Giáo án Mĩ thuật lớp 4 - Trường Tiểu học Ngọc Liên - Năm 2008 - 2009

I. MỤC TIÊU:

 1. Biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lục, tím.

 2. Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Pha được màu theo hướng dẫn.

 3. Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.

 - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

 - Bảng màu để giới thiệu màu nóng, màu lạnh, màu bổ túc

2. Học sinh:

 - Đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ, bút màu bút chì, tẩy

 

doc 38 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 4 - Trường Tiểu học Ngọc Liên - Năm 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách vẽ quả:
- GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ và gợi ý:
	+ Vẽ theo mẫu qua mấy bước ?. (4 bước).
	+ Em hãy nêu các bước vẽ ?. 
	Bước 1: vẽ khung hình quả phù hợp với phần giấy.
	Bước 2: Đánh dấu các điẻm chính và vẽ phác hình quả.
	Bước 3: Dùng nét cong vẽ chi tiết và chỉnh hình.
	Bươc4: Vẽ màu theo mẫu hoạc vẽ màu theo ý thích.
** Hoạt động 3: Thực hành.
- GV chọn một số HS có khả năng vẽ tốt hơn cho ngồi thành nhóm riêng vẽ theo mẫu có 2quả( quả cam và qua hồng). Những HS còn lại cho vẽ chung mẫu có1 quả(quả bưởi).
- HS thực hành vẽ, GV theo dõi để HS tìm ra đặc điểm của mẫu và vẽ theo các bước, sắp xếp bài vẽ phù hợp với phần giấy. (Đặc biệt HS yếu.)
** Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV và HS chọn ra một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xet về:
+ Cách sắp xếp hình;
+ Cách vẽ hình;
+ Những nhược điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ.
 + Những ưu điểm cần phát huy.
- GV cùng HS xếp loại các bài đã nhận xét.
3. Dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS quan sát hình dáng các loại quả và màu sắc của chúng.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh Quê hương.
Kế hoạch tuần 7
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 6 10/10/2008
4A1
1
Vẽ tranh. Đề tài: Phong cảnh quê hương
4A2
2
Vẽ tranh. Đề tài: Phong cảnh quê hương
4A3
3
Vẽ tranh. Đề tài: Phong cảnh quê hương
4A4
4
Vẽ tranh. Đề tài: Phong cảnh quê hương
Thứ 6 ngày 10 tháng 10 năm 2008
Bài 7: Vẽ tranh
Đề tài phong cảnh quê hương
I. Mục tiêu:
1. Biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
2. Biết cách vẽ và vẽđược tranh phong cảnh thêo cảm nhận riêng.
3. Thêm yêu mến quê hương.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: + Một số tranh ,ảnh phong cảnh.
	+ Hình hướng dẫn cách vẽ
 + Bài vẽ phong cảnh của HS lớp trước.
- Học sinh: Đồ dùng học vẽ.
III. Các* Hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1.ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng dạy học.
2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài.
	- GV gắn các tranh đã chuẩn bị lên bảng yêu cầu HS quan sát theo câu hoi gợi ý: Các tranh này vẽ hình ảnh gì là chính? (cho 2 - 3 HS khá giỏi trả lời: Vẽ cảnh vật là chính). 
- GV nhận xét và kết hơp giới thiệu bài vẽ tranh Đề tài Phong cảnh quê hương.
 * Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp tìm hiểu trong SGK để tim, chọn nội dung đề tài theo câu hỏi gợi ý:
	+ Tranh phong cảnh vẽ những gì ? (Vẽ cảnh đẹp của quê hương, đất nước)
	+ Cảnh vật trong tranh thường là những hình ảnh nào ? (Nhà cửa, đường phố, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển cả...)
	+ Xung quanh em ở có cảnh đẹp nào không ?.
	+ Em đã được đi thăm quan, nghỉ hè ở đâu chưa ?. Phong cảnh ở đó như thế nào ?. Ngoài khu vực em ở và nơi đã thăm quan, em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu ?. (Trên báo trên ti vi, trên tranh ảnh...)
	+ Em hãy tả một cảnh đẹp mà em thích ?. (1 - 2 HS khá, giỏi - trả lời).
	+ Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh ?. (2- 3 HS trả lời).
- GV kết luận: Nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp là: Cây nhà, con đường, bầu trời,.. và phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc không gian chung. Nên chọn cảnh vật quen thuộc dễ vẽ, phù hợp với khả năng tránh cảnh phức tạp khó vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh:
- GV Giới thiệu cho HS biết hai cách vẽ tranh phong cảnh:
	+ Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp (Vẽ ngoài trời: Công viên, sân trường, đường phố,...)
	+ Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh từng được quan sát.
- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ để HS quan sát.
- GV gợi ý HS:
	+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
	+ Sắp xếp hình ảnh chính hình ảnh phụ sao cho cân đối hợp lý, rõ nội dung.
	+ Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền.
- GV cho HS xem bài vẽ tranh phong cảnh của HS lớp trước, gợi ý cho các em cách chọn cảnh và thể hiện.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu trong vở vẽ.
- GV lưu ý HS suy nghỉ để chọn cảnh trước khi vẽ, chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối. Vẽ hình ảnh chính trước. Vẽ cảnh là trọng tâm....
- HS thực hành vẽ, GV theo dõi gợi ý kịp thời và giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV cùng HS chọn một số bài điển hình có ưu điểm rõ nét để nhận xét về:
	+ Cách chọn cảnh.
	+ Cách sắp xếp bố cục (hình ảnh chính, phụ)
	+ Cách vẽ hình, vẽ màu.
- GV kết luận nhấn mạnh những điểm tốt cần phát huy, những điểm chưa tốt cần khắc phục.
3. Dặn dò:
 - Về nhà các em hãy quan sát các con vật quen thuộc.
Kế hoạch tuần 8
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 6 17/10/2008
4A1
1
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
4A2
2
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
4A3
3
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
4A4
4
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2008
Bài 8. Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
2. Biết cáchnặn và nặn được con vật theo ý thích.
3. Thêm yêu mên con vật.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Tranh ảnh một số con vật quen thuộc.
 - Hình gợi ý cách nặn.
 - Sản pẩm nặn con vật.
 - Đất nặn.
2. Học sinh: Đất nặn, giấy nháp để lót khi nặn.
III. Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu.
1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Em hãy nêu cách vẽ tranh về con vật?
- Cho 2 - 3 HS trả lời và nhận xét.
- GV kết luận và kết hợp giới thiệu bài Nặn con vật quên thuộc.
3. Bài mới:
 * GIới thiệu bài.
 * Hoạt động1: Quan sát, nhận xét.
- GV dùng tranh, ảnh các con vật hướng dẫn HS quan sát theo hệ thống câu hỏi để HS hiểu về nội dung bài:
+ Em hãy cho biết đây là những con vật gì?
+ Yêu cấu HS nói về hìnhdáng, các bộ phận của con vật?(2-3 con).
+ Em cho biết đặc điểm nổi bật của con vật?
+ Con vật đó thường có màu gi?
+ Hình dáng của các con vật khi* Hoạt động thay đổi như thế nào?
- GV cho HS kể thêm về những con vật mình yêu thích, miêu tả hình dáng, màu sắc, đặc điểm chính của chúng?
- GV hỏi thêmđể gợi ý HS Chọn ra những đặc điểm nổi bật để nặn: Em thích con 
vật nào? Em sẽ nặn con vật đó trong* Hoạt động nào?
 * Hoạt động 2: Cách nặn con vật.
- GV cho HS xem hình hướng dẫn cách nặn và giới thiệu các bước nặn.
- GV dùng đát nặn mẫu và yêu cầu HS chú ý quan sát cách nặn theo các bước.
+ Cách 1: Nặn từng bộ phân rồi ghép lại:
Nặn các bộ phận chính của con vật trước( thân, đầu)
Nặn các bộ phận khác( chân, tai, đuôi...)
Ghép dính các bộ phận.
Tạo dang và sửa chữa hoàn chỉnh con vật
+ Cách 2: (Hướng dẫn bằng lới) Nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân, đầu, chân...từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
- Cho HS xem sản phẩm nặn các con vật để các em thây vẻ đẹp của chúng.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV yêu cầu HS đất nặn, giấy lót bàn để làm bài tập thực hành.
- HS thực hành nặn, GV theo dõi, gợi ý HS chọn con vật quên thuộc và yêu thích để nặn.
Chú ý khuyến khích HS có năng khiếu nặn thành gia đình con vật và thêm những hình ảnh khác cho đẹp hơn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS bày sản phẩm lên bàn, sau đó đến từng bàn gợi ý cho HS cùng nhận xét.
- GV và HS cùng nhận xét, xếp loại.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hoàn thành bài tốt.
4. Dặn dò:
	- Vẽ nhà quan sát hoa, lá.
Kế hoạch tuần 9
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 6 24/10/2008
4A1
1
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
4A2
2
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
4A3
3
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
4A4
4
Tập nặn tạo dáng: Năn con vật quen thuộc
Thứ 6 ngày 24 tháng 10 năm 2008
Bài 9. Vẽ trang trí
vẽ đơn giản hoa, lá
I. Mục tiêu: 
	1.HS năm được hình dáng, màu sắc và đặc diểm của một số loài hoa, lá đơn giản; nhận ra vẽ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.
	2. HS biết cách vẽ đơn giản, vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá
	3. HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:
	- Chuẩn bị một số hoa, lá thật (hoa, lá có hình dáng đơn giản, đặc điểm màu sắc khác nhau).
	- Một số hinh ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa, lá
	- Hình gợi ý cách vẽ.
 - Bài vẽ của học sinh các lớp trước
2. Học sinh: 
- Một vài bông hoa chiếc lá thật (nếu có điều kiện chuẩn bị).
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy màu vẽ.
III. Các* Hoạt động Dạy - Học chủ yếu.
1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh:
2. Bài mới:
- GV gắn lên bảng các hình ảnh hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa, lá để giới thiệu cho HS nhận ra:
/???????????????????????????????????????
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV cùng HS chọn tranh đã hoàn thành treo lên bảng theo từng nhóm đề tài
- Gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo các tiêu trí.
	+ Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy rõ nội dung);
	+ Hình vẽ (thể hiện được cá dáng hoạt động
	+ Màu sắc (hài hoà đẹp hay chưa đẹp).
- GV cho HS xếp loại bài theo ý thích.
- GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi một số HS có tiến bộ.
3. Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm đồ vật có dạng hình trụ và quan sát.
Kế hoạch tuần 12
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 6 14/11/2008
4A1
1
Vẽ tranh: Đề tài : Sinh hoạt
4A2
2
Vẽ tranh: Đề tài: Sinh hoạt
4A3
3
Vẽ tranh: Đề tài: Sinh hoạt
4A4
4
Vẽ tranh: Đề tài: Sinh hoạt
Thứ Sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008
Bài 12. Vẽ tranh
Đề tài Sinh hoạt
I. Mục tiêu: 
	1. HS biết được những công việc bình thường diễn ra hàng ngày của các em (đi học, làm việc nhà giúp gia đình,...)
	2. HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
	3. HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:
	- Chuẩn bị một số tranh của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt.
	- Một số tranh của HS về đề tài sinh hoạt.
	- Hình gợi ý các bước vẽ tranh về đề tài sinh hoạt
2. Học sinh: 
- Đồ dung học vẽ.
III. Các Hoạt động Dạy - Học chủ yếu.
1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- GV dùng câu hỏi gợi ý: Những công việc bình thường diễn ra hàng ngày của các em là gì ?. (đi học làm việc nhà giúp gia đình, vui chơi,...)
	- GV kết luận và kết hợp giới thiệu vào bài vẽ tranh: Đề tại sinh hoạt
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- GV Treo các tranh về đề tài sinh hoạt đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm đôi, kết hợp SGK trả lời cau hỏi:
+ Các bức tranh này vẽ về đề tài gì ?.Vì sao em biết ?.
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao ?.
+ Em hãy kể một số hoạt đồng thường ngày của em ở nhà, ở trường ?.
- GV cho một số HS trả lời, GV tóm tắt và bổ xung nêu các hoạt động hàng ngày của các em như: 
+ Đi học, giờ học trên lớp vui chơi ở sân trường
+ Giúp đở gia đình: Quét nhà cho gà ăn, trồng cây tưới cây....
+ Vui chơi, đá bóng nhảy dây, múa hát,.....
- GV co một số HS nêu nội dung đề tài chọn vẽ.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV cho HS xem hình gợi ý các bước vẽ tranh đề tài áinh hoạt để các em nêu nhận xét các bước vẽ.
	+ Vẽ hình ảnh chính trước (hoạt động của con người)
	+ Vẽ các hình ảnh phụ (cảnh vật) để nội rõ và phong phú
	+ Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động.
	+ Vẽ màu tươi sáng có đậm có nhạt
- GV cho HS cả lớp xem bài vẽ của HS để các em rút kinh nghiệm
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu thực hành trong vỡ: Vẽ một bức tranh đề tài sinh hoạt
- HS thực hành vẽ, GV theo dõi để kịp thời gợi ý cho từng HS hoàn thanh bài vẽ rốt hơn.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV cùng HS chọn tranh đã hoàn thành treo lên bảng theo từng nhóm đề tài
- Gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo các tiêu trí.
	+ Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy rõ nội dung);
	+ Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt động)
	+ Màu sắc (Tươi vui, có đậm có nhạt).
- GV cùng HS xếp loại tranh theo gợi ý: Tranh nào đẹp, chưa đẹp tại sao ?.
3. Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm trang trí đường diêmg của HS lớp trước.
Kế hoạch tuần 13
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 6 21/11/2008
4A1
1
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
4A2
2
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
4A3
3
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
4A4
4
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
Thứ Sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
Bài 13. Vẽ trang trí
Trang trí đường diềm
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	1. Cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
	2. Biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích. Biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng
	3. Có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:
	- Chuẩn bị một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm (cái khăn, giấy khen, cái đĩa.
	- Một số bài trang trí đường diềm của học sinh.
	- Hình hướng dẫn các bước vẽ trang trí đường diềm
* Học sinh: 
	- Đồ dùng học vẽ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định lớp kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV cho HS xem các đồ vật có trang trí đường diềm đã chuẩn bị giới thiệu cho HS biết các đường diềm trang trí ở đồ vật làn cho đồ vật đẹp hơn... bài hôm nay chung ta học cáh vẽ đường diềm để biết và ứng dụng vào cuộc sống:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV Cho HS quan sát các hình đường diềm (cở to trên bảng) và kết hợp SGK trả lời các câu hỏi gợi ý để nhận xét các hình đường diềm:
	+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?. (Hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hònh vuông, hình tam giác, hình sao....)
	+ Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào ?. (Có nhiều cách: Sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều...).
	+ Em có nhận xét gì về màu sắc của đường diềm ?. (Cho 2 - 3 HS khá, giỏi trả lời).
	+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ?. Để làm gì ?. (trang trí ở khăn, áo, chén đĩa ... làm cho đồ vật đẹp thêm).
- GV kết luận, tóm tắt bổ sung ý kiến của HS.
* Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK để nhận ra các bước trang trí đường diềm
- GV cho 2 - 3 HS nhắc lại các bước vẽ:
	+ Bước 1: Tìm chiều rộng, chiều dài của đường diềm sau đó chia các khoảng cách đều và kẻ các đường trục
	+ Bước 2: Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà.
	+ Bước 3: Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một hoạ tiết theo cách: Nhắc lại hoặc hai hoạ tiết xen kẽ nhau;
	+ Bước 4: Vẽ màu theo ý muốn, có đậm có nhạt, nên sử dụng từ 3 đến 5 màu
- GV vẽ lên bảng một hoặc hai cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý HS.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- Trước khi thực hành, GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước để HS rút kinh nghiệm cho bài vẽ cua mình.
- Yêu cầu HS thực hành vẽ cá nhân vào trong vở tập vẽ.
- HS thực hành vẽ, GV theo dõi gợi ý cho HS hoàn thành bài vẽ tốt hơn.
* Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá:
- GV tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ theo nhóm để HS so sánh các bài vẽ dễ hơn.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ tốt.
3. Dặn dò.
- Về nhà tiếp tục tập trang trí các đường diềm ở đồ vật.
- Chuẩn bị bài sau.
Kế hoạch tuần 14
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Bài
Tên bài dạy
Thứ 6 28/11/2008
4A1
1
14
Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
4A2
2
14
Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
4A3
3
14
Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
4A4
4
14
Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
Thứ Sáu ngày 28 tháng11 năm 2008
Bài 14 Vẽ theo mẫu
Mẫu có hai đồ vật
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
1. Nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
2. Biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
3. Yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Hai mẫu vẽ có hai đồ vật để HS vẽ bài theo dãy bàn(chai và cái bát, lọ hoa và cái chén).
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Bài vẽ hoàn chỉnh của HS lớp trước.
2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Bài10 chúng ta đã học vẽ theo mẫu. Em nào nhắc lại cho cô các bước vẽ theo mẫu?
- Cho 1-2 HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét kết hơp giới thiệu bài.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV bày hai mẫu tách biệt kết hợp giới thiệu bài Vẽ theo mẫu:Mẫu có hai đồ vật.
* Hoạt động1: Quan sát, nhận xét:
- GV gợi ý HS quan sát mẫu bằng các câu hỏi gợi ý:
	+ Mẫu vẽ có mấy đồ vật? Gồm những đồ vật gì?(Cho HS khá, giỏi trả lời,HS yếu nhắc lại)
	+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào?. (Cho HS khá, giỏi trả lời, nhận xét cụ thể trên mẫu).
	+ Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau?. Khoảng cách giữa hai đồ vật đó như thế nào?.
- GV kết luận:Khi nhìn mẫu ỏ các hướng khác nhau, vị trí của cácvật mãu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình.
 * Hoạt động2: Cách vẽ:
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ để nắm rõ các bước vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu đồng thời Gv gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước;
	+ So sánh tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hìnhchung, sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu.
	+ Vẽ đườnh trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng: miệng, cổ, vai, thân...
	+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm có nhạt.
	+ Nhìn mẫu để vẽ đậm nhạt hoạc vẽ màu.
* Hoạt động3: Thực hành :
- Gv cho HS thực hành vẽ bài theo dãy bàn để vẽ hai mãu khác nhau.
- GV theo dõi HS thực hành, gợi ý để HS hoàn thành bài vẽ tốt hơn.
 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn một số bài vễ đã hoàn thành của các nhóm tổ chức cho HS nhận xét theo nhóm về:
 + Bố cục (hình vẽ cân đối)
 + Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu)
 - GV kết luận và khen gnợi một số HS hoàn thành bài vẽ tốt.
4. Dặn dò:
 - Nhắc một só Hs chưa hoàn thành bài về nhà vẽ tiếp.
 - Quan xát chân dung bạn bè hoạc người thân...
Kế hoạch tuần 15
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Bài
Tên bài dạy
Thứ 6 05/12/2008
4A1
1
15
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
4A2
2
15
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
4A3
3
15
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
4A4
4
15
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
Thứ Sáu ngày 5 tháng12 năm 2008
Bài 15: Vẽ tranh
vẽ chân dung
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
1. Nhận biết được đặc điểm một số khuôn mặt người.
2. Biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung đơn giản theo ý thích.
3. Biết quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	 - Có 1-2 kiểu ảnh chân dung.
 - Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của HS và tranh ảnh về đề tài khác để hướng dẫn HS so sánh.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định lớp và kiểm tra bài cũ, đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gv cho HS xem ảnh chân dung và tranh chân dung hướng dẫn để HS nhận biết, phân biệt tranh và ảnh: ảnh được chụp bằn máy nên rất giốngthật và rõ từng chi tiết. Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vât.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Gv cho HS quan sát tranh chân dung và tranh thuộc các đề tài khác để HS nhận biết đề tài chân dung dễ hơn.
- Yêu cầu HS quan sát khuôn mặt của bạn cùng lớp để nhận thấy:
+ Hình dáng khuôn mặt của mọi người khác nhau:(Hình trái soan, hình vuông, hìnhtròn...)
+ Tỉ lệ dài ngằn, to nhỏ,rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng,cằm..
- GV kết luận bổ sung đầy đủ về tranh chân dung.
* Hoạt động2: Cách vẽ chân dung.
- GV cho HS xem hình hướng dẫn vẽ tranh chân dung và giới thiệu cho các em rõ cách vẽ.
+ Vẽ phác hình khuôn mặt,cổ, vai, tóc của người định vẽ cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ mắt, mũi, miệng...
+ Vẽ các chi tiết cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ màu tóc, da, áo... và màu nền theo cảm nhận riêng .
- Gv phác cụ thể2-3 hình khuôn mặt khác nhau theo các bước lên bảng cho HS rõ.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu thực hành: Vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè.
- HS thực hành vẽ, GV theo dõi và gợi ý kịp thời để HS hoàn thành bài vẽ tốt hơn.
 * Nhận xét, đánh giá.
- GV và HS chọn một số bài vẽ đã hoàn thành vẽ về các lứa tuổi khác nhau tổ chức cho cả lớo cùng nhận xét về:
 	+ Bố cục
 	 + Cách vẽ hình, các chi tiết và màu sắc.
- Cho HS chon ra bài vẽ đẹp theo ý kiến của mình
- GV kết luận bổ sung và xếp loại bài vẽ của HS.
- Gv nhận xét tiết học, khên ngợi những HS có tiến bộ.
3. Dặn dò:
 -Về nhà tập vẽ khuôn mặt người khi vui, buồn.
 - Chuẩn bị bài16.
Kế hoạch tuần 16
Thứ ngày
Lớp
Tiết
Bài
Tên bài dạy
Thứ 6 12/12/2008
4A1
1
16
Tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
4A2
2
16
Tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
4A3
3
16
Tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
4A4
4
16
Tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
Thứ Sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008
Bài 16: Tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
I. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
2. Tạo dáng được con vật hay ô tô bằng vỏ hộp theo ý thích.
3. Ham thích sự tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Mọt vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp:ô tô, con mèo...
 	 - Các vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo dáng một cái ô tô tải.
 2. Học sinh: 
	- Các vật liệu và đồ dụng cụ cấn thiết để tạo dángô tô, con vật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tật của HS.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
- GV dùng câu hỏi gợi ý xem ở nhà các em đã tự tạo đồ chơi bằng vỏ hộp cho mình như thế nào?....Bài hôm nay chúng ta cùng học chavhs tạo dáng cho con vật, hoặc ô tô bằng vỏ hôp.
 * Hoạt động1:Quan sát, nhận xét:
- GV yêu cầu HS quan sát hình sản phẩm tạo dáng trong SGK và dùng câu hỏi gợi ý để HS biết:
+ Em hãy cho biết tên của hình tạo dáng? (ô tô, con mèo)
+ Các bộ phận của ô tô? (buồng lái, thùng chở hàng, bánh xe...)
+ Các bộ phận của con mèo? (đầu, mình, chân, đuôi...)
+ Nghuyên liệu để làm ra con mèo, ô tô?(vỏ hộp bằng nhựa, bằng giấi,...)
- GV kết luận:
	+ Các loại vỏ hôp, nút chai, bìa cứng...với nhiều hình dàng, kích cỡ, màu sắc khác nhau, có thể sử dụng để tạo ra các loạ đồ chơi đẹp theo ý thích.
	+ Muốn tạo dáng ra con vật hay đò vật đẹp cần quan sát kĩ hình dánh, đặc điểm các bộ phận của chúng.
 * Hoạt động2: cách tạo dáng
- GV cho HS chọn hình tạo dàng theo nhốm(4-5m) để các em có đủ vật liệu và dụng cụ để làm.
- Cho các em tìm bộ pận hính của hình trước sao cho rõ nôi dung và sinh động.
- Ghép các bộ phận khác cho tương sứng bằng cách cắt dán... cho hình s

Tài liệu đính kèm:

  • docMY THUAT LOP 4.doc