Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tiết 14: Tiếng đàn Ba - La - lai - ca trên sông Đà

TIẾT 14

Tập đọc

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm được toàn bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Tranh phóng to một đêm trăng tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động, có tiếng đàn của cô gái Nga - Viết sẵn câu thơ, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc - Bản đồ Việt Nam

- Trò : Bài soạn phần luyện đọc - Bản đồ Việt Nam

 

doc 4 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tiết 14: Tiếng đàn Ba - La - lai - ca trên sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY DẠY:
TIẾT 14
Tập đọc 
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm được toàn bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh phóng to một đêm trăng tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động, có tiếng đàn của cô gái Nga - Viết sẵn câu thơ, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc - Bản đồ Việt Nam 
- Trò : Bài soạn phần luyện đọc - Bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1. Bài cũ:
- Những người bạn tốt 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm .
- Học sinh đọc bài theo đoạn
- HS chú ý lắng nghe.
2. Giới thiệu bài mới:
Bài thơ “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” .
- Ghi bảng
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi vở.
3. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc
MT: HS biết đọc và ngắt nhịp hợp lý.
HT: Thực hành 
- Luyện đọc
- Rèn đọc: Ba-la-lai-ca, sông Đà
- Học sinh đọc đồng thanh
- Mỗi học sinh đọc từng khổ thơ
- Học sinh lần lượt đọc từng khổ thơ 
- Lớp nhận xét
- Giáo viên rút ra từ khó và giải thích “Trăng, chơi vơi, cao nguyên” 
Ÿ Trăng chơi vơi: trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nứơc bao la.
Ÿ Cao nguyên: vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc...
Chú ý lắng nghe.
Ÿ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
- Học sinh đọc lại từng từ, câu thơ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
MT: Đọc và trả lời được các CH
 HT: Thảo luận, đ.thoại
- Tìm hiểu bài
- Giáo viên chỉ con sông Đà trên bản đồ.
- Nêu đặc điểm của con sông?
- Học sinh theo dõi con sông Đà trên bản đồ 
- nêu đặc điểm của con sông 
- Yêu cầu học sinh đọc 2 khổ thơ đầu 
- 1 học sinh đọc bài 
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch?
- HS nêu “Cả công trường ngủ say cạnh dòng sông, những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, đêm trăng chơi vơi”
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa.
- GV hoàn chỉnh kiến thức cho HS: đêm trăng chơi vơi là trăng một mình sáng tỏ giữa trời nước bao la
- Lắng nghe.
- Học sinh giải nghĩa: 
+ Những chi tiết nào gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch nhưng rất sinh động?
- HS nêu có tiếng đàn của cô gái Nga có ánh trăng, có người thưởng thức ánh trăng và tiếng đàn Ba-la-lai-ca
- Học sinh giải nghĩa ba-la-lai-ca
Ÿ Giáo viên chốt: trăng đã phân hóa ngẫm nghĩ
- Câu hỏi 2 SGK: Tìm 1 hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ 
- Học sinh đọc khổ 2 và 3
- 1 học sinh trả lời
- Con người tiếng đàn ngân nga với dòng trăng lấp loáng sông Đà 
Ÿ Giáo viên chốt: Bằng bàn tay khối óc, con người mang đến cho thiên nhiên gương mặt mới. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá.
- Sự gắn bó thiên nhiên với con người 
- Chiếc đập nối hiếm hoi khối núi - biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên. Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
- Câu 3 SGK: Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa ?
GV hoàn chỉnh KT cho HS: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ/ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/ Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
- Đại diện HS nêu.
- HS khác bổ sung.
- Giáo viên giải thích tranh nhà máy thuỷ điện Hòa Bình
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- 1 học sinh khá giỏi đọc cả bài
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ
- Học sinh thảo luận và lần lượt nêu
Ÿ Giáo viên chốt lại: Vẻ đẹp của công trường. Sức mạnh của con người. Sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên
- Lắng nghe.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm
MT: Biết đọc diễn cảm bài thơ theo thể thơ tự do.
Phương pháp: Thực hành
- Đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt thi đọc diễn cảm.
HS thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
 - Lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung bài thơ
HS nêu.
- Mời 2 bạn đọc thi đua theo dãy (2 dãy)
- Rèn đọc diễn cảm.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị: “Kỳ diệu rừng xanh” 
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 14.doc