Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Moân : TIEÁNG VIEÄT

Phaân moân : Luyện từ và câu

Tuaàn 7 tieát 14

LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- 3 tờ giấy khổ to, ghi 4 dòng của bài ca dao ở BT1.

- Một bản đồ địa lí Việt Nam cỡ to, một vài bản đồ cỡ nhỏ ( có tên các tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ), vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Ổn định :

2.Bài cũ : Gọi 2HS kiểm tra :

+ Em hãy nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

+ Em hãy nêu ví dụ về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét.

3.Bài mới :

* Giới thiệu : Các em đã được học về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết học hôm nay, các em sẽ vận dụng những hiểu biết đó để làm bài tập.

- Ghi tên bài lên bảng.

* Làm BT1.

- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc bài ca dao.

- Giao việc : BT cho một bài ca dao. Trong bài ca dao ấy có một số tên riêng còn viết sai chính tả. Nhiệm vụ của các em là viết lại cho đúng những tên riêng còn viết sai đó.

- Phát 3 tờ giấy khổ to cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng : - Hát vui.

- 2HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra.

- 1HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- 3 HS làm trên giấy, lớp làm vào vở.

- 3 HS dán lên bảng lớp.

- Lớp nhận xét, sửa theo bài làm đúng vào vở.

 

docx 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 13 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyện từ và câu
Tuaàn 8 tieát 15
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài (ND ghi nhớ)
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT1,2 (mục III).
- HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ, vài tờ giấy khổ to.
- Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch. Một nửa số thăm ghi tên thủ đô. Một nửa số thăm ghi tên nước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 2HS đọc lần lượt cho HS viết :
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
 Tố Hữu
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vài tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
 Tố Hữu
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài, biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Phần nhận xét - Làm BT1.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc : BT cho một số tên người, tên địa lí nước ngoài. Nhiệm vụ của các em là phải đọc cho đúng các tên đã cho. Để đọc đúng các em nghe thầy đọc mẫu 1 lần.
- Cho HS đọc.
- Nhận xét HS đọc đúng.
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Giao việc : BT2 yêu cầu các em phải nêu được nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày dựa vào gợi ý.
- Nhận xét chốt lại : 
+ Tên người :
- Lép Tôn-xtôi : gồm 2 bộ phận : Lép và Tôn-xtôi.
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Lép.
Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Tôn / xtôi.
- Mô-rít-xơ Mat-téc-lích : gồm 2 bộ phận : 
Mô-rít-xơ vàMát-téc-lích.
Bộ phận 1 gồm 3 tiếng : Mô/ rít/ xơ.
Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Mát/ téc/ lích.
- Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận : Tô-mát và Ê- đi-xơn.
Bộ phận 1 gồm 2 tiếng : Tô/ mát
Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Ê/ đi /xơn.
+ Tên địa lí :
- Hi-ma-lay-a : 1 bộ phận 4 tiếng.
- Đa-nuýp : 1 bộ phận 2 tiếng.
- Lốt Aêng-giơ-lét : 2 bộ phận.
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Lốt.
Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Aêng/ giơ/ lét
- Niu Di-lân : 2 bộ phận.
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Niu
Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Di/ lân.
- Công-gô : 1 bộ phận gồm 2 tiếng.
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào ?
+ Cách viết các tiếng trong cùng bộ phận như thế nào ?
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Giao việc : BT3 cho một số tên người, tên đại lí nước ngoài. Nhiệm vụ của các em là nhận xét xem cách viết các tên người, tên địa lí đó có gì đặc biệt.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại : cách viết giống tên riêng Việt Nam , Tất cả các tiếng điều được viết hoa.
* Phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Hát vui.
- 2HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Làm vào vở BT.
- Một số em trình bày.
- Nhận xét.
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
+ Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có gạch nối.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Đọc thầm tên người, tên địa lí ở BT3.
- Một số em phát biểu.
- Nhận xét.
- 2 em đọc to, lớp đọc thầm.
* Ghi nhớ : 
 1. Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
 2. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
- Cho HS lấy ví dụ minh hoạ.
* Phần luyện tập :
* Làm BT1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc : BT3 cho một đoạn văn nhưng trong đó có một số tên riêng còn viết sai. Nhiệm vụ của các em là viết lại cho đúng những tên riêng đó.
- Phát giấy cho 3 HS, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng : Ac-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ac-boa, Quy-dăng-xơ.
+ Đoạn văn viết về ai ?
- Giới thiệu về Lu-i Pa-xtơ.
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu cùa BT2.
- Giao việc : BT2 cho một số tên riêng nhưng còn sai. Các em viết lại những tên riêng đó cho đúng quy tắc.
- Phát giấy cho 3 HS, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.	
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
An-be Anh-xtanh (nhà vật lí học nổi
tiếng thế giới, người Anh (1879 – 1955)).
Crit-xti-an An-đéc-xen (nhà văn nổi
tiếng thế giới chuyên viết truyện cổ tích, người Đan Mạch (1805 – 1875)).
I-u-ri Ga-ga-rin (nhà du hành vũ trụ, 
người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934 – 1968)).
 Xanh Pê-téc-bua (kinh đô kũ của Nga).
Tô-ki-ô (thủ đô của Nhật Bản ).
A-ma-dôn (tên một con sông lớn chảy
qua Bra-xin).
Ni-a-ga-ra (tên một thác nước lớn ở
giữa Can-na-đa và Mĩ).
* Làm BT3 : ( Dành cho Hs khá giỏi )
4. Củng cố :
 Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
5. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm viết tiếp tên nước và tên thủ đô của nước đó. Chuẩn bị bài sau 
- Vài em nêu ví dụ minh hoạ.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3 em làm vào giấy, lớp làm vào vở bài tập.
- 3 em dán lên bảng lớp.
- Nhận xét.
+ Viết về Lu-i Pa-xtơ lúc còn bé.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3 em làm vào giấy, lớp làm vào vở.
- 3 em dán lên bảng.
- Nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 15 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyện từ và câu
Tuaàn 8 tieát 16
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dung dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Giấy khô to để viết nội dung BT1 (phần nhận xét).
- 4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT1, 3 (phần luyện tập).
- Tranh, ảnh con tắc kè.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ HS1 : Em hãy nêu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài ?
+ HS2 : Viết lên bảng lớp 5 tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong khi viết dấu ngoặc kép cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, tiết học hôm nay các em sẽ thấy được tác dụng của dấu ngoặc kép trong khi viết.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Phần nhận xét – Làm BT1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
- Giao việc : Các em có nhiệm vụ đọc đoạn văn và chỉ rõ những tử ngữ đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn là lời của ai ? Và nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép đó.
- Cho HS làm bài.
- Dán giấy khổ to có chép sẵn BT1, cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại :
+ Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép là lời nói của Bác Hồ.
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích lời dẫn trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là :
Một từ hay một cụm từ “ Người lính”, 
“ đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Một câu trọn vẹn hay đoạn văn : “ Tôi 
chỉ có một ham muốn”
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Cho HS suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời :
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Giao việc : BT3 yêu cầu các em đọc khổ thơ của Phạm Đình Ân và cho biết trong khổ thơ đó, từ “lầu” được dùng với ý nghĩa gì ?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Trong khổ thơ từ “lầu” được dùng với ý 
nghĩa gọi tổ nhỏ của tắc kè bắng từ lâu để đề cao giá trị cái tổ đó.
Dấu ngoặc kép trong trường hợp này 
được dùng để đánh dấu từ “lầu” là được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
* Phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Có thể yêu cầu HS nêu ghi nhớ không nhìn sách.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào vở BT.
- 1 HS trình bày kết quả trên bảng.
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trả lời :
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
+ Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
- HS dưới lớp nhận xét.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- HS dưới lớp nhận xét.
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS xung phong nêu.
Ghi nhớ : 
 1.Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
 Nếu lời nói trược tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hay chấm.
 2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
* Phần luyện tập : 
* Làm BT1 : 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 và đoạn văn.
- Giao việc : BT cho một đoạn văn và yêu cầu các em tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn đó.
- Dán lên bảng 4 tờ giấy khổ to đã chép sẵn đoạn văn, cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng : Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn là “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” và “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ  mùi soa”.
* Làm BT2 : 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Giao việc : BT2 yêu cầu các em phải trả lời : Có thể đạt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở BT1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng không ?Vì sao?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
+ Không thể viết xuống dòng và gạch ngang đầu dòng. Vì đó không phải là lời nói trực tiếp.
* Làm BT3 :Tiến hành các bước như BT2 Lời giải đúng :
a) Đặt dấu ngoạc kép vào chỗ “vôi vữa”
b) “trường thọ”, “đoản thọ”.
4. Củng cố :
+ Dấu ngoặc kép dùng để làm gì ?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
5. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Ước mơ.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 4 em lên bảng gạch dưới lời dẫn trực tiếp trên 4 tờ giấy, lớp làm vào vở BT.
- Nhận xét.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở BT.
- Một số em trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở BT.
- Một số em trả lời.
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 20 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyện từ và câu
Tuaàn 9 tieát 17
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ướ mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1,2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đanh giá của từ ngữ dó (BT3), nêu dược VD minh họa về một loại ước mơ (BT4).
- Bài tập 5 khơng làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Một tờ giấy khổ to kẻ bảng để các nhóm thi làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS kiểm tra :
+ HS1 : Em hãy nêu nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
+ HS2 và HS3 : Mỗi HS nêu 1 ví dụ vể một trường hợp dùng dấu ngoặc kép.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Các em đã biết thêm một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ qua các bài đã học ở tuần trước. Tiết LTVC hôm nay các em sẽ mở rông vốn từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm này.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Làm BT1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Nhắc lại yêu cầu : Các em đọc lại bài Trung thu độc lập và ghi lại những từ cùng nghĩa với từ ước mơ có trong bài.
- Phát 3 tờ giấy khổ to cho 3 HS, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng 
điều mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
Mong ước : Mong muốn thiết tha điều
tốt đẹp trong tương lai.
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Giao việc : Các em phải tìm thêm những từ cùng nghĩa với ước mơ. Từ tìm thêm bắt đầu bằng tiếng ước và bắt đầu bằng tiếng mơ.
- Phát giấy khổ to, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại :
Từ bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng,
Từ bắt đầu bằng tiếng mơ : mơ ước, mơ
tưởng, mơ mộng,
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc những từ ngữ thể hiện sự đành giá.
- Giao việc : Các em tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá cao, đánh gia không cao, đánh giá thấp để ghép thêm vào sau từ ước mơ. Các em chọn từ ngữ đã cho trong dấu ngoặc đơn để ghép vào sao cho đúng.
- Phát giấy, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Đáng giá cao : ước mơ đẹp đẽ, ước mơ 
cao cả, ước mơ chính đáng.
Đánh giá không cao : ước mơ nho nhỏ.
Đánh giá thấp : ước mơ viễn vông, ước
mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
* Làm BT4 : Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
- Giao việc : Mỗi em tìm ít nhất một ví dụ minh hoạ về ước mơ nói trên. Để làm được bài tập này, các em đọc gợi ý 1 trong bài kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 80 ).
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại những ước mơ đúng mà các em đã tìm được.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
-Cho HS nêu một số từ đồng nghĩa với ước mơ
5. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà nhớ các từ đồng nghĩa với ước mơ.
- Chuẩn bị bài sau : Động từ.
- Hát vui.
- 3 HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại tên bài.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm lại bài Trung thu độc lập.
- 3HS làm trên giấy, lớp làm vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS lắng nghe giải nghĩa.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Chép theo lời giả đúng vào vở.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Làm bài theo cặp.
- Đại diện cặp trình bày.
- Nhận xét.
-1HS nhắc lại tên bài.
- Vài em nêu lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 22 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyện từ và câu
Tuaàn 9 tieát 18
ĐỘNG TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt đông, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
- Nhận biết được đông từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ(BT mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi BT (đoạn văn “Thần Đi-ô-ni-ốt  thế nữa”.
- Mốt số tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra.
+ Làm BT4 (MRVT : Ước mơ ).
+ Gạch dưới danh từ chung, danh từ riêng chỉ người, vật có trong đoạn văn do GV đưa ra.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài : Các em đã được biết danh từ chung, danh từ riêng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là động từ và nhận biết được động từ trong câu.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Phần nhận xét :
* Làm BT1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc : BT yêu các em phải đọc được đoạn văn và hiểu được nội dung.
* Làm BT2 : 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Phát 3 tờ giấy đã chuẩn bị cho 3 HS, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lơi giải đúng :
+ Các từ chỉ hoạt động.
Của anh chiến sĩ : nhìn, nghĩ.
Của thiếu nhi : thấy.
+ Từ chỉ trạng thái của các sự vật.
Của dòng thác : đổ.
Của lá cờ : bay.
* Phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Cho HS nêu ví dụ về động từ.
- Lớp hát vui.
- 2 em lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Đọc đoạn văn. 
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- 3 em làm vào giấy, lớp làm vào vở BT.
-3 em dán kết quả lên bảng lớp.
- Nhận xét.
- 3 em lần lượt đọc to ghi nhớ.
- Vài em nêu.
* Ghi nhớ : Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
* Phần luyện tập : 
* Làm BT1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Phát giấy cho 3 HS, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
* Làm BT2 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Giao việc : BT cho 2 đoạn văn a, b. Các em có nhiệm vụ gạch dưới các động từ trong 2 đoạn văn đó.
- Phát giấy cho 3 HS, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng :
Các động từ là :
 a) đến ,yết kiến, xin, làm, dùi, có thể lặn
 b)mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến, thành, ngất, thành, tưởng, có.
* Làm BT3 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Nêu nguyên tắc chơi : Chúng ta chơi theo nhóm A, các bạn lần lượt làm động tác. Nhóm B phải gọi nhanh tên của hành động bạn trong nhóm A vừa làm. Sau đó sẽ đổi vai. Nhóm nào đoán đúng nhanh, có hành động kịch đẹp, tự nhiên  sẽ thắng.
- Cho HS làm mẫu (dựa theo tranh)
- Cho HS thi giữa các nhóm.
- Nhận xét, khen những nhóm làm hay.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Những từ như thế nào được gọi là động từ ?
5. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, viết lại vào vở 10 động từ chỉ động tác.
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập giữa HK I.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- 3 em làm trên giấy, lớp làm vào nháp.
-3 em dán kết quả lên bảng lớp.
- Nhận xét.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3 em làm trên giấy, lớp làm vào vở BT.
- 3 em dán lên bảng.
- Nhận xét.
- Làm theo bài giảng đúng vào vở BT.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Lớp quan sát.
- Các nhóm thi.
- Nhận xét.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- Vài em trả lời.
- Lắng nghe. 
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 27 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyện từ và câu
Tuaàn 10 tieát 19
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
( Tiết 4 )
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, từ ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng )thuộc các chủ điểm đã học ( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1.
- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng để các nhóm làm BT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3.Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài : Từ đầu năm học tới nay, các em đã học những chủ điểm nào ?
 Các bài học Tiếng Việt trong 3 chủ điểm ấy đã cúng cấp cho các em một số từ, thành ngữ, tục ngữ, một số hiểu biết về câu. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ hệ thống lại vốn từ ngữ, ôn lại kiến thức về dấu câu.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Làm BT1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc : Các em đọc lại các bài MRVT trong các tiết LTVC trước ở 3 chủ điểm trên sáu đó tìm các từ ngữ thích hợp ghi vaò cột trong bảng. Các em làm trong 10’ .
- Phát giấy đã kẻ sẵn các cốt theo chủ điểm cho các nhóm.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét chốt lại 
( Dán lên bảng lớp tờ giấy to đã ghi lời giải đúng ).
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu cảu BT2.
- Giao việc : Các em có nhiệm vụ tìm các câu trong thành ngữ, tục ngữ đã gắn với 3 chủ điểm. Sau đó các em chọn thành ngữ, tục ngữ. Nếu chọn thành ngữ thì các em đặt câu với thành ngữ đó. Nêu chọn tục ngữ, thì các em nêu hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ đó.
- Cho HS tìm thành ngữ, tục ngữ trong 3 chủ điểm.
+ Em hãy nêu các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm.
-Nhận xét, chốt lại những thành ngữ, tục ngữ :
- Hát vui.
+ Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Các nhóm n

Tài liệu đính kèm:

  • docxLUYEN TU VA CAU.docx