Giáo án Mĩ thuật 1 - Tuần 1 đến tuần 28 - Trường TH Thị Trấn 2

I: Mục tiêu

- Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi

- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh

II: Đồ dùng dạy- học

- GV; Một số tranh vẽ của thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi

- HS: Đồ dùng học tập

III.Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức

-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS đầu năm học.

2.Giới thiệu bài

3.Các hoạt động dạy học

 

doc 58 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 1 - Tuần 1 đến tuần 28 - Trường TH Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vậy đường diềm là gì? Trang trí đường diềm ntn? Tiết này chúng ta sẽ học bài vẽ màu vào hình vẽ đường diềm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét 
GV treo tranh
Đây là những đồ vật nào?
Các đồ vật này được trang trí ntn?
Dùng hình vẽ nào để trang trí?
Gv nhận xét câu trả lời của Hs
GV tóm tắt
Những hình trang trí kéo dài lặp đi lặp lại ở xung quanh các đồ vật như các em thấy được gọi là đường diềm. Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp hơn.
2. Hoạt động 2: Cách vẽ 
Em nhìn xung quanh lớp chúng ta có những đồ vật nào được trang trí đường diềm?
GV yêu cầu hs quan sát hình 1 ở VTV
Đường diềm này có những hình gì?
Đường diềm này được sắp xếp theo lối nào?
Sử dụng mấy màu để vẽ?
Hình giống nhau vẽ màu ntn?
Màu nền với màu hình vẽ ntn?
GV tóm lại:Hình 1 được sắp xếp theo lối xen kẽ.Hình giống nhau vẽ màu giống nhau. Màu nền khác với màu hình vẽ. Màu nền đậm thì màu hình vẽ nhạt và ngược lại.
3 Hoạt động 3: Thực hành 
Trước khi vẽ bài gv cho hs quan sát 1 số bài vẽ màu của hs khóa trước
Gv xuống lớp hướng dẫn hs thực hành
Yêu cầu hs chọn màu theo ý thích từ 2 đến 3 màu 
Có nhiều cách vẽ màu như: Vẽ màu xen kẽ ở các bông hoa
Hoặc màu hoa giống nhau. Vẽ màu nền khác với màu hoa
Khi vẽ màu tránh vẽ ra ngoài
4. Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá
GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt cho HS nhận xét
GV nhận xét ý kiến của HS . Đánh giá và xếp loại bài
Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
HS quan sát 
+ Bát , mũ , quạt , váy.....
+ Trang trí đường diềm 
+ Hình hoa lá , các con vật ....
HS chú ý lắng nghe
HS quan sát 
+ Hình vuông, hình thoi 
+ Xen kẽ 
+ 2 màu 
+ Vẽ màu giống nhau 
+ Khác nhau
HS lắng nghe
Hs quan sát và học tập 
HS thực hành
HSTL
Vẽ màu
Cách thể hiện bài vẽ
BÀI SOẠN
TUẦN 12
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI 12: VẼ TỰ DO
I: Mục tiêu bài học
- Giúp HS biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích 
- Vẽ được bức tranh đơn giản có nội dung phù hợp vớ đề tài đã chọn và vẽ màu theo ý thích
II: Chuẩn bị.
- GV: Bài vẽ tự do của học sinh
- Hình gợi ý cách vẽ
- Tranh của học sĩ
- HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1.Kiểm tra bài cũ
Tiết trước các bạn vẽ bài gì?
Vì sao phải trang trí đường diềm?
Gv nhận xét câu trả lời của hs
2.Bài mới.
Giới thiệu bài: Vẽ tranh tự do hay còn gọi là vẽ theo ý thích là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như phong cảnh, chân dung, tĩnh vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Hoạt động 1: Giới thiệu tranh vẽ tự do
GV treo tranh
Tranh vẽ những đề tài gì?
Bạn vẽ những hình ảnh gì?
Màu sắc bạn chọn ntn?
Hình ảnh chính của tranh là gì?
Hình ảnh phụ của tranh là gì?
Ngoài đề tài này ra còn có những đề tài nào khác?
Em sẽ vẽ gì với đề tài này?
GV nhận xét ý kiến của HS
GV tóm tắt.
Vẽ tranh tự do là các bạn có thể chọn nhiều đề tài khác nhau để vẽ. Có thể vẽ phong cảnh nhà mình, đường phố hay vẽ chân dung gia đình, vẽ con vật, vẽ các loại quả , vẽ phong cảnh biển
2. Hoạt động 2: Cách vẽ 
Gv treo hình gợi ý
Tranh vẽ đề tài nào?
Hình ảnh chính là gì? Nằm ở đâu của tranh?
Ngoài ra vẽ thêm hình ảnh nào khác?
Vẽ màu ntn?
GV nhận xét
+ Chọn đề tài phù hợp
+ Vẽ hình ảnh chính trước to , ở giữa tranh
+ Hình ảnh phụ vẽ sau nằm xung quanh hình ảnh chính và phù hợp với hình ảnh chính
+ Vẽ màu phù hợp tùy các em chọn màu
Trước khi thực hành gv giới thiệu cho HS bài vẽ của hs khóa trước về cách chọn đề tài và cách vẽ hình và màu
3. Hoạt động 3 : Thực hành 
Gv yêu cầu hs vẽ bài
GV xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài
Nhắc hs chọn đề tài phù hợp, dễ vẽ
Vẽ có hình ảnh chính, phụ
Vẽ màu tươi sáng tránh vẽ ra ngoài
4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
Có thể Gv treo tranh cho hs kém học tập
GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt cho hs nhận xét
GV nhận xét ý kiến của hs. Gv đánh giá bài và xếp loại bài
Củng cố- dặn dò: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau
HS quan sát 
HS trả lời 
+Bộ đội , sinh hoạt , trường em ....
+ Anh bộ đội đanh về làng, phong cảnh trường .....
+ Tươi sáng , phong phú
+ Anh bộ đội , ngôi trường ....
+ cây cối , sân trường , đường làng...
+ ngày nhà giáo VN, lao động , an toàn giao thông 
+ Ve hình ảnh chính xe cộ qua lại ....
+ HS chú lắng nghe 
HS quan sát
+ Tranh vẽ đề tài phong cảnh trường em 
+ Cảnh trường
+ Sân trường , cây cối , bồn hoa ...
+ Sinh động tươi sáng ... 
2 HSTL
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS lắng nghe và quan sát hình gợi ý trên bảng
Hs quan sát và học tập
HS thực hành
HS nhận xét
Chọn đề tài
vẽ hình
vẽ màu
BÀI SOẠN
TUẦN 13
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI 13 :VẼ CÁ
( Lồng ghộp GDBVMT: Lien hệ)
I: Mục tiêu bài học
- Giúp Gv nhận biết hình dáng chung và các bộ phận vẻ đẹp của con cá
- Biết cách vẽ con cá
- Vẽ được con cá và vẽ màu theo ý thích
II: Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh con cá
- Hình gợi ý cách vẽ
- Bài của HS
HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs
2.Bài mới.
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
GV treo ảnh các loại cá
Đây là các loại cá gì?
Các loại cá này có hình dáng và đặc điểm gì?
Cá có những bộ phận nào?
Màu sắc của cá ntn?
Em hãy kể 1 số loại cá mà em biết?
Em sẽ vẽ loại cá gì?
GV nhận xét câu trả lời của HS
*GV tóm tắt: Có rất nhiều loại cá khác nhau như cá thu, cá chép, cá chim. Mỗi loại cá có đặc điểm, hình dáng khác nhau khi vẽ các em phải chú ý đến hình dáng đặc điểm và màu sắc của cá để vẽ cho tốt
2. Hoạt động2 : cách vẽ
-GV treo hình gợi ý cách vẽ cá
Em hãy nêu cách vẽ cá?
GV vẽ lên bảng cho HS quan sát 
3. Hoạt động 3: Thực hành
Trước khi thực hành gv giới thiệu cho hs 
xem 1 số bài vẽ cá của hs khóa trước
GV yêu cầu HS vẽ bài
Gv xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài
Gv nhắc hs có thể vẽ 1 hay nhiều con cá. Vẽ cá phù hợp với giấy
Yêu cầu hs khá vẽ thêm hình ảnh phụ cho bài vẽ sinh động
Vẽ màu theo ý thích , tránh vẽ ra ngoài
GV có thể vẽ 1 số con cá khác nhau lên bảng cho hs yếu học tập
4. Nhận xét đánh giá 
GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt
Gv nhận xét bài của hs. GV đánh giá và xếp loại bài
Củng cố- dặn dò: 
=> Cỏ là một loại thuỷ sản rất cần thiết và quan trọng vỡ cỏ khụng những là nguồn thực phẩm mà cũn cú tỏc dụng lọc nước tạo nguồn nước trong lành vỡ vậy mà ta cần phải bảo vệ chỳng
Hoàn thành bài cũ, chuẩn bị bài sau
HS quan sát
+ Cá rô , cá chép , cá chắm, cá ba sa...
+ Dạng gần tròn ,dạng hình quả trứng ,dạng gần như hình tròn
+ Cá có bộ phận : Đầu, thân ,đuôi ,mang, mắt.....
+ nhiều màu trắng , đen , hồng ...
+ cá chuối, cá chê, cá điêu hồng , cá vàng....
+ Con vẽ cá rô, cá chép....
2 HSTL
HS lắng nghe
HS quan sát
+ Vẽ mình cá trước
+Vẽ đuôi cá
+Vẽ chi tiết ( mang , mắt , vẩy..)
+Vẽ màu
HS quan sát và ghi nhớ
HS quan sát và học tập
HS thực hành
HS nhận xét
Hình vẽ
Màu sắc
Cách thể hiện
BÀI SOẠN
TUẦN 14
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI 14: VẼ MÀU VÀO CÁC HỌA TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I: Mục tiêu bài học
- Giúp hs thấy được vẻ đẹp của trang trí hình vuông
- Biết cách vẽ màu vào các họa tiết của hình vuông 
II: Chuẩn bị:
- GV: Bài trang trí hình vuông
- Bài vẽ của hs
- Đồ vật trang trí dạng hình vuông
HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1Kiểm tra bài cũ
Tiết trước các con vẽ bài gì?
Nêu các bước vẽ cá?
Gv nhận xét câu trả lời
2 Bài mới.
Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta đồ vật nào cũng được tranh trí các hoa văn rất đẹp . Trang trí hình vuông được nhiều người sử dụng như trang trí viên gạch, khăn tay . Tiết này cô sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ màu vào hình vuông
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV treo tranh
Đây là những đồ vật nào?
Các đồ vật này được trang trí ntn?
Dùng hình vẽ nào để trang trí?
Gv nhận xét câu trả lời của Hs
Các loại đường diềm này giống hay khác nhau?
Các loại này được sắp xếp ntn?
Màu sắc của đường diềm như thế nào?
Sử dụng mấy màu để vẽ đường diềm?
GV tóm tắt. Có nhiều loại đường diềm như xen kẽ, lặp đi lặp lại , đảo ngược 
2. Hoạt động 2 : Cách tô màu 
GV yêu cầu hs quan sát hình 1 ở VTV
Hình vuông này có những hình gì?
Sử dụng máy màu để vẽ?
Hình giống nhau vẽ màu ntn?
Màu nền với màu hình vẽ ntn?
GV tóm lại:Hình 1 được sắp xếp theo lối xen kẽ.Hình giống nhau vẽ màu giống nhau. Màu nền khác với màu hình vẽ. Màu nền đậm thì màu hình vẽ nhạt và ngược lại.
3. Hoạt động 3 : Thực hành 
Gv cho hs quan sát bài vẽ màu của hs khóa trước để học tập
Gv xuống lớp hưỡng dẫn hs thực hành
Yêu cầu hs chọn màu theo ý thích từ 2 đến 3 màu 
Có nhiều cách vẽ màu như: Vẽ màu xen kẽ ở các bông hoa
Hoặc màu hoa giống nhau. Vẽ màu nền khác với màu hoa
Khi vẽ màu tránh vẽ ra ngoài
4. Nhận xét đánh giá 
GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt cho HS nhận xét
GV nhận xét ý kiến của HS . Đánh giá và xếp loại bài
Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
HS quan sát 
+ Viên gạch hoa , khăn tay 
+ trang trí rất đẹp 
+ Hình hoa, lá , con vật 
+ Các đường diềm khác nhau 
+ Sắp xếp xen kẽ , nhắc lại 
+ Các hình giống nhau tô màu gống nhau 
HS lắng nghe
HS quan sát 
+ Hình chiếc lá ở 4 góc , hình thoi ở giữa , hình tròn ở giữa hình thoi 
+ Hình giống nhau ,vẽ màu giống nhau 
+ Màu nền với màu hình vẽ khác nhau 
HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
HS quan sát tranh
HS thực hành
HSTL
Vẽ màu
Cách thể hiện bài vẽ
BÀI SOẠN
TUẦN 15
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI 15: VẼ CÂY
( Lồng ghép GDBVMT: Liên hệ)
I: Mục tiêu bài học: 
- Giúp hs nhận biết được hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của cây và nhà
- Biết cách vẽ một vài loại cây quen thuộc.
- Vẽ được bức tranh đơn giản có cây và nh và vẽ màu theo ý thích
- Biết cách chăm sóc cây 
II: Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh về một số loại cây
- Bài vẽ của hs
- Hình gợi ý cách vẽ cây
- HS : Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1 Kiểm tra bài cũ
Tiết trước các con vẽ bài gì?
Em hãy kể 1 số đồ vật trang trí dạng hình vuông?
GV nhận xét câu trả lời của hs
2 Bài mới.
Giới thiệu bài
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây như cây cho bóng mát, cây ăn quảMỗi loại cây có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ 1 số loại cây yêu thích nhé
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số loại cây
GV treo tranh ảnh
+ Kể tên 1 số loại cây trong tranh , ảnh?
+ Cây có những bộ phận gì?
Các loại cây này có đặc điểm hình dáng ntn?
Ngoài các cây này ra còn có cây nào khác?
Em sẽ vẽ loại cây gì? kể đặc điểm hình dáng cây em định vẽ?
Gv nhận xét câu trả lời của hs
GV tóm tắt:
Có nhiều loại cây : Cây cho bóng mát: Phượng, xà cừ, sấuCây có hoa quả như: cây nhãn, cây mít, cây dừa. Mỗi một loại cây có hình dáng khác nhau khi vẽ các em chú ý đến hình dáng cây để vẽ cho đúng
2. Hoạt động 2 : Cách vẽ 
GV treo hình gợi ý
Nêu cách vẽ cây?
GV nhận xét và tóm tắt:
+ Vẽ thân, cành trước
+Vẽ vòm lá, tán lá sau
+Vẽ chi tiết: Hoa , quả
Vẽ màu theo ý thích
3.Hoạt động 3 : Thực hành 
Trước khi thực hành Gv giới thiêu cho hs bài vẽ của hs khóa trước
Yêu cầu hs vẽ 1 cây hoặc vườn cây theo ý thích
GV xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài
Yêu cầu hs yếu vẽ 1 đến 2 cây khác nhau. HS khá vẽ vườn cây có thể 1 loại cây hoặc nhiều loại cây.Các cây có dáng khác nhau.
vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động như: Hoa , quả, mây, chim..
Chú ý hs về bố cục cho vừa với giấy.
Vẽ màu theo ý thích . Có thể màu giống màu tự nhiên hoặc không
4. Nhận xét đánh giá 
Gv chọn 1 số bài tốt hoặc chưa tốt để hs nhận xét
Gv nhận xét ý kiến của hs
GV đánh giá và xếp loại bài
Củng cố- Dặn dò
Cây cối rất quan trọng trong cuộc sống của con người Cây không những cho chúng ta hoa thơm quả ngọt mà còn có tác dụng chắn gió chắn cát, tạo bầu không khí trong lành mát mẻ. Vì vậy mà chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ cây cối
Hoàn thành bài , chuẩn bị bài sau
Hs quan sát 
+ Cây na , cây chuối , cây ổi , cây hoa hồng 
+ Thân , rễ, cành , lá 
+ Cây tranh , vải , mít, roi....
+ Con vẽ cây vải , thân to, nhiều lá 
HS lắng nghe
HS quan sát tranh, ảnh
HS trả lời 
+ Vẽ thân ,cành
+ Vẽ vòm lá
+ Tô màu
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS quan sát bài vẽ
HS thực hành
HSTL
+ Vẽ hình
+Vẽ màu
Bố cục bài
BÀI SOẠN
TUẦN 16
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
I: Mục tiêu bài học
-Giúp HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng của 1 số lọ hoa
- Biết cách vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản
- Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản
II: Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh về 1 số dáng lọ hoa
- Một lọ hoa thật
- Bài vẽ của hs và họa sĩ
HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1Kiểm tra bài cũ:
GV chấm 5 bài của HS 
Gv nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới.
Giới thiệu bài: Nhà các em đều có ít nhất 1 lọ hoa. Có nhà có nhiều lọ hoa. Mỗi lọ hoa có hình dáng , màu sắc khác nhau. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ lọ hoa thật đẹp nhé
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV đặt mẫu 1 số lọ hoa khác nhau
Các lọ hoa trên có giống nhau không?
Lọ hoa có những bộ phận gì?
Các lọ hoa này có đặc điểm ntn?
Lọ hoa được trang trí những hình vẽ gì?
Màu sắc của lọ hoa ntn?
Lọ hoa có công dụng gì?
Nhà em có lọ hoa ntn? Tả lại hình dáng của lọ hoa nhà em?
GV nhận xét ý kiến của HS
GV tóm tắt:
Có nhiều lọ hoa khác nhau. Có lọ hoa để trang trí, có lọ hoa để dùng. Các lọ hoa có hình dáng và công dụng khác nhau. Lọ hoa được trang trí và có màu sắc rất đẹp. Muốn có được lọ hoa đẹp cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ lọ hoa 
2. Hoạt động 2 : Cách vẽ 
GV treo hình gợi ý
Nêu cách vẽ lọ hoa?
GV nêu cách vẽ 
+ Vẽ hình dáng chung của lọ
+ Vẽ miệng lọ 
+ Vẽ nét cong của thân lọ 
+ Vẽ đáy lọ 
+ Trang trí ,vẽ màu
*Cách xé dán 
GV làm mẫu cho hs quan sát
+Chọn giấy màu phù hợp
+Gấp đôi giấy màu vẽ nửa thân lọ
+Xé theo nét vẽ
+Chỉnh sửa hình và dán vào giấy
3. Hoạt động 3: Thực hành 
Trước khi làm bài Gv cho hs xem bài vẽ của họa sĩ và của hs khóa trước
Yêu cầu học sinh vẽ bài
Gv xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài
GV có thể treo 1 số mẫu lọ hoa khác nhau cho hs quan sát và vẽ theo( đối với hs yếu)
HS khá tự chọn dáng lọ hoa để vẽ và trang trí lọ hoa 
Vẽ màu theo ý thích tránh vẽ màu ra ngoài.
4 Nhận xét đánh giá 
Gv chọn 1 số bài tốt và chưa tốt
Gv nhận xét ý kiến của hs
GV đáng giá và xếp loại bài
Củng cố- dặn dò
Tiết 1 vẽ lọ hoa
Tiết tăng cường; Xé dán lọ hoa
HS quan sát
+ Các lọ hoa trên không giống nhau 
+ Miệng , thân ,cổ ,đáy 
+có dáng thấp tròn , có dáng cao thon , lọ cổ cao thân phình, có loại cổ thấp thân nhỏ ....
+có lọ để trơn có lọ trang trí nhiều hình khác nhau 
+ Nhiều màu : xanh ,đỏ , da lươn ....
+ Để trang trí , để cắm hoa 
+ Nhà em có lọ hoa thân cao cổ ngắn và miệng hẹp 
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS quan sát cách vẽ lọ hoa
+Vẽ miệng lọ
+Vẽ nét cong thân lọ
+Vẽ đáy lọ
+trang trí và vẽ màu
HS quan sát và học tập
HS thực hành
HS nhận xét
+Vẽ hình
+Vẽ màu
 BÀI SOẠN
TUẦN 17
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI17:VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM
( Mức độ lồng ghép GDBVMT: Bộ phận)
I: Mục tiêu bài học:
- Giúp hs biết cách tìm hiểu nội dung
- Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà 
- Vẽ được tranh có ngôi nhà và cây
II; Chuẩn bị:
- GV : Tranh ảnh phong cảnh có cây có nhà
- Bài vẽ của hs
HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1.Kiểm tra bài cũ:
Tiết trước các em vẽ bài gì?
Nêu cách vẽ và xé dán lọ hoa?
Gv nhận xét câu trả lời của hs
2.Bài mới.
Giới thiệu bài: Nhà rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi chúng ta đó là tổ ấm , là nơi che mưa che nắng, chỗ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc bất cứ ai cũng cần phải có nhà do đó mà ta cần phải bảo vệ và giữ gìn nhà cửa luôn xạch xẽ gọn gàng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV treo tranh ở VTV bài 17
Bức tranh, ảnh này có những hình gì?
Các ngôi nhà trong tranh, ảnh ntn?
Kể tên những bộ phận chính của ngôi nhà?
Ngoài ngôi nhà , tranh còn vẽ thêm những gì?
Đây là thuộc thể loại tranh nào?
GV nhận xét câu trả lời của Hs
GV tóm tắt: Đây là thuộc thể loại tranh phong cảnh: Trong tranh các bạn có thể vẽ nhà và cây có thể vẽ 1 nhà hoặc cây hay vẽ nhiều nhà khác nhau đều được. Khi vẽ các em chú ý đến bố cục của bài sao cho đẹp.
2 .Hoạt động 2 : Cách vẽ 
GV vừa nêu vừa vẽ mẫu lên bảng cách vẽ bài: ngôi nhà của em 
+ Vẽ mái nhà 
+ Vẽ thân nhà 
+ Vẽ các loại cửa 
Chú ý hs có thể vẽ thêm cây, vẽ thêm 1 số nhà khác nhau, vẽ thêm con đường, ông mặt trời cho bài thêm đẹp
3 Hoạt động 3 Thực hành
Gv cho hs quan sát bài của hs khóa trước vẽ
Yêu cầu hs vẽ bài
GV xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài
Nhắc hs vẽ vừa với tờ giấy
Vẽ hình ảnh chính giữa tờ giấy và vẽ hình ảnh phụ cho sinh động
Vẽ màu phù hợp tránh vẽ ra ngoài
4. Nhận xét đánh giá 
GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt cho hs nhận xét
GV nhận xét câu trả lời của hs
Đánh giá và xếp loại bài
Củng cố- dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
HS quan sát 
+ Có nhà ,có cây 
+Rất đẹp 
+ Mái nhà , bờ tường , cửa sổ ,cửa chính 
+ Hàng dào ,cây ,hoa ...
+ Tranh đề tài 
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS chú ý quan sát
Hs quan sát và học tập
HS thực hành
HS nhận xét
Vẽ hình
Vẽ màu
Cách thể hiện
BÀI SOẠN
TUẦN 18
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI18: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
I: Mục tiêu bài học.
- Giúp hs nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản
- Biết cách vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích 
II: Chuẩn bị:
- GV: Đồ vật có trang trí hình vuông
- Bài vẽ của học sinh
- Bài mẫu trang trí hình vuông được phóng to
HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs
2. Bài mới 
Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 
GV treo 1 số bài trang trí hình vuông
Các bài trang trí này có đẹp không?
Dùng họa tiết nào để trang trí bài hình vuông?
Các hình giống nhau thì vẽ như thế nào?vẽ màu ntn?
Màu nền với màu họa tiết như thế nào?
GV nhận xét câu trả lời của hs
Gv tóm tắt
Có rất nhiều họa tiết để trang trí hình vuông như hoa, lá , con vật Các hình giống nhau vẽ giống nhau và bằng nhau, vẽ màu giống nhau. Hình nền khác hình họa tiết. Họa tiết đậm thì hình nền nhạt hoặc ngược lại. 
2. Hoạt động 2: Cách vẽ 
Gv yêu cầu hs quan sát hình 5 ở vtv
Dùng họa tiết nào để trang trí?
Bài này hình nào chưa vẽ xong? Chúng ta phải làm gì?
Gv hướng dẫn hs 
- chọn màu cho 4 cánh hoa.
-Màu nền
Yêu cầu hs vẽ màu ở 4 cánh hoa trước và màu nền sau
Màu nền khác với màu của cánh hoa
3 Hoạt động 3 Thực hành 
GV giới thiệu cho hs quan sát 1 số bài vẽ màu trang trí hình vuông của hs khóa trước
Yêu cầu hs làm bài
Gv xuống lớp hướng dẫn hs làm bài
Nhắc hs vẽ theo nét chấm 
vẽ đều và cân đối
vẽ màu cho phù hợp, tránh vẽ ra ngoài
Cánh hoa có thể 1 màu hoặc 2 màu và khác với màu nền
4. Nhận xét đánh giá 
Gv chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp
Gv nhận xét ý kiến của hs. Gv đánh giá lại bài và xếp loại bài
Củng cố, dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
HS quan sát tranh
+ Rất đẹp 
+ Hình vuông ,hình tam giác ,hình chữ nhật ,hoa 
+ Các hình giống nhau vẽ màu giống nhau 
+ Màu nền với màu hoạ tiết khác nhau
HS lắng nghe
+ Hoạ tiết hoa 
+ Hình bông hoa 
+ Vẽ tiếp vào 
HS quan sát hình
HS quan sát và học tập
HS thực hành
HS nhận xét
- Cách vẽ hình
- vẽ màu
BÀI SOẠN
TUẦN 19
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
BÀI 19 : VẼ GÀ
I: Mục tiêu bài học
- Giúp hs nhận biết hình dáng chung, đặt điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà 
- Biết cách vẽ con gà
-Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích
II: Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh, ảnh về gà
- Bài vẽ của hs
- Hướng dẫn cách vẽ gà
- HS: Đồ dùng học tập
III: Tiến trình bài dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra bài vẽ của Hs
Gv nhận xét ghi điểm 
2 Bài mới 
Giới thiệu bài:
 Xung quanh chúng ta nuôi rất nhiều các con vật. Gà là con vật được nuôi nhiều nhất. Vậy vẽ gà ntn? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vẽ gà nhé
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV treo tranh, ảnh con gà
Đây là gà gì?
Gà có những bộ phận chính nào?
Ngoài ra còn có bộ phận nào khác?
Gà trống và gà mái khác nhau ntn?
Gà thường sống ở đâu?
ở nhà các em có nuôi gà không?
Em hãy tả đặc điểm hình dáng của con gà nhà em?
Em sẽ vẽ con gà trống hay mái, gà con?
GV nhận xét câu trả lời của hs
GV tóm tắt:
Gà trống và gà mái khác nhau
Gà trống: Màu lông rực rỡ hơn. Mào đỏ, chân chắc , khỏe. Dáng đi oai vệ
Gà mái: mào nhỏ, lông màu ít hơn. Đuôi ngắn, chân ngắn
Gà con: lông màu vàng, chân ngắn, chưa có mào
Khi vẽ các em phải chú ý đến đặc điểm của gà để vẽ cho chính xác
2. Hoạt động 2 : Cách vẽ 
GV treo hình hướng dẫn cách vẽ
Em hãy nêu cách vẽ gà?
GV giới thiệu cho hs cách vẽ gà
-Vẽ bộ phận chính của con gà: Đầu, mình gà
- Vẽ chi tiết: Cánh, đuôi, chân, mào.
- Vẽ màu theo ý thích
Chú ý khi vẽ phải tạo dáng cho gà. Gà trong hoạt động nào để vẽ cho đúng.
3. Hoạt động 3: Thực hành 
Trước khi vẽ bài GV giới thiệu cho hs các bài vẽ mẫu của họa sĩ và hs khóa trước để hs học tập.
Yêu cầu hs vẽ bài 
GV nhắc hs có thể vẽ 1 con ( hs yếu) vẽ đàn gà ( hs khá) .Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho bài thêm sinh động
Vẽ gà trong các dáng hoạt động khác nhau
Vẽ màu theo ý thích tránh vẽ ra ngoài
4 Nhận xét đánh giá 
GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt
Gv nhận xét câu trả lời của hs
GV đánh giá các bài. Xếp loại bài
Củng cố- dặn dò:
=> Gà là loại vật nuôi gần gũi và quen thuộc với con người nó không những là nguồn thực phẩm đầy bổ dưỡng mà nó còn là người bạn thân thiết với con người. Vì vậy mà ta cần phải chăm sóc và bạo vệ chúng
 hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
Hs quan sát 
+ Đây là gà mái 
+ Đầu ,thân ,chân 
+ cánh ,mào mỏ ,đuôi , mắt ....
+ Gà trống dáng đi oai vệ , chân to chắc khoẻ mắt tròn mỏ vàng mào đỏ ....
+Gà mái mào nhỏ lông ít màu hơn chân thấp đuôi ngắn ...
+ Gá sống ở nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat 1 tu tuan 1 den 28.doc