Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Môn : TIẾNG VIỆT

Phân môn : Luyện từ và câu

Tuần 1 tiết 2

LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu,vần,thanh) theo bảng mẫu ở BT1.

- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2,3.

- HS khá, giỏi giải nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4) giải được câu đố ở BT5.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần ( dùng màu khác nhau cho 3 bộ phận : âm đầu, vần , thanh ).

- Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau.

- VBT Tiếng Việt 4, tập 1.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS phân tích câu “Lá lành đùm lá rách” thành 3 bộ phận, cả lớp phân tích vào vở nháp.

Tiếng Âm đầu Vần thanh

lành

đùm

rách L

l

đ

l

r a

anh

um

a

ach sắc

huyền

huyền

sắc

sắc

- Nhận xét.

3. Dạy học bài mới :

 * Giới thiệu bài : Bài trước ta đã biết mỗi tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh. Hôm nay các em sẽ luyện tập về cấu tạo của tiếng.

 - Ghi tên bài lên bảng.

Bài tập 1 : Phân tích cấu tạo của tiếng.

 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1+ đọc câu ca dao

 - Giao việc: BT1 cho 2 câu ca dao và cho một mẫu phân tích tiếng hoài. Nhiệm vụ của các em là phân tích cấu tạo của từng tiếng trong 2 câu ca dao, sau đó ghi kết quả vào bảng phân tích theo mẫu đã cho.

 - Cho HS làm bài theo nhóm.

 - Cho HS trình bày kết quả.

 - Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Tiếng Âm đầu Vần thanh

Khôn Kh ôn ngang

ngoan ng oan ngang

đối đ ôi sắc

đáp đ ap sắc

người ng ươi huyền

ngoài ng oai huyền

gà g a huyền

cùng c ung huyền

một m ôt nặng

mẹ m e nặng

chớ ch ơ sắc

hoài h oai huyền

đá đ a sắc

nhau nh au ngang

Bài tập 2: Tìm tiếng bắt vần với nhau

- Cho HS đọc yêu cầu của BT2

- Giao việc : BT2 yêu cầu các em tìm tiếng bắt vần với nhau trong 2 câu ca dao ở BT1. Các em chỉ ra vần giống nhau là vần gì ?

- Cho HS làm bài .

- Cho HS trình bày .

- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Hai tiếng có vần giống nhau trong hai câu ca dao là ngoài – hoài . Vần giống nhau là oai.

Bài tập 3 : Tìm cặp tiếng bắt vần với nhau

 - Cho HS đọc yêu cầu của BT3+ đọc khổ thơ

 - Giao việc : BT3 yêu cầu các em làm 2 việc:

một bài ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ đã cho, hai là chỉ rỏ cặp vần nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhaukhông hoàn toàn .

 - Cho HS làm bài theo nhóm.

 - Cho HS trình bày.

 - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

. Các cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ choắt choắt – xinh xinh nghênh nghêng.

. Cặp cóvần giống nhau hoàn toàn

 loắt- choắt (vần oắt)

. Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn :

 xinh xinh – nghênh nghênh (inh – ênh)

Bài tập 4 : ( Dành cho HS khá giỏi )

Bài tập 5: ( Dành cho HS khá giỏi )

4.Củng cố :

- Cho HS nhắc lại tên bài.

+ Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có ? Nêu ví dụ.

5.Dặn dò :

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS xem trước BT2, ( tiết LTVC, tuần 2, tr.17, SGK ), tra từ điển học sinh để nắm nghĩa của các từ trong BT2 ( nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài.

- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết. - Lớp hát vui.

- 2 em làm trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- Các nhóm làm vào giấy to.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Chép bài làm đúng vào vở.

- 1 em đọc to lớp đọc thầm.

- Đọc và tìm tiếng bắt vần.

- Nêu miệng tại chỗ hoặc gạch dưới tiếng có vần giống nhau.

- Lớp nhận xét.

- Gạch dưới vần giống nhau của tiếng ngoài và hoài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- Các nhóm viết ra giấy

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét.

- Chép lời giải đúng vào vở.

- 1HS nhắc lại tên bài.

+ 1HS nêu lại.

- Lắng nghe.

 

docx 36 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã cho thành 2 loại :
Từ chỉ gồm 1 tiếng ( từ đơn ) :
Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức)
 Câu 2 : 
Tiếng dùng để làm gì ?
 Từ dùng để lảm gì ?
 Câu 3 : Phân tích các từ trong hai câu thơ sau :
 Rất công bằng, rất thông minh
 Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
- Vài trang từ điển phô tô.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ: Gọi 3 HS kiểm tra các nội dung sau: 
+ Hãy nêu lại ghi nhớ về dấu hai chấm đã học ở tiết LTVC tuần trước.
+ Làm lại BT1 ýa phần luyện tập.
+ Làm lại BT2 phần luyện tập.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu : Khi nói và viết chúng ta đều phải dùng từ. Vậy từ được phân loại như thế nào ? Từ được dùng để làm gì ? Bài học hôm nay giúp các em hiểu về từ đơn, từ phức. Sau đó chúng ta sẽ làm quen với từ điển để hiểu nghĩa của từ.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS học phần nhận xét :
- Cho HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét.
- Giao việc : Bài tập cho trước một câu gồm 14 từ đã được gạch chéo giữa các từ. Nhiệm vụ của các em là hãy chia các từ đó thành hai loại từ đơn và từ phức.
- Phát giấy trắng đã ghi sẵn các câu hỏi cho từng cặp hoặc nhóm nhỏ trao đổi làm BT1, 2.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải :
- Hát vui.
- 3 HS lần lượt thức hiện theo yêu cầu.
+ HS1 nêu lại ghi nhớ.
+ HS2.
+ HS3.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Các nhóm cử thư kí ghi nhanh kết quả trao đổi.
- Đại diện nhóm dán bài làm trên bảng lớp, trình bày kết quả.
- 4, HS làm trọng tài tính điểm.
- HS chép lời giải đúng vào vở. 
+ Ý 1 :
Từ gồm một tiếng ( từ đơn ) :
nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
Từ gồm nhiều tiếng( từ phức):
giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ Ý 2 :
Tiếng dùng để làm gì ?
- Tiếng dùng để cấu tạo từ :
+ Có thể dùng một tiếng để tạo nên từ. Đó là từ đơn.
+ Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên từ. Đó là từ phức.
Từ dùng để làm gì ?
- Từ được dùng để :
+ Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm,( tức là biểu thị ý nghĩa ).
+ Cấu tạo câu.
Ghi nhớ :
 1. Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
 2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để đặt câu.
* Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài tập 1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : Bài tập cho sẵn một đoạn thơ gồm 4 câu. Hai câu đầu đã được gạch chéo phân cách các từ. Nhiệm vụ của các em là dùng gạch chéo để phân cách các từ ở hai câu thơ cuối và ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ đó.
- Phát giấy cho một số cặp, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải :
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Từng cặp làm bài trên giấy.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS dưới lớp nhận xét.
+ Kết quả phân tích :
Rất / công bằng, / rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang. /
+ Từ đơn : rất, vừa, lại.
+ Từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Bài tập 2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : Các em đã biết các từ đơn, từ phức. Nhiệm vị của các em bây giờ là tìm trong từ điển 3 từ đơn, 3 từ phức và ghi lại 3 từ đó.
- Hướng dẫn HS tra tự điển : Tử điển là tập hợp các từ tiếng Viết và giải nghĩa của từng từ. Trong từ điển, đơn vị được giải thích là từ. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ ( từ đơn hoặc từ phức ).
- Kiểm tra HS chuẩn bị từ điển, Sau đó phân phối đều các trang từ điển cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại cách tìm đúng của HS.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Nghe hướng dẫn tra từ điển.
- Các nhóm tra từ điển theo hướng dẫn. HS tra từ điển theo chữ cái đầu của từ đó.
- Đại diện các nhóm đọc các từ vừa tra được.
- HS dưới lớp nhận xét.
VD : Các từ đơn : buồn, đẫm, hũ, mía, bắn, đói, no, ốm, vui,
 Các từ phức : đậm đặc, hung dữ, huân chương, anh dũng, băn khoăn, cẩu thả, đơn độc, 
Bài tập 3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : Các em vừa tìm được 3 từ đơn, 3 từ phức. Nhiệm vụ của các em bây giờ là mỗi em đặt câu với một từ đơn và một từ phức.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS đặt đúng, chốt lại cách đặt câu đúng.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS đặt câu vào vở nháp.
- HS lần lượt nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS sửa các câu lại cho đúng.
VD : + Đẫm : Áo bố đẫm mồ hôi.
 + Hũ : Bà cho mẹ con em cả một hũ tương rất ngon.
+ Mía : Cu-ba là nước trồng nhiều mía.
+ Đậm đặc : Lượng đường trong cốc nước này rất đậm đặc.
+ Hung dữ : Bầy sói đói vô cùng hung dữ.
+ Huân chương : Ông em vừa được thưởng Huân chương Lao động.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
-Cho HS đọc lại ghi nhớ về từ đơn và từ phức.
Hoặc hỏi HS :
+ Thế nào là từ đơn ?
+ Thế nào là từ phức ?
5.Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài ; viết vào vở ít nhất 2 câu đã đặt ở BT3 ( phần luyện tập ).
- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc lại ghi nhớ hoặc 2HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
* Hướng dẫn HS học phần ghi nhớ :
- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung ghi nhớ cho HS đọc.
- Giải thích rõ thêm cho HS hiểu ghi nhớ.
- Cho HS nhẩm thuộc ghi nhớ tại lớp.
- HS theo dõi.
- 2, 3HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS nhẩm thuộc lòng ghi nhớ.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 10 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyeän töø vaø caâu
Tuaàn 3 tieát 6
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng về chủ điểm Nhân hậu – Đòan kết (BT2,BT3,BT4);biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền.,tiếng ác (BT1).
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Từ điển tiếng Việt hoặc một vài trang phô tô từ điển phục vụ bài học.
- Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn Bảng từ của BT2, nội dung BT3.
- VBT Tiếng Việt 4, tập một.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 3 HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Tiếng dùng để làm gì ? Cho ví dụ.
+ Từ dùng để làm gì ? Cho ví dụ.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu : Trong tiết LTVC hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục mở rông vốn từ về chủ điểm nhân hậu, đoàn kết và chúng ta rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ về chủ điểm đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS học phần nhận xét :
Bài tập 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + mẫu.
- Giao việc : BT1 yêu cầu các em tìm các từ chứa tiếng hiền và chứa tiếng ác.
- Hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển : Khi tìm tiếng hiền các em mở từ điển tìm chữ h, vần iên. Khi bắt đầu tìm tiếng ác các em mở từ điển trang bắt đầu bằng chữ a, tìm vần ac.
- Phát phiếu cho 4 nhóm thi làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc 
( nhóm tìm đúng / nhiều từ ). VD :
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời :
+ Hs trả lời
+ Hs trả lời
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe hướng dẫn cách tìm từ trong từ điển.
- Các nhóm cử thư kí ghi nhanh các từ tìm được. 
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
- HS còn lại làm trọng tài tính điểm thi đua, công bố nhóm thắng cuộc.
a) Từ chứa tiếng hiền.
M : dịu hiền, hiền lành
b) Từ chứa tiếng ác.
M : hung ác, ác nghiệt.
- hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hoà, hiền lành, hiền thảo, hiền từ, dịu hiền
- hung ác, ác nghiệt, ác độc ( độc ác ), ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác mộng, ác quỷ, ác thú, tội ác,..
- Giải nghĩa nhanh các từ HS vừa tìm được.
Bài tập 2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT và đọc các từ.
- Giao việc : BT cho trước một bảng kẻ sẵn với kí hiệu cụ thể : cột ghi dấu cộng chi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. Cột có ghi dấu trừ ghi các từ trái nghĩa với lòng nhân hậu, trái nghĩa với đoàn kết. Bài tập cũng cho trứoc một số từ. Các em chọn các từ cho trước để xếp vào các cột sao cho đúng.
- Phát phiếu cho 4, 5 nhóm. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 
Lời giải :
- Lắng nghe, xem thêm giải nghĩa ở từ điển.
- 1HS đọcto, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Thư kí các nhóm phân loại nhanh các từ vào bảng.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.
- Các HS còn lại làm trọng tài kết luận nhóm thắng cuộc.
+
-
Nhân hậu
nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân tư.ø
tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo.
Đoàn kết
cưu mang, che chở, đùm bọc.
bất hoà, lục đục, chia rẽ.
Bài tập 3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 4 ý a, b, c, d.
- Giao việc : BT cho 4 ý a, b, c, d và cho một số từ trong ngoặc đơn. Nhiệm vụ của các em là chọn từ hoặc cum từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các ý a, b, c, d để hoàn chỉnh thành ngữ.
- Gợi ý : Em phải chọn những từ trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa các từ trong câu, điền vào câu sẽ có nghĩa hợp lí.
- Phát phiếu cho một số cặp. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng : 
a) Hiền như bụt ( hoặc đất )
b) Lành như đất ( hoặc bụt )
c) Dữ như cọp.
d) Thương nhau như chị em gái.
- Cho HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh.
Bài tập 4 : Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 4 câu thành ngữ + tục ngữ a, b, c, d.
- Giao việc : Thành ngữ thường có ngiã bóng, nhưng nghĩa bóng được suy ra từ nghĩa đen. Vậy muốn hiểu nghĩa các em phải tìm nghĩa đen trước rồi từ đó tìm nghĩa bóng của mỗi câu.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu tình huống sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ trên.
- Nhận xét, chốt lại lời gải đúng :
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Nghe gợi ý.
- Một số HS làm vào phiếu, lớp làm vào vở.
- Đại diện nhóm đọc kết quả trước lớp.
- HS dưới lớp nhận xét.
- Vài em đọc lại thành ngữ.
- Viết các thành ngữ vào vở BT.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS viết các nghĩa suy nghĩ được vào nháp.
- HS lần lượt phát biểu trước lớp.
- Vài HS nêu tình huống sử dụng.
- HS dưới lớp nhận xét.
Câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
a) Môi hở răng lạnh.
Môi và răng là 2 bộ phận trong miệng người. Môi che chở, bao bọc bên ngoài răng. Môi hở thì răng lạnh.
Những người ruột thịt, gần gũi, xóm giếng của nhau phải che chở, đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo.
b)Máu chảy ruột mềm.
Máu chảy thì đau tận trong ruột gan.
Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.
c) Nhường cơm sẻ áo.
Nhường cơm, áo cho nhau.
Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
d)Lá lành đùm lá
rách.
Lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở.
Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Người giàu giúp người nghèo.
4.Củng cố : 
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại các thành ngữ ở BT3 và BT4.
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ ở BT3, 4. Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ.
- Chuẩn bị bài sau : Từ ghép và từ láy.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 2HS lần lượt đọc lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 15 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyeän töø vaø caâu
Tuaàn 4 tieát 7
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đàu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT 1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT 2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một vài trang trong Từ điển Tiếng Việt hoặ Từ điển học sinh, Sổ tay từ ngữ để tra cứu khi cần thiết.
- Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ :
Ngay ngắn ngay thẳng
( láy ) ( ghép )
- Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng ( xem các bảng ở phần lời giải ) để HS các nhóm làm BT1, 2 ( phần luyện tập ).
- VBT Tiếng Việt 4, tập một.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : 
2.Bài cũ: Gọi 2 HS kiểm tra các nội dung sau:
+ Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào ?
+ Làm BT2 tiết LTVC ( mở rộng vốn từ ) tuần trước.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu : Trong tiết LTVC tuần trước các em đã biết thế nào là từ đơn và từ phức. Từ phức có hai loại là từ ghép và từ láy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cách cấu tạo hai loại từ này.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn học phần nhận xét.
- Cho HS đọc nội dung BT và gợi ý.
- Giao việc : BT cho các câu thơ trích trong truyện cổ nước mình cảu tác giả Lâm thị Mỹ Dạ và khổ thơ cuối trong bài Trên hồ Ba Bể của Hoàng Trung Thông. Nhiệm vụ của các em là đọc đoạn thơ và chỉ ra cấu tạo của những từ phức ( được in đậm ) trong các câu thơ đó có gì khác nhau ?
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- Hát vui.
- 2HS lần lượt trả lời .
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt đọc.
- Lắng nghe.
- 2HS lần lượt đọc các câu thơ. Cả lớp đọc thầm, sau đó phát biểu ý kiến. HS dưới lớp nêu nhận xét.
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành ( truyện + cổ, ông + cha ).
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu ( th ) lặp lại tạo thành.
+ Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa ( lặng + im ) tạo thành.
+ Ba từ phức ( chầm chậm, cheo leo, se sẽ ) do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. Cụ thể trong từ cheo leo, hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại. Các từ chầm chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.
* Hướng dẫn học phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ khi phân tích các ví dụ :
+ Các tiếng tình, thương, mến đứng độc lập đều có nghĩa. Ghép chúng lại với nhau, chúng bổ sung nghĩa cho nhau.
+ Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp lại âm đầu.
+ Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại vần.
+ Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu và vần.
* Hướng dẫn học phần luyện tập :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn.
- Giao việc : BT cho 2 đoạn văn. Trong mội đoạn có một số từ in đậm. Nhiệm vụ của các em là xếp các từ in đậm đó thành 2 loại : từ ghép và từ láy.
- Đưa bảng phụ có kẻ sẵn cột. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- 2HS lần lượt đọc to, cả lớp đọc thầm. Sau đó phân tích các từ để làm rõ ghi nhớ :
Có hai cách chính để tạo từ phức là:
 1.Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép.
M : tình thương, thương mến,
 2.Phối hợp những tiếng có âm đầu. hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ). giống nhau. Đó là từ láy.
M : săn sóc, khéo léo, luôn luôn,
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 1 HS làm trên bảng, cà lớp làm vào vở.
- HS làm trên bảng đọc bài làm của mình.
- HS dưới lớp nhận xét.
- Chép bài làm đúng vào vở.
Từ ghép
Từ láy
ýa
ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, tưởng 
bờ bãi
ýb
dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, cơ khí
nhũn nhặn, cứng cáp, mộc mạc
* Giải thích cho các em : nghĩa của từ ghép phải hợp với nghãi của cả từ. Trong từ cứng cáp : tiếng cứng có nghĩa- nghĩa này hợp với nghịa cảu từ; tiếng cáp, nếu cói là có nghĩa 
( chỉ loaị dây điện to, dây điện cao thế ) thì nghĩa này không hợp với nghĩa của từ cứng cáp ( chỉ trạng thái đã khoẻ, không còn yếu ớt). Vì vậy, trong từ cứng cáp chỉ tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. Hai tiếng này lập lại âm đầu c nên là từ láy.
Bài tập 2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc các ý a, b, c.
- Giao việc : Bài tập yêu cầu các em tìm từ ghép và từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật. Các em nhớ chỉ tìm những từ nói về long trung thực.
- Phát phiếu và một vài trang từ điển cho các nhóm. Cho HS làm bài.
- Nhắc HS : Nếu không tra được từ điển thì phải suy nghĩ ra.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, tính điểm, kết luận nhóm thắng cuộc. Lời giải :
- Lắng nghe.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thi làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- HS dưới lớp nhận xét.
Từ ghép
Từ láy
a) Ngay
ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ
ngay ngắn
b) Thẳng
thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính
thẳng thắn, thẳng thớm
c) Thật
chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình
thật thà
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại các từ ghép và từ láy ở BT1, BT2.
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu mỗi HS về nhà tìm 5 từ láy và 5 từ ghép chỉ màu sắc.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập về từ ghép và từ láy.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 2HS lần lượt đọc lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 17 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Luyeän töø vaø caâu
Tuaàn 4 tieát 8
LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Qua luyện tập,bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3..
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Một vài trang Từ điển tiếng Việt hoặc Từ điển học sinh để tra cứu.
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết sẵn 2 bảng phân loại của BT2, 3 để các nhóm làm bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 3HS kiểm tra nội dung sau :
+ Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ.
+ Làm BT2 ( Phần luyện tập ).
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi và làm BT.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu : Hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập về từ ghép và từ láy để củng cố thêm hiểu biết về hai loại từ này.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Giao việc : BT1 cho 2 từ ghép : bánh trái, bánh rán. Nhiệm vụ của các em là phải chỉ ra được từ ghép nào có nghĩa tổng hợp ? Từ ghép nào có nghĩa phân loại ? 
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
+ Bánh trái : Từ ghép có nghĩa tổng hợp chỉ chung các loại bánh.
+ Bánh rán : Từ ghép có nghĩa phân loại chỉ một loại bánh cụ thể.
Bài tập 2: Cho HS đọc nội dung BT2 ( đọc cả bảng phân loại từ ghép và M : ).
- Giao việc : BT cho 2 ý a, b, trong đó có một số từ in đậm. Nhiệm vụ của các em là phải chọn được và xếp được các từ in đậm đó vào cột từ ghép phân loại hay từ ghép tổng hợp sao cho đúng.
- Gợi ý : Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có hai loại :
+Từ ghép có nghĩa phân loại ( như bánh rán ).
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp ( như bánh trái ).
- Phát phiếu cho từng cặp làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- Hát vui.
- 3HS làm trả lời câu hỏi và làm BT.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- HS dưới lớp nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Từng cặp trao đổi làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS dưới lớp nhận xét.
- Chép lời giải đúng vào vở.
Câu a) Từ ghép có nghĩa phân loại : ( Chỉ tìm 3 từ )
Câu b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp : ( Chỉ tìm 3 từ )
xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay. ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
Bài tập 3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : BT cho một đoạn văn. Nhiệm vụ của các em là chọn các từ láy có trong đoạn văn và xếp vào bảng phân loại từ láy sao cho đúng.
- Gợi ý : Muốn làm đúng BT này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào ( lặp âm đầu, lặp phần vần hay lặp cả âm đầu và vần ).
- Phát phiếu cho các nhóm. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng và đọc bài giải.
- HS khác nhận xét.
- Chép lời giải đúng vào vở.
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần
nhút nhát
lạt xạt, lao xao
rào rào
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại các từ ở BT2, 3.
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt đọc lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxLUYEN TU - CAU 1-6.docx