoạt động lên lớp.
A. Củng cố mối quan hệ giữa hai đơn vị đo.
 ? 1dm bằng mấy cm.
 ? 10 cm bằng mấy dm.
GV hd: 1 dm 2 cm=cm
Đổi 1 dm = 10cm , lấy 10 cm + 2cm = 12cm
Vậy 1dm 2cm = 12cm.
YC 2-3 HS làm miệng: 2dm 3cm = cm
 32cm =dmcm.
B. Bài tập vận dụng.
Bài 1: Học sinh làm miệng.
 Đánh dấu cộng trước câu viết đúng:
A. Đề – xi – mét là đơn vị đo chiều cao.
B. Đề - xi – mét là một đơn vị đo đoạn thẳng.
C. Đề – xi mét là một đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Học sinh làm bảng con.
Điền số thích hợp vào ô trống:
 1 dm = ...cm 2dm = ...cm
 50 cm = ....dm 69 cm = ...dm ...cm
Bài 3: Tính:
43 dm + 26 dm= 22 dm + 7 dm =
78 dm - 8 dm = 6 dm + 42 dm= 
Bài 3: Học sinh làm vào vở.
Đoạn thẳng MN dài 21 dm. Đoạn thẳng PQ dài 16 dm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu đề - xi – mét?
Bài 4: Tổ em có 4 bạn rất ngoan là Tâm, Lan, Tùng, Toàn và 5 bạn học rất giỏi là Tùng, Tâm, Hạnh, Hương, Lan. Hỏi tổ em có bao nhiêu bạn vừa rất ngoan vừa rất giỏi?
 Bài giải: Cách 1.
 Các bạn rất ngoan: Tâm, Lan, Tùng, Toàn.
 Các bạn rất giỏi: Tâm, Lan, Tùng, Hạnh ,Hường.
Các bạn được ghi tên hai lần là các bạn vừa rất ngoan vừa rất giỏi nên có 3 bạn là: Tâm, Lan, Tùng.
 Cách 2: Các bạn rất ngoan: 
:
 Các bạn rất giỏi :
 Có 3 bạn rất ngoan và rất giỏi là Tâm, Lan, Tùng. 
B. Giáo viên chấm và chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
 Tiếng Việt: Ôn : Tự giới thiệu - câu và bài.
I. Mục tiêu: Giúp HS biết tự giới thiệu về bản thân, phân biệt lời chào, lời tự giiới thiệu để vận dụng vào thực tế. 
Biết sắp xếp các câu văn để tạo thành một đoạn, bài.
II. Hoạt động dạy học.
A. Ôn: tự giới thiệu.
 YC một số HS lên bảng tự giới thiệu về 
mình cho các bạn nghe. Lớp theo dõi để nói lại những điều
 mình biết về bạn.
B. Bài tập vận dụng:
 Bài 1: Sắp xếp lại thứ tự các câu sau để thành một đoạn văn nói về hai bạn học sinh trong vườn hoa.
a) Tùng thấy thế liền ngăn bạn lại.
b) Ngọc và Tùng cùng dạo chơi trong vườn hoa.
c) Tùng nói: "Hoa trong vườn trường là để mọi người cùng ngắm, không ai được hái".
d) Ngọc thích hoa nên giơ tay định hái một bông.
GV hd HS sắp xếp để viết nối tiếp các câu tạo thành một đoạn văn.
Bài 2: Em hãy tự giới thiệu về mình theo các gợi ý sau.
 Tên em là.
 Quê em ở.
 Em học lớp ..trường.
 Em thích những môn học 
 Sở thích của em là.
Lưu ý HS viết chân thực. Gọi một số HS đọc bài.
Bài 3: Trong những câu dưới đây, câu nào dùng để chào, câu nào dùng để giới thiệu về mình.Em hãy ghi vào đúng cột trong bảng.
 - Chú chào cháu! Chú là bạn của bố. Chú đến thăm bố mẹ cháu.Bố mẹ có nhà không cháu?
 - Cháu chào chú! Cháu là Thanh con bố Nam. Bố mẹ cháu có nhà, mời chú vào nhà ạ! 
Phần chào hỏi
Phần tự giới thiệu
 Không yc HS ghi đề bài, chỉ ghi câu chào hỏi và tự giới thiệu vào cột thích hợp.
 YC 2 HS lên bảng làm. 
 C. Chấm, chữa bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an nang cao theo tuanLop2.doc