Giáo án Lớp 5 (VNEN) - Tuần 19 - Năm học 2016-2017

PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5

Bài 19: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

I: MỤC TIÊU

- Nhận biết được ba thể của chất.

- Nêu được ví dụ về một số chất ở 3 thể.

II: CHUẨN BỊ

- Nước ở 3 thể lỏng, rắn, khí.

III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Hoạt động khởi động

- Ban Văn nghệ t/c trò chơi

- Ban học tập kiểm tra HDƯD

* Hoạt động tiếp nối

- Giáo viên giới thiệu bài

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu

A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Liên hệ thực tế

 - Quan sát hình ảnh trang 3 SHD

- Trả lới nhanh câu hỏi.

 - Trao đổi với bạn về câu trả lời

 + Nhóm trưởng yêu cầu:

- Trao đổi với nhau về đặc điểm của nước ở 3 thể: lỏng, khí, rắn.

- Nhận xét - Báo cáo cô giáo.

2.Quan sát và phân loại.

 - Quan sát và đọc thông tin trang 3; 4 SHD.

- Hoàn thành bài trong vở thực hành

 - Chia sẻ, nhận xét, bổ sung cho bạn.

 + Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

 - Bài trong vở thực hành.

 - Trả lời nối tiếp trong nhóm và báo cáo thầy cô ngay sau khi hoàn thành.

3.Thí ngiệm và nhận xét

 - Đọc thông tin trang 4; 5 SHD.

- Nêu nhận xét theo câu hỏi SHD

 - Đọc cho nhau nghe.

- Trao đổi ý kiến với bạn.

 + Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

 - Bài trong vở thực hành.

- Điều gì đã làm nến chuyển từ thể này sang thể khác?

4.Đọc và trả lời.

 - Đọc thông tin trang 5 SHD.

- Các chất có thể tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào?

- Các chất chuyển thể khi nào?

 - Đọc cho nhau nghe.

- Trao đổi ý kiến với bạn.

 + Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

 - Bài trong vở thực hành.

 

doc 27 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 (VNEN) - Tuần 19 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích câu chuyện
- Đọc câu chuyện “Người bạn” và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những việc tốt của Vân với bạn bè?
+ Thế nào là người bạn thân?
- Cùng nhau trao đổi câu trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ câu trả lời theo các câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo
*GV: Người bạn thân là người biết tôn trọng, biết lắng nghe, biết quan tâm và chia sẻ với bạn bè, biết tin tưởng, biết giúp đỡ, quan tâm chăm sóc bạn.
3. Những việc làm thể hiện tình bạn thân thiết
- Đọc yêu cầu và hoàn thành trong phiếu học tập
- Đổi chéo phiếu học tập
- Nhận xét
Nhóm trưởng yêu cầu:
- Lần lượt chia sẻ bài làm trong phiếu học tập và giải thích lí do chọn
- Nhận xét, bổ sung
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập: 
- Ban học tập chia sẻ câu hỏi:
+ Thế nào là người bạn thân? 
+ Giá trị của việc có những người bạn thân trong cuộc sống?
- Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
- Chia sẻ nội dung: Người bạn thân là người biết tôn trọng, biết lắng nghe, biết quan tâm và chia sẻ với bạn bè, biết tin tưởng, biết giúp đỡ, quan tâm chăm sóc bạn. Giá trị của việc có những người bạn thân trong cuộc sống: Có người để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khó khăn. Khi được chia sẻ, ta cảm thấy được yêu thương, được an toàn, vui hơn, tự tin hơn; cảm thấy đỡ căng thẳng, giảm bớt áp lực trong cuộc sống.
- Nhận xét tiết học.
B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Thực hiện những việc làm của người bạn thân
2. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về người bạn thân
--------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NÔI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 19A: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 2)
I: MỤC TIÊU
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn; xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép. 
II: CHUẨN BỊ
- Phiếu điều chỉnh, vở thực hành
III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Hoạt động khởi động
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát
- Ban học tập chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng:
+ Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động ứng dụng
 	+ Yêu cầu nêu lại nội dung yêu cầu hoạt động ứng dụng
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
 - Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
7. Tìm hiểu câu ghép
- Đọc thầm các yêu cầu1, 2, 3 của ND1 trong VTH trang 3
- Ghi câu trả lời vào VTH
- Đọc ghi nhớ trong HDH trang 8
- Trao đổi bài làm
- Nhận xét 
*Nhóm trưởng yêu cầu: - Chia sẻ bài làm
- Nhận xét, bổ sung 
- Chia sẻ câu hỏi: + Thế nào là câu ghép?
+ Nêu cấu tạo của câu ghép?
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Thực hiện lần lượt ND 1, 2 
- Đọc thầm lần lượt yêu cầu ND 2, 3 trong VTH trang 3, 4 (2 lần)
- Thực hiện yêu cầu vào VTH
- Chia sẻ bài làm với bạn.
- Nhận xét, bổ sung.
*Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ bài làm
- Nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu mỗi bạn đặt một câu ghép, xác định các cụm chủ ngữ - vị ngữ 
- Thống nhất ý kiến, báo cáo GV
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập : 
- Ban học tập chia sẻ câu hỏi:
+ Thế nào là câu ghép? Cấu tạo của câu ghép?
+ Đặt 1 câu ghép và phân tích
- Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên
- Chia sẻ: Câu ghép là câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ (vế câu) ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Nhận xét tiết học.
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Thực hiện ND4 trong VTH trang 5
-----------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
Bài 56: DIỆN TÍCH HÌNH THANG ( TIẾT 1)
I: MỤC TIÊU
 - Em biết tính diện tích hình thang.
II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát một bài.
- Ban học tập: + Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.
 + Mời giáo viên vào tiết học.
*Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên: + Nhận xét phần khởi động và hoạt động ứng dụng.
 + Giới thiệu bài mới. 
- Ban học tập: + Chia sẻ mục tiêu trước lớp.
 + Mời giáo viên vào tiết học.
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi " Cắt, ghép hình"
- Thực hiện lần lượt các hoạt động trong sách hướng dẫn.
- Thực hành cắt ghép theo sách hướng dẫn.
- So sánh diện tích của hình thang ban đầu và hình tam giác.
Trao đổi với bạn suy nghĩ của mình.
*NT: - So sánh hình thang ban đầu với hình tam giác.
- Đường cao bằng cạnh nào của hình chữ nhật?
- Cạnh đáy của hình tam giác bằng những cạnh nào của hình thang? 
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với thầy cô.
2. Tìm hiểu cách tính diện tích hình thang.
- Đọc kĩ nội dung 2 SHD.
- Cạnh đáy của hình tam giác là tổng độ dài của cạnh nào trong hình thang?
- Chiều cao của hình thang như thế nào với chiều cao của hình tam giác?
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
Trao đổi với bạn quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
*NT: - Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- Công thức tính diện tích hình thang.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với thầy cô.
3. Thực hiện các nội dung.
- Nêu lại cách tính diện tích hình thang, viết công thức vào vở.
- Tính diện tích hình thang cho sẵn.
- Trao đổi với bạn kết quả bài của mình.
*NT: - Lần lượt nêu kết quả vừa tính.
- Nêu lại quy tắc tính diện tích hình thang.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với thầy cô.
* Hoạt động cả lớp
 1. Ban học tập chia sẻ trước lớp.
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
 2. Giáo viên chia sẻ trước lớp:
- Từ công thức tính diện tích hình thang, nêu cách tính tổng độ dài hai cạnh đáy và chiều cao của hình thang.
B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Chia sẻ với người thân quy tắc và công thức tính diện tích hình thang..
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 19A: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 3)
I: MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”, viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô
II: CHUẨN BỊ
- Phiếu điều chỉnh
III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Hoạt động khởi động
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát
- Ban học tập chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng:
+ Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động ứng dụng
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
 - Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Nghe – viết “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực” 
- Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”
- Trao đổi bài viết
- Nhận xét
*Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc bài viết
- Các bạn dùng bút chì gạch chân tiếng viết sai trong bài
- Viết lại từ sai vào lề vở
4. Thực hiện lần lượt ND 4, 5
- Đọc thầm lần lượt yêu cầu ND 5, 6 trong VTH trang 5 – 6 (2 lần)
- Suy nghĩ và trả lời vào VTH
- Chia sẻ bài làm
- Nhận xét, bổ sung
*Nhóm trưởng tổ chức: - Các bạn chia sẻ bài làm 
- Nhận xét, bổ sung
- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập : 
- Ban học tập chia sẻ ND 5, 6/a trong VTH
	 - Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
- Chia sẻ nội dung: Khi viết những từ ngữ mở đầu bằng âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô cần chú ý viết đúng để tạo thành những tiếng có nghĩa.
- Nhận xét tiết học.
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Thực hiện ND 6/b trong VTH trang 14
Thứ 4 ngày 18 tháng 1 năm 2016
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1( TIẾP THEO) (Tiết 1)
I: MỤC TIÊU
- Đọc – hiểu phần 2 trích đoạn kịch Người công dân số 1.
II: CHUẨN BỊ
- Đĩa bài hát, loa, máy tính
III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động khởi động
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài: Màu áo chú bộ đội
- Mời Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
 - Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Quan sát tranh:
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi HDH tập 2A trang 12
- Thay nhau hỏi và trả lời
Nhóm trưởng chia sẻ câu hỏi: +Bạn dự đoán gì qua cảnh vẽ trong tranh?
- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo
2. Nghe cô đọc bài :Người công dân số 1
- Theo dõi vào bài ðọc và phát hiện giọng đọc
3. Đọc từ và lời giải nghĩa 
- Đọc 1lần từ và lời giải nghĩa trang 14
- Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa 
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài.
- Giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có): dùng từ điển, nhờ TBHT. Nếu cần nhờ thầy cô trợ giúp
4. Luyện đọc
- Đọc toàn bài 1 lần theo lời nhân vật
- Đọc cho nhau nghe
Nhóm trưởng yêu cầu: - Chia đoạn, nêu giọng đọc của nhân vật 
- Nhóm trưởng nêu tiêu chí:
 + Đọc to, rõ ràng, không bỏ từ, ngắt nghỉ đúng
 + Đọc đúng lời của nhân vật.
 - Phân vai đọc nối tiếp đoạn 
- Bình chọn bạn đọc tốt, báo cáo với thầy cô
5. Tìm hiểu nội dung
- Đọc 1 lần toàn bài và trả lời câu hỏi
- Chia sẻ câu trả lời với bạn.
- Nhận xét, bổ sung
Nhóm trưởng chia sẻ:
+ Anh lê và anh Thành giữa họ có điều gì khác nhau?
+ Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước thể hiện qua lời nói cử chỉ nào?
+ Người công dân số 1 trong đoạn kịch là ai? Vì sao gọi như vậy?
+Trao đổi nội dung của bài đọc
- Nhận xét, thống nhất ý kiến trả lời
- Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo. 
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập : 
 + Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước thể hiện qua lời nói cử chỉ nào?
+ Người công dân số 1 là ai? Bạn hãy viết 1 câu thể hiện cảm xúc của mình với người đó ?
 - Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
 - Chia sẻ: Người công dân số Một là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất thành là “Người công dân số Một” vì người dám ra đi đương đầu với bao khó khăn vất vả chỉ vì một mục đích cao đẹp là cứu nước, cứu dân.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?(Câu chuyện giúp ta hiểu ý chí và lòng quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành).
- Cho cả lớp nghe đĩa bài hát: Thăm Bến Nhà Rồng
- Nhận xét giờ học, giao hoạt động ứng dụng
B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc cho người thân nghe bài Người công dan số 1 và chia sẻ nội dung của bài
 -----------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
Bài 59: DIỆN TÍCH HÌNH THANG ( Tiết 2)
I: MỤC TIÊU
Em biết tính diện tích hình thang.
II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát một bài.
- Ban học tập: + Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.
 + Mời giáo viên vào tiết học.
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên: + Nhận xét phần khởi động và hoạt động ứng dụng.
 + Giới thiệu bài mới. 
- Ban học tập: + Chia sẻ mục tiêu trước lớp.
 + Mời giáo viên vào tiết học.
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Thực hiện lần lượt các hoạt động 1,2,3,4 trong hoạt động thực hành.
- Học sinh làm bài vào vở thực hành.
- Trao đổi với bạn kết quả của bài 
*NT: - Lần lượt nêu kết quả các nội dung.
- ND 1,2: Nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. Khi số đo không cùng đơn vị ta làm như thế nào?
- ND 3: Muốn tính diên tích hình thang ta phải tính được gì?
- ND 4: Nêu cách so sánh diện tích hai hình thang
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với thầy cô.
* Hoạt động cả lớp
 1.Ban học tập chia sẻ trước lớp.
- Để giải được các bài toán trên chúng ta đã vận dụng kiến thức gì?
 2. Giáo viên chia sẻ trước lớp:
- Nêu cách tính diện tích hình thang, tính tổng độ dài hai đáy, chiều cao
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Gv giao hoạt động ứng dụng VTH
------------------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo) (Tiết 2)
I: MỤC TIÊU
- Viết 1 đoạn mở bài của bài văn tả người theo 2 cách: Trực tiếp, gián tiếp
II: CHUẨN BỊ
 - Phiếu điều chỉnh, mở bài mẫu theo hai cách
III: PHIẾU ĐIỀU CHỈNH
*Hoạt động khởi động
- Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi: Đi chợ
- Mời Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng
- Mời thầy cô nhận xét phần hoạt động của lớp
 * Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
+ Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động ứng dụng
 * Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
- Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Biểu đồ tình bạn
*HĐTQ tổ chức: Dán biểu đồ tình bạn lên bảng 
- Yêu cầu từng bạn viết tên của mình ra giấy nhớ, sau đó lên gắn vào ô số 1 cạnh người bạn được mình chọn là bạn thân của biểu đồ tình bạn
- Chia sẻ biểu đồ: + Mỗi bạn có bao nhiêu bạn trong lớp chọn là bạn thân
+ Mời người được nhiều bạn trong lớp chọn là bạn thân lên chia sẻ suy nghĩ.
2. Xử lí tình huống
- Đọc thầm lần lượt các tình huống
- Suy nghĩ và đưa ra nhận xét về tình bạn ở trong từng tình huống, lựa chọn cách ứng xử nếu là một người bạn thân
- Cùng trao đổi nhận xét và cách ứng xử trong từng tình huống
- Nhận xét, bổ sung
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ nhận xét và cách ứng xử trong từng tình huống. Nhận xét, bổ sung
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn một tình huống, phân vai cho các bạn
- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo
*GV: - TH1: Ngọc là một người bạn thân đã giúp đỡ Lân khi bạn gặp khó khăn
- TH2: Nếu Hùng vẫn tiếp tục chơi với bạn học sinh mới vì đồ chơi thì Quân cũng không nên buồn phiền vì người bạn đó làm gì. Hùng chưa xứng đáng là bạn thân của Quân
- TH3: Những việc làm của Khánh chứng tỏ Khánh không biết quan tâm đến bạn bè. Các bạn nên giúp bạn ấy biết lắng nghe những chia sẻ, biết thực hiện lời hứa với bạn,... để trở thành người bạn thân thiết với mọi người.
3. Xây dựng quy tắc tình bạn
- Suy nghĩ và ghi vào giấy nhớ một việc cần làm của người bạn thân
- Cùng trao đổi những việc cần làm của người bạn thân
Nhóm trưởng yêu cầu:
- Lần lượt chia sẻ những việc cần làm của người bạn thân
- Nhận xét, bổ sung
- Thống nhất ý kiến, dán những ý kiến giống nhau vào bông hoa, dán lên bảng
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập: 
- Ban học tập chia sẻ ND3:
+ Mời đại diện từng nhóm chia sẻ những việc cần làm của người bạn thân
+ Nhận xét, bổ sung
- Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
- Chia sẻ nội dung: Những người bạn thân chơi với nhau tự nguyện, bình đẳng, đầy thiện ý từ hai phía, không có sự áp đặt. Bạn thân biết tôn trọng tính cách độc lập của nhau, mỗi bên có cách sống riêng, tự do quyết định cho mình mà không bị bên kia can thiệp. Người bạn thân biết dành thiện cảm cho nhau, biết chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ khi cần và rộng lượng với nhau. Tình bạn là một món quà vô giá.
- Nhận xét tiết học.
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Viết giới thiệu về người bạn thân của mình.
--------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 19 tháng 1 năm 2016
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1 (Tiếp theo) (Tiết 3)
I: MỤC TIÊU
- Kể được câu chuyện Chiếc đồng hồ và hiểu ý nghĩa câu chuyện
* GDHS có quyền được tư hào về Bác Hồ vĩ đại. Có bổn phận học tập, làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. 
II: CHUẨN BỊ
- Phiếu điều chỉnh, câu chuyện Chiếc đồng hồ
III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Hoạt động khởi động
- Ban văn nghệ cho cả lớp ôn 8 động tác của bài thể dục nhịp điệu
- Mời Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng
*Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
 - Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Nghe cô giáo kể chuyện 
-Theo dõi giáo viên kể chuyện
5. Kể chuyện.
- Quan sát tranh và câu hỏi gợi ý
- Kể lại từng đoạn câu chuyện
- Nối tiếp nhau kể theo đoạn câu chuyện. Nhận xét
Nhóm trưởng yêu cầu: -Lần lượt từng bạn kể lại câu chuyện
- Đưa tiêu chí bình chọn: Câu chuyện kể đúng nội dung yêu cầu, đúng trình tự các bước, giọng kể hay, diễn cảm. Nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét, bình chọn, bạn kể tốt
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập: 
- Ban học tập tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm: Đại diện từng nhóm kể câu chuyện có nội dung đã chọn.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu các bạn nhận xét, bình chọn, tuyên dương
- Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
- Chia sẻ: Câu chuyện khuyên chúng ta làm gì cũng nên nghĩ đến lợi ích chung và làm tốt việc của mình. 
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe.
--------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
Bài 60: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I: MỤC TIÊU
- Tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang.
- Giải toán liên quan tới diện tích và tỉ số phần trăm.
II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
*Hoạt động khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát một bài.
- Ban học tập: + Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.
 + Mời giáo viên vào tiết học.
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên: + Nhận xét phần khởi động và hoạt động ứng dụng.
 + Giới thiệu bài mới. 
- Ban học tập: + Chia sẻ mục tiêu trước lớp.
 + Mời giáo viên vào tiết học.
A: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 * Học sinh thực hiện lần lượt các nội dung trong VTH
- Học sinh làm bài trong VTH
- Trao đổi kết quả bài làm.
*NT: - Lần lượt nêu lại kết quả bài làm.
- Nêu lại cách tính diện tích hình tam giác và hình thang.
- Nêu lại ba dạng giải toán về tỉ số phần trăm.
- Nhận xét, báo cáo thầy cô.
* Hoạt động cả lớp
 1.Ban học tập chia sẻ trước lớp.
 - Chia sẻ cách tính diện tích hình tam giác và hình thang.
 - Nêu lại ba dạng giải toán về tỉ số phần trăm.
 2. Giáo viên chia sẻ trước lớp:
- Chia sẻ ba dạng giải toán về tỉ số phần trăm.
- Nhận xét tiết học. 
B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Gv giao hoạt động ứng dụng VTH
------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
Bài 20: HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH (tiết 1)
I: MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về hỗn hợp, dung dịch.
- Thực hành tách được các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Thực hành tách được các chất ra khỏi dung dịch bằng cách đơn giản
*Kĩ năng giải pháp để giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án thích hợp.
 -Kĩ năng bỡnh luận đánh giá về các phương án đó thực hiện
II: CHUẨN BỊ
- Một số dung dịch, hỗn hợp đơn giản như: nước đường, nước muối, cát, đá, xi măng, gạo, trấu, thóc.
III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Hoạt động khởi động
- Ban Văn nghệ t/c trò chơi
- Ban học tập kiểm tra HDƯD
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên giới thiệu bài
 - Ban học tập chia sẻ mục tiêu
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Liên hệ thực tế
- Đọc thông tin trang 8 SHD
- Trả lời nhanh các câu hỏi.
- Trao đổi với bạn.
Nhóm trưởng yêu cầu:
- Các bạn nêu các bước khi thực hiện pha nước chanh đường.
- Nhận xét - Báo cáo cô giáo.
2. Thí nghiệm và nhận xét.
- Quan sát và đọc thông tin trang 8; 9; 10 SHD.
- Hoàn thành bài trong vở thực hành
- Chia sẻ, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:
 - Bài trong vở thực hành.
 - Trả lời nối tiếp trong nhóm và báo cáo thầy cô ngay sau khi hoàn thành.
3.Đọc thông tin và trả lời.
- Đọc thông tin trang 10 SHD.
- Trả lời câu hỏi
- Đọc cho nhau nghe.
- Trao đổi ý kiến với bạn về sự giống, khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp.
+ Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:
 - Bài trong vở thực hành.
- Nêu sự giống, khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp.
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập:
 - 3 bạn chia sẻ bài tập trong vở thực hành.
 - Nêu sự giống, khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp.
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
- Nêu khái niệm của dung dịch và hỗn hợp.
B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng người thân tạo ra một số dung dịch và hỗn hợp khác.
---------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 19C: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP,
 KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN TẢ NGƯỜI (Tiết 1)
I: MỤC TIÊU
- Hiểu được hai cách nối các vế trong câu ghép: Nối bằng các từ có tác dụng nối( các quan hệ từ). Nối trực tiếp( không dùng từ nối). Đặt được câu ghép.
II: CHUẨN BỊ
- Phiếu điều chỉnh
III: PHIẾU ĐIỀU CHỈNH
* Hoạt động khởi động
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát một bài
- Mời Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng
* Hoạt động tiếp nối
- Giáo viên nhận xét phần hoạt động của lớp
 - Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Cùng đặt câu
- Đọc yêu cầu, và mẫu
- Luân phiên đặt câu theo yêu cầu
- Nhận xét
- Nhóm trưởng yêu cầu từng cặp chia sẻ
- Bình chọn cặp đặt câu đúng và hay
- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo
2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép:
- Đọc yêu cầu ND 2 trong vở thực hành 
- Làm vào vào VTH 
- Trao đổi kết quả với bạn
- Nhận xét, bổ sung
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ bài làm.
- Có mấy cách nối các vế câu ghép? nội dung từng cách nối là gì?
- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm các câu ghép trong đoạn văn
- Đọc đoạn văn a,b,c trong vở thực hành 
- Làm vào vào VTH theo mẫu
- Trao đổi kết quả với bạn
- Nhận xét, bổ sung
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ bài làm.
Chia sẻ:
+ Tác dụng của từng cách nối có trong mỗi đoạn văn?
- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo
2.Viết đoạn văn tả ngoại hìnhmột người bạn
- Đọc yêu cầu trong vở thực hành
- Viết đoạn văn vào vào VTH 
- Đọc cho nhau nghe 
- Nhận xét, bổ sung
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ đoạn văn.
Chia sẻ:
+ Các câu ghép bạn sử dụng trong đoạn văn là câu nào? Cách nối các vế câu là gì?
- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo
* Hoạt động cả lớp
 1. Nhiệm vụ Ban học tập : 
- Ban học tập chia sẻ câu hỏi: Có mấy cách nối các vế câu ghép? Ví dụ?
	- Thống nhất ý kiến
	- Mời cô giáo chia sẻ
 2. Nhiệm vụ của giáo viên 
- Chia sẻ: Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt giữa câu đơn và câu ghép?
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Chia sẻ với người thân về cách nối các vế câu ghép, đặt 2 câu sử dụng 2 cách nối
------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
BÀI 61: HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I: MỤC TIÊU
- Em nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
- Em biết sử dụng com - pa để vẽ hình tròn.
II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát một bài.
- Ba

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_TUAN_VNEN_TUAN_19_L5.doc