Giáo án môn Toán 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”

 I/ Muc Tiêu :

 - Tạo không khí vui vẻ trong lớp,HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với sách giáo khoa,đồ dùng dạy học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán .

 II/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

_ Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán, các đồ dùng học toán.

2. Học sinh :

_ Sach giáo khoa đồ dùng học toán.

 III/ Các hoạt động:

 

doc 262 trang Người đăng hong87 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lên trình bày, nhận xét chéo.
- Điền số.
- Học sinh nêu miệng.
- Lớp nhận xét.
- Số 10 lớn nhất.
- Số 2 nhỏ nhất.
- Lớp nhận xét.
- Viết phép tính thích hợp.
- 2 – 3 học sinh đọc bài toán.
 - Làm tính cộng. 5 + 2 = 7.
- Lớp làm vào bảng con, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nêu một số bài toán rồi viết phép tính .
- Lớp nhận xét.
	Bổ sung:	
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
 	Toán (Tiết 68)
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tập trung vào đánh giá: Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; cộng, trừ trong phạm vi 10; nhận dạng các hình đã học; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
	 (Đề của trường)	
TUẦN 18:	Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
 Môn:Toán 
 Tiết : 69	
 ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG 
I) Mục tiêu:
Nhận biết được điểm, đoạn thẳng; đọc tên điểm, đoạn thẳng, kẻ được đoạn thẳng.
Ghi chú bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 .
II) Chuẩn bị:
Giáo viên 1 cây thước thẳng. 4 phiếu bài tập 2(mỗi phiếu 2 câu: câu a, d; câu b,c).
Viết các bài tập lên bảng.
Học sinh 1 cây thước thẳng.
III) Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Điểm. Đoạn thẳng .
 - Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Giới thiệu điểm. Đoạn thẳng.
 - “Điểm” ta chấm 1 chấm tròn gọi là điểm. Giáo viên chấm 1 chấm lên bảng cho học sinh đọc.
 - Muốn biết điểm đó là điểm gì thì ta đặt tên.
VD: Điểm (.A, .B, .C )
 - Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con.
 - Nhận xét cho học sinh đọc.
* Đoạn thẳng là đoạn nối giữa 2 điểm.
 A . .B
 Và đọc là đoạn thẳng AB.
* Hướng dẫn thực hành:
 Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
 - Cho học sinh đọc tên các điểm.
 - Gọi 3 – 4 học sinh đọc các đoạn thẳng.
 - Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
 Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành.
 a. 3 đoạn thẳng.
 b. 4 đoạn thẳng.
 c. 5 đoạn thẳng.
 d. 6 đoạn thẳng.
 - Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận làm vào phiếu bài tập.
 - Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
 Bài 3: Mỗi hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng.
 - Giáo viên cho học sinh xem hình mẫu.
 - Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Thế nào là điểm?
 - Qua mấy điểm kẻ được 1 đoạn thẳng.
 - Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
 - Về xem lại bài.
- Hát vui. 
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc: điểm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh viết bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
- Học sinh đọc. Điểm (M,N,C,D,K).
- 3 – 4 học sinh đọc: Đoạn thẳng (MN, CD,KH,PQ,XY).
- Lớp nhận xét.
- 4 nhóm thảo luận làm vào phiếu bài tập.
- Các nhóm lên trình bày, nhận xét chéo.
- Học sinh xem hình mẫu và nêu số lượng đoạn thẳng (4,3,6).
- Lớp nhận xét.
- Điểm là 1 chấm tròn.
- Qua 2 điểm kẻ được 1 đoạn thẳng.
- Lớp nhận xét.
	Bổ sung:	
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
 Môn: Toán 
 Tiết : 70
 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG 
I) Mục tiêu:
Có biểu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng; biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ghi chú bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 .
II) Chuẩn bị:
Vài cây thước thẳng dài ngắn khác nhau.
Viết các bài tập lên bảng.
III) Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là điểm?
 - Các em tìm cho cô 3 điểm bất kì.
 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
 - Thế nào là đoạn thẳng?
 - Em nào lên bảng kẻ 1 đoạn thẳng và nêu tên?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Độ dài đoạn thẳng .
 - Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 *Dạy biểu tượng “dài hơn”, “ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
 - So sánh độ dài 2 cây thước.
 + Giáo viên chập 2 cây thước lại so cho một đầu bằng nhau, đầu kia thước nào dư ra thì thước đó dài hơn, thước nào thiếu thì thước đó ngắn hơn
 - So sánh 2 đoạn thẳng:
 A B
 C D
 + Nhận xét kết luận.
 - Đo độ dài đoạn thẳng bằng gang tay.
 + Ta lấy từ đầu ngón cái, đến đầu ngón giữa. Khoảng cách từ đầu ngón cái đến ngón giữa là độ dài của gang tay.
 + Cho học sinh thực hành đo.
 - So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
 + Dùng thước đo cuốn sách và cuốn tập cho học sinh so sánh dài ngắn của sách so với tập.
* Hướng dẫn thực hành:
 Bài 1: Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
 - Gọi vài học sinh nêu.
 - Giáo viên nhận xét .
 Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng (theo mẫu):
 - Cho học sinh thực hiện.
- Giáo viên nhận xét cho điểm .
 Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất.
 - Gọi 1 học sinh lên bảng tô màu.
 - Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Hôm nay chúng ta học bài gì?
 - Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
 - Về xem lại bài.
- Hát vui. 
- Điểm là 1 chấm tròn.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Qua 2 điểm kẻ được 1 đoạn thẳng.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Lớp theo dõi.
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD .
- Đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB.
- Học sinh theo dõi.
+ Học sinh thực hành đo.
- Học sinh theo dõi.
a. Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD.
b. Đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng PQ.
c. Đoạn thẳng UV ngắn hơn đoạn thẳng RS.
d. Đoạn thẳng HK dài hơn đoạn thẳng LM.
- Lớp nhận xét.
-
 Học sinh thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh lên bảng tô màu.
- Lớp nhận xét.
- Độ dài đoạn thẳng.
- Lớp nhận xét.
	Bổ sung:	
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
 Môn: Toán 
 Tiết: 71
 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI 
I) Mục tiêu:
Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
Ghi chú bài tập cần làm: Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân .
II) Chuẩn bị:
Thước kẻ, que tính.
III) Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Thực hành đo độ dài .
 - Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Giới thiệu độ dài gang tay:
 - Độ dài gang tay được tính từ đâu?
 - Giáo viên hướng dẫn cách đo và đo mẫu.
 - Cho học sinh thực hành đo.
 - Gọi vài học sinh trả lời.
 - Độ dài gang tay của mỗi người có giống nhau hay không?
 - Giáo viên nhận xét kết luận.
* Hướng dẫn đo độ dài bằng “bước chân”.
 - Giáo viên vừa nói vừa làm mẫu. Độ dài bước chân được tính bằng một bước đi bình thường, mỗi lần nhấc chân lên được tính là 1 bước.
 - Gọi vài học sinh lên đo bục giảng và đọc kết quả.
 - Độ dài bước chân của thầy và các em thì ai dài hơn?
 Kết luận: Mỗi người có một độ dài “bước chân” khác nhau, cũng như đơn vị đo bằng gang tay, đơn vị đo bằng sải tay... của bạn là khác nhau. Đây là các đơn vị đo “chưa chuẩn”. Nghĩa là đo chưa chính xác độ dài của các vật.
* Thực hành:
 - Cho học sinh thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân của một số vật như : Khung tranh ảnh, bảng đen, lớp học..
 - Độ dài gang tay, bước chân của mỗi người có giống nhau hay không?
 - Vì sao ngày nay người ta không sử dụng độ dài của gang tay, bước chân  để đo độ dài trong các hoạt động hằng ngày?
4. Củng cố, dặn dò:
 - Hôm nay chúng ta học bài gì?
 - Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
 - Về xem lại bài.
- Hát vui. 
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Độ dài gang tay được tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
- Lớp theo dõi.
- Học sinh thực hành đo độ dài cái bàn.
- Vài học sinh trả lời kế quả đo (5 gang tay, 4 gang tay ).
- Không giống nhau.
- Học sinh theo dõi.
- Vài học sinh lên đo bục giảng và đọc kết quả (5 bước chân, 6 bước chân).
- Độ dài bước chân của thầy dài hơn.
+ Học sinh thực hành đo.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả đo.
- Độ dài gang tay, bước chân của mỗi người không giống nhau.
- Vì độ dài gang tay, bước chân  là đơn vị đo “chưa chuẩn” và độ dài gang tay, bước chân của mỗi người khác nhau.
- Thực hành đo độ dài..
- Lớp nhận xét.
	Bổ sung:	
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
 Môn: Toán 
 Tiết : 72
 MỘT CHỤC. TIA SỐ 
I) Mục tiêu:
Nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị : 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số.
Ghi chú bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 .
II) Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng học toán lớp Một.
Thước kẻ, tranh bài tập 1 và 2.
III) Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Một chục. Tia số.
 - Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Giới thiệu 1 chục:
 - Trên cành cây có mấy quả cam?
 - Giáo viên nhận xét và nói 10 quả cam còn gọi là 1 chục .
 - Cho vài học sinh nhắc lại.
 - Ta viết 10 đơn vị = 1 chục.
 - Có mấy que tính?
 - 10 que tính còn gọi là mấy que tính?
 - Ta viết 10 đơn vị = 1 chục.
 * Giới thiệu tia số:
 - Tia số có một điểm gốc là số 0. Các điểm (vạch) cách đều nhau, mỗi điểm (mỗi vạch) được ghi 1 số theo thứ tự tăng dần (0,1,2,3,4,5 ,10). Tia số này còn kéo dài ghi các số tiếp theo. Đầu tia số được đánh mũi nhọn.
 - Cho học sinh so sánh các số trên tia số.
 - Giáo viên nhận xét cho học sinh đọc .
 học sinh đọc .
 * Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
 - Giáo viên nhận xét.
 Bài 2: Khoanh vào 1 chục con vật (theo mẫu).
 - Giáo viên làm mẫu.
 - Cho lớp làm vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.
 - Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
 Bài 3: điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
 - Số 0 rồi đến số mấy?
 - Cho học sinh điền vào vở, 1 học sinh lên bảng điền.
 - Giáo viên nhận xét cho học sinh đọc.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Một chục là mấy?
 - Mười còn gọi là mấy?
 - Thế nào là tia số?
 - Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
 - Về xem lại bài.
- Hát vui. 
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Trên cành cây có 10 quả cam.
- Lớp nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Có 10 que tính.
- 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh: 0 < 1 < 2 < 3 < 4 < 10.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc số trên tia số.
- Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Lớp làm vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Số 0 rồi đến số 1.
- Học sinh điền vào vở, 1 học sinh lên bảng điền.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Một chục là 10.
- Mười còn gọi là 1 chục.
- Tia số là 1 đầu giới hạn và 1 đầu nhọn, trên tia số có các vạch đều nhau. Mỗi vạch ghi 1 số.
- Lớp nhận xét.
Bổ sung:	
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT 
 NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG 
TUẦN 19 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
 Môn: Toán 
 Tiết :73
MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI
I) Mục tiêu:
Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11 (12) gồm 1chục và 1 (2) đơn vị.
Tích cực trong các hoạt động học tập.
Ghi chú bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 .
II) Chuẩn bị:
Bó chục que tính và các que tính rời.
Bộ đồ dùng học toán lớp một.
III) Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay học bài mười một, mười hai.
Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học:
 * Giới thiệu số 11.
Giáo viên lấy 10 que tính (bó 1 chục que) cho học sinh cùng lấy, rồi lấy thêm 1 que rời nữa. Được bao nhiêu que tính?
Mười thêm một là 11 que tính.
Giáo viên ghi: 11, đọc là mười một.
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 11 gồm 2 chữ số viết liền nhau.
* Giới thiệu số 12.
Tay trái cầm 10 que tính, tay phải cầm 2 que tính.
Tay trái có mấy que tính? Thêm 2 que nữa là mấy que?
Giáo viên ghi: 12, đọc là mười hai.
Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
Số 12 là số có 2 chữ số, chữ số 1 đứng trước, chữ số 2 đứng sau.
Lấy cho cô 12 que tính và tách thành 1 chục và 2 đơn vị.
* Thực hành.
Bài 1: Nêu yêu cầu.
Trước khi làm bài ta phải làm sao?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Giáo viên ghi lên bảng lớp.
Bài 3: Tô màu.
Củng cố:
11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Cách viết số 12 như thế nào?
Dặn dò:
Viết số 11, 12 vào vở, mỗi số 5 dòng.
Chuẩn bị bài số 13, 14, 15.
Hát.
Vài học sinh nhắc lại tên bài.
Học sinh lấy theo giáo viên.
- mười một que tính.
- Vài học sinh nhắc lại.
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thao tác theo giáo viên.
- Tay trái có 1 chục que tính (10 que tính), thêm 2 que tính là 12 que tính.
Học sinh đọc cá nhân, lớp.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh lấy que tính và tách.
- Học sinh làm bài.
Điền số thích hợp vào ô trống.
Đếm số ngôi sao và điền.
Học sinh sửa bài miệng.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài ở bảng lớp.
Tô màu vào 11 hình tam giác, 12 hình vuông.
Học sinh tô màu.
2 học sinh ngồi cùng bàn đổi vở sửa cho nhau.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Bổ sung:	
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
	Môn: Toán 
 Tiết : 74
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I) Mục tiêu:
Nhận biết được mỗi số 13 , 14 , 15 gồm 1chục và một số đơn vị (3,4,5); biết đọc, viết các số đó.
Ghi chú bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 .
II) Chuẩn bị:
Bó chục que tính và các que tính rời.
Bộ đồ dùng học toán lớp một.
III) Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Cho lớp viết bảng con số 11, 12 .
Giáo viên nhận xét.
Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Giáo viên nhận xét cho điểm.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay học bài mười ba, mười bốn, mười lăm .
Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học:
 * Giới thiệu số 13.
Giáo viên lấy 10 que tính (bó 1 chục que) cho học sinh cùng lấy, rồi lấy thêm 3 que rời nữa. Được bao nhiêu

Tài liệu đính kèm:

  • docToán lớp 1.doc.doc