Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 22 năm học 2012

ĐẠO ĐỨC

EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

_ Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và đươxc5 kết giao bạn bè.

_ Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi .

_ Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi .

_ Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh .

8 HSK – G biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi .

* KNS : Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ bạn bè .

* ĐĐ HCM : Giáo dục lịng nhn i, vị tha ( Đoàn kết, thân ái với các bạn là thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ ).

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

_Mỗi học sinh chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”

_Một lẵng nhỏ để đựng hoa khi chơi

_Phần thưởng cho 3 em học sinh biết cư xử tốt với bạn nhất

_Bút màu, giấy vẽ

_Bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn “ (Nhạc và lời: Mộng Lân)

 

doc 36 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 22 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: (con gà)
+Viết đáp số: Như cách viết trong SGK
* Trình tự khi giải bài toán ta viết bài toán như sau:
_Viết “Bài giải”
_Viết câu lời giải
_Viết phép tính
_Viết đáp số
2.Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự nêu bài toán
_Cho HS dựa vào tóm tắt để nêu các câu trả lời cho các câu hỏi
_Cho HS dựa vào bài giải để viết tiếp các phần còn thiếu
Bài 2: Làm tương tự bài 1
 Cần giúp HS tự nêu phép tính, tự trình bày bài giải, rồi lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất của bài toán
Bài 3: Làm tương tự bài 2
3.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 83: Xăng ti mét. Đo độ dài
_Xem tranh trong SGK rồi đọc bài toán
_HS trả lời:
+Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa
+Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà
_Vài HS nêu lại tóm tắt bài toán
+Ta làm phép cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy nhà An có 9 con gà
+Vài HS nhắc lại câu trả lời trên
-Năm cộng bốn bằng chín
_Viết số thích hợp vào phần tóm tắt
_Trả lời câu hỏi
_Làm bài
_Đọc lại toàn bộ bài giải
_HS tự giải, tự viết bài giải
_Chữa bài
===============================================================
Thứ tư , ngày 8 tháng 02 năm 2012
HỌC VẦN 
Bài 101: UÂT - UYÊT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Đọc được uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh ; từ và đoạn thơ ứng dụng .
_ Viết được uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh .
_ Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; về những cuộc duyết binh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đường ở thành phố và đường ở nông thôn có các phương tiện và người tham gia giao thông, Nghệ sĩ đang tạc tượng, ca hát, cảnh mùa đông ở xứ lạnh có băng tuyết
 _Tranh ảnh về những cảnh đẹp nổi tiếng ở vùng quê trên đất nước ta: Sa Pa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, cố đô Huế, Nha Trang, Mũi Cà Mau,.
 _Vật thật: tấm huân chương, tờ lịch có ghi lịch từng tuần, vài cuốn truyện thiếu nhi, quân bài tam cúc hoặc tú lơ khơ .
 _Phiếu từ: luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp, quyết tâm, mặt nguyệt, cây quất
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TIẾT 1
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
22’
11’
11’
25’
10’
5’
10’
5’
* Kiểm tra bài cũ: 
_Cho HS chơi trò chơi Tìm chữ bị mất để ôn cấu tạo vần
+GV gắn các chữ bị mất lên bảng:
con thyền, hoà thun, qển sổ
_GV kiểm tra một số em ghép vần uân, uyên một số em đọc trơn các từ chứa vần uân và vần uyên
_Viết:
1.Giới thiệu bài:
_Cho HS ghép vần uân, uyên
_Thay chữ n bằng chữ t, ở vần uyên bỏ chữ n thay vào đó t để có vần uyêt và giữ nguyên hai vần đó lên bảng
_Luyện đọc: uât, uyêt
2.Dạy vần: 
uât
a) GV giới thiệu vần: uât
_GV đưa tranh và nói:
+Tranh vẽ gì?
_GV ghi bảng và đọc: sản xuất
_GV hỏi:
+Trong tiếng xuất có âm gì đã học?
 _Hôm nay chúng ta học vần uât. GV ghi bảng: uât
b) Phân tích và ghép vần uât để nhớ cấu tạo vần:
_Phân tích vần uât?
_Cho HS đánh vần. Đọc trơn
c) Ghép tiếng có vần uât, đọc và viết tiếng, từ có vần uât:
_Cho HS ghép chữ x thêm vào vần uât để tạo thành tiếng xuất
_Cho HS đánh vần tiếng: xuất
_GV viết bảng: sản xuất
_Cho HS đọc trơn: 
uât, xuất, sản xuất
_Cho HS viết bảng:
 GV nhận xét bài viết của HS
uyêt
 Tiến hành tương tự vần uât
* So sánh uât và uyêt?
* Đọc từ và câu ứng dụng:
_ Cho HS đọc từ ngữ ứng dụng:
 luật giao thông băng tuyết 
 nghệ thuật duyệt binh
+Tìm tiếng mang vần vừa học
+Đọc trơn tiếng
+Đọc trơn từ
_GV giải thích (dùng tranh ảnh về nghệ thuật, băng tuyết, duyệt binh để giải thích nghĩa của từ)
* Trò chơi: Chọn đúng từ để ghi nhớ vần uât, uyêt
Lưu ý: Đối với từ cây quất, đọc là: quờ-uât-quât-sắc-quất, từ quyết tâm, đọc là: quờ-uyêt-quyêt-sắc-quyết song khi viết thì lược bỏ 1 chữ u
( TIẾT 2 )
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc: 
*Củng cố bài ở tiết 1:
_Cho HS đọc trơn lại vần, từ khoá, từ ứng dụng ở SGK 
*Đọc câu và đoạn ứng dụng:
_Cho HS xem tranh 1, 2, 3
_Cho HS luyện đọc:
+GV đọc mẫu
+Cho HS đọc từng dòng thơ
+Cho HS đọc liền 2 dòng thơ
+Đọc trơn cả bài
+Tìm tiếng có chứa vần uât hoặc vần uyêt
b) Luyện viết:
_Cho HS tập viết vào vở
c) Luyện nói theo chủ đề:
_ Chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp
_GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi:
+Nước ta tên là gì?
+Em nhận ra cảnh đẹp nào trên tranh ảnh em đã xem?
+Em biết nước ta hoặc quê hương em có những cảnh đẹp nào? 
+Hãy nói về một cảnh đẹp mà em biết:
-Tên cảnh đẹp
-Cảnh đẹp đó ở đâu
-Trong cảnh có những gì đẹp
-Em thích gì nhất trong cảnh đẹp đó
4.Củng cố – dặn dò: 
*Trò chơi: Chọn đúng từ tìm từ có chứa vần uât và vần uyêt
_Củng cố:
+ GV chỉ bảng (hoặc SGK)
_Khen ngợi HS, tổng kết tiết học
_Dặn dò: Xem trước bài 102
+HS tiến hành ghép vần uân, uyên
_HS viết: uân, uyên, quân đội, lời khuyên
_Ghép vần uân, uyên
_Đọc theo GV
_Quan sát và trả lời
_Đọc theo GV
_HS đọc: uât
_Đánh vần: u-â-t-uât
 Đọc trơn: uât
_Đánh vần: x-uất-sắc-xuất
_Đọc: sản xuất
_HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
_Viết: uât, xuất, sản xuất
_HS thảo luận và trả lời 
+Giống: mở đầu bằng u kết thúc bằng t
+Khác: uyêt có âm giữa yê 
* Đọc trơn:
uyêt, duyệt, duyệt binh
uât: luật, thuật 
uyêt: tuyết, duyệt
_HS đọc từ ngữ ứng dụng
_Cá nhân, lớp
_Quan sát và nhận xét tranh
_Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
+Đồng thanh, cá nhân
+Đồng thanh, cá nhân
+Đọc toàn bài trong SGK
_Tập viết: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh
_ Đọc tên bài luyện nói
_HS quan sát và giới thiệu 
theo nhóm, lớp
+HS kể tên vài cuốn truyện
+HS theo dõi và đọc theo. 
_Tìm tiếng có chứa vần uât, uyêt đọc lại cả bài trong SGK, viết từ sản xuất, duyệt binh vào vở
==============
TOÁN 
XĂNGTIMET- ĐO ĐỘ DÀI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng – ti – mét viết tắt là cm; biết dùng thước có chia vạch cm để đo độ dài đoạn thẳng .
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _GV và HS đều có thước thẳng với các vạch chia thành từng xăngtimet
 _ Nên sử dụng các thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có các vạch chia thanh từng xăngtimet):
_GV giới thiệu: Đây là thước có vạch chia thành từng xăngtimet. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0. 
+Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là một xăngtimet. 
+Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng một xăngtimet
+Tương tự với các độ dài từ vạch đến vạch 3
_Xăngtimet viết tắt là cm. GV viết bảng: cm
 Chú ý: GV giới thiệu cho HS biết, thước đo độ dài thường có thêm một đoạn nhỏ trước vạch 0. Vì vậy nên đề phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu của thước
2.Giới thiệu các thao tác đo độ dài:
_GV hướng dẫn đo độ dài theo 3 bước:
Bước 1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng
Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xăngtimet)
 Chẳng hạn, trên hình vẽ của bài học, ta có đoạn thẳng AB dài “một xăngtimet”, đoạn thẳng CD dài “ba xăngtimet”, đoạn thẳng MN dài “sáu xăngtimet”
Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp)
 Chẳng hạn, viết 1 cm ở ngay dưới đoạn thẳng AB; 3 cm ở ngay dưới đoạn thẳng CD; viết 6 cm ở ngay dưới đoạn thẳng MN 
3.Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS viết kí hiệu của xăngtimet: cm
 GV giúp HS viết đúng qui định
Bài 2: Cho HS tự đọc “lệnh” rồi làm bài và chữa bài
Bài 3: Cho HS tự làm
 Chẳng hạn, trường hợp thứ nhất ghi S vào ô trống vì vạch 0 của thước không đặt trùng vào một đầu của đoạn thẳng
 Sau khi chữa bài, GV có thể lưu ý HS một số trường hợp sai do đặt thước sai
Bài 4: GV hướng dẫn HS tự đo độ dài các đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu ở trên
3.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 84: Luyện tập
_HS quan sát thước kẻ 
+Dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến trên mép thước, khi đầu bút chì đến vạch 1 thì nói “một xăngtimet”
+Tương tự như trên
_HS đọc: “xăngtimet”
_HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV
_HS viết một dòng: cm. 
_HS làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài HS tập giải thích bằng lời 
HS nêu kết quả và giải thích trước lớp .
- HS tự làm bài và kiểm tra chéo .
===========
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 CÂY RAU 
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau .
_ Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây rau .
_ HS K - G kể tên được các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,..
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
_GV và HS đem các cây rau đến lớp
_Hình ảnh các cây rau trong bài 22 SGK
_Khăn bịt mắt
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
9’
9’
8’
2’
1’
1.Giới thiệu bài:
_GV và HS giới thiệu cây rau của mình
_GV hỏi:
+Cây rau của em tên gì?
+Nó được trồng ở đâu?
Hoạt động 1: Quan sát cây rau
_Mục tiêu:
+HS biết tên các bộ phận của cây rau
+Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác
_Cách tiến hành:
*Bước 1: 
_Chia nhóm
_Hướng dẫn các nhóm quan sát cây rau và trả lời câu hỏi:
+Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau em mang đến lớp? Trong đó có bộ phận nào ăn được?
+Em thích ăn loại rau nào?
+Nếu HS nào không có cây rau mang đến lớp, cho HS vẽ và viết tên các bộ phận của cây rau và giới thiệu với các bạn
*Bước 2:
Kết luận:
-Có rất nhiều loại rau
-Các cây rau đều có: rễ, thân, lá
-Có loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách 
-Có loại rau ăn lá và thân như: rau cải, rau muống 
-Có loại rau ăn thân như: su hào 
-Có loại rau ăn củ như: củ cải, cà rốt 
-Có loại rau ăn hoa như: thiên lí 
-Có loại rau ăn quả như: cá chua, bí 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK
+Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_Chia nhóm
_GV hướng dẫn HS tìm bài 22 SGK
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK
*Bước 2:
*Bước 3: Hoạt động cả lớp
_GV nêu câu hỏi:
+Các em thường ăn loại rau nào?
+Tại sao ăn rau lại tốt?
+Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì? 
Kết luận:
-Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng
-Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi, và còn được bón phân  Vì vậy, cần phải rửa sạch rau trước khi dùng rau làm thức ăn
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn rau gì?”
_Mục tiêu: HS được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học
_Cách tiến hành:
+Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi
+Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp
+GV đưa cho mỗi em một cây rau và yêu cầu các em đoán xem đó là cây rau gì?
 Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc
2.Củng cố:
_Cho HS mở SGK
_Đọc và trả lời câu hỏi trong sách
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò:
+Nên ăn rau thường xuyên. Phải rửa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn
+Chuẩn bị: bài 23 “Cây hoa”
_HS giới thiệu về cây rau của mình
_Chia nhóm
_Quan sát và trả lời
_Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp
_Nhóm 2 em
_Mở SGK
_Quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK
_Một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp
_HS trả lời
+Mỗi bạn mang theo 1 cái khăn sạch để bịt mắt
+HS dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đoán xem đó là rau gì? 
============
CHIỀU
LUYỆN VIẾT : Uât- Uyết
GV Đọc cho HS viết bảng con : uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh, luật giao thơng, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp.
GV đọc cho HS rèn viét chính tả vào vở: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh, luật giao thơng, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp .
GV đọc tiếp cho HS nghe – viết câu ứng dụng ( HS yếu nhìn sách viết ):
Những đêm nào trăng khuyết
Trơng giống con thuyền trơi
Em đi, trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
==============
 LUYỆN ĐỌC : UÂT - UYÊT
HS luyện đọc lại trong SGK
GV giúp những HS chưa thuộc bài đọc lại bài và kết hợp phụ đạo HS yếu đọc.
* HS làm bài tập trong VBT:
Bài 1: nối từ ngữ với từ ngữ giữa hai cột
GV giúp HS luyện đọc các từ ngữ 
HS tự đọc và nối trong SGK 
1 HS sửa bài trên bảng:
Phải tơn trọng luật giao thơng .
Trong ngày Quốc khánh đi đơi với hành .
Lí thuyết cần phải cĩ duyệt bính
Bài 2: Điền uât hay uyêt ?
HS tự làm bài trong VBT
 3 HS lên sửa trên bảng lớp.
HS đọc lại các từ : phong cảnh tuyệt đẹp ; biểu diễn nghệ thuật 
Bài 3: viết
HS luyện viết trên dòng kẻ các từ : nghệ thuật , băng tuyết
==============
LUYỆN TOÁN 
XĂNG-TI-MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT Toán 
Bài 1 : Viết 
HS rèn viết kí hiệu cm trên dòng kẻ ô li .
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc số đó 
HS đọc yêu cầu bài tập 
HS làm bài nhóm 2 em .
GV vẽ lên bảng và gọi HS lên sửa bài .
Bài 3 : Đo độ dài các đoạn thẳng 
HS dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng và viết số đo vào chỗ chấm 
HS đổi tập nhau kiểm tra .
Bài 4 : ( dành cho HS khá , giỏi )
HS đọc yêu cầu bài tập và nêu cách đo 
GV chốt lại cách đo : 
+ Đo lần 1 rồi đánh dấu 
+ Nhấc thước lên rồi đo từ chỗ đánh dấu đến đầu kia, tiếp tục như vậy cho đến cuối đoạn thẳng .
+ Cộng các số vừa đo lại .
============================================================
Thứ năm , ngày 9 thnág 02 năm 2012
 HỌC VẦN 
UYNH - UYCH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Đọc được uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch ; từ các câu ứng dụng .
_ Viết được : uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
_ Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang .
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Tranh ảnh cha mẹ học sinh đưa con đi học, các em HS đang chơi vật nhau dưới sàn
_Phiếu từ: phụ huynh, luýnh quýnh, khuỳnh tay, hoa quỳnh, ngã huỵch, huỳnh huỵch (2 phiếu), uỳnh uỵch (2 phiếu), huých tay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
( TIẾT 1 )
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
22’
11’
11’
25’
10’
5’
10’
5’
* Kiểm tra bài cũ: 
_Cho HS chơi trò chơi Tìm chữ bị mất để ôn cấu tạo vần
+GV gắn các chữ bị mất lên bảng:
nghệ thật, tuyt trắng
_GV kiểm tra một số em ghép vần uât, uyêt một số em đọc trơn các từ chứa vần uât và vần uyêt
_Viết:
1.Giới thiệu bài:
_Cho HS ghép vần uy
_Thêm vào sau vần uy chữ nh được vần uynh; thêm sau vần uy chữ ch được vần uych
_Luyện đọc: uynh, uych
2.Dạy vần: 
uynh
a) GV giới thiệu vần: uynh
_GV đưa tranh và nói:
+Tranh vẽ gì?
_GV ghi bảng và đọc: phụ huynh
_GV hỏi:
+Trong tiếng huynh có âm gì đã học?
 _Hôm nay chúng ta học vần uynh. GV ghi bảng: uynh
b) Phân tích và ghép vần uynh để nhớ cấu tạo vần:
_Phân tích vần uynh?
_Cho HS đánh vần. Đọc trơn
c) Ghép tiếng có vần uynh, đọc và viết tiếng, từ có vần uynh:
_Cho HS ghép chữ h thêm vào vần uynh để tạo thành tiếng huynh
_Cho HS đánh vần tiếng: huynh
_GV viết bảng: phụ huynh
_Cho HS đọc trơn: 
uynh, huynh, phụ huynh
_Cho HS viết bảng:
 GV nhận xét bài viết của HS
uych
 Tiến hành tương tự vần uynh
* So sánh uynh và uych?
* Đọc từ và câu ứng dụng:
_ Cho HS đọc từ ngữ ứng dụng:
luýnh quýnh huỳnh huỵch 
khuỳnh tay uỳnh uỵch
+Tìm tiếng mang vần vừa học
+Đọc trơn tiếng
+Đọc trơn từ
_GV giải thích (dùng tranh ảnh để giải thích nghĩa của từ)
* Trò chơi: Chọn đúng từ để ghi nhớ vần uynh, uych
Lưu ý: Đối với tiếng quỳnh, đọc là: quờ-uynh-quynh-huyền-quỳnh, song khi viết thì lược bỏ 1 chữ u
TIẾT 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc: 
*Củng cố bài ở tiết 1:
_Cho HS đọc trơn lại vần, từ khoá, từ ứng dụng ở SGK 
*Đọc câu và đoạn ứng dụng:
_Cho HS xem tranh 1, 2, 3
_Cho HS luyện đọc:
+GV đọc mẫu
+Cho HS đọc từng dòng thơ
+Cho HS đọc liền 2 dòng thơ
+Đọc trơn cả bài
+Tìm tiếng có chứa vần uynh hoặc vần uych
b) Luyện viết:
_Cho HS tập viết vào vở
c) Luyện nói theo chủ đề:
_ Chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang
_GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi:
+Tên của mỗi loại đèn làgì?
+Đèn nào dùng điện để thắp sáng?
+Đèn nào dùng dầu để thắp sáng?
+Nhà em có những loại đèn gì?
+Nói về một loại đèn em vẫn dùng để đọc sách hoặc học ở nhà:
-Tên loại đèn là gì?
-Nó dùng gì để thắp sáng?
-Khi muốn cho đèn sáng hoặc thôi không sáng nữa, em phải làm gì?
-Khi không cần dùng đèn nữa có nên để đèn sáng không? Vì sao?
4.Củng cố – dặn dò: 
*Trò chơi: Chọn đúng từ tìm từ có chứa vần uynh và vần uych
_Củng cố:
+ GV chỉ bảng (hoặc SGK)
_Khen ngợi HS, tổng kết tiết học
_Dặn dò: Xem trước bài 103
+HS tiến hành ghép vần uât, uyêt
_HS viết: uât, uyêt, tuyệt đối, quyết tâm
_Ghép vần uy
_Đọc theo GV
_Quan sát và trả lời
_Đọc theo GV
_HS đọc: uynh
_Đánh vần: u-y-nh-uynh
 Đọc trơn: uynh
_Đánh vần: h-uynh-huynh
_Đọc: phụ huynh
_HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
_Viết: uynh, huynh, phụ huynh
_HS thảo luận và trả lời 
+Giống: mở đầu bằng uy 
+Khác: uych kết thúc bằng ch 
* Đọc trơn:
uych, huỵch, ngã huỵch
uynh: luýnh quýnh, khuỳnh
uych: huỵch, uỵch
_HS đọc từ ngữ ứng dụng
_Cá nhân, lớp
_Quan sát và nhận xét tranh
_Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
+Đồng thanh, cá nhân
+Đồng thanh, cá nhân
+Đọc toàn bài trong SGK
_Tập viết: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch
_ Đọc tên bài luyện nói
_HS quan sát và giới thiệu 
theo nhóm, lớp
+HS kể tên vài cuốn truyện
+HS theo dõi và đọc theo. 
_Tìm tiếng có chứa vần uynh, uych đọc lại cả bài trong SGK, viết từ phụ huynh, ngã huỵch vào vở 
===============
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải .
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _SGK và vở bài tập toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
1.Thực hành:
 GV tổ chức, hướng dẫn HS tập dượt tự giải bài toán. Chẳng hạn:
Bài 1: 
_Cho HS đọc đề toán
_Nêu tóm tắt
_Nêu lời giải
 Cho HS trao đổi ý kiến, lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất rồi viết vào bài giải
_Viết phép tính
_Viết đáp số
Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1 để có bài giải
 Bài giải
 Số bức tranh trên tường có tất cả là:
+ 2 = 16 (tranh)
 Đáp số: 16 bức tranh
Bài 3: Tương tự bài 1 và bài 2
Bài giải
 Số hình vuông và hình tròn có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (hình)
 Đáp số: 9 hình
2.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 85: Luyện tập
_HS tự đọc bài toán, quan sát tranh vẽ
_HS tự nêu tóm tắt hoặc điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu lại tóm tắt
_Nêu lời giải:
+Trong vườn có tất cả là:
+Số cây chuối trong vườn cótất cả là:
_12 + 3 = 15 (cây)
_Đáp số: 15 cây chuối
- 1 HS sửa bài trên bảng
- 3 tổ cử đại diện lên sửa bài
============
THỦ CÔNG 
Chương III: KĨ THUẬT CẮT, DÁN GIẤY
Bài 17: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
IYÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo .
_ Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo .
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
 _Bút chì, thước kẻ, kéo
 _1 tờ giấy vở HS
 2.Học sinh:
 _Bút chì, thước kẻ, kéo
_1 tờ giấy vở HS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
8’
18’
2’
1.Giới thiệu các dụng cụ học thủ công:
_Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng bút cứng 
_Thước kẻ: được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số 
_Kéo: dùng để cắt giấy, bìa.
_Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở
2.Hướng dẫn thực hành:
* Cách sử dụng bút chì:
_Mô tả: bút chì gồm hai bộ phận: thân và ruột bút, để sử dụng người ta gọt một đầu bút
_Cách sử d

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 22 2 buoi.doc