Giáo án môn học lớp 1 - Tuần 21 năm học 2011

Đạo đức

Tiết 21 Lịch sự với mọi người (tiết 1)

IYÊU CẦU CẦN ĐẠT :

_ Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .

_ Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người .

_ Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh .

* KỸ NĂNG SỐNG :

- Kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .

- kỹ năng ứng xử lịch sự với mọi người .

II/ Tài liệu và phương tiện:

- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.

- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 34 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần 21 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
än xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài : Không khí có quan hệ mật thiết đối với đời sống của con người. Nhưng để góp phần làm cho cuộc sống thêm vui tươi, sinh động thì âm thanh lại có vai trò vô cùng quan trọng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài "Âm thanh" 
2) Vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
- Hãy nêu các âm thanh mà em biết?
- Những âm thanh nào do con người gây ra?
- Những âm thanh nào nghe được vào sáng sớm, buổi trưa, buổi tối...? 
- Treo hình 1 SGK/82, các em cho biết chúng ta có thể nghe âm thanh phát ra từ đâu? 
Kết luận: Trong cuộc sống có rất nhiều âm thanh, có những âm thanh làm cho cuộc sống của con người thêm tươi vui.
* Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh
 - Kiểm tra dụng cụ của các nhóm 
 Giao nhiệm vụ: Các em hãy làm việc nhóm 4, tìm cách để các vật dụng mà các em chuẩn bị: lon sữa bò, sỏi, thước phát ra âm thanh
- Với các vật mà các em đã có, các em làm cách nào để tạo ra âm thanh? 
- Nhận xét 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh
 - Kiểm tra dụng cụ của các nhóm 
- Nêu y/c: Các em hãy làm việc trong nhóm 6 thực hiện gõ trống và quan sát xem hiện tượng gì xảy ra: 
. Lần 1: rắc một ít giấy vụn lên mặt trống và gõ
. Lần 2: Vẫn rắc ít giấy vụn lên mặt trống và gõ mạnh hơn.
. Lần 3: Khi gõ, các em đặt tay lên mặt trống.
- Gọi các nhóm lên thực hiện trước lớp và nêu kết quả
- Khi nào tiếng trống phát ra? 
 Làm việc cả lớp 
- Các em chú ý, khi cô đàn thì sợi dây đàn thế nào và ta nghe gì?
- Cô gẩy đàn lần 2, khi dây đàn đang rung, cô đặt tay vào thì dây đàn như thế nào và âm thanh ra sao? 
- Khi nào tiếng đàn phát ra? 
 Làm việc nhóm đôi
- Y/c hs quan sát hình 4 SGK/83 
- Các em hãy trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó và em đặt tay lên cổ bạn và ngược lại thì em xem tay em có cảm giác gì? 
- Giải thích: Khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. 
- Khi nào tiếng nói phát ra? 
- Khi nào âm thanh phát ra? 
Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Khi mặt trống rung động thì trống kêu. Khi dây đàn rung động thì phát ra tiếng đàn... Tất cả mọi âm thanh phát ra đều do rung động của các vật. 
* Hoạt động 4: Trò chơi "Tiếng gì, ở phía nào thế? 
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn 
. Bạn thứ nhất của đội 1 lên bảng, mắt nhìn lên bảng lớp
. Hai bạn của đội B làm gây ra âm thanh, bạn đội A phải trả lời nhanh vật gì gây ra âm thanh? Âm thanh đó phát ra từ hướng nào? (mỗi bạn đố hai lần) 
. Tiếp theo là bạn thứ hai của đội A
. Đội nào nói nhanh và đúng thì đội đó thắng. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc . 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Sự lan truyền âm thanh (chuẩn bị đồng hồ reo, trống, túi ni lông...)
Nhận xét tiết học 
1) Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hai bên đường, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp.
2) Đi tiểu, đi tiêu đúng nơi qui định, bỏ rác đúng nơi qui định,...
- lắng nghe 
- Tiếng còi xe, tiếng hát, tiếng nước chảy, tiếng gà gáy...
- Tiếng cười, tiếng hát, tiếng học bài,...
+ Sáng sớm: gà gáy, đồng hồ báo thức, chím hót,..
+ Buổi trưa: còi xe, nước chảy, tiếng ru ,...
+ Buổi tối: động cơ xe, ểnh ương, tiếng học bài..
- Từ xe ô tô, còi xe, tiếng nói của người đi trên đường, tiếng khí hú...
- lắng nghe 
- Nhóm trưởng báo cáo 
- Chia nhóm thực hiện 
- Lên thực hiện 
. dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau
. Để sỏi vào lon sữa bò dùng tay lắc mạnh. 
. Dùng thước gõ lên lon sữa bò
. Dùng hòn sỏi gõ vào lon sữa bò 
- Nhóm trưởng báo cáo 
- Chia nhóm làm thí nghiệm 
- Đại diện nhóm lên thực hiện và nêu kết quả 
+ Ta thấy mặt trống rung lên, các mảnh giấy vụn văng lên và âm thanh phát ra.
+ Ta thấy các mảnh giấy văng lên cao hơn và tiếng trống phát ra lớn hơn 
+ Ta thấy mặt trống không rung và tiếng trống không phát ra. 
- Khi mặt trống rung động 
- Quan sát và trả lời: sợi dây đàn rung lên, ta nghe tiếng đàn phát ra.
- Khi dây đàn đang rung, nếu đặt tay vào dây đàn thì dây đàn không rung nữa và âm thanh cũng mất. 
- Khi dây đàn rung động 
- Quan sát 
- Thực hiện trong nhóm đôi
+ Tay có cảm giác là có sự rung động ở cổ khi nói 
- Khi dây thanh rung động. 
- Khi có sự rung động của các vật. 
- lắng nghe
- Lắng nghe, cử thành viên lên thực hiện 
*******************************************************************************
Thứ tư, ngày 12 tháng 01 năm 2011
Kể chuyện
Tiết 21 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
_ Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham, gia ) nói về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt .
_ Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
* KỸ NĂNG SỐNG:
- kỹ năng giao tiếp
- Thể hiện sự tự tin
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC 
- 1 tờ giấy khổ rộng viết vắn tắt gợi ý 3 (dàn ý cho 2 cách kể)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài. 
- Nhận xét 
B/ Dạy bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể chuyện về một người có tài mà chính các em biết trong đời sống. YC kể chuyện này khó hơn, đòi hỏi các em phải chịu nghe, chịu nhìn mới biết về những người xung quanh để kể về họ.
 Cô đã y/c các em đọc trước nội dung bài KC, suy nghĩ về câu chuyện sẽ kể, các em đã chuẩn bị để học tốt giờ KC hôm nay như thế nào? 
2) HD hs hiểu y/c của đề bài
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới : khả năng, sức khỏe đặc biệt, em biết
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK
- Các em hãy nói về nhân vật mà em sẽ kể: Người ấy là ai? Ở đâu? có tài gì? 
- Dán bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3 
- Các em hãy suy nghĩ, lựa chọn KC theo 1 trong 2 phương án đã nêu. 
- Khi kể các em phải xưng hô như thế nào? 
- Các em nhớ kể chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
3) Thực hành KC
- Hai em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. 
- Theo dõi, hướng dẫn, góp ý
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
. Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC
- Khi lần lượt lên bảng tên hs, tên câu chuyện 
- Y/c hs chất vấn nhau về câu chuyện của bạn 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Con vịt xấu xí (xem trước tranh minh họa truyện trong SGK, phán đoán nội dung câu chuyện
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs thực hiện 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc đề bài 
- Theo dõi
- 3 hs đọc 
- HS nối tiếp nhau nói về nhân vật mình kể: Em muốn KC về một chị chơi đàn Pi-a-nô rất giỏi. Chị là bạn của chị gái em, thường đến nhà em vào sáng chủ nhật./Em muốn kể chuyện về chú hàng xóm nhà em. Chú có thể dùng tay chặt vỡ 3 viên gạch đặt chồng lên nhau. 
- 1 hs đọc: 
. Kể một câu chuyện cụ thể, có đầu có cuối.
. Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không kể thành chuyện) 
- HS lập nhanh dàn ý cho bài kể
- Xưng tôi, em 
- Ghi nhớ 
- Kể chuyện trong nhóm đôi 
- 1 hs đọc:
. Nội dung kể có phù hợp với đề bài ?
. Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không?
. Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể 
- Một vài hs nối tiếp nhau thi KC trước lớp.
- Chất vấn nhau về câu chuyện 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
----------------------------------------
Tập đọc
Tiết 42 Bè xuôi sông La 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Đọc rõ ràng, rành mạch, biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
_ Hiểu ND : Ca ngợi vẻ đạep của dòng sông La và sức sống mạnh mẻ của con người Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc một đoạn thơ trong bài )
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
1) Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? 
2) Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Bài thơ Bè xuôi sông La sẽ cho các em biết vẻ đẹp của dòng sông La (một con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh) và cảm nghĩ của tác giả về đất nước, nhân dân.
2) Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Bài thơ viết trong thời kì đất nước có chiến tranh chống đế quốc Mĩ 
- Y/c hs quan sát tranh minh họa 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ của bài
+ Lượt 1: HD hs luyện phát âm từ khó : Muồng đen, Lát chun, nở xòa, say. 
 + Lượt 2: Giải nghĩa từ: sông La; dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa
- Bài thơ đọc với giọng thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc khổ thơ 2, trả lời câu hỏi:
+ Sông La đẹp như thế nào? 
+ Chiếc bè gỗ được ví với các gì? Cách nói ấy có gì hay? 
- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao đi trên bờ, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+ Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? 
c) HD đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Gọi hs nối tiếp đọc lại 3 khổ thơ
- Y/c hs theo dõi, lắng nghe tìm những từ cần nhấn giọng trong bài. 
- HD hs luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2 
 Sông La ơi sông La .Chim hót trên bờ đê. 
 - Gv đọc mẫu 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm
- Y/c hs đọc nhẩm khổ thơ
- Tổ chức cho hs thi HTL khổ thơ
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt, đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại nội dung (mục I)
- Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ 
- Bài sau: Sầu riêng 
- 2 hs lên bảng đọc và TLCH
1) Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nhà nước. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
2) Trần Đại Nghĩa có đóng góp to lớn như vậy nhờ ông yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước; ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi. 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- quan sát tranh 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ 
- Luyện cá nhân
- Giải nghĩa từ 
- Nhẹ nhàng, trìu mến 
- Luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài, lớp theo dõi trong SGK
- Lắng nghe 
- Đọc thầm 
+ Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
+ Chiếc bè gỗ được ví như đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông: Bè đi chiều thầm thì, Gỗ lượn đàn thong thả, Như bầy trâu lim dim, Đằm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động. 
- Đọc thầm 
- Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. 
- 3 hs đọc to trước lớp 
- HS trả lời theo sự hiểu 
Trong veo,mươn mướt,thầm thì,lượn đàn thông thả,lim dim,name mình,êm ả,long lanh,hót.
 - lăéng nghe 
- HS luyện theo cặp 
- Vài hs thi đọc diễn cảm 
- Nhẩm khổ thơ 
- Vài hs thi HTL khổ thơ 
- Vài hs đọc lại nội dung 
- Lắng nghe, thực hiện 
----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 103 Quy đồng mẫu số các phân số
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Bước đầu biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản .
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu: Giống như với STN, với các phân số chúng ta cũng có thể so sánh, có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Tuy nhiên để thực hiện được những điều đó với các phân số, chúng ta phải biết cách qui đồng mẫu số. Tiết toán hôm nay, cô sẽ giúp các em cách qui đồng mẫu số các phân số. 
B/ Vào bài:
1) HD hs tìm cách qui đồng mẫu số hai phân số 1/3 và 2/5 
- Giới thiệu vấn đề: Có hai phân số 1/3 và 2/5, làm thế nào để tìm được hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng 1/3 và một phân số bằng 2/5 
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để giải quyết vấn đề trên 
- Hai phân số 5/15 và 6/15 có đặc điểm gì chung?
- Hai phân số này bằng hai phân số nào? 
- Nêu: Từ hai phân số 1/3 và 2/5 chuyển thành hai phân số có cùng mẫu số là 5/15 và 6/15, trong đó 1/3 = 5/15 và 2/5 = 6/15 được gọi là qui đồng mẫu số hai phân số. 15 được gọi là mẫu số chung của hai phân số 5/15 và 6/15. 
- MSC 15 có chia hết cho các mẫu số 3 và 5 không? 
- Thế nào là qui đồng mẫu số hai phân số?
* Cách qui đồng mẫu số các phân số. 
- Em làm thế nào để từ phân số 1/3 có được phân số 5/15 
- Em làm thế nào để từ phân số 2/5 có được phân số 6/15? 
- Từ cách qui đồng mẫu số hai phân số 1/3 và 2/5, em hãy nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số? 
- Gọi vài hs nhắc lại
2) Thực hành: 
Bài 1: Quy đồng mẫu số
Gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- Qui đồng mẫu số hai phân số 5/6 và 1/4 ta nhận được các phân số nào? 
- Hai phân số mới nhận được có mẫu số chung là bao nhiêu? 
- Giới thiệu cách viết tắt mẫu số chung: MSC 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Khi qui đồng mẫu số hai phân số ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Qui đồng mẫu số các phân số (tt)
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Thảo thuận nhóm đôi để tìm cách giải quyết vấn đề 
 1 x 5 2 x 3
 3 x 5 5 x 3 
- Có cùng mẫu số là 15 
- 1/3 = 5/15; 2/5 = 6/15 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- MSC 15 đều chia hết cho 3, 5 
- Là làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ tương ứng. 
- Em nhân cả tử số và mẫu số của phân số 1/3 với 5.
- Thực hiện nhân cả tử số và mẫu số của phân số 2/5 với 3 
- HS nêu phần bài học trong SGK 
- Vài hs nhắc lại bài học 
- Lần lượt hs lên thực hiện, cả lớp làm vàovở nháp 
 5/6 và 1/4. Ta có: 5/6 = 5/ 6 x 4/4 = 20/24 
 1/4 = 1/4 x 6/6 = 6/14 
Qui đồng mẫu số hai phân số 5/6 và 1/4 ta nhận được hai phân số 20/24 và 6/24 
- Là 24 
- 1 hs nhắc lại cách thực hiện
----------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
Tiết 21 Người dân ở đồng bằng Nam bộ
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
_ Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ : Kinh, Khơ – me, Chăm , Hoa .
_ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ :
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân ở đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn .
_ HS K – G : Biết được sự thích ứng của người dân với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ : vùng nhiều sông , kênh rạch – nhà ở dọc sông; xuồng , ghe là phương tiện đi lại phổ biến .
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBNB 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đồng bằng Nam Bộ
1) Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
2) Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết những đặc điểm tự nhiên của ĐBNB, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân qua bài "Người dân ở ĐBNB" 
2) Vào bài
* Hoạt động 1: Nhà ở của người dân 
- Các em hãy đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân cho biết:
1) Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?
2) Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? 
3) Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? 
- Giảng: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu. Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt. 
- Cho hs xem tranh các ngôi nhà kiểu mới: Ngày nay diện mạo làng quê đã có nhiều thay đổi, đường bộ được xây dựng; các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều; nhà ở có điện, nước sạch, ti vi,... 
* Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, dựa vào SGK, tranh, ảnh trong SGK để thảo luận các câu hỏi sau:
1) Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?
2) Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
3) Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
4) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB? 
- Cho hs xem tranh một số lễ hội ở ĐBNB
Kết luận: Bài học trong SGK 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc bài học 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs trả lời
1) ĐBNB nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. 
2) Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. 
- Lắng nghe 
- Đọc SGK, trả lời 
1) Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa 
2) Xây dựng nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Vì ở ĐBNB có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
3) Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe
- Lắng nghe 
- Quan sát tranh và lắng nghe 
- Đọc SGK, thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm 1 câu) 
1) Trang phục phổ biến của người dân là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. 
2) Nhằm mục đích cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
3) Đua bò, đua ghe ngo, tắm Bà 
4) Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà (Tây Ninh), lễ cúng trăng của đồng bào khơ me, lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển,...
- Quan sát tranh 
- lắng nghe 
- Một vài hs đọc 
-----------------------------------------------------------------------
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
 TRÒ CHƠI:LĂN BÓNG BẰNG TAY
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm, ngày 13 tháng 01 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 41 Trả bài văn miêu tả đồ vật
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Biết rút kinh nghiệm vềbài TLV tả đồ vật ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV .
_ HSK – G biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số tờ phiếu ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Nhận xét chung về kết quả làm bài 
- Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 20
- Nhận xét: 
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần như bài của Thành, Tuyền. Kết bài hay: Ngàn, Trúc.
+ Hạn chế: Viết sai lỗi chính tả nhiều, , chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều...
+ Thông báo điểm số: G: 17 K: 15 TB: 5 
- Trả bài cho từng hs
2) HD hs chữa bài
a) HD hs sửa lỗi
- Các em hãy đọc nhận xét của cô, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, sau đó các em sửa lỗi vào vở TV 
- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra 
- Theo dõi, kiểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 21.doc