Giáo án Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 22

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:

 + Hiểu đề toán:

 * Cho gì ?

 * Hỏi gì ?

 + Biết giải bài toán: câu lời giải, phép tính, đáp số.

 2. Kĩ năng:

 - Biết hoàn chỉnh bài toán có lời văn.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

 

doc 26 trang Người đăng hong87 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn quý nhất.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ các bạn HS đang tập thể dục.
 + Hằng ngày, em tập thể dục vào lúc nào?
 + Tập thể dục đều đặn sẽ giúp gì cho cơ thể?
+ Hằng ngày em tập thể dục vào buổi sáng, giữa giờ học.
+ Tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”:Thi viết tiếng có vần oa, oe.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 8 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài.
 - Chuẩn bị bài 92: oai oay.
 - HS nhớ và làm theo 
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Học vần:
Bài 92: 
oai oay
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được : oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc, rèn viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Từ ngữ và câu ứng dụng viết trên bảng phụ.
 - Điện thoại bằng nhựa.
 - Tranh vẽ minh hoạ từ ngữ, câu ứng dụng và phần luyện nói.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng con, cả lớp viết bảng phụ:
chích choè hoà bình mạnh khoẻ
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- 2 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần oai: 
 - Giới thiệu vần oai trên bảng lớp
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần
* vần oai:
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
o - a - y - oai / oai
 + Em hãy phân tích vần oai ?
+ Vần oai có 3 âm ghép lại: o – a - i.
 + Hãy so sánh vần oai với oa?
+ Giống: đều có o( làm âm đệm) và a ( làm âm chính). 
 Khác nhau: oai có i đứng cuối làm âm cuối.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- HS viết: oai, thoại
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
 + Em hãy phân tích tiếng thoại? 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
thờ - oai - thoai - nặng - thoại / thoại
+ thoại ( th đứng trước, oai đứng sau, dấu nặng dưới a).
 - GV giới điện thoại
- HS quan vật mẫu
 - GV viết lên bảng, gọi HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: điện thoại
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc : oai, thoại, điện thoại 
 b, Dạy vần oay:
* Vần oay:
 - GV giới thiệu vần oay trên bảng. 
 + Em hãy so sánh vần oay với vần oai?
+ Giống: Đều có o đứng đầu làm âm đệm, a đứng giữa làm âm chính.
 - Cho HS viết bảng con
 Khác: vần oay có y( i dài) đứng cuối làm âm cuối. 
- HS viết : oay
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
 + Em hãy phân tích vần oay?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
o- a- y- oay / oay
+ Vần oay do 3 âm ghép lại: o- a- y
 - Cho HS viết bảng con 
- Cả lớp viết: xoáy
 - Gọi HS đánh vần , đọc tiếng
 + Em hãy phân tích tiếng xoáy?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
xờ- oay- xoay- sắc- xoáy / xoáy
+ xoáy ( x đứng trước, oay đứng sau, dấu sắc trên a)
 - Giới thiệu tranh vẽ gió xoáy
 - Gọi HS đọc từ ngữ
 - Cho HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: gió xoáy
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
oay, xoáy, gió xoáy
 c, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân.
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 quả xoài hí hoáy 
 khoai lang loay hoay
 - GVgiải thích một số từ : hí hoáy, loay hoay.
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần oai hoặc oay.
- Các cặp cử đại diện lên chơi. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ? 
+ Tranh vẽ các bác nông dân đang cày, làm cỏ trên đồng ruộng.
 + Em hãy đọc các dòng thơ dưới tranh?
 + Có mấy dòng thơ ? Mỗi dòng có mấy chữ?
- 3 HS đọc bài.
+ Có 4 dòng thơ, dong một và dòng ba có 6 chữ, dòng hai và dòng bốn có 8 chữ.
 - GVđọc mẫu - gọi HS đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
 Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu , tháng hai trồng cà
 Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ , mưa sa đầy đồng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 b, Luyện viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu 
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa 
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- 3 HS nêu lại cách viết.
- Viết bảng con: 
 oai oay điện thoại giú xoỏy 
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết theo mẫu: 
oai, oay, điện thoại, gió xoáy
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa. 
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Em hãy quan sát tranh và gọi tên từng loại ghế?
+ Tranh vẽ ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa
 + Giới thiệu với các bạn trong nhóm, nhà em có những loại ghế nào?
- HS trình bày ý kiến của mình.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”: Thi viết tiếng có vần oai, oay.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 6 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài .
 - chuẩn bị bài 93: oan oăn.
 - HS nhớ và làm theo 
Toán:
Tiết 86: 
 Xăng - ti - mét . Đo độ dài
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Giúp HS biết được xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài.
 - Biết xăng- ti- mét viết tắt là cm.
2. Kĩ năng:
 - Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng.
3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên :
 - Thước kẻ có vạch chia từ 0 - 20cm, SGK, 6 đoạn thẳng đã được tính sẵn độ dài.
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS lên bảng ghi tóm tắt và trình bày bài giải của bài toán "An gấp được 5 chiếc thuyền, Minh gấp được 3 chiếc thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền?".
- Cả lớp hát một bài.
- 1 HS lên bảng làm 
- Cả lớp làm ra giấy nháp.
 - Gọi HS nhận xét về kết quả, cách làm, cách trình bày.
- HS nhận xét.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Đơn vị đo chuẩn dùng để đo độ dài.
 3.2. Giới thiệu đơn vị độ dài: (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có từng vạch chia thành từng xăng- ti- mét).
 - GV giới thiệu: Đây là thước thẳng có vạch chia thành từng cm, thước này dùng để đo độ dài các đoạn thẳng.
- HS quan sát 
 * Xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài: Vạch chia đầu tiên của thước là vạch 0. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm.
 - GV cho HS dùng đầu bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút đến vạch 1 thì nói "một xăng ti mét".
- HS thực hiện theo yêu cầu
 - Hướng dẫn HS làm tương tự trên.
 - GV lưu ý HS độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là 1cm; từ vạch 2 đến vạch 3 cũng là 1cm, . Thước đo độ dài thường có thêm 1 đoạn nhỏ trước vạch 0, vì vậy tránh nhầm lẫn giữa vạch o với vạch đầu của thước. 
 * Xăng- ti- mét viết tắt là: cm
 - GV viết lên bảng, gọi HS đọc
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 * GV giới thiệu thao tác đo độ dài:
 + Bước 1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng; mét thước trùng với đoạn thẳng.
 + Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xăng- ti- mét).
 + Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng 
(vào chỗ thích hợp).
 Chẳng hạn viết 1 cm vào ngay dưới đoạn thẳng AB, 
- HS theo dõi phần bài học 
1cm 3cm
1 xăng- ti- mét 3 xăng- ti- mét
 6cm
 6 xăng- ti- mét
 + Bài toán yêu cầu gì? 
 - Cho HS viết trên bảng con, trong SGK.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
* Bài 1(119) Viết:
- Viết viết kí hiệu xăng- ti- mét (cm) vào bảng con , SGK.
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài 
* Bài 2(119) Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo:
 - Yêu cầu HS quan sát, làm bài rồi đọc số đo.
- HS làm vào sách và nêu miệng kết quả.
5
4
3
 cm cm cm
 - GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS Cả lớp đổi bài kiểm tra theo cặp.
 + Bài yêu cầu gì ?
*Bài 3( 120) Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s:
 + Khi đo độ dài đoạn thẳng, ta đặt thước như thế nào?
+ Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
 - GV: Các em hãy quan sát thật kỹ cách đặt thước rồi mới làm bài.
- HS làm bài
- HS đọc đáp số
- HS nhận xét.
 - GV kiểm tra đáp số của tất cả HS.
 - Hướng dẫn HS tự giải thích bằng lời. 
 + Trường hợp 1 tại sao em viết là s ?
+ Vì vạch 0 của thước không trùng vào một đầu của đoạn thẳng.
 + Thế còn trường hợp 2 ?
+ Đặt thước sai vì mép thước không sát với đoạn thẳng.
 + Trường hợp 3 vì sao lại viết là đ ?
 - GV nhận xét, cho điểm.
+ Vì đặt thước đúng: vạch 0 trùng với một đầu đoạn thẳng và mép thước trùng với đoạn thẳng.
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Bài 4( 120) Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo:
 - Yêu cầu HS nhắc lại các bước đo độ dài 
- HS đo và viết số đo
đoạn thẳng.
 - GV nhận xét và cho điểm.
- HS nêu miệng số đo của các đoạn thẳng
 6cm 4 cm 9cm 10cm
- HS khác nhận xét.
4. Củng cố:
 - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 đoạn thẳng đã được tính sẵn độ dài, đánh dấu nhóm trên đoạn thẳng.
- Các nhóm đo độ dài đoạn thẳng của nhóm mình, sau đó các nhóm đổi chéo để đo đoạn thẳng của nhóm bạn.
 - Yêu cầu đại diện của mỗi nhóm đọc số đo độ dài đoạn thẳng của nhóm mình. Nhóm kia nêu nhận xét.
 - GV nhận xét và tuyên dương HS các nhóm.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thủ công:
Tiết 22:
 Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giới thiệu cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
 2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng các loại dụng cụ trên.
 3. Giáo dục: ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, an toàn khi sử dụng kéo.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy A4.
 * Học sinh:
 - Bút chì, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. GV giới thiệu các dụng cụ thủ công:
 - Cho HS quan sát. bút chì, thước kẻ, kéo
 3. 2. GV hướng dẫn thực hành:
 a, Hướng dẫn cách sử dụng bút chì:
 + Em hãy mô tả cái bút chì của em?
 + Em hãy nêu cách sử dụng bút chì? 
 * GV nhận xét và kết luận:
- HS quan sát.
+ Bút chì gồm hai bộ phận (thân và ruột). Để sử dụng người ta dùng dao và cái gọt để gọt nhọn một đầu của bút 
 - Chú ý: Khoảng cách từ tay cầm và đầu nhọn của bút là 3cm.
 - Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn của bút di chuyển trên tờ giấy theo ý muốn .
+ Cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ, giữa giữ thân bút cho thẳng , các ngón còn lại làm điểm tựa khi viết, kẻ, vẽ.
 b, Hướng dẫn sử dụng thước kẻ:
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 
 + Thước kẻ làm bảng chất liệu gì? 
 + Em sử dụng thước kẻ như thế nào?
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét và nêu lại cách sử dụng thước kẻ. 
- HS quan sát thước kẻ của mình, của bạn thảo luận theo nhóm 2.
+ Thước kẻ có những loại làm bằng gỗ, bằng nhựa và bằng sắt.
+ Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút, muốn kẻ đường thẳng ta phải đặt bút trên giấy, đưa bút chì dựa theo cạnh của thước, di chuyển từ trái sang phải nhẹ nhàng.
 c, Hướng dẫn cách sử dụng kéo:
 - GV mô tả: Kéo gồm hai bộ phận lưỡi và cán. Lưỡi kéo sắc được làm bằng sắt, cán cầm có hai vòng.
 + Em hãy trình bày cách sử dụng kéo khi em dùng cắt giấy?
 - Khi cắt: Tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón trái và ngón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy, tay phải mở rộng lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm từ từ theo đường muốn cắt.
- HS quan sát quan sát cái kéo.
+ Tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng thứ nhất, ngón giữa cho vào vòng thứ hai, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng thứ hai.
 3.3. Thực hành:
 - Kẻ đường thẳng
 - Cắt theo đường thẳng 
 - GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn HS yếu
- HS thực hành trên giấy trắng.
 - Nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo
 4. Củng cố:
 - GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho tiết học và kĩ năng kẻ, cắt của HS.
 5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị cho giờ sau: bút chì, thước kẻ, giấy có kẻ ô.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011
Học vần:
Bài 93:
oan oăn
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được : oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
 - Viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc , rèn viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Từ ngữ và câu ứng dụng viết trên bảng phụ.
 - Tranh vẽ giàn khoan.
 - Tranh vẽ minh hoạ từ ngữ, câu ứng dụng và phần luyện nói.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng con, cả lớp viết bảng phụ:
 loay hoay khoai lang loay hoay
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- 2 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần oan: 
 - Giới thiệu vần oan trên bảng lớp
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần
* vần oan: 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
o - a - n - oan / oan
 + Em hãy phân tích vần oan ?
+ Vần oan có 3 âm ghép lại: o - a - n.
 + Hãy so sánh vần oan với oai?
+ Giống: đều có o( làm âm đệm) và a ( làm âm chính). 
 Khác nhau: oan có n đứng cuối làm âm cuối.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- HS viết: oan, khoan
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
 + Em hãy phân tích tiếng khoan? 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
khờ - oan - khoan / khoan
+ khoan ( kh đứng trước, oan đứng sau)
 - GV giới thiệu tranh vẽ giàn khoan
- HS quan tranh vẽ
 - GV viết lên bảng, gọi HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: giàn khoan
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc : oan, khoan, giàn khoan 
 b, Dạy vần oăn:
* vần oăn:
 - GV giới thiệu vần oăn trên bảng. 
 + Em hãy so sánh vần oăn với vần oan?
+ Giống: Đều có o đứng đầu làm âm đệm, n đứng cuối làm âm cuối.
 - Cho HS viết bảng con
 Khác: vần oăn có ă đứng giữa làm âm chính. 
- HS viết : oăn
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
 + Em hãy phân tích vần oăn?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
o - á- n- oăn / oăn
+ Vần oăn do 3 âm ghép lại: o- ă- n
 - Cho HS viết bảng con 
- Cả lớp viết: xoăn
 - Gọi HS đánh vần , đọc tiếng
 + Em hãy phân tích tiếng xoăn?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
xờ - oăn - xoăn / xoăn
+ xoăn ( x đứng trước, oăn đứng sau )
 - Giới thiệu tranh vẽ bạn bé có bộ tóc xoăn.
 - Gọi HS đọc từ ngữ
 - Cho HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: tóc xoăn
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
oăn, xoăn, tóc xoăn
 c, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 phiếu bé ngoan khoẻ khoắn
 học toán xoắn thừng
 - GVgiải thích một số từ : khoẻ khoắn, xoắn thừng.
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần oan hoặc oăn.
- Các cặp cử đại diện lên chơi. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ? 
+ Tranh vẽ đàn gà đuổi một con quạ.
 + Em hãy đọc các câu dưới tranh?
- 3 HS đọc bài.
 - GVđọc mẫu - gọi HS đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
 b, Luyện viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu 
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa 
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- 3 HS nêu lại cách viết.
- Viết bảng con: 
 oan oăn giàn khoan túc xoăn 
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết theo mẫu: 
oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* Con ngoan, trò giỏi. 
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + ở lớp bạn học sinh đang làm gì?
+ Bạn học sinh được nhận phần thưởng.
 + ở nhà bạn đang làm gì?
 + Người học sinh như thế nào sẽ được khen là con ngoan trò giỏi?
+ Bạn biết giúp đỡ cha mẹ quét nhà, phơi quần áo.
- HS tự trình bày ý kiến của mình.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”: Thi viết tiếng có vần oan, oăn.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 6 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài.
 - chuẩn bị bài 94: oang oăng.
 - HS nhớ và làm theo 
Toán:
Tiết 87:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - HS biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải có lời văn .
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải có lời văn.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính chính xác khi học Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên :
 - Bảng phụ viết tóm tắt bài 1, bài 2, bài 3 (121)
 * Học sinh:
 - Vở toán, bút dạ
III. Bài mới:
 1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát một bài.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 3 HS lên bảng đo 3 đoạn thẳng rồi viết số đo.
- 3 HS lên bảng, mỗi em đo 1 đoạn thẳng.
 - GV yêu cầu HS nêu cách đo.
 - GV nhận xét, cho điểm
- 3 học sinh
3 . Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - GV tổ chức, hướng dẫn HS tự giải các bài toán.
 - Cho HS đọc đề toán và quan sát tranh vẽ.
* Bài 1(121): 
- 1 vài em đọc, cả lớp quan sát và đọc thầm
 - Yêu cầu HS đọc tóm tắt, sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc lại tóm tắt.
- HS thực hiện vào SGK, 1 HS thực hiện trên bảng phụ.
 - Gắn bảng phụ, gọi HS đọc lại tóm tắt.
 - Yêu cầu HS nêu câu lời giải ?
+ Trong vườn có tất cả là:
+ Số cây chuối trong vườn có tất cả là.
 - Hướng dẫn HS viết phép tính
 + Muốn biết số cây chuối trong vườn có tất cả là bao nhiêu ta làm phép tính gì ?
+ Phép cộng
 - Gọi HS nêu phép tính đó.
- 12 + 3 = 15 (cây) 
 - Cho 1 HS lên trình bày bài giải vào bảng phụ. Cả lớp làm vào nháp.
Bài giải
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
 12 + 3 = 15 (cây)
 Đáp số: 15 cây chuối
 - Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Một vài em
 - GV nhận xét, cho điểm
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày.
- 1 vài em nhắc lại 
 + Em hãy đọc bài toán?
 - Yêu cầu HS tự hoàn thành tóm tắt vào SGK.
* Bài 2(121): 
- 3 HS đọc bài toán.
- Cả lớp điền số vào tóm tắt trong SGK, 1 HS điền vào bảng phụ.
 - Cho HS tự trình bày bài giải vào SGK. 1 HS làm vào bảng phụ.
 - Gọi HS đọc bài giải.
 - Gắn bảng phụ, chữa bài.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS
Bài giải
Số bức tranh trên tường có tất cả:
 14 + 2 = 16 (tranh)
 Đáp số: 16 bức tranh.
- HS đổi bài kiểm tra theo cặp.
 - Yêu cầu HS đọc tóm tắt
 - Cho HS dựa vào tóm tắt và nêu bài toán
- Yêu cầu Cả lớp làm bài vào vở. Cho 1 HS làm vào bảng phụ.
- Chấm một số bài của HS.
- Gắn bài , chữa bài
* Bài 3(121): 
Tóm tắt:
Có : 5 hình vuông
Có : 4 hình tròn
Có tất cả : ...hình vuông và hình tròn? 
Bài giải
Số hình vuông và hình tròn có là:
 5 + 4 = 9 (hình)
 Đáp số: 9 hình
 4. Củng cố:
 + Trò chơi: Thi giải toán theo tóm tắt. 
- HS cử đại diện chơi thi
 - GV nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS: Luyện lại cách giải toán.
 - chuẩn bị trước bài: Luyện tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Học vần:
Bài 94:
oang oăng
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc , rèn viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Từ ngữ và câu ứng dụng viết trên bảng phụ.
 - cái áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 - Tranh vẽ minh hoạ từ ngữ, câu ứng dụng và phần luyện nói.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng phụ, cả lớp viết bảng con:
 xoắn thừng khoẻ khoắn học toán
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- 2 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần oang: 
 - Giới thiệu vần oang trên bảng lớp
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần
* vần oang: 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả l

Tài liệu đính kèm:

  • docToan Tieng Viet Tuan 22.doc