SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. MỤC TIÊU :
1 Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi ý kiến với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu truyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
2 Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn.
Các tranh minh học câu truyện trong SGK
Các tranh cảnh về hồ Ba Bể.
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC TIÊU : 1 Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi ý kiến với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu truyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 2 Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Các tranh minh học câu truyện trong SGK Các tranh cảnh về hồ Ba Bể. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 Bài mới: Giới thiệu bài: GV cho học sinh xem tranh về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu: Hồ Ba bể là một cảnh đẹp của tỉnh Bắc Kạn. Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động. Vậy hồ có từ bao giờ? Do đâu mà có? Các em cùng theo dõi câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. GV kể chuyện: * GV kể lần 1: giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết. Kết hợp giải nghĩacác từ: - Cầu phúc. - Giao long. - Bà goá. - Làm việc thiện. - Bâng quơ. * GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. - Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - GV nhắc HS trước khi kể chuyện: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô. + Kể xong, cần trao đổi cùng các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. a. Kể truyện theo nhóm. - Yêu cầu HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em ( mỗi em kể theo một tranh). - Một em kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. b. Thi kể truyện trước lớp. - Một vài nhóm thi kể truyện theo tranh. - Mỗi nhóm cử một bạn thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. c. Yêu cầu các nhóm trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện. - GV hỏi: ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? * Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. * GV nhận xét khen học sinh kể tốt nhất. - HS nghe. - Cầu xin được điều tốt cho mình. - Loài rắn to còn gọi là thuồng luồng. - Người phụ nữ có chồng bị chết. - Làm điều tốt cho người khác. - Không đâu vào đâu, không tin tưởng. - Theo dõi. Lắng nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ. - Làm theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe. - HS thực hiện kể từng đoạn theo nhóm. - HS thực hiện kể toàn bộ câu chuyện theo nhóm. - Các nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện . - Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái( như hai mẹ con bà nông dân); khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - Học sinh bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. 3 Củng cố, dặên dò : - Câu chuyện cho em biết điều gì? - Theo em ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào khác không? Tổng kết: Bất cứ ở đâu con người phải có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. - Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể cho người thân nghe. - Luôn có lòng nhân ái giúp đỡ mọi người nếu mình có thể. - Xem trước nội dung tiết kể chuyện: Nàng tiên Ốc. Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.MỤC TIÊU 1 Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện Nàng tiên Ốc đã học. 2 Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Các tranh minh học câu truyện trong SGK Bảng phụ ghi 6 câu hỏi. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Bài cũ: - GV kiểm tra 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Sau đó nói ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tiết hôm nay, các em sẽ đọc một chuyện cổ tích bằng thơ có tên gọi Nàng tiên Ốc. Sau đó các em sẽ kể lại câu chuyện thơ đó bằng lời của mình, không lặp lại hoàn toàn lời thơ trong bài. Tìm hiểu câu chuyện: - GV đọc diễn cảm bài thơ. * Đoạn 1: - Bà lão nghèo làm gì để sinh sống? - Bà lão làm gì khi bắt được Ốc? * Đoạn 2: - Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà cò gì lạ? * Đoạn 3: - Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? - Sau đó, bà lão đã làm gì? - Câu chuyện kết thúc như thế nào? Hướng dẫn học sinh kể chuyện . a) Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của mình. - Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? - GV đưa Bảng phụ ghi 6 câu hỏi lên. - GV cho học sinh kể mẫu. b) HS kể chuyện theo nhóm. - Cho học sinh tập kể. c) HS nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp. - Cho học sinh thi kể. - Cho điểm học sinh kể tốt. Ýù nghĩa câu chuyện. - Theo em câu chuyện có ý nghĩa gì? - GV nhận xét và chốt lại: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương ốc không đem bán, ốc biến thành nàng tiên giúp bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc. - Lắng nghe. - 3 Học sinh nối tiếp nhau đọc ba đoạn thơ. - Sau đó 1 học sinh đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ, lần lượt trả lời câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn thơ. - Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. - Thấy Ốc đẹp, bà thương, không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi. - Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau đã được nhặt sạch cỏ. - Bà thấy có một nàmg tiên từ trong chum nước bước ra. - Bà bí mật đập vở vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên. - Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con. - Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. - 1 học sinh khá kể mẫu đoạn 1. - HS kể nối tiếp theo nhóm3 (mỗi em tập kể một đoạn) dựa theo 6 câu hỏi. - Đại diện các nhóm lênthi kể đoạn hặc các nhóm lên thi kể với nhau cả câu chuyện. - HS trao đổi trong nhóm và phát biểu. - Cả lớp nhận xét. - Nhắc lại. 4 Củng cố, dặên dò : - Câu chuyện giúp cho em hiểu biết điều gì? - Theo em ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào khác không? Tổng kết: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương ốc không đem bán, ốc biến thành nàng tiên giúp bà. - Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Luôn có lòng nhân ái giúp đỡ mọi người nếu mình có thể. - Học thuộc lòng 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ: Nàng tiên Ốc. - Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 3. Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : 1 Rèn kỹ năng nói: - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện). 2 Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Một số truyện viết về lòng nhân hậu. Bảng lớp viết đề bài. Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Bài cũ: - Gọi học sinh kể câu chuyện thơ: Nàng tiên Ốc. - Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập kể một câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu. Qua câu chuyện, các em sẽ thấy được tình cảm yêu thương, đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau của mọi người. Hướng dẫn kể chuyện. a. Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợïi ý. + Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết. + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? - GV khuyến khích những HS ham đọc sách. - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm + Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm. + Cách kể hay, có phối hợp giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm. + Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 1 điểm. + Trả lời được câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm. b. Kể chuyện trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS. - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3. - GV gợi ý cho HS các câu hỏi: * HS kể hỏi: + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện? * HS nghe kể hỏi: + Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì? + Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện? c. Thi kể và trao đổi vể ý nghĩa của truyện: - Tổ chức cho HS thi kể. Lưu ý: GV nên dành nhiều thời gian, nhiều HS được tham gia thi kể. Khi HS kể, GV ghi tên HS, tên câu chuyện, truyệïn đọc, nghe ở đâu, ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào? - Bạn kể hấp dẫn nhất? - Tuyên dương HS. - 2 HS đọc thành tiếng đề bài. - 4 HS tiếp nối nhau đọc. - Biểu hiện của lòng nhân hậu là: + Thương yêu, quí trọng, quan tâm đến mọi người: nàng công chúa nhân hậu, chú cuội + Cảm thông, sẵn sàng chia sẽvới mọi người có hoàn cảng khó khăn:bạn Lương, Dế Mèn + Yêu thiên nhiên chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống: hai cây non, chiếc rễ đa tròn + Tính tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác. - Em đọc trên báo, trong truyện cổ tích, trong SGK đạo đức, trong truyện đọc, xem tivi - Lắng nghe. - Đọc. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khíù sôi nổi, hào hứng. - Nhận xét bạn kể. - Bình chọn. 3 Củng cố, dặên dò : - Nhận xét tiết học. - Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. - Luôn có lòng nhân ái giúp đỡ mọi người nếu mình có thể. - Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 4. MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. MỤC TIÊU : 1 Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thàchết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền). 2 Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 . 2. 3 1. Bài cũ: - Gọi học sinh kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người. - Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghét- xtan. Nhà thơ này trung thực, thẳng thắn, thà chết trên giàn lửa thiêu, chứ nhất định không chịu khuất phục hát bài ca trái với lòng mình. GV kể chuyện: - Lần1 : Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh. -Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi của bài 1. - GV kể lần 2. Kể lại câu chuyện. a. Tìm hiểu truyện. - Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. - Yêu cầâu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặïp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho từng câu hỏi. - Kết luận câu trả lời đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu. b. Hướng dẫn kể chuyện. - Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS kể chuyện. - Nhận xét cho điểm từng HS. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Cho điểm HS. c. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Hỏi: + Vì sao nhà vua hung bạn thế lại đột ngột thay đổi thái độ? + Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét , tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất. - HS theo dõi lắng nghe. - HS đọc thầm các câu hỏi của bài 1. - Nhận đồ dùng học tập. - 1HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - Chữa vào phiếu của nhóm mình( nếu sai). - 1HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời. - Khi 1 HS kểcác em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Gọi 4HS kể chuyện tiếp nối nhau( mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi ).- 2 Lượt HS kể. - 3-5 HS kể. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Tiếp nối nhau trả lời đền khi có câu trả lời đúng. - Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ. - Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật. - Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi nhà vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ. - 3 HS nhắc lại. - HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện. 4 Củng cố, dặên dò : - Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét cho điểm học sinh. - Nhận xét tiết học. - Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp. - Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 5. MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. MỤC TIÊU : 1 Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thàchết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền). 2 Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 . 2. 3 1. Bài cũ: - Gọi học sinh kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người. - Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghét- xtan. Nhà thơ này trung thực, thẳng thắn, thà chết trên giàn lửa thiêu, chứ nhất định không chịu khuất phục hát bài ca trái với lòng mình. GV kể chuyện: - Lần1 : Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh. -Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi của bài 1. - GV kể lần 2. Kể lại câu chuyện. a. Tìm hiểu truyện. - Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. - Yêu cầâu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặïp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho từng câu hỏi. - Kết luận câu trả lời đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu. a. Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?( Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân). b. Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?( vua ta lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong). c. Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?( Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. d. Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?( Vì vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật). b. Hướng dẫn kể chuyện. - Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS kể chuyện. - Nhận xét cho điểm từng HS. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Cho điểm HS. c. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Hỏi: + Vì sao nhà vua hung bạn thế lại đột ngột thay đổi thái độ? + Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét , tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất. - HS theo dõi lắng nghe. - HS đọc thầm các câu hỏi của bài 1. - Nhận đồ dùng học tập. - 1HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - Chữa vào phiếu của nhóm mình( nếu sai). - 1HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời. - Khi 1 HS kểcác em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Gọi 4HS kể chuyện tiếp nối nhau( mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi ).- 2 Lượt HS kể. - 3-5 HS kể. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Tiếp nối nhau trả lời đền khi có câu trả lời đúng. - Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ. - Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật. - Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi nhà vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ. - 3 HS nhắc lại. - HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện. 4 Củng cố, dặên dò : - Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét cho điểm học sinh. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: