Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 19 - Trươmg Thị Hiền

I. MỤC TIÊU:

-Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và các câu ứng dụng.

-Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Ruộng bậc thang.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong SGK

- SGK, bảng, vở tập viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 19 - Trươmg Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và hai que tính là mười hai que tính
-HS đọc cá nhân- đồng thanh
-HS nhắc lại
-Viết vào bảng
-HS đếm số ngôi sao ,điền kết quả vào ô vuông 
-HS dùng bút chì màu để vẽ thêm chấm tròn vào cột đơn vị
-HS dùng bút màu để tô 11 hình vuông, 12 hình tam giác.
Phân tích số 11, 12
-HS làm bài chữa bài
 Đạo Đức
Bài: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO CÔ GIÁO
 (KNS)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. KN giao tiếp, ứng xừ lễ phép với thầy giáo cô giáo.
 - Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo, biết nhằc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo cô giáo.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 -Tranh trong SGK phóng to, vở bài tập Đạo đức. Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em.
 -Vở BT Đạo đức, bút màu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: Cả lớp hát bài “ Em yêu cô giáo”
1. Khám phá:
GV hỏi:
+Em có bao giờ chào hỏi thầy cô giáo dù người ấy chưa từng dạy chúng ta không?
+Những gì cô giáo dạy em có vâng lời chưa?
-Thầy giáo ôc giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người. Vì thế chúng ta phải biết chào hỏi lễ phép đối với thầy cô và biết vâng lời. Để hiểu rõ sự lễ phép và vâng lời thầy cô giáo ra sao. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài “Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo”
-GV ghi tựa bài 
2. Kết nối
*Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1)
 MT: HS biết một số việc thể hiện lễ phép và vâng lời thấy giáo, cô giáo
 CTH:
 Bước 1: GV chia nhóm 
 -Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1.
 Bước 2:
 -Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy:
 + Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thấy giáo, cô giáo?
 + Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
 + Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
 -Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
 -Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay.
Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ!
Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn cô!
*Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
 MT: HS tô màu đúng vào các bạn biết lễ phep vâng lời
 CTH:
 Bước 1:
-GV HD HS tô nàu
 Bước 2:
-Yêu cầu HS trình bày trước lớp
GV kết luận:
 Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
-HS hát
-HS trả lời
-HS nhắc lại
-Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
-Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
-Cả lớp thảo luận, nhận xét:
+ Cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa: Thưa cô đây ạ! Khi nhận : Em cám ơn cô!
-HS làm bài tập 2.HS tô màu tranh.
-HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó?
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
Tiết 2
3. Thực hành - luyện tập
*Hoạt Động 3: HS làm bài tập 3
 MT: HS kể được vài mẫu chuyện về táâm gương lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 CTH:
-Giáo viên kể 1-2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
-Sau mỗi câu truyện, cả lớp nhận xét: bạn nào trong câu truyện đã lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo?
*Hoạt động 4: Thảo luận nhóm theo bài tập 4.
 MT: HS biết cách ứng xử trong huống. Biết nhắc nhở bạn bè phải vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 CTH:
-GV chia nhóm và nêu yêu cầu:
+ Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
 Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
*Hoạt động 5: Múa hát vui chơi
 MT: về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
-HD HS đọc câu thơ cuối bài
 “Thầy cô như thể mẹ cha
 Vâng lời lễ phép mới là trò ngoan.
4. Vận dụng
-Vì sao phải lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo?
-Qua bài hôm nay chúng ta phải biết lễ phép,vâng lời thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi
-Chuẩn bị bài 10: “Em và các bạn”
-Nhận xét tiết học
-HS làm bài tập 3
-Một số HS kể trước lớp
-Cả lớp trao đổi
-Các nhóm thảo luận
+ Đại diện từng nhóm trình bày
+ Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-Học sinh vui múa hát về chủ đề “ Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
-Học sinh đọc 2 câu thơ cá nhân, đt
-HS trả lời
THỨ BA
NS: 1/1/2012 Học vần
ND:3/1/2012 Bài 78: uc - ưc
I. MỤC TIÊU:
-Đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ; từ và các câu ứng dụng.
-Viết được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Ai thức dạy sớm nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK 
- SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: ăc - âc 
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
-Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần uc - ưc
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần uc với âc
 -So sánh ưc với uc
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 trục - lực 
 Đánh vần trờ - uc - truc - nặng - trục 
 lờ - ưc - lưc - nặng - lực
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 cần trục - lực sĩ
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 u - cờ - uc ư - cờ - ưc 
trờ - uc - truc - nặng - trục lờ - ưc - lưc - nặng - lực
 cần trục lực sĩ
- GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho HS
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 máy xúc lọ mực
 cúc vạn thọ nóng nực
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
 Con gì mào đỏ 
 Lông mượt như tơ
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thúc dậy.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Tranh vẽ gì?
+Chỉ tranh và giới thiệu người và vật trong bức tranh
+Mọi người đang làm gì?
+Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy?
+Bức tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố?
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 79.
-NX tiết học
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ: màu sắc, giấc ngủ.
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
uc: được tạo nên từ u & c
 +Giống nhau: âm cuối c
 +Khác nhau: uc bắt đầu bằng u.
ưc: được tạo nên từ ư và c
+Giống nhau: âm cuối c
+Khác nhau: ưc bắt đầu bằng ư
 -HS nhìn bảng phát âm
 u - cờ - uc , ư - cờ - ưc 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: uc, ưc, cần trục, lực sĩ
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc uc, ưc; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Ai thức dậy sớm nhất?.
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 Toán
Bài: MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I. MỤC TIÊU:
 -Nhận biết được mỗi số 13, 14, 15 gồm 1 chục và một số đơn vị.
 -Biết đọc, viết các số đó. Nhận biết số có hai chữ số
 -Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bó chục que tính và các que tính rời
 -Bó chục que tính và các que tính rời, bảng con, vở tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Mười một, mười hai
HS viết số 11, 12
Phân tích số 11, 12.
3. Bài mới: Mười ba, mười bốn, mười lăm
 *Hoạt động 1: Giới thiệu số 13:
GV hướng dẫn HS: Lấy 1 chục que tính và 3 que tính rời, và hỏi:
+ Được tất cả bao nhiêu que tính?
 -GV ghi bảng: 13
 Đọc là: Mười ba
 -GV giới thiệu: 
Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 có hai chữ số là số 1 và số 3 viết liền nhau, từ phải sang trái
*Hoạt động 2: Giới thiệu số 14:
-GV hướng dẫn HS: Lấy 1 chục que tính và 4 que tính rời, và hỏi:
+ Được tất cả bao nhiêu que tính?
-GV ghi bảng: 14
 Đọc là: Mười bốn
-GV giới thiệu: 
 Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 4 viết liền nhau, từ trái sang phải
 *Hoạt động 3: Giới thiệu số 15:
 Tiến hành tương tự số 13, 14
* Luyện viết: 
-GV viết mẫu: 13, 14, 15
*Hoạt động 4: Thực hành:
Bài 1 : Viết số
a) Mười, mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm.
 ..
b) 10 15 15 10
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
 Đếm số ngôi sao ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống
Bài 3:Nối mỗi tranh với một số thích hợp (theo mẫu)
(Nếu còn thời gian cho HS làm thêm bài tập 4)
Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
4. Củng cố - Dặn dò:
-Chuẩn bị bài 72: Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín
-Nhận xét tiết học
HS hát
-HS lấy 1 chục que tính và 3 que tính rời.
+ Mười que tính và ba que tính là mười ba que tính
-HS đọc cá nhân- đồng thanh
-HS nhắc lại
-HS lấy 1 chục que tính và 4 que tính rời
+ Mười que tính và bốn que tính là mười bốn que tính
-HS đọc cá nhân- đồng thanh
-HS nhắc lại
-Viết vào bảng
-Thực hành 
-HS số vào chỗ chấm
-Điền số
-HS đếm số ngôi sao điền vào ô vuông
-HS làm bài chữa bài
-Đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ, rồi nối với số đó
-Nối số với tranh
-HS làm bài chữa bài
Phân tích số 13, 14, 15
TN&XH
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
(BVMT: liên hệ+KNS)
Đã soạn ở tiết 1
.........................................................
THỨ TƯ
NS: 1/1/2012 Học vần
ND: 4/1/2012 Bài 79: ôc - uôc
I. MỤC TIÊU:
-Đọc được: ôc, uôc, thợ mọc, ngọn đuốc; từ và các câu ứng dụng.
-Viết được: ôc, uôc, thợ mọc, ngọn đuốc.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Tiêm chủng, uống thuốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK 
- SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: uc - ưc 
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
-Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần ôc - uôc
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần ôc với uc
 -So sánh uôc với ôc
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 mộc - đuốc 
 Đánh vần mờ - ôc - mộc - nặng - mộc 
 đờ - uôc - đuôc - sắc - đuốc
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 thợ mộc - ngọn đuốc
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 ô - cờ - ôc u - ô - cờ - uôc 
mờ -ôc -mộc -nặng -mộc đờ -uôc -đuôc -sắc -đuốc
 thợ mộc ngọn đuốc
- GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho hs
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 con ốc đôi guốc
 gốc cây thuộc bài
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
 Mái nhà của ốc
 Tròn vo bên mình 
 Mái nhà của em 
 Nghiêng giàn gấc đỏ.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Tranh vẽ gì?
+Bạn trai trong bức tranh đang làm gì? Em thấy thái độ bạn như thế nào?
+ Chúng ta có tiêm thuốc không? Khi nào?
+ Khi nào chúng ta phải uống thuốc?
+ Hãy kể cho các bạn nghe mình đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi như thế nào?
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 79.
-NX tiết học
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ: máy xúc, lọ mực.
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
ôc: được tạo nên từ ô & c
 +Giống nhau: âm cuối c
 +Khác nhau: ôc bắt đầu bằng ô.
uôc: được tạo nên từ u,ô và c
+Giống nhau: âm cuối c
+Khác nhau: uôc bắt đầu bằng uô
 -HS nhìn bảng phát âm
 ô - cờ - ôc , u - ô - cờ - uôc 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc ôc, uôc; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Tiêm chủng, uống thuốc.
-HS trả lời câu hỏi
HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 GDNGLL
Chủ đề: Đón tết cổ truyền
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU:
-HS sinh hoạt văn nghệ mừng đảng mừng xuân
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:
-GV nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt.
-GV cho lớp cử một bạn có năng khiếu lên làm người điều khiển buổi văn nghệ.
-Tổ chức cho các em vừa văn nghệ vừa liên hoan.
*Hoạt động 2:
-GV tổng kết buổi sinh hoạt và giáo dục học sinh nội dungcác bài hát về chủ đề trên
-Dặn dò học sinh một điều các em cần lưu ý trong những ngày nghỉ tết.
-Lớp cử một bạn làm người dẫn chương trình.
-Các bạn đăng kí tiết mục 
-Cả lớp vừa liên hoan vừa cổ vũ
THỨ NĂM
NS: 2/1/2012 Học vần
ND:5/1/2012 Bài 80: iêc - ươc
I. MỤC TIÊU:
-Đọc được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn; từ và các câu ứng dụng.
-Viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Xiếc, múa rối, ca nhạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK 
- SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: ôc - uôc 
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
-Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần iêc - ươc
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần iêc với uôc
 -So sánh ươc với iêc
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 xiếc - rước 
 Đánh vần xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc 
 rờ - ươc - rươc - sắc - rước
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 xem xiếc - rước đèn
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 i - ê - cờ - iêc ư - ơ - cờ - ươc 
xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc rờ - ươc - rươc - sắc - rước
 xem xiếc rước đèn
- GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho HS
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 cá diếc cái lược
 công việc thước kẻ
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
 Quê hương là con diều biếc
 Chiều ciều con thả trên đồng 
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Tranh vẽ gì?
Chia lớp thành 3 nhóm
GV cho HS xem tranh 
+Tổ 1: Tranh ảnh về xiếc
+Tổ 2: Tranh ảnh về múa rối
+Tổ 3: Tranh ảnh về ca nhạc
d) Hướng dẫn HS làm bài tập: (nếu có thể)
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 79.
-NX tiết học
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ : gốc cây, thuộc bài .
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
iêc: được tạo nên từ i, ê & c
 +Giống nhau: âm cuối c
 +Khác nhau: iêc bắt đầu bằng iê .
ươc: được tạo nên từ ư,ơ và c
+Giống nhau: âm cuối c
+Khác nhau: iêc bắt đầu bằng iê
 -HS nhìn bảng phát âm
i - ê - cờ - iêc , ư - ơ - cờ - ươc 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc iêc, ươc; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Xiếc, múa rối, ca nhạc.
-HS trả lời câu hỏi
-Mỗi tổ một nhóm
-HS quan sát, thảo luận nhóm về nội dung bức tranh rồi lên trước lớp giới thiệu
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 Toán
Bài: MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN
I. MỤC TIÊU:
 -Nhận biết được mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9).
 - Biết đọc , biết viết các số đó; điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số.
 - Bài tập cần làm 1,2,3,4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bó chục que tính và các que tính rời
 -Bó chục que tính và các que tính rời, bảng con, vở tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Mười ba, mười bốn, mười lăm.
- Viết số: 13, 14, 15.
- Phân tích số: 13,14,15
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu số 16:
GV hướng dẫn HS: Lấy 1 chục que tính và 6 que tính rời, và hỏi:
+ Được tất cả bao nhiêu que tính?
-GV ghi bảng: 16
 Đọc là: Mười sáu
-Cho HS phân tích số 16
-GV nêu: Số 16 có hai chữ số là số 1 và số 6 ở bên phải số 1. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị
*Hoạt động 2: Giới thiệu số 17, 18, 19:
Tiến hành tương tự số 16
* Luyện viết: 
-GV viết mẫu: 16, 17, 18, 19
*Hoạt động 3: Thực hành
-HD HS làm các bài tập trong sgk
Bài 1: Viết số
a/ Mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
-GV đọc số 
-GVNX
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
 Bài 3:Nối tranh với một số thích hợp
 Đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ, rồi nối với số thích hợp. Ở đây có 6 số và chỉ co 4 khung hình nên có 2 số không nối
Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
 10..19
-GV thu vở chấm điểm NX
4. Củng cố – Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Hai mươi, hai chục
-Nhận xét tiết học
-HS hát
-HS lấy 1 chục que tính và 6 que tính rời 
+ Mười que tính và sáu que tính là mười sáu que tính
-HS đọc cá nhân- đồng thanh
-Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
Viết vào bảng
-HS nêu cầu bài toán
-HS viết bảng con
-HS nêu yêu cầu 
-Đếm số cây nấm ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống đó
-HS làm bài chữa bài
-Đếm số con vật, rồi nối với số
-HS làm bài chữa bài
-HS làm vào vở
Thủ Công
Bài: GẤP MŨ CA LÔ (T1)
I .MỤC TIÊU: 
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy
-Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
-Với HS khéo tay: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
-1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn (HS có thể đội được)
-1 tờ giấy màu hình vuông
 2.Học sinh:
 -1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn
 -1 tờ giấy vở HS, vở thủ công
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới: 
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
-Cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu.
-Cho một em đội mũ 
- GV hỏi: 
+ Mũ ca lô dùng để làm gì?
Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô:
- Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông:
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật (h1a)
+ Gấp tiếp theo hình 1b
+ Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông. (h2)
*GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt: (mặt màu úp xuống)
- Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3
-Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (h4)
 Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5
-Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mơí gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8.
-Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10.
 Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
-Chuẩn bị tiết sau: Gấp mũ ca lô (tt)
- Nhận xét tiết học. 
-HS hát
-Quan sát mẫu 
-Cả lớp quan sát
-Quan sát từng bước gấp
- Cho HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp (giấy vở HS) và tờ giấy màu để gấp mũ ca lô.
* Quan sát từng thao tác của GV
- HS quan sát các quy trình gấp mũ ca lô.
-Thực hành tập gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS hình vuông 
ATGT
 Bài 1 : TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU :
-Giúp HS nhận biết 3 màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
-Giúp HS biết nơi có đèn tín hiệu ATGT.
-Giúp HS biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
II. CHUẨN BỊ :
-Tranh trong sgk phóng to
-SGK Rùa và Thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
 Không kiểm tra
2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 GV gt ghi tựa bài lên bảng
*Hoạt động 1: Kể chuyện (sách Rùa và Thỏ)
 Bước 1: 
-GV kể chuyện theo nội dung bài
-GV gọi 1 hoặc 2 HS đọc lại câu chuyện
 Bước 2:
-Tìm ý nghĩa của câu chuyện
-GV nêu câu hỏi
+An nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?
+Đèn tín hiệu điều khiển giao thông có mấy màu? Là những màu gì?
+Mẹ An nói gì khi gặp đèn đỏ ?
+Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe vẫn cứ đi ?
 Bước 3 :chơi sắm vai
-GV chia lớp thành các nhóm đôi
-GV theo dõi nhận xét các nhóm
 Bước 4 : Kết luận
-Ở các ngã tư, năm... thường có đèn tín hiệu ĐKGT đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu, đỏ, vàng, xanh.
-Khi đèn tín hiệu màu đỏ : người và xe tham gia giao thông phải dừng lại.
-Khi đẻn tín hiệu màu xanh : người và xe tham gia giao thông được phép đi 
-Khi đèn tín hiệu có màu vàng (báo hiệu sự thay đổi tín hiệu) người và xe phải chậm và dừng lại trước vạch dừng 
*Hoạt động 2 :Xem đĩa “Các hoạt động giao thông ở ngã ba »
-GV cho HS xem đĩa
-GV yêu cầu HS nhắc lại đèn tín hiệu
*Hoạt động 3 : Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
 Bước 1 :
 Bước 2 : GV phổ biến luật chơi.
 CB : HS đưa hai tay trước ngực ( đang chuẩn bị tham gia giao thông)
-Hô « Đèn xanh » HS quay 2 tay vòng quanh nhau
-Hô « Đèn vàng » HS quay 2 tay vòng quanh nhau chậm lại.
Hô « Đèn đỏ » tất cả phải dừng lại.
-GV mời vài HS sai lên bảng làm lại
 Bước 3 : Kết luận
Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn Điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn giao thông, tránh tai nạn không làm ùn tắc giao thông.
3. Củng cố - Dặn dò :
 -Vài HS đọc lại ghi nhớ.
 -Kể lại câu chuyện bài 1
 -Về học thuộc ghi nhớ.
-HS cả lớp lắng nghe
-HS trả lời
+Ở ngã tư đường
+Có 3 màu xanh, vàng, đỏ.
+Khi gặp đèn đỏ người và xe phải dừ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 19(3).doc