Tuần 4
Ngày soạn: 23/9
Ngày dạy:Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006
TẬP ĐỌC
Những con sếu bằng giấy
I. Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:
+Đọc đúng các tên người ,tên địa lý nước ngoài ( Xa – da- cô, Hi -rô- si – ma, Na-ga -da – ki)
-Biết đọc bài văn với giọng trầm buồn; nhấn giọng nhũng từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa - da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
-Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
-Giáo dục các em yêu hoà bình, yêu độc lập tự do.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có )
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn từ : “ Khi Hi- rô- si- ma .gấp được 644 con” để
III. Hoạt động
1) Bài cũ : Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch “Lòng dân” (Nhóm 1 đọc phần 1, nhóm 2 đọc phần 2 ) và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch
ội Châu và phong trào Đông Du” LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ trái nghĩa I.Mục đích yêu cầu: - Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa - Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa - Giáo dục các em biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II.Đồ dùng học tập: - Từ điển Tiếng Việt - Bảng lớp viết nội dung BT 1,2,3 phần luyện tập III.Hoạt động: 1. Bài cũ: Tìm từ đồng nghĩa với từ : “đỏ ”đỏ tươi – đỏ chót – đỏ tía – đỏ au – đỏ ối 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập GV yc HS đọc bài tập 1. -Yc học sinh tìm nghĩa của từ: phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển. - So sánh nghĩa của 2 từ trên -Phi nghĩa -Chính nghĩa GV chốt: 2 từ “phi nghĩa” và “chính nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa Bài 2:Cho HS hoạt động cá nhân tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ. - Tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ. (?) Em hiểu nghĩa của từ “vinh” của từ “nhục” là như thế nào? GV chốt ý: Cách dùng tù trái nghĩa trong câu tục ngữ tạo ra 2 vế tương phản làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của con người Việt Nam: Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. (?) Thế nào là từ trái nghĩa? Việc đặt các từ trái nghĩa cạnh nhau có tác dụng gì? Cho HS tìm thêm một số từ trái nghĩa -2 HS đọc bài 1, HS thảo luận nhóm nội dung yc giáo viên giao, đại điện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - Phi nghĩa là trái với đạo lý. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ. - Chính nghĩa là đúng với đạo lý, chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bãi công. -HS đọc yêu cầu bài, HS làm việc cá nhân, trả lời yc của bài: -Sống – chết; vinh – nhục. - “vinh”: được kính trọng, được đánh giá cao - “nhục”: xấu hổ và bị khinh bỉ -HS đọc ghi nhớ: sgk -Tìm từ trái nghĩa Hoạt động 2: Luyện tập Baiø1 GV yc HS đọc bài tập 1. -GV giao việc cho HS tìm các cặp từ trái nghỉa trong các câu: a, b, c, d. -Bài 2: GV yc HS đọc bài tập 2: GV gợi ý cho HS: Tìm từ trái nghĩa với từ hẹp, xấu, trên để điền vào chỗ trống Bài 3: GV yc HS đọc bài tập 3, yc HS làm việc theo nhóm thi tiếp sức Bài 4: GV yc HS đọc bài tập 4. yc HS làm bài vào vở. GV chủa bài, chấm bài 1 số hs -Cho1HS đọc yêu cầu bài -HS tìm hiểu theo nhóm, lên bảng trình bày - Các cặp từ trái nghĩa là: đục trong; xấu đẹp; đen trắng; rách lành, dở hay. -1HS đọc yêu cầu bài tập 2 -HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở -Lớp nhận xét, sửa bài. -1HS đọc yêu cầu bài tập 3 -HS làm việc theo nhóm thi tiếp sức nhóm nào tìm được nhiều từ là thắng -Thương yêu căm ghét, căm giận, căm thù -Đoàn kết chia rẽ, xung khắc -Giữ gìn phá hoại, phá phách -Hoà bình chiến tranh, xung đột -Lớp nhận xét, sửa bài. -1HS đọc yêu cầu bài tập 4 -HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở -Lớp nhận xét, sửa bài. 4. Củng cố – dặn dò: (?) Thế nào là từ trái nghĩa? cho ví dụ? -GV nhận xét tiết học, về chuẩn bị bài TT TOÁN Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS - Rèn kỹ năng giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. - Giáo dục HS biết vận dụng các kiến thức giải toán II/ Hoạt động: 1. Bài cũ: (?) Khi giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ thường có mấy cách giải? Đó là những cách nào?( Quang) 1 HS lên làm bài 3 b.( Hưng) 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu (?) Bài toán cho biết gì? (?) Bài toán hỏi gì? -GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán rồi giải. -GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng (?) Trong 2 bước tính và lời giải, bước nào là bước “ rút về đơn vị” Bài 2: GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề. (?)Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gỉ?.. -GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán rồi giải. -GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng (?) Trong bài toán trên, bước nào là bước “ tìm tỉ số” Bài 3: GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề. (?)Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gỉ?.. -GV yêu HS nêu mối quan hệ giữa số HS và số ô tô. -HS làm bài, chữa bài -GV nhận xét đánh giá cho điểm. 1 HS đọc đề bài , lớp tìm hiểu bài -1 HS lên bảng tóm tắt và làm bài, lớp làm vào vờ, nhận xét, chữa bài. Tóm tắt: 12 quyển: 24000đồng 30 quyển:..đồng? Bài giải: Mua 1 quyển hết số tiền là: 24000 : 12 = 2000 đồng Mua 30 quyển hết số tiền la: 2000 x 30 = 60000 (đồng) Đáp số: 60000 đồng. -Bước tính giá tiền 1 quyển là bước rút về đơn vị. -1 HS đọc để bài, HS theo dõi , tìm hiểu, trả lời yêu cầu GV -1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở( giải theo cách tìm tỉ số). Tóm tắt: 24 bút: 30000 đồng 8 bút: đồng? Bài giải: Số lần 8 cái bút kém 24 cái bút là: 24 : 8 = 3 (lần) Số tiền để mua 8 bút là: 30000 : 3 = 10000( đồng) Đáp số 10000 đồng -Bước tính số lần 8 bút kém 24 bút là bước tìm tỉ số. -1 HS đọc để bài, HS theo dõi , tìm hiểu, trả lời yêu cầu GV -1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở Tóm tắt: 120 HS : 3 ô tô 160 HS :. ôtô? Bài giải: Mỗi ô tô chở được số HS là: 120 : 3 = 40 ( HS ) Số ô tô cần để chở 160 HS là: 160 : 40 = 4( ô tô) Đáp số: 4 ô tô 3. Củng cố- dặn dò: Cho HS nhắc lại cách giải toán về quan hệ tỉ lệ. GV nhận xét tiế học. HS về làm bài toán 4 Ngày soạn:25/9 Ngày dạy:Thứ năm ngày28 tháng 9 năm 2006 TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh I) Mục đích yêu cầu: - Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. Một dàn ý với ý riêng của từng học sinh. - Biết chuyển 1 phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh. - Rèn HS viết được đoạn văn hay - Giáo dục các em yêu trường, yêu lớp II.Đồ dùng: HS: vở ghi chép khi quan sát cảnh trường học, bút dạ, giấy khổ to (2 – 3 tờ) III. Hoạt động: 1. Bài cũ: 1 HS lên bảng trình bày kết quả quan sát cảnh trường học 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: HS làm bài tập Cho 1 em đọc yêu cầu bài 1 GV yc HS xem lại các ý đã ghi chép đước khi quan sát trường học -Xếp các ý đó thành dàn bài chi tiết -HS trình bày dàn ý Mở bài: Giới thiệu bao quát -Trường nằm trên một khu đất rộng. Ngôi trường nổi bật là những dãy nhà xây lợp ngói đỏ tươi, phía trước là những hàng cây tươi tốt Thân bài: Tả từng phần của trường: -Sân trường: + nền xi măng rộng, cột cờ, một số cây phượng toả tán rộng -Lớp học: + 3 dãy lớp học tạo thành hình chữ U. Các lớp học rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế ngay ngắn, tường lớp trang trí bằng những cảnh đẹp của đất nước.. -Thư viện văn phòng trường xây dưng khang trang.. -Vườn trường là những hàng cây xanh đang độ lớn.. Kết bài: Em yêu quý ngôi trường em.. Bài tập 2: GV yc học sinh đọc bài tập 2 -YC HS chọn chọn 1 phần dàn bài vừa làm chọn phần dàn bài trên thành bài văn hoàn chỉnh ( chọn phần thân bài) - HS viết bài vào vở -GV chấm , đánh giá những HS viết tự nhiên, sinh động -1 HS đọc bài 1 -3 em viết dàn ý vào bảng phụ -3 HS trình bày bài của mình -HS dưới lớp bổ sung -1 HS đọc yêu cầu bài 2 -HS viết bài - 2,3 HS trình bày bài viết trước lớp. 4. Củng cố: Cho HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh. - Qua bài văn, để trường thêm sạch đẹp thì em phải làm gì? 5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài kiểm tra viết sắp tới. ĐỊA LÝ Sông ngòi I.Mục tiêu: - Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ) một số sông chính của Việt Nam - Trình bày được 1 số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam - Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống sản xuất - Hiểu và lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi II.Đồ dùng: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn II. Hoạt động: 1. Bài cũ: (?) Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta?(Mai Trang, Trâm) (?) Nêu sự khác biệt khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam?(Tùng, Hờm) 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. -HS đọc phần 1 SGK, làm việc cá nhân (?) Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết? (?) Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? (?) Ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những con sông nào lớn? (?) Em có nhận xét gì về sông ở miền Trung Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước - HS đọc phần 1 SGK trả lời yc của GV, cả lớp nhận xét, bổ sung. - Nước ta có hàng nghìn con sông lớn nhỏ phân bố rộng khắp cả nước -HS lên bảng chỉ bản đồ và kể tên một số con sông. - Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình -Miền trung: sông mã, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng - Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu - Sông thường nhỏ, ngắn, dốc. Hoạt động 2:Tìm hiểu sông nước ta thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. -Cho HS đọc phần 2 SGK HS làm theo nhóm, hoàn thành bảng sau: GV sửa chữa hoàn thiện câu trả lời GV: Sự thay đổi chế độ nước theo mùa của sông ngòi VN chính là do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống theo mùa gây khó khăn cho sản xuất, đời sống, giao thông, hoạt động của các nhà máy thuỷ điện đe doạ mùa màng và đời sống của nhân dân ven sông (?) Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao? GV:Các sông ở Việt Nam, mùa lũ mang nhiều phù sa vì ¾ diện tích nước ta là đồi núi, độ dốc lớn, nước ta lại mưa nhiều nên lớp đất trên mặt bị bào mòn, theo nước chảy xuống sông nên sông có nhiều phù sa làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi nếu rừng bị mất đất đai ngày càng bị bào mòn. - GV:Sông ngòi nước ta lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. -HS đọc phần 2, làm theo nhóm bàn -Đại diện từng nhóm trả lời Thời gian Đặc điểm Aûnh hưởng tới đời sống sản xuất Mùa mưa Mùa khô - Có. Mùa mưa nước sông đục có khi tràn bờ, mùa khô nước sông trong hơ có lúc dòng sông trơ sỏi đá Hoạt động 3:Vai trò cuả sông ngòi Cho HS đọc phần 3 . Làm việc cả lớp (?) Sông ngòi có vai trò gì đối với đời sống sản xuất của nhân dân? Gọi HS lên chỉ bản đồ - Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng - Vị trí nhà máy thuỷ điện Y – ta – li và hồ Trị An GV: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cung cấp cho ta lượng thuỷ sản dồi dào - HS đọc, trả lời câu hỏi của GV, cả lớp nhạn xét bổ sung - Bồi đắp lượng phù sa cho đồng bằng -Cung cấp nước cho đồng ruộng và nước cho sinh hoạt của người dân - Là nguồn thuỷ điện, là đường giao thông - Cung cấp lượng tôm cá dồi dào. HS lên chỉ bản đồ 4. Củng cố: GV tóm tắt nội dung bài, HS đọc phần ghi nhớ. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò. HS đọc thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài: Vùng biển nước ta. KỸ THUẬT Đính khuy bấm (T2) I.Mục tiêu: - Biết cách đính khuy bấm - Đính được khuy bấm đúng quy trình, đúng kỹ thuật - Rèn tính cẩn thận - Giáo dục các em ý thức tự phục vụ mình II.Đồ dùng - Mẫu đính khuy bấm - Một số sản phẩm may mặc có đính khuy bấm: áo bà ba, áo dài - Một số khuy bốn lỗ với nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau - 2 mảnh vải - 3 – 4 chiếc khuy bấm loại to - Kim khâu len, kim khâu cỡ nhỏ - Len, chỉ khâu, phấn vạch, thước, kéo III.Hoạt động: 1. Bài cũ: Em hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy bấm - Vì sao khoảng cách đính mặt lồi và mặt lõm của khuy bấm trên hai mặt phải bằng nhau? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3: HS thực hành Cho HS nhắc lại lý thuyết (?) Em hãy nêu hình dạng, đăïc điểm của khuy bấm (?) Em hãy nêu về các đường khâu trên khuy bấm? (?) Em hãy nhắc lại cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ (?) Em hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy trên mảnh vải thứ hai? (?) Tại sao phải luồn kim vào giữa hai lượt vải của đường nẹp khi bắt đầu đính khuy (?) Em hãy nêu cách đính lỗ khuy thứ hai -GV chốt GV hướng dẫn các em thực hành -Gv cho HS thực hành Chú ý nhắc các em cẩn thận trong khi khâu để khỏi bị đứt tay hoặc kim châm vào tay -GV quan sát theo dõi HS trong quá trình thực hành và chỉ dẩn thêm cho HS những chỗ thực hành còn lúng túng -Nhận xét một số sản phẩm của HS khi đã hoàn thành. HS nhắc lại HS dưới lớp bổ sung HS trả lời các câu hỏi -HS thực hành - HS nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Củng cố: GV nhận xét tiết học, biểu dưong HS có sản phẩm đẹp, đúng yc. 4. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị cho tiết sau :hoàn thiện sản phẩm TOÁN Ôn tập và bổ sung về giải toán (tt) I.Mục tiêu: - Giúp HS: -Làm quen với bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. -Biết cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. II.Hoạt động: 1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng giải bài 4 ( Duyên) Tóm tắt: 2 ngày : 72000 đồng 5 ngày : ? đồng Giải: Làm 1 ngày, người đó nhận được số tiền công là: 72000 : 2 = 36000 (đồng) Làm 5 ngày người đó nhận được số tiền công là: 36000 5 = 180000 (đồng) Cho HS nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ -GV đưa ví dụ lên bảng -Có 100 kg gạo chia đều cho các bao Số kg gạo ở mỗi bao 5 kg 10 kg 20 kg Số bao gạo (?) Nếu mỗi bao đựng được 5 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? (?) Nếu mỗi bao đựng 10 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? (?) Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5kg lên 10 kg thì số bao gạo như thế nào? (?) 5 kg gấp lên mấy lần thì được 10 kg? (?)20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 10 bao gạo? Khi số kg gạo mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào? (?) Nếu mỗi bao đựng 20 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? (?) Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5kg lên 20 kg thì số bao gạo như thế nào? (?) 5 kg gấp lên mấy lần thì được 20 kg? (?)20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 5bao gạo? Khi số kg gạo mỗi bao gấp lên 4 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào? KL => Khi số kg gạo mỗi bao gấp lên 1 số lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào? Bài toán: -GV gọi HS đọc đề toán (?) Bài toán cho biết gì? (?) Bài toán hỏi gì? -HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán -GV cho 1 HS nêu hướng giải của mình. GV nhận xét cách HS đưa ra *Giải bài toán bằng cách rút về đơn vị GV tóm tắt đề bài: 2 ngày: 12người 4 ngày: người? (?) Đắp xong nền nhà trong 2 ngày cần 12 người, nếu đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần bao nhiêu người? (?)Đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần 24 người, đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần ? người? ( số người tăng lên hay giảm đi) -GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán =>Bước tìm số người làm xong nền nhà trong 1 ngày gọi là bước rút về đơn vị * Giải = cách tìm tỉ số (?) Hãy so với 2 ngày thì 4 ngày gấp mấy lần 2 ngày? (?) Khi số ngày làm tăng lên 2 lần thì số người thay đổi như thế nào-GV yêu cầu HS trình bày lời giải =>Bước tìm xem 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần là bước tìm tỉ số. - 1 HS đọc , cả lớp theo dõi. - Chia hết cho 20 bao. - Chia hết cho 10 bao. - Số bao gạo giảm từ 20 bao xuống còn 10 bao. - Gấp lên 2 lần -Giảm đi 2 lần -Khi số kg gạo mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo giảm đi 2 lần -Chia hết số gạo đó cho 5 bao. -Thì số bao gạo giảm đi từ 20 xuống còn 4 bao( giảm 4 lần) -4 lần -4 lần -Số bao gạo giảm đi 4 lần. - HS đọc đề toán -Làm xong nền nhà trong 2 ngày thì cần 12 người - Làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần ?người -HS trao đổi nêu cách giải bài toán và trình bày cách giải, lớp theo dõi bổ sung. -Đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần 2 x 12 người= 24 người -Đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần cần 24 :4 =6 người - Như vậy số người đã giảm đi so với ban đầu 2 lần -HS trình bày cách giải trên bảng. - 4 ngày gấp 2 ngày là 2 lần ( 4:2=2) -Khi số ngày tăng lên 2 lần thì số người cần làm giảøm đi 2 lần. -HS lên trình bày cách thực hiện Hoạt động 2:Luyện tập – thực hành Bài 1: GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề bài - Yêu cầu HS vận dụng nội dung vừa học giải bài và nhận xét bài làm của bạn Bài 2: GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề bài - Yêu cầu HS vận dụng nội dung vừa học giải bài và nhận xét bài làm của bạn - HS đọc đề toán, tìm hiểu đề bài - HS vận dụng nội dung vừa học tóm tắt, giải bài và nhận xét bài làm của bạn. Cả lớp làm bài vào vở BT -1 HS lên bảng làm bài Tóm tắt: 7 ngày:10 người 5 ngày : người? Bài giải Để làm xong CV trong 1 ngày cần: 7x 10 = 70 ( người) Để làm xong CV trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 ( người) Đáp số 14 người. - HS đọc đề toán, tìm hiểu đề bài HS vận dụng nội dung vừa học tóm tắt, giải bài và nhận xét bài làm của bạn. Cả lớp làm bài vào vở BT -1HS lên bảng làm bài Tóm tắt: 120 người: 20 ngày 150 người:.. ngày? Giải: Aên hết số gạo trong 1 ngày cần: x 20 = 240 0( người) Số ngày 150 người ăn hết số gạo trên là: 2400 : 150 = 16( ngày) Đáp số 16 ngày 3. Củng cố, dặn dò: GV tóm tắt nội dung bài. HS về làm bài tập 4 MĨ THUẬT Bài vẽ theo mẫu: khối hộp và khối cầu I.Mục tiêu: - HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu, biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. - HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu - HS quan tâm, hiểu biết các đồ vật có hình dạng khối hộp và khối cầu - Giáo dục các em yêu thích hội họa II.Chuẩn bị: SGK, SGV Chuẩn bị một hộp phấn, hộp bánh, quả cam Bài vẽ của HS trước lớp Giấy vẽ, vở thưc hành Bút chì, tẩy III.Hoạt động: 1.Bài cũ: Nhận xét tiết vẽ: Đề tài trường em 2.Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp (?) Khối hộp có mấy mặt? (?) Khi quan sát sẽ thấy được mấy mặt? (?) Khối cầu có đặc điểm gì? (?) Khối cầu có bề mặt giống như khối hộp không? (?) So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu? (?) Tìm 1 số đồ vật có hình dáng giống hình hộp hoặc hình cầu HS quan sát tranh SGK và nhận xét - Tìm khung hình chung của mẫu vật - Tìm khung hình riêng của từng mẫu vật -Tìm độ đậm nhạt HS quan sát - Có 6 mặt, đều là mặt phẳng - 2 hoặc 3 mặt - Không có các mặt phân biệt rõ như khối hộp - Có bề mặt cong. Quan sát từ mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn - Khi ánh sáng chiếu vào 1 phía thì khối hộp có độ đậm nhạt khác nhau, còn khối cầu thì có độ đậm nhạt biến chuyển nhẹ nhàng HS tìm: Hộp phấn, quả bóng, quả cam - Mẫu vật nằm trong khung hình chữ nhật - Hộp phấn nằm trong khung hình chữ nhật, quả cam nằm trong khung hình vuông Hoạt động 2: Cách vẽ -GV yêu cầu HS quan sát, gợi ý cho HS cách vẽ -Cho HS so sánh tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của mẫu vật -GV hướng dẫn trên bảng: -GV gợi ý HS các bước tiếp theo: - Cho HS so sánh 2 khối về vị trí, đặc điểm, chỉnh sửa hình vẽ cho đúng - Hướng dẫn vẽ đậm nhạt – đậm – đậm vừa – nhạt. - HS hoàn chỉnh bài vẽ. HS so sánh và phác khung hình chung của từng mẫu vật Hoạt động 3: Thực hành 15’ - Gv cho HS vẽ - GV xuống lớp giúp đỡ Chú ý vẽ bố cục cân đối - Nhận xét, đánh giá GV cho HS dán bài trên bảng rồi nhận xét, cho điểm GV nhận xét về giờ dạy -HS thực hành vẽ -Sau khi vẽ xong vẽ đậm nhạt 4. Củng cố: GV nhận xét tiết dạy, biểu dương HS có bài vẽ tốt. 5. Dặ
Tài liệu đính kèm: