Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 9 năm 2011

TUẦN 9

Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011

Chào cờ

Tập trung chào cờ toàn trường

_________________________________________

Tiết 2. MĨ THUẬT: Xem tranh phong cảnh

(Có giáo viên chuyên trách)

_________________________________________

Tiết 3, 4. HỌC VẦN: Bài 35: uôi ươi

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ từ khoá: nải chuối, múi bưởi.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ; phần luyện nói: Chuối, bưởi, vú sữa (phóng to).

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc ở bảng con: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.

- HS viết vào bảng con: Tổ 1: cái túi Tổ 2: gửi quà Tổ 3: ngửi mùi

- 1 HS đọc câu ứng dụng.

 

doc 25 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- HD bài 3: 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Điền dấu > , <, = vào chỗ chấm )
(Lưu ý: Muốn điền dấu đúng trước hết tính kết quả 2 vế sau đó mới so sánh và điền dấu vào).
____________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 36: ay - â - ây
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: máy bay, nhảy dây
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây; phần luyện nói: Chạy, bay, đi bộ, đi xe (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: uôi, ươi, tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: tuổi thơ Tổ 2: buổi tối Tổ 3: túi lưới
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: 
ay
* Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: ay
- GV đọc
? Vần ay có mấy âm ghép lại? So sánh với vần ai? 
- Ghép vần ay?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: a - y - ay.
? Có vần ay bây giờ muốn có tiếng bay ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: bờ - ay - bay.
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là máy bay. Tiếng bay có trong từ máy bay.
- GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần ay có 2 âm ghép lại, âm a đứng trước và âm y đứng sau.
- HS cài vần ay vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần ay.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần ay, muốn có tiếng bay ta ghép thêm âm b đứng trước.
- HS cài tiếng bay vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng bay.
- HS đọc và đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: ay - bay - máy bay, máy bay - bay - ay.
ây
(Quy trình tương tự dạy vần ay)
Lưu ý: GV ghi âm â lên bảng.
- GV đọc mẫu rồi cho HS đọc
- So sánh với âm a?
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: cối xay vây cá
 ngày hội cây cối
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ và khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây
- HS đọc lại toàn bài. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ gì?
? Em gọi tên từng hoạt động trong tranh?
? Khi nào thì phải đi máy bay?
? Hằng ngày em đi xe hay đi bộ tới lớp?
? Bố mẹ em đi làm bằng gì?
? Theo các con, chạy, bay, đi bộ, đi xe thì cách nào là nhanh nhất?
? Ngoài các cách như đã vẽ trong tranh, để đi từ chỗ này đến chỗ khác người ta còn dùng các cách nào nữa ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS quan sát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây
HS đọc tên bài luyện nói: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ...
- ... chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- ...
- ...
- ... 
- ...
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ay, ây 
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_______________________________________________
Tiết 4. Tự nhiên xã hội: Hoạt động và nghỉ ngơi
I. Mục tiêu: HS biết
- Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
HS K- G: Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong hình vẽ SGK.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân 
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập
III. Các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng
	Trò chơi, động não, quan sát, thảo luận
IV. Phương tiện dạy - học: Các hình trong bài 9 ở SGK 
V. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn chúng ta phải ăn uống như thế nào?
? Kể tên những thức ăn em thường ăn uống hàng ngày?
- GV cùng HS nhận xét và cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Khám phá
- Khởi động: Trò chơi: Máy bay đến, máy bay đi
- GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm mẫu.
+ Khi quản trò hô: 
“Máy bay đến!” người chơi phải ngồi xuống
“Máy bay đi!” người chơi phải đứng lên.
- Ai làm sai sẽ bị thua và phải nhảy lò cò 1 vòng trước lớp.
- GV giới thiệu bài.
2. Kết nối
HĐ1: Tìm hiểu các hoạt động, trò chơi hàng ngày.
Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
+ GV chia nhóm (2 em) và nêu câu hỏi:
? Hằng ngày các em chơi trò chơi gì?
- GV ghi tên các trò chơi lên bảng.
? Theo em hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại.
? Theo em những trò chơi nào có lợi cho sức khoẻ.
- HS trao đổi phát biểu.
- HS nhắc lại tên các trò chơi.
- HS tự trả lời.
- GV kết luận, nhắc HS giữ an toàn trong khi chơi.
3. Thực hành
HĐ2: Tìm hiểu lợi ích của việc nghỉ ngơi hợp lí.
Mục tiêu: HS hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ. GD kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân 
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các hình 20, 21 trong SGK theo từng nhóm 4, mỗi nhóm 1 hình.
? Bạn nhỏ đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó.
- Gọi đại diện của từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
GV: Khi làm việc nhiều, quá sức chúng ta cần nghỉ ngơi, nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, không đúng cách sẽ có hại cho sức khoẻ. Vì thế cần phải nghỉ ngơi hợp lý.
4. Vận dụng
? Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
- Nhận xét tiết học, dặn thực hiện đúng những điều dã học.
Buổi chiều
Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Luyện tiết 2 (Tuần 9/59)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS tìm được các tiếng có ay, ây trong bảng để nối với vần trong SGK
- Đọc được đoạn: "Bố và mẹ"
- Viết được câu: "Vừa ngủ dậy, bố đã đi cày" 
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Hửụựng daón HS tỡm tieỏng coự ay, ây 
* GV ghi bảng, hướng dẫn HS đọc các tiếng từ có trong bài
- Gọi HS đọc các tiếng đó, cho HS phân tích một số tiếng
- GV hướng dẫn HS tự nối tiếng với vần
- GV gạch trên bảng, đọc mẫu
- GV nhận xét
? Tìm tiếng ngoài bài có ay, ây?
- GV ghi nhanh lên bảng
- GV nhận xét
2. Hửụựng daón HS luyện ủoùc 
- GV ghi baỷng đoạn đọc trong SGK: 
"Bố và mẹ"
? Trong bài có tất cả mấy câu?
? Tìm tiếng có ay, ây?
- GV gạch chân
- Hướng dẫn đọc tiếng khó: ngủ dậy, đã, người, giờ rưỡi, sẽ về, thổi cơm, quê, phải,.. 
Lưu ý: Ngắt nghỉ hơi khi có dấu chấm, dấu phẩy
- GV ủoùc maóu 
3. Hửụựng daón vieỏt
- GV vieỏt maóu lần lượt, hửụựng daón quy trỡnh vieỏt caõu:
"Vừa ngủ dậy, bố đã đi cày"
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- Chấm 1 số bài, nhận xét
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Dặn về nhà đọc, viết thêm.
- HS quan sát SGK, tự đọc rồi đánh dấu vào bài
- HS thực hiện
- HS nêu nối tiếp
- HS đọc lại
- HS nêu nối tiếp
- HS đọc lại
- HS nêu
- HS tìm và gạch chân
- Cho HS taọp ủaựnh vaàn roài ủoùc trụn laàn lửụùt (Lửu yự HS yeỏu)
- HS yếu luyện đọc
- Caỷ lụựp ủoàng thanh
- HS taọp vieỏt baỷng con
- HS viết bài vào vở
________________________________________________
Tiết 2. Thủ công: Xé, dán hình cây đơn giản (T2)
I. Mục tiêu:
- Thực hành xé dán hình cây đơn giản.
- Xé dán được hình cây đơn giản. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
Với HS khéo tay: - Xé dán được hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa. Hình dán cân đối, phẳng.
- Có thể xé được thêm hình cây đơn giản có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. 
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bài mẫu về xé dán hình cây đơn giản
- 1 tờ giấy thủ công màu nâu (màu đen)
- 1 tờ giấy màu xanh lá cây, hồ dán.
2. Chuẩn bị cho HS:
- 1 tờ giấy màu nâu (hoặc đen), 1 tờ giấy màu xanh lá cây.
- Hồ dán, bút chì, vở Nghệ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV cho HS xem tranh mẫu và gợi ý cho HS trả lời đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây, các bộ phận của cây, thân cây, tán lá...
2. GV nhắc lại:
a. Xé hình lá cây:
* Xé tán lá cây tròn: 
- Từ hình vuông xé 4 góc .
- Xé chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây .
* Xé tán lá cây dài: 
- Từ hình vuông xé 4 góc, xé chỉnh sửa cho giống tán lá cây dài .
b. Xé thân cây: 
Xé hình chữ nhật dài 6 ô, ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô, chỉnh sửa thành hình thân cây.
c. Hướng dẫn dán hình: 
GV làm thao tác dán hồ sau đó HD HS:
- Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
- Dán phần thân dài với tán lá dài.
Cho HS quan sát hình cây đã dán xong.
3. HS thực hành:
HS nhớ lại những thao tác mà GV đã làm mẫu và xé dán các hình.
Trong khi HS thực hành. GV nhắc lại và uốn nắn cho HS các thao tác xé hình tán lá, thân cây.
Lưu ý: - Trước khi dán cần sắp xếp vị trí cho cân đối.
 - Bôi hồ đều, dán cho phẳng cân đối.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học.
- Đánh giá sản phẩm.
- Dặn dò: Về nhà tập xé, dán thêm và chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học “Xé, dán hình con gà con” (Tiết 1).
_______________________________________________
Tiết 3. luyện Toán: Luyện tiết 1 (Tuần 9/ 62)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Củng cố caựch làm tính cộng các số trong phạm vi 5.
- Bieỏt dửùa vaứo hỡnh veừ vieỏt pheựp tớnh thớch hụùp
HS K - G: Hoàn thành thêm các bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Hướng dẫn làm lần lượt các bài tập trong vở Thực hành/ 62
Bài 1: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm:
- HS tự làm bài vào vở, nêu kết quả.
- GV chữa bài, chốt kq, ghi bảng
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài và hướng dẫn cách làm.
VD: 1 + 1 + 3 = ... 
(GV lưu ý: Lấy 1 cộng 1 bằng 2, 2 cộng 3 bằng 5, viết 5 vào chỗ chấm)
- HS tự làm các bài còn lại, nêu kq
- GV chữa bài, chốt kq
Bài 3: Điền dấu (> , < , =) vào chỗ chấm.
- HS tự làm, nêu kq
Lưu ý: Tính kq ở vế trái (hoặc vế phải), so sánh rồi mới điền dấu.
- HS làm bài 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Bài 4: GV nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp
- GV cho HS quan sát tranh/62
- Gợi ý để HS nêu thành bài toán:
VD: Lúc đầu có 3 con rùa, có 1 con rùa đang bò tới. Hỏi có tất cả mấy con rùa?
? Muốn biết có tất cả mấy con rùa ta làm thế nào?
? Lấy mấy cộng mấy?
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
GV chốt kq: 3 + 1 = 4
- Muốn biết có tất cả mấy con rùa ta làm phép tính cộng.
- Lấy 3 cộng 1.
- HS làm bài: Viết phép tính thích hợp vào ô trống. 
Bài 5: Cho HS chơi trò chơi: Nối nhanh kết quả
- GV nêu yêu cầu, đại diện tổ lên nối số thích hợp với ô trống
- Các tổ khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương 1 số HS làm bài tốt.
- Dặn đọc thuộc các phép cộng
______________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2011
HS nghỉ, 
giáo viên chuyên đề chuẩn Hiệu trưởng tại Thạch Khê
______________________________________________________________________ 
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Tiết 1. âm nhạc: Học hát: Lí cây xanh
(Có giáo viên chuyên trách)
Tiết 2. Toán: Phép trừ trong phạm vi 3 (54)
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng dạy - học: Các vật mẫu ở bộ đồ dùng dạy học toán 1
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét kq kiểm tra và bài làm của HS.
B. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài. 
2. Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS làm phép trừ 2 - 1 = 1.
- GV đính 2 con bướm lên bảng:
? Trên bảng có mấy con bướm? 
- GV bớt 1 con bướm.
? Cô vừa bớt mấy con bướm? 
? 2 con bướm bớt 1 con bướm còn mấy con bướm?
 - GV: “2 bớt 1 còn 1”
- GV: Ta viết “2 bớt 1 còn 1” như sau: 
 2 - 1 = 1. dấu - gọi là trừ.
- GV giới thiệu cách đọc: 2 - 1 = 1 (Hai trừ một bằng một)
* Hướng dẫn HS viết dấu trừ, phép tính 
2 - 1 = 1
- GV viết mẫu, hd quy trình viết:
- GV chỉnh sửa, nhận xét.
- Trên bảng có 2 con bướm 
- Cô vừa bớt 1 con.
- HS nêu: 2 con bướm bớt 1 con bướm còn 1 con bướm 
- HS: “2 bớt 1 còn 1”
- HS tìm dấu trừ trong bảng cài, ghép 2 - 1 = 1.
- HS đọc: “Hai trừ một bằng một”
- HS viết bảng con.
b. Hướng dẫn HS phép trừ: 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1
(Các bước tương tự như hd 2 - 1 = 1 với hình vuông, con vịt,...)
c. Cho HS đọc lại công thức: 2 - 1 = 1, 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1
- GV chỉ bảng
- HS đọc: 2 - 1 = 1, 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1
d. Hướng dẫn HS biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Cho HS quan sát hình vẽ cuối cùng và nêu 2 bài toán:
* Có 2 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? 
* Có 1 chấm tròn, thêm 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
- HS lập phép cộng: 2 + 1 = 3
 1 + 2 = 3
? Từ phép cộng, hãy lập phép trừ?
- HS lập phép trừ: 3 - 2 = 1 
 3 - 1 = 2
GV: Đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm 
- HS tự làm bài vào vở, nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq.
Bài 2: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách viết phép trừ theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc (tương tự phép cộng).
- HS tập viết trên bảng con rồi mới làm vào vở.
- GV chữa bài, chốt kq: 2 3 3
 - - - 
 1 2 1
 1 1 2
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
- GV gợi ý: 
? Lúc đầu có mấy con chim?
? Sau đó có mấy con bay đi?
- Lúc đầu có 3 con chim.
- Sau đó có 2 con bay đi.
- HS nêu đề toán: Lúc đầu trên cây có 3 con chim. Sau đó có 2 con bay đi. Hỏi trên cây còn lại mấy con chim?
? Muốn biết trên cây còn lại mấy con chim ta làm phép tính gì?
- HS viết phép tính thích hợp vào ô trống, nêu kq.
- GV nhận xét, chốt kq.
C. Nối tiếp:
GV hỏi HS: Hai trừ một bằng mấy? Ba trừ một bằng mấy, ba trừ hai bằng mấy?... để củng cố thêm.
- Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
- Dặn đọc thuộc các phép trừ: 2 - 1 = 1, 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1
_______________________________________
Tiết 3, 4. Học vần: Bài 37: Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần có kết thúc bằng i/y; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cây khế (HS K- G kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh).
II. Đồ dùng dạy- học .
- Tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng: Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả.
- Tranh minh hoạ truyện kể: Cây khế (phóng to)
 III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc: ay, ây, cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối
- HS viết vào bảng con: T1: cối xay; T2: ngày hội; T3: cây cối
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây
- 1 em đọc toàn bài SGK 
- GV nhận xét. 
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Tuần qua chúng ta đã học được những vần nào?
- GV treo bảng ôn.
2. Ôn tập.
a. Các chữ và vần vừa học
- Gọi HS lên bảng chỉ các vần vừa học ở bảng ôn.
- GV đọc âm.
b. Ghép chữ thành tiếng.
? Lấy a ở cột dọc ghép với chữ i ở hàng ngang ta được vần gì?
? Lấy a ở cột dọc ghép với vần y ở hàng ngang ta được vần gì?
- GV ghi bảng, làm tương tự đến hết.
Lưu ý: 
Không ghép: - â với i.
 - o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ với y
? Trong các tiếng vừa ghép, các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào? Các chữ ở hàng ngang đứng ở vị trí nào? 
- Các chữ ở cột dọc đứng trước là âm chính, các chữ ở hàng ngang đứng sau là âm cuối.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV giới thiệu từ ứng dụng: 
 đôi dũa tuổi thơ mây bay
- GV giải nghĩa thêm, đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng
- Hd HS viết vào bảng con: tuổi thơ mây bay
 - GV chỉnh sửa chữ viết cho HS .
- HS nêu: oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, uôi, ươi 
- HS đọc lại.
- HS lên bảng chỉ và đọc hàng ngang: i, y và các chữ ở cột dọc: a, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ.
- HS chỉ chữ.
- HS chỉ chữ và đọc âm, vần.
- ...ai
- ...ay
- HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp các chữ ở hàng ngang của bảng ôn. 
- Các chữ ở cột dọc đứng trước, các chữ ở hàng ngang đứng sau.
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc lại.
- HS viết vào bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
* Đọc lại bài tiết 1:
- Cho HS đọc lại bài ôn ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng: 
 Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: tuổi thơ mây bay
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Kể chuyện: Cây khế.
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về cảnh em bé đang ngủ trưa trong tranh minh hoạ.
- HS đọc tiếng, từ, câu, đoạn thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở 
- HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
* Tranh1: Người anh lấy vợ ra ở riêng, chia cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em ra làm nhà cạnh cây khế và ngày ngày chăm sóc cây. Cây khế ra rất nhiều quả to và ngọt.
* Tranh 2: Một hôm, có một con đại bàng từ đâu bay tới. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra một hòn đảo có nhiều vàng bạc, châu báu.
* Tranh 3: Người em theo đại bàng bay tới đến hòn đảo đó và nghe lời đại bàng, chỉ nhặt lấy 1 ít vàng bạc. Trở về, người em trở nên giàu có.
* Tranh 4: Người anh sau khi nghe câu chuyện của em liền bắt em đổi cây khế lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình.
 Rồi một hôm, con đại bàng lại bay đến ăn khế.
* Tranh 5: Nhưng khác với em, người anh lấy quá nhiều vàng bạc. Khi bay ngang qua biển, đại bàng đuối sức vì chở quá nặng. Nó sả cánh, người anh bị rơi xuống biển.
* ý nghĩa câu chuyện: Không nên tham lam.
C. Nối tiếp:
- HS đọc toàn bài trong SGK 1 lần.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tập viết: Tuần 7: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, ...
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, ngói mới kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ chữ dạy tập viết.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết:
a. Luyện viết trên bảng con:
- GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối và vị trí đánh dấu thanh)
- GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. 
- Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. 
- HS luyện viết trên bảng con: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, ngói mới
b. Luyện viết ở vở Tập viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết - GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi 
viết và khoảng cách giữa các chữ, giữa từ với từ.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài 
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS viết vào vở Tập viết.
3. Nối tiếp:
- Nhận xét sự tiến bộ của từng HS.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
______________________________________________
Tiết 2. Thể dục: Đội hình đội ngũ - Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
* Đứng đưa hai tay dang ngang.
* Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
- Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (thực hiện bắt chước theo GV)
II. Địa điểm và phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- GV tập hợp 3 hàng dọc rồi chuyển thành 3 hàng ngang 
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Giậm chân đếm theo nhịp 
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản
* Ôn lại các động tác ĐHĐN đã học 
- GV chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ tập 1 lần do GV chỉ huy
- Ôn dàn hàng, dồn hàng
* Học tư thế đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V 
+ GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách thực hiện. 
+ GV cho HS thực hiện nhiều lần.
+ GV kiểm tra, hdẫn thêm (Lưu ý: có thể thực hiện bắt chước theo GV). 
* Ôn lại các tư thế thể dục RLTTĐCB đã học.
+ GV cho các tổ tự tập.
+ GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Cả lớp tập lại 1 - 2 lần.
3. Phần kết thúc 
- Giậm chân tại chỗ - đứng vỗ tay và hát
- GV hệ thống lại bài
- GV nhận xét - tuyên dương 
_______________________________________________
Tiết 3. luyện Toán: Luyện tiết 2 (Tuần 9/ 63)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 3.
- Củng cố cách làm phép trừ trong phạm vi 3
- Nhỡn tranh, vieỏt ủửụùc pheựp tớnh thớch hụùp
HS K - G: Hoàn thành thêm các bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Hướng dẫn làm lần lượt các bài tập trong vở Thực hành/ 63
Bài 1: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách viết phép cộng theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 9...doc