Giáo án Môn Đạo đức 1 - Tuần 7 đến tuần 10

Tuần 7

Ngày dạy :

Bi 4:Gia đình em ( tiết 1)

 I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

-Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.

- Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.

* HS kh giỏi: Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.

- Phn biệt được các hành vi việc làm phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời với ông bà cha mẹ.

* GDKNS:-KN giới thiệu về những người thân trong gia đình.

 - KN giao tiếp/ ứng sử với những người trong gia đình.

 - KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ.

* Tích hợp GDBVMT: Gia đình chỉ có hai con là hạn chế gia tăng dân số, góp phần BVMT (Liên hệ toàn bài)

 

doc 11 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Đạo đức 1 - Tuần 7 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày dạy :
Bài 4:Gia đình em ( tiết 1) 
 I. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết được trẻ em cĩ quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
-Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ. 
- Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
* HS khá giỏi: Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.
- Phân biệt được các hành vi việc làm phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời với ông bà cha mẹ. 
* GDKNS:-KN giới thiệu về những người thân trong gia đình.
 - KN giao tiếp/ ứng sử với những người trong gia đình.
 - KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ. 
* Tích hợp GDBVMT: Gia đình chỉ có hai con là hạn chế gia tăng dân số, góp phần BVMT (Liên hệ toàn bài)
II.Đồ dùng:
	-Tranh trang 13 và 14 vở BTĐĐ.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Vì sao em phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
-Kiểm tra lại sách vở, đồ dùng học tập của một số em chưa tốt trong tuần trước
-Nhận xét 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
*GDKNS:-KNgiới thiệu về những người thân trong gia đình.
GV chia nhóm : mỗi nhóm 3 HS.
-GV hướng dẫn cách kể :
+ Gia đình em có mấy người ?
+ Bố em làm gì ? Mẹ em làm gì ?
+ Anh chị em bao nhiêu tuổi ? làm gì ?
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Giáo viên hướng dẫn Học sinh cảm thông, chia sẻ với bạn.
-Cho HS kể trước lớp.
 -GV kết luận , liên hệ GDBVMT : chúng ta ai cũng có một gia đình.. 
Hoạt động 2 :Xem tranh nêu nội dung 
MT : Hiểu được trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc. GDKNS -KN giao tiếp/ ứng sử với những người trong gia đình.
 -GV chia 4 nhóm mỗi nhóm 1 tranh
- GV hd hs xem tranh, sau đó nêu câu hỏi thảo luận
+Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình ?
+Bạn nhỏ trong tranh nào phải sống xa cha mẹ ? Vì sao ? 
+Em cảm thấy thế nào khi được sống trong gia đình có bố mẹ, anh chị em đầy đủ ?
*Giáo viên kết luận :Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống với gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống chung với gia đình. 
Hoạt động 3 : Đóng vai
Mt : Học sinh biết ứng xử phù hợp trong mọi tình huống
GDKNS- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ.
GV chia nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm đóng vai theo tình huống một tranh.
-Giáo viên cho các nhóm lên đóng vai theo tình huống 
GV tổng kết cách ứng xử cho từng tranh.
Giáo viên kết luận : được sống trong gia đình với sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ. Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
4.Củng cố – Dặn dò : 
-Em cảm thấy thế nào em được sống
trong một gia đình có đầy đủ cha mẹ, anh (chị) em? 
- Em nên đối xử như thế nào với những bạn không được sống cùng gia đình? 
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị tuần sau
Một số hs trả lời
HS thảo luận nhóm 3.
-HS kể về gia đình mình 
+ Gia đình em có 3( 4, 5..) người
+ Bố em làm ruông. Mẹ em làm may, 
Hs tự kể 
Hs xem tranh và nhận xét theo hd
T1 : Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài .
T2 : Bố mẹ đưa con chơi đu quay ở công viên .
T3 : một gia đình đang sum họp bên mâm cơm.
T4 : một bạn trong tổ bán báo “Xa mẹ” đang bán báo trên đường phố. -Bạn trong tranh 1, 2,3 .
-Bạn trong tranh 4. Vì còn bé mà bạn đã phải kiếm sống bằng nghề bán báo, không có ai nuôi bạn ấy. 
-Em rất sung sướng, hạnh phúc.
HS từng nhóm công bố đóng vai
Các nhóm đóng vai theo nội dung tranh của mình 
+Tr1 : Nói “Vâng ạ!”và thực hiện đúng lời mẹ dặn.
+Tr2:Chào bà và cha mẹ khi đi học về.
+Tr 3 : Xin phép bà đi chơi.
+Tr4 :Nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn. 
HS lớp theo dõi, nhận xét.
 -Thật hạnh phúc, sung sướng. 
-Thông cảm chi sẻ với bạn.
Tuần 8
Ngày dạy :
Bài 4:Gia đình em ( tiết 2) 
 I. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết được trẻ em cĩ quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
-Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ. 
- Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
* HS khá giỏi: Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.
- Phân biệt được các hành vi việc làm phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời với ông bà cha mẹ. 
* GDKNS:-KN giới thiệu về những người thân trong gia đình.
 - KN giao tiếp/ ứng sử với những người trong gia đình.
 - KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ. 
* Tích hợp GDBVMT: Gia đình chỉ có hai con là hạn chế gia tăng dân số, góp phần BVMT (Liên hệ toàn bài)
II.Đồ dùng:
	-Tranh trang 13 và 14 vở BTĐĐ.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Được sống trong gia đình có bố mẹ, ông bà, anh chị ,em cảm thấy thế nào ?
-Đối với những bạn không có gia đình, phải tự kiếm sống ngoài đường, em cảm thấy thế nào ?
-Em phải có bổn phận gì đối với ông bà cha mẹ ?
Nhận xét , tuyên dương
3.Bài mới :
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Trò chơi : “Đổi nhà”.
MT : HS hiểu :Có gia đình là niềm hạnh phúc lớn đối với em
-GV hướng dẫn HS trò chơi “ Đổi nhà”
+Cho HS điểm số 1, 2, 3. 
+ 3 em tụ lại một nhóm : 2 em làm mái nhà, 1 em đứng giữa ( tượng trưng cho gia đình ).
+ Khi quản trò hô “Đổi nhà” thì người đứng giữa phải chạy đi tìm nhà khác. Lúc đó người quản trò sẽ chạy vào một nhà nào đó.Em nào chậm chân sẽ bị mất nhà, phải làm người quản trò hô tiếp.
-Cho HS về chỗ ngồi GV hỏi :
+ Em cảm thấy như thế nào khi luôn có một mái nhà ?
+Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà?
*GV kết luận GDBVMT; GDKNS -KN giao tiếp/ ứng sử với những người trong gia đình : Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo em thành người
Hoạt động 2 : Tiểu phẩm “ Chuyện của Bạn Long ”
MT : Hiểu được sự tai hại nếu không biết vâng lời cha mẹ.
-Giáo viên nêu nội dung truyện “ Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm, dặn Long ở nhà học bài và trông nhà. Long đang học bài thì các bạn đến rủ đi đá bóng, Long lưỡng lự một lát rồi đồng ý đi chơi với bạn”.
-Cho HSthảo luận sau khi xem tiểu phẩm 
+Em có nhận xét gì về việc làm của Long ? 
+Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ dặn ? 
GV kết luận. HS phải biết vâng lời cha
mẹ 
Hoạt động 3 : Học sinh tự liên hệ.
GDKNS- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ -Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào ?
+ Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
+ Giáo viên khen những em đã biết lễ phép vâng lời cha mẹ và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn..
4.Củng cố – Dặn dò : 
*Kết luận chung : Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương che chở, chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo. Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
-Cần cảm thông chia sẻ với những bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình.
-Về ôn lại bài. 
-Chuẩn bị bài tuần sau.
3 HS trả lời
-Vui và hạnh phúc.
-Cảm thông, chia sẻ với bạn.
-Kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ. 
HS lắng nghe GV hướng dẫn
- HS chơi trò chơi 3- 4 lần.
HS về chỗ ngồi và trả lời câu hỏi
-Sung sướng, hạnh phúc.
-Sợ, bơ vơ, lạnh lẽo, buồn.
-Hs phân vai : Long, mẹ Long, các bạn Long.
-Hs lên đóng vai trước lớp.
-Long không vâng lời mẹ dặn .
-Bài vở chưa học xong, ngày mai lên lớp sẽ bị điểm kém. Bỏ nhà đi chơi có thể nhà bị trộm, hoặc bản thân bị tai nạn trên đường đi chơi.
-Học sinh tự suy nghĩ trả lời .
Tổ trưởng
(Kiểm tra, ký)
Hiệu trưởng
( Ký, duyệt)
Tuần 9
Ngày dạy :	
Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 1)
I.Mục tiêu
- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình .
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn với em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày .
 *HS khá giỏi :+Biết vì sao cần lễ phép với anh chị ,nhường nhịn em nhỏ.
 +Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị ,nhường nhịn em nhỏ.
* GDKNS: - KN giao tiếp/ ứng sử với anh, chị em trong gia đình.
- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề bài học.
- Vở BT đạo đức
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ
-Được sống hạnh phúc bên cha mẹ , em cảm thấy thế nào?Từ đó em cần có bổn phận gì đối với ông bà,cha mẹ ?
-Đối với trẻ em cơ nhỡ em cần đối xử như thế nào ? Cần có thái độ gì ?
-Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
* Nhận xét chung. 
3.Bài mới : 
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
MT :Nhận xét tranh nói được việc làm của các bạn trong tranh 
GDKNS: - KN giao tiếp/ ứng sử với anh, chị em trong gia đình.
-Cho học sinh quan sát tranh.
* Giáo viên kết luận : 
T1 : Anh cho em quả cam, em nói cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, còn em thì rất lễ phép.
T2: Hai chị em đang chơi đồ hàng. Chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
- Anh chị em trong gia đình sống với nhau phải như thế nào ?
Hoạt động 2 : Thảo luận.
MT :HS phân tích được tình huống trong tranh.GDKNS -KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ.
-Hướng dẫn HS quan sát BT2 
Giáo viên hỏi :
+ Nếu em là Lan, em sẽ chia quà như thế nào ?
+ Nếu em là Hùng, em sẽ làm gì trong tình huống đó ?
- Cho HS phân tích các tình huống và chọn ra cách xử lý đúng.
-GV kết luận : Anh chị em trong gia đình phải luôn sống hoà thuận, thương yêu nhường nhịn nhau, có vậy cha mẹ mới vui lòng, gia đình mới yên ấm, hạnh phúc.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Hôm nay em vừa học bài gì ?
-Đối với anh chị, em phải như thế nào ? Đối với em nhỏ, em phải thế nào ?
-Anh em hoà thuận thì bố mẹ và gia đình thế nào ?
-Nhận xét- dặn chuẩn bị tuần sau.
Hát 
2-3 hs trả lời
-Em cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Em cần ngoan ngỗn, lễ phép, vâng lời ơng bà ,cha mẹ
- Em cần cảm thơng, chia sẻ
Hs tự trả lời
-HS trao đổi với nhau về nội dung tranh. Từng em trình bày nhận xét của mình 
-Lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-Hs quan sát tranh, lắng nghe.
Anh chị em trong gia đình sống với nhau phải hồ thuận, yêu thương nhau
-Hs quan sát và nêu nội dung tranh :
+T1:Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. 
Hs trả lời
-Cho em phần nhiều hơn.
+T2:Bạn Hùng có chiếc ô tô đồ chơi, em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
-Học sinh có thể nêu ý kiến :
+ Cho em mượn. 
+ Không cho em mượn. 
+ Cho em mượn nhưng dặn dò em phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
- HS thảo luận nêu ý kiến chọn cách xử lý tốt nhất.
-Đối với anh chị, em phải lễ phép. Đối với em nhỏ, em phải nhường nhịn
-Anh em hoà thuận thì bố mẹ và gia đình mới vui.
Tuần 10
Ngày dạy :	
Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 2)
I.Mục tiêu
- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình .
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn với em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày .
 *HS khá giỏi :+Biết vì sao cần lễ phép với anh chị ,nhường nhịn em nhỏ.
 +Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị ,nhường nhịn em nhỏ.
* GDKNS: - KN giao tiếp/ ứng sử với anh, chị em trong gia đình.
- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Các vật dụng chơi đóng vai BT2.
- Vở BT đạo đức
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
- Anh chị em trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào ?
- Anh em sống hoà thuận vui vẻ thì gia đình thế nào ?
-Nhận xét
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Quan sát tranh
-Làm Bài tập 3.
-Giáo viên nêu y/c và giải thích y/c bài tập 3.
-Giáo viên hướng dẫn cách làm bài : Nối tranh với chữ“Nên”hay“Không nên”.
-Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trước lớp.
-GV bổ sung ý kiến khi HS trình bày.
-Giáo viên nhận xét, tổng kết ý chính của 5 bức tranh.
Hoạt động 2 : Đóng vai.
MT : Học sinh biết chọn cách xử lý phù hợp với tình huống trong tranh.
-Giáo viên phân công từng nhóm đóng vai theo từng tranh trong bài tập 2.
* Giáo viên kết luận : 
- Là anh chị thì cần phải biết nhường nhịn em nhỏ.
- Là em thì cần phải lễ phép vâng lời dạy bảo của anh chị.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
MT : Học sinh biết tự liên hệ bản thân.
 - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tự liên hệ bản thân mình.
+ Em có anh chị hay có em nhỏ ?
+ Em đã đối xử với em của em như thế nào ?
+ Có lần nào em vô lễ với anh chị chưa ?
+ Có lần nào em bắt nạt, ăn hiếp em của em chưa ?
- Giáo viên khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những học sinh chưa tốt.
* Kết luận chung : Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh chị em, biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy gia đình mới đầm ấm hạnh phúc, cha mẹ mới vui lòng.
 4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học, tuyên dương Học sinh hoạt động tốt.
-Dặn Học sinh ôn lại bài và thực hiện đúng những điều đã học.
-HS trả lời. 
-Học sinh lập lại y/cbài.
-Hs mở vở BTĐĐ quan sát các tranh ở BT3.
-Hs làm việc cá nhân.
- Một số hs làm bài tập trước lớp 
T1:Nối chữ“ không nên” vì anh không cho em chơi chung.
T2 :Nên –vì anh biết hướng dẫn em học.
T3 :Nên – vì 2 chị em biết bảo ban nhau làm việc nhà.
T4:Không nên – vì chị tranh giành sách với em, không biết nhường nhịn em.
T5: Nên – Vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc. 
-Hs thảo luận, phân vai trong nhóm , cử đại diện lên đóng vai.
-Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Hs suy nghĩ , tự liên hệ bản thân qua câu hỏi của giáo viên
Tổ trưởng
(Kiểm tra, ký)
Hiệu trưởng
( Ký, duyệt)
ĐẠO ĐỨC : Bài 5 LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN 
 EM NHỎ (T1)
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS biết được :
- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. 
- Yêu quý anh chị em trong nhà.
- HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày
+ Hs khá, giỏi: Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở Bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào ?
+ Em đã làm gì để cha mẹ vui lịng ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Khởi động : Đọc thơ : “Làm anh”
GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
1. Hoạt động 1 : Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Kể lại nội dung của từng bức tranh.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS.
- Gọi vài em kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Anh chị em trong gia đình phải thương yêu, hịa thuận với nhau.
2. Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
- GV nêu câu hỏi :
+ Tranh 1 vẽ gì ?
+ Đĩ là những quà gì ?
+ Theo em, bạn Lan sẽ làm gì ?
 Kết luận : Bạn Lan nhường cho em chọn trước là tình huống đáng khen, thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
+ Tranh 2 vẽ gì ?
+ Anh sẽ làm gì ?
+ Nếu là em, em sẽ giải quyết như thế nào ?
 Kết luận : Cho em mượn đồ chơi và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi là tình huống đáng khen.
- Là anh chị phải biết nhường nhịn em nhỏ. Là em thì phải biết lễ phép với anh chị.
3. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dị 
- Đối với anh chị, em cần phải như thế nào ?
- Em phải đối xử với em nhỏ như thế nào ?
- Bài sau : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (T2).
- HS trả lời.
- HS nghe và đọc theo GV.
- HS trao đổi theo nhĩm 4.
- Lần lượt từng HS trong nhĩm kể về nội dung của từng bức tranh.
- HS trả lời :
+ Bạn Lan đang chơi với em thì được mẹ cho quà.
+ Đĩ là 2 quả táo.
+ Nhiều HS trả lời.
+ Anh đang cầm đồ chơi, em muốn mượn đồ chơi của anh.
+ Nhiều HS trả lời.
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1 tu tuan 110.doc