Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 32 - Trường tiểu học Kim Đồng

 Hồ Gươm .

I-Mục đích yêu cầu.

1. Học sinh đọc trơn cả bài: Đọc đúng các từ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.

 - Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy( dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy)

2. Ôn các vần ươm, ươp; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên.

3. Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

 - Giáo dục học sinh bảo vệ tốt cảnh đẹp thiên nhiên.

II-Đồ dùng dạy học

- Tranh trong sách giáo khoa.

III-Các hoạt động dạy học

1 Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài : Hai chị em SGK.

- Trả lời 2 câu hỏi trong sgk

- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.

 

doc 29 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 32 - Trường tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:Ôn tập các số đến 10.
 Tiết 3: Chính tả: 
 Hồ Gươm
I-Mục đích yc.
- Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng bài: Hồ Gươm.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền đúng vần ươm, ươp, chữ c hoặc k vào chỗ chấm.
- Giáo dục học sinh viết bài cẩn thận.
II-Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài.
- Bài tập chép sẵn lên bảng.	
III-Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên viết: ầm ĩ, vịt bầu.
- 1 học sinh làm bài tập 2 b.
- Giáo viên nhận xét 
2 Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:Giáo viên ghi đề bài lên bảng, 
b/ Giảng bài: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập chép.
-Gv đọc mẫu lần 1
- Gọi học sinh đọc bài 
? Hãy nêu những từ khó viết?
- Cho học sinh viết bảng con từ khó.
- Chỉ bảng cho học sinh đọc những chữ dễ viết sai.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai .
Hoạt động 2: Thực hành viết.
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết 
- Cho học sinh viết vào vở.
-Theo dõi uốn nắn học sinh viết đúng mẫu chữ hiện hành, đúng độ cao, đúng khoảng cách, nối nét, cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
-Thu vở- chấm điểm
 Giải lao.
Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 1.
-Hd hs làm bài
- Ở dưới lớp làm bài vào vở bài tập.-1 hs lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai Giải nghĩa từ vừa điền - Ghi điểm. 
-Cho hs nêu yêu cầu bài 2
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
- cho 1 hs lên bảng làm-cả lớp làm vào vở bài tập.
- Giải nghĩa từ vừa điền 
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 
Hoạt động 4 : Nhận xét-sửa sai
- Giáo viên nhận xét bài chính tả.
- Sửa sai một số lỗi do học sinh hay mắc phải lên bảng lớp.
- Tuyên dương học sinh viết chữ đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
-Hs theo dõi
-1 Học sinh đọc bài.
-cong,dẫn,lấp ló,rễ,lá
-Hs viết từ khó
-Hs đọc cn-đt
-Hs lắng nghe
- Thực hành viết bài vào vở.
- Soát lại lỗi chính ta bàng bút chìû.
-1. Điền vần ươm hay ươp ?
- trò chơi cướp cờ
 - những lượm lúa vàng ươm
2.Điền c hay k ?
 qua cầu, gõ kẻng
- Lắng nghe và sửa sai các chữ viết sai. 
3) Củng cố : Cho hs lên bảng viết lại những chữ viết sai
4)Dặn dò : Về nhà viết lại những chữ viết sai
 - Chuẩn bị cho bài sau :Lũy tre
 Tiết 4 : Đạo đức 
 Giáo dục học sinh tham gia an toàn giao thông.
I-Mục đích yêu cầu 
Giúp học sinh hiểu được : tham gia an toàn giao thông là việc làm cần thiết để đảm bảo và tránh các tai nạn cho bản thân.
Ý thức tham gia an toàn giao thông tốt hằng ngày.
Thực hiện được những những điều vừa học. 
II-Đồ dùng dạy học 
- Bài hát:Đương em đi
III-Các hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ .
? Vì sao phải giữ gìn vệ sinh cá nhân?
? Con đã thực hiện như thế nào về việc giữ vệ sinh cá nhân của mình?
? Muốn trường lớp sạch đẹp các con phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét- đánh giá.
2-Bài mới 
a.Giới thiệu bài: Gv ghi đề bài lên bảng 
b.Giảng bài 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Thảo luận:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
? Hằng ngày trên ti vi thông báo các vụ tai nạn như thế nào?
? Theo con nguyên nhân vì sao?
? Ở huyện ta con biết những vụ tai nạn nào?
? Vậy theo con do nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn đó?
Kết luận: Hằng ngày có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trên đất nước ta.Nguyên nhân là người điều khiển chạy vượt ẩu, chở quá quy định,uống rượu bia, chưa tham gia tốt việc thực hiện an toàn giao thôngnên bị tai nạn. 
Nghỉ 5 phút
Hoạt động 2 Liên hệ.
 ? Ở lớp ta bạn nào chưa tham gia tốt việc thực hiện tham gia an toàn giao thông?
- Giáo viên lắng nghe học sinh trình bày và nhắc nhở học sinh.
- Giáo dục học sinh: Ý thức tham gia an toàn giao thông bảo vệ sức khoẻ tốt nhất và tránh những điều đáng tiếc xảy ra.Làm cho người thân buồn và đau khổ khi người nhà bị tai nạn giao thông. 
* Cho cả lớp hát bài: Đường em đi.
- Giáo viên nhận xét .
- Học sinh thảo luận:
- Học sinh trả lời.
-Làm chết rất nhiều nguời vàcả bị thương nữa.
- Nguyên nhân người lái xe chạy ẩu và vượt nhanh, chở quá quy định...
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu.
- Lớp nhận xét .
- Học sinh lăùng nghe và nhắc lại.
- Học sinh nêu.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nhắc lại.
* Cả lớp hát bài: Đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái. Đường bên trái là đường em không đi.
 3.Củng cố –Dặn dò. 
- Về nhà thực hiện tốt những điều đã học
- Chuẩn bị cho bài sau. 
- Nhận xét tiết học . 
 Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2009
 Tiết 1 +2: Tập đọc : 
 Luỹ tre. 
I-Mục đích yc.
1.Học sinh đọc trơn cả bài: Phát âm đúng các tiếng : Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm
2.Ôn các vần iêng tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêng.
- Điền vần iêng hoặc yêng
3.Hiểu nội dung bài: Vào buổi sáng sớm, luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.
-Gd hs yêu quí cảnh đẹp quê hương
II-Đồ dùng dạy học 
- Tranh skg.
III-Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài Hồ Gươm.
? Hồ Gươm ở đâu?
? Nội dung bài nói gì ?
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
2 Bài mới:	Tiết 1
a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng,
b/Giảng bài
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh luyện đọc .
+ Giáo viên đọc lần 1.
- Đọc mẫu toàn bài: giọng nhấn mạnh một số từ như: Sớm mai, rì rào
-Cho hs đọc bài
a. Đọc tiếng, từ.
- Cho học sinh tìm tiếng, từ ngữ khó,giáo viên gạch chân, và giải nghĩa một số từ khó hiểu 
-Cho hs luyện đọc từ khó
b. Luyện đọc câu:
- Gọi học sinh lần lượt đọc nối tiếp các câu thơ trong bài.
c. Luyện đọc đoạn, bài.
- cho học sinh đọc nối tiếp mỗi học sinh 1 khổ thơ
-Cho hs đọc cả bài
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai .
 Giải lao.
Hoạt động 2: Ôn các vần iêng, yêng? 
a. Tìm tiếng trong bài.
? Tìm tiếng trong bài có vần iêng?
b. ? Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng?
c. Điền vần : iêng hoặc yêng?
- Cho học sinh thi đua làm bài.
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương
Tiết 2
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 1
? Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm?
- Cho đọc khổ thơ 2
? Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa?
? Bức tranh minh hoạ vẽ cảnh nào trong bài?
? Nội dung bài nói gì?
- Giáo viên nhận xét .
-Đọc diễm cảm lần 2.
-Cho hs thi đọc cả bài
-Gv nhận xét –tuyên dương
 Giải lao.
Hoạt động 2: Luyện nói.
-Cho hs đọc tên đề tài luyện nói.
-Cho hs thảo luận nhóm
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc các nhân- Lớp đọc thầm
 - Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm
- Hs luyện đọc(cn,nhóm, lớp)
- 1 học sinh đọc trơn câu đầu, các học sinh đọc câu tiếp theo.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 khổ thơ 
- Đọc bài các nhân,nhóm, tổ,đồng thanh.
- Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp) 
-tiếng
- bay liệng, củ riềng, khiêng vác
Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên.
Chim yểng biết nói tiếng người .
-3 học sinh đọc cn .
- Luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre cong gọng vó.
-3 hs đọc cá nhân
- Tre bần thần nhớ gió. Chợt về đầy tiếng chim
- Vẽ cảnh buổi trưa ,Trâu nằm nghỉ dưới bóng râm
- Vào buổi sáng sớm, luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.
-Hs theo dõi
-Học sinh thi đọc bài cá nhân- nhóm-tổ
-Hỏi đáp về các loài cây
-Hs thảo luận nhóm ( 2 em )
?bạn biết những cây gì ?
TL :Tôi biết cây dừa. cây chuối ,cây cam
3)Củng cố : ? Nêu nội dung bài ? ( tả vẻ đẹp của lũy tre vào buổi sáng và buổi trưa )
4) Dặn dò : Về nhà học bài-viết bài 
-Xem trước bài :Sau cơn mưa
 Tiết 3 : Toán
 Kiểm tra 
I.Mục đích yêu cầu 
Kiểm tra kết quả học tập của hs về:
-Kĩ năng làm tích cộng và trừ(ko nhớ) các số trong phạm vi 100
-Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ
-Giải toán bằng lời văn bằng phép trừ
II. Đề bài : thời gian 35 phút 
1.Đặt tính rồi tính:
32+45	46-13	76-55	48-6
2.Ghi giờ đúng vào ô trống theo đồng hồ tương ứng .
6giờ	9giờ	8giờ	3giờ	12giờ
3.Lớp 1a có 37 học sinh,sau đó có ba hs sinh chuyển lớp 7.Hỏi lớp 1a có bao nhiêu học sinh?
4.Số?
35 + 21 = 56 - .=50
III.Hướng dẫn đánh giá 
Bài 1: 4 điểm : Mỗi phép tính được 1 điểm
Bài 2:2,5 điểm: Điền đúng mỗi số kèm theo đơn vị’’ Giờ’’ Chẳng hạn ; 6giờ ( 0,5 điểm)
Bài 3 : 2,5 điểm 
 -Viết câu lời giải đúng được điểm : 1 điểm 
 -Viết phép tính đúng được 1điểm 
 -Viết đáp số đúng được 0,5 điểm
Bài 4 : 1điểm : viết đúng mỗi số vào ô trống được 0,5 điểm
 Ghi chú Gv phô tô đề cho hs làm bài 
 Tiết 4 : Tự nhiên xã hội 
 Gió.
I-Mục đích yêu cầu .
 - Sau bài học giúp học sinh biết:
 - Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
 - Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
 - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi trời có gió.
 II) Chuẩn bị.
- Học sinh : Vở bt TH -XH
III-Các hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ : 
? Khi nào thì ta biết trời sắp mưa?
? Dấu hiệu nào thì ta biết trời rất nắng?
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Đánh giá. 
2-Bài mới 
a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
b.Giảng bài.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Làm việc với tranh sgk . 
Mt :Hs biêt các dấu hiệu khi trời có gió qua các tranh ảnh sgk và phân biệt dấu hiệu cho biết gió nhẹ,gió mạnh.
+ Bước 1: 
- Giáo viên chia nhóm.
- Quan sát tranh và cho biết những dấu hiệu về trời có gió.
? Lá cờ như thế nào?
? Ngọn cỏ như thế nào?
? Cầm quyển vở quạt vào người con thấy thế nào?
+ Bước 2 : Cho học sinh lần lượt trình bày.
-Cho hs nhận xét- bổ sung
Kết luận: Khi trời có gió ta thấy lá cây ngọn cỏ lay động, gió mạnh làm cho cành lá nghiêng ngả. Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
Nghỉ 5 phút
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
Mt :Hs biết trời có gió hay không có gió,gió mạnh hay gió nhẹ
? Nhìn lá cây ngọn cỏ ngoài trời ta thấy có lây động không?
? Khi trời lặng gió thì cây cối như thế nào?
? Gió nhẹ làm cho cây cối như thế nào?
? Gío mạnh hơn làm cho cây cối như thế nào?
? Khi trời nóng gió thổi vào người ta thấy thế nào?
- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.Ghi điểm.
Hoạt động 3: Trò chơi .
- Quản trò hô “ Gió nhẹ” 
- Quản trò hô “ Gió mạnhï”
- Quản trò hô “ Trời lặng gió”
- Giáo viên nhận xét nhắc nhở học sinh.Khi có gió mạnh chúng ta không nên ra ngoài trời hứng gió dễ bị cảm lạnh.
- Học sinh ngồi theo nhóm ( 4 em )
- Học sinh quan sát.
- Đang tung bay 
- Đang lung lay
- Rất mát.
- Sau đó cử đại diện một bạn nêu rõ đó là dấu hiệu của trời có gió.
- Học sinh các nhóm bổ sung.
- Học sinh nhắc lại.
-Hs trả lời
- Đứng im
- Lay động nhẹ.
- Lay động mạnh hơn.
- Rất mát.
- Lớp nhận xét .
- Học sinh đưa tay quay chạy từ từ.
- Học sinh đưa tay quay chạy nhanh hơn.
- Học sinh ngừng quay.
- Học sinh nhắc lại.
3.Củng cố –Dặn dò. 
- Giáo viên: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời có gió?
- Hướng dẫn hs làm vở BTT 
- Chuẩn bị cho bài sau . Nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Thể dục
Bài thể dục - Trò chơi vận động .
I-Mục đích yêu cầu .
 - Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Tiếp tục ôn “ Tâng cầu” Yêu cầu nâng cao thành tích.
II Địa điểm -phương tiện.
- Giáo viên : sân tập .
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1) Phần mở đầu.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu bài học:1-2 phút.
- Xoay các khớp cổ chân , đầu gối, chân
-Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường:60- 80m.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
 2) Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp. 
-Lần 1 giáo viên hô nhịp, không làm mẫu.
- Lần 2 cán sự hô và học sinh tập.
- Trò chơi: Tâng cầu 
- Giáo viên nêu tên trò chơi và cách chơi sau đó cho học sinh nêu tên trò chơi, chỉ làm mẫu làm mẫu động tác , đồng thời giải thích cách chơi. Cho từng học sinh chơi, giáo viên theo dõi, nhận xét .
3) Phần kết thúc.
- Giáo viên cho học sinh đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc
- Cho học sinh ôn lại động tác điều hoà của bài thể dục .
- Giáo viên hệ thống bài học :1-2phút 
- Về nhà tập ôn lại những động tác các con vừa học . 
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe yêu cầu của giáo viên,
- 3 tổ thực hiện theo yêu cầu của lớp trưởng.
- Học sinh tập theo hướng dẫn của 
lớp trưởng.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lần lượt thực hiện tập.
- Học sinh lăùng nghe giáo viên giải thích.
- Học sinh thực hành chơi.
- Từng nhóm học sinh tự chơi.
- Cả lớp thực hiện
- Đi thường theo nhịp ( 2- 4) hàng dọc.
- Tập động tác vươn thở, và điều hoà của bài thể dục.
- Lắng nghe yêu cầu của giáo viên và thực hiện.
Tiết 2: Chính tả
 Luỹ tre. 
I-Mục đích yc.
- Học sinh nhe -viết chính xác, trình bày đúng 4 dòng đầu của bài: Luỹ tre.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền đúng chữ n hay l , dấu ? hay ~ vào chỗ chấm.
- Giáo dục học sinh viết bài cẩn thận.
II-Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài.
- Bài tập chép sẵn lên bảng.	
III-Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên bảng viết: Hồ Gươm, dẫn, lấp ló.
- 1 học sinh làm bài tập 2.
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
2 Bài mới:	
a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng,
b/Giảng bài
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe -viết.
Gv đọc mẫu lần 1
- Gọi học sinh đọc bài
? Hãy nêu những từ khó viết?
- Cho học sinh viết bảng con từ khó.
- Chỉ bảng cho học sinh đọc những chữ dễ viết sai.
-Cho hs đọc từ khó
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai .
Hoạt động 2: Thực hành viết.
-Gv đọc bài lần 2
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết. 
-Cho hs viết bài vào vở
 - Theo dõi uốn nắn học sinh viết đúng mẫu chữ hiện hành, đúng độ cao, đúng khoảng cách, nối nét, cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết
- Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn chép cho học sinh soát lỗi.
-Thu vở- chấm điểm
Nghỉ 5 phút
Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 1,a.
-Hd hs làm bài
- Ở dưới lớp làm bài vào vở bài tập-1 hs lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai Giải nghĩa từ vừa điền - Ghi điểm.
-Cho hs đọc yêu cầu bài 1,b
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, b.
-Cho 1 hs lên bảng làm bài –cả lớp làm vào vở bài tập
- Giải nghĩa từ vừa điền 
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 
Hoạt động 4 : Nhận xét-sửa sai
- Giáo viên nhận xét bài chính tả của hs
- Sửa sai một số lỗi do học sinh hay mắc phải lên bảng lớp.
- Tuyên dương học sinh viết chữ đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
-Hs lắng nghe
-1 Học sinh đọc bài
- mỗi sớm, rì rào, xanh, gọng vó, lên.
- Viết bảng con một số từ khó 
- Đọc lại những từ khó cn-đtù.
-Hs theo dõi
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn .
- Thực hành viết bài vào vở.
- Cả lớp soát lỗi bằng bút chì.
1,a. Điền chữ :n hay l ? 
 Trâu no cỏ. Chùm quả lê
1,b.Điền dấu ? hay ~ trên những chữ in nghiêng?
 Bà đưa võng ru bé ngủ ngon.
 Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn.
- Lắng nghe và sửa sai các chữ viết sai. 
 3)Củng cố : Cho hs viết lại những chữ viết sai
4) Dặn dò : Về nhà viết lại những chữ viết sai
-Xem trước bài : Cây bàng
 Tiết 3: TOÁN 
 Ôn tập : Các số đến 10.
I-Mục đích yc. 
- Học sinh củng cố về đếm, viết và so sánh các số trong phạm vi 10. 
- Đo độ dài các đoạn thẳng có số đo bé hơn hoặc bằng 10 cm.
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận.
II-Đồ dùng dạy học 
- Bảng lớp viết nội dung bài 2.
III-Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh làm bài tập 3 sgk trang 169
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 
2 Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:Giáo viên ghi đề bài lên bảng, 
b/ Giảng bài: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
-Cho hs nêu yêu cầu bài 1
-Hs hs làm bài
- Cho 1 học sinh lên bảng làm bài, ở dưới lớp làm bảng con.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 
-Cho học sinh đọc yêu cầu bài 2.
-Hd hs làm bài
- Cho 1 học sinh lên làm ở dưới lớp làm bảng con.
- Cho lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
Giải lao
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 3
 - hướng dẫn học sinh làm bài.
-Cho hs làm vào phiếu bài tập
-Chấm điểm- Nhận xét 
- Cho hs nêu yêu cầu bài 4.
-Hd hs làm bài
- Cho học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm điểm nhận xét - Sửa sai 
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 5
-Hd hs cách đo
- Cho học sinh thi đua lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
 Bài 1: viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vạch của tia số á:
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bài 2: = ?.
9 > 7; 2 1; 8< 6;
 7 2; 1 < 0; 6 = 6;
 6 1; 2 < 6;
Bài 3. a. Khoanh vào số lớn nhất :6 ,3,4, 9
 b. Khoanh vào số bé nhất :5 ,7, 3,8
Bài 4.Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự ø :
Từ bé đến lớn: 5, 7, 9, 10.
Từ lớn đến bé:10, 9, 7, 5.
Bài 5:Đo độ dài của các đoạn thẳng:
AB = 5cm, PQ = 2cm, MN = 9cm.
- Lớp nhận xét .
3.Củng cố :? Trong các số từ 0- 10 so ánào là số bé nhất (0 ) số nào là số lớn nhất (10 )
4. Dặn dò : Về nha ølàm bài ở trong vở BTT.
 - Chuẩn bị bài sau :Ôn tập: các số đến 10. 
 Môn : Mĩ thuật
 Vẽ đường diềm trên áo, váy
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
1.Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm( đặc biệt của dân tộc miền núi ).
2.Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy
3.Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ theo ý thích 
II.Đồ dùng dạy - học 
GV chuẩn bị
Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in:thổ cẩm,áo,khăn, túi, có trang trí đường diềm.
-Một số hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm 
HS chuẩn bị 
-Vở tập vẽ
-Màu vẽ
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
 GV nhận xét
2. BaØi mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
 b. Giảng bài:
1.Giới thiệu đường diềm 
Gv cho hs xem một số đồ vật đã chuẩn bị ( áo, váy, vải dệt hoa , túi có trang trí đường diềm ) để hướng các em vào học. Có thể dùng câu hỏi như:
-Đường diềm được trang trí ở đâu?
-Trang trí đường diềm có làm cho váy,ao đẹp hơn không?
-Trong lớp ta áo của bạn nào có đường diềm?
 Thông qua đó, giúp hs nhận ra đường diềm được sử dụng nhiều trong trang trí quần,áo váy ở miền núi 
- ở ccỏ áo .
- HS giơ tay
2.Hướng dẫn hs cách vẻ đường diềm 
Gv Giới thiệu cách vẽ đường diềm 
Vẻ hình( Sgv)
+Vẽ hình theo nhiều kiểu 
-Vẽ màu 
+Vẽ màu đường diềm theo ý thích 
-Vẽ màu vào hình
-Vẽ màu nền của đường diềm ( Khác với màu vẽ hình vẽ)
+Vẽ màu vào váy,áo theo ý thích
- Vẽ màu tuỳ ý 
- Có thể không vẽ màu ( để trắng )
Chú ý 
-Màu áo, váy : Tự chọn và khác với màu đường diềm .
-Chọn màu sao cho hài hoà nổi bật. Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ.
3.Thực hành (h.2, vở tập vẻ)
-Gv nên yêu cầu cảu bài; Vẽ đường diềm trên váy, áo theo ý thích. 
- Gv theo dõi giúp hs chia khoảng cách, vẽ hình và chọn màu. Chú ý gợi ý để mỗi hs có chách vẽ hình, vẽ màu khách nhau (dù là đường diềm đơn giản)
- HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ
4.Nhận xét, đánh giá 
GV hướng dẫn hs nhận xét một số bài vẽ
+Hình vẽ( các hình giống nhau có đều hay không?)
+Vẽ màu( không ra ngoài hìmh vẽ)
+Màu nổi rõ va tươi sáng 
Gv cho hs tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình
5.Dặn dò hs:
Quan sát các loại hoa ( vẽ hình dáng và màu sắc) 
Nhận xét tiết học
 Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2009
 Tiếtt+3: Tập đọc 
 Sau cơn mư

Tài liệu đính kèm:

  • doc32.doc