Tiết 1-Tập đọc: TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Hiểu bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
- Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động day học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hai học sinh đọc bài Kì diệu rừng xanh. Nêu nội dung của bài?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Trước cổng trời
a, Luyện đọc:
- Giáo viên giúp học sinh hiểu từ mới từ khó: Áo chàm, nhạc , ngựa, thung.
- Một học sinh khá giỏi đọc bài. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Giáo viên kết hợp sữa lỗi khi học sinh đọc sai.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc lại toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc khổ thơ 1, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”
- Một học sinh đọc khổ thơ 2- 3, trả lời câu hỏi:
+ Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
+ Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
(Em thích nhất hình ảnh đứng trước cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng, mây trôi)
+ Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy ấm lên?
(Cảnh rừng sương giá ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc)
- Nội dung của bài là gì?
- Học sinh nêu giáo viên chốt lại và ghi bảng.
c, Đọc diễn cảm:
- Học sinh đọc nối tiếp 3 khổ thơ của bài.
- Giáo viên chọn đọc diễn cảm làm mẫu khổ thơ 2-3.Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nêu lại nội dung bài.
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
TUẦN 8 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016 Ngày soạn:22/10/2016 Ngày giảng: 25/10/2016 Chiều Tiết 1- Luyện Toán: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. II. Chuẩn bị: - VBT. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu cách so sánh hai số thập phân. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Điền dấu > ;< ;=. - HS làm vbt. Gọi vài em đọc kết quả ; GV nhận xét, chữa bài lên bảng. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh nêu cách làm bài, giáo viên nhấn mạnh đổi hai vế cùng một đơn vị - Học sinh làm bài vào vở. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. - HD học sinh phải so sánh để sắp xếp. - HS làm vở bt ; 1 em lên bảng làm. - hs cùng gv nhận xét chữa bài: 0,291 ; 0,219 ; 0,19 ;0,17 ; 0,16 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài toán. - Giáo viên hd : để vế phải lớn hơn vế trái thì chữ số hàng phần trăm phải bé hơn 1. - HS tự làm rồi chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2- Mĩ thuật: VTM. MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức cho học sinh trong bài vẽ theo mẫu về: Quan sát, bố cục, dựng hình. - Làm quen với vẽ đậm nhạt trên bài vẽ theo mẫu - Kĩ năng quan sát, dựng hình, nhìn đậm nhạt và kĩ năng vẽ khối. - Có ý thức quan sát, nhận xét cá đồ vật và qui những đồ vật đó về những khối hình cơ bản II. Chuẩn bị: - GV: + Bài tập vẽ theo mẫu khối có dạng hình trụ và hình cầu của học sinh năm trước + Mẫu vật: Một số đồ vật có dạng hình trụ (chia, lọ...) và một mẫu là quả có dạng khối tròn (quả cam, quả cà chua...) Những mẫu này khác nhau về hình, về tỉ lệ và chất liệu, làm cho mẫu sinh động và hấp dẫn HS. - HS: Giấy vẽ hoặc vở vẽ, bút chì, tẩy... III. Lên lớp: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: - Đề nghị các nhóm quan sát và nhận xét: + Hình dáng của 2 đồ vật; Tỉ lệ cao thấp, to nhỏ của 2 đồ vật + Màu sắc của 2 đồ vật; Xa gần của 2 đồ vật + Khung hình chung của cả 2 đồ vật có chiều nào lớn hơn chiều nào? + Khung hình chung của từng đồ vật như thế nào so với khung hình chung của cả 2 đồ vật? + Sắp xếp hình vẽ tập hợp mẫu vào tờ giấy vẽ theo chiều ngang hay chiều dọc của tờ giấy vẽ? - Các nhóm chú ý quan sát theo yêu cầu của cô giáo, trả lưòi lần lượt trước cả lớp và cô giáo hệ thống lại một lần trước khi hưóng dẫn HS cách vẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách dựng hình - Đề nghị các nhóm thảo luận và trình bày lại cách vẽ dựng hình của bài vẽ theo mẫu này. - Các nhóm trả lời và GV kết luận lại từng bước cụ thể và trình bày bằng trực quan trên bảng: + Ước lượng và vẽ khung hình chung của tập hợp mẫu vào tờ giấy vẽ sao cho hợp lí + Ước lượng và vẽ khung hình chung của từng vật mẫu trên cơ sở khung hình chung của cả tập hợp mẫu đã vẽ + Dựng hình từng đồ vật : Đánh dấu các điểm cơ bản của từng đồ vật, vẽ hình kỉ hà và vẽ hình chi tiết. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành dựng hình + Trong quá trình HS dựng hình, GV quan sát theo dõi và giúp đỡ từng nhóm, tưng HS. Kịp thời nhắc nhở những sai lầm, lứng tứng của HS trong quá trình làm bài. + Luôn nhắc HS quan sát mẫu để vẽ, yêu cầu hình vẽ gần giống mẫu về hình dáng, tỉ lệ, vị trí + HS không dùng thước kẻ, com pa để dựng hình. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá + GV thu bài và nhận xét chi tiết cách dựng hình, cách vẽ đậm nhạt., bố cục 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung. - Khuyến khích độngviên học sinh và dặn dò chuẩn bị bài sau. Tiết 3- LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên. - Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được mỗi ý a,b,c của BT 3, 4. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập Tiếng Việt 5. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập. - HS đọc kết quả của mình, HS cùng GV nhận xét chốt (b. Tất cả mọi thứ không do con người tạo ra). Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận nhóm 4 nêu ra các từ miêu tả không gian. - Học sinh đặt câu 2 câu với từ trong 4 nhóm từ trên. - HS đọc kết quả. GV nhận xét chữa bài. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm vở BT; Vài HS đứng dậy đọc bài của mình. - Lớp nhận xét; Gv nhận xét chữa bài. ________________________________________________________________ Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016 Ngày soạn:23/10/2016 Ngày giảng: 26/10/2016 Sáng Tiết 1-Tập đọc: TRƯỚC CỔNG TRỜI I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - Học thuộc lòng những câu thơ em thích. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động day học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh đọc bài Kì diệu rừng xanh. Nêu nội dung của bài? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Trước cổng trời a, Luyện đọc: - Giáo viên giúp học sinh hiểu từ mới từ khó: Áo chàm, nhạc , ngựa, thung. - Một học sinh khá giỏi đọc bài. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Giáo viên kết hợp sữa lỗi khi học sinh đọc sai. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một học sinh đọc lại toàn bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. b, Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc khổ thơ 1, trả lời câu hỏi: + Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” - Một học sinh đọc khổ thơ 2- 3, trả lời câu hỏi: + Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? + Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? (Em thích nhất hình ảnh đứng trước cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng, mây trôi) + Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy ấm lên? (Cảnh rừng sương giá ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc) - Nội dung của bài là gì? - Học sinh nêu giáo viên chốt lại và ghi bảng. c, Đọc diễn cảm: - Học sinh đọc nối tiếp 3 khổ thơ của bài. - Giáo viên chọn đọc diễn cảm làm mẫu khổ thơ 2-3.Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp. 4. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nêu lại nội dung bài. - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - So sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. II. Chuẩn bị: VBT III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập. Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán. - Học sinh nhắc lại cách so sánh hai số thập phân. - Học sinh tự làm vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài học sinh giải thích kết quả làm bài. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh chữa bài tập theo kết quả đúng vào vở. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi một học sinh lên bảng làm. Giáo viên chữa bài. 9,708 < 9,718 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh làm bài vào vở - giáo viên chữa bài nhận xét. a, x = 1 vì 0,9 65,14 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài tập. - Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tiết 3-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần. - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập TV5, tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh sông nước ở tiết trước. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện ập tả cảnh Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập . - Dựa vào những kết quả quan sát đã có,lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần. Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên nhắc học sinh: Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Cá câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. - Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động. - Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. - Học sinh viết một đoạn văn. - Một học sinh tiếp nói nhau đọc đoạn văn. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 4-Khoa học: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. Mục tiêu: - Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A. II. Chuẩn bị:- Tranh ở SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nguyên nhân gây bệnh viêm não? Nêu cách phòng chống bệnh viêm não? 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Phòng bệnh viêm gan A. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Mục tiêu: Học sinh nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. Tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? + Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. GV kết luận. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. Tiến hành: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi: - Chỉ và nói về nội dung của từng hình. - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A. Bước 2: Giáo viên nêu các câu hỏi thảo luận. - Các cách phòng bệnh viêm gan A. - Ngưòi mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì? - Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A? GV kết luận. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Chiều Tiết 1- Luyện Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - So sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. II. Chuẩn bị: - SGK, VBT. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thực hành, làm việc cá nhân. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi. IV. Lên lớp: *Giới thiệu bài: Luyện tập. - Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Điền dấu thích hợp vào ô trống: - 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. - HS cùng GV nhận xét chữa bài 54,8 > 54,79; 40,8 > 39,99; 7,61 < 7,62 ; 64,700 = 64,7 Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất. Hd học sinh so sánh để tìm số lớn nhất. - 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. - HS cùng GV nhận xét chữa bài: 5,694 ; 5,946; 5,96 ; 5,964 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. - HS cùng GV nhận xét chữa bài. (Từ bé đến lớn: 83,56; 83,62; 83,65; 84,18; 84,26) 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần. - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập TV5, tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh sông nước ở tiết trước. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh. Đề bài: Hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp quê em. - Hs viết vào VBT. - Vài hs đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem trước bài mới. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tiết 3 - Âm nhạc: (Ôn hai bài hát) REO VANG BÌNH MINH CON CHIM HAY HÓT I.Mục tiêu: -Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vận động phụ họa, biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II. Chuẩn bị: -GV: Nhạc cụ thường dùng. -HS: Sách GK âm nhạc lớp 5 III. Các hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu: -GV giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát Hoạt động 1: Ôn bài Reo vang bình minh -HS hát đối đáp và đồng ca -HS tập biểu diễn theo hình thức tốp ca -Trả lời câu hỏi: Nêu tên một số bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước Cảm nhận của em về bài hát Reo vang bình minh? Hoạt động 2: Ôn bài Con chim hay hót. -Trả lời câu hỏi: Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hòa bình ? Hãy hát một câu trong bài hát khác về chủ đề hòa bình. Nội dung 2: Học sinh thi hát. 3. Phần kết thúc. -HS hát lại 2 bài hát vừa ôn tập. -Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016 Ngày soạn:24/10/2016 Ngày giảng: 27/10/2016 Chiều Tiết 1- Luyện Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân, II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện tập. - Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Viết số thích hợp vào ô trống: - Tổ chức hs làm theo cặp: 1 em đọc một em viết số sau đó đổi vở cho nhóm khác kiểm tra. Gv nhận xét chữa bài. Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS làm bài vào VBT. - 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. - HS cùng GV nhận xét chữa bài Bài 3: HS nêu đề bài, HD hs so sánh để sắp xếp. - 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2 -LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: - Phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở bài tập 1. - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa là tính từ. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập, phiếu ghi nội dung bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập. HS thảo luận N2 và làm vbt. - Các nhóm đọc kết quả. HS và gv nhận xét đánh giá. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV ghi yêu cầu bài tập lên bảng. HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm vbt. GV cùng hs nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. -Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 3-Thể dục: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY I . Mục tiêu: - Thực hiên tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc ) điểm đúng số của mình. - Thực hiên được đi đều thẳng hướng và vòng phải, vòng trái. - Biết thực hiện động tác vươn thở và tay của bài TDPT chung - Biêt cách chơi và tham gia được các trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Điạ điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. Đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 6-10’. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:2-3 phút. - Chạy thành một hàng dọc quanh sân tập: 1-2 phút - Khởi động xoay các khớp: 2 phút. Chơi trò chơi tự chọn: 1 phút 2. Phần cơ bản:18-22 phút a) Học động tác vươn thở: 3-4 lần mỗi lần 2x8 nhịp - G nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kỹ thuật động tác vừa làm mẫu cho HS tập theo. - Lần đầu thực hiện chậm từng nhịp để H nắm được phương hướng và biên độ động tác. - Lần tiếp theo GV hô nhịp chậm cho HS tập - Sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho các em HS tập tiếp. b) Học động tác tay: 3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp - Phương pháo dạy như dạy động tác vươn thở. - Gv chú ý nhắc HS: Nhịp 2 ngẩng đầu căng ngực, nhịp 3 nâng khuỷu tay cao ngang vai. c) Ôn hai động tác vươn thở và tay: 2-3 lần mỗi lần 2x8 nhịp - Chia nhóm để HS tự điều khiển ôn luyện - Trò chơi “Dẫn bóng’: 4-5 phút - GV nhắc tên trò chơi, sau đó cho HS chơi thử 1 lần, - GV nhận xét hoặc nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức, ở mỗi lần chơi GV có thể sử dụng phương pháp thi đua để tạo hứng thú khi chơi. 3. Phần kết thúc: 4- 6 phút - GV hướng dẫn cho HS thả lỏng: 2 phút. - GV cùng HS hệ thống bài : 2 phút . - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 1-2 phút Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016 Ngày soạn:25/10/2016 Ngày giảng: 28/10/2016 Sáng Tiết 1 - Địa lí: DÂN SỐ NƯỚC TA I. Mục tiêu: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt nam. được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh. - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh, gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế. - Học sinh sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số. II. Chuẩn bị: - Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2004. - Biểu đồ tang dân số Việt Nam. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Dân số nước ta. a, Dân số: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Bước 1: Học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước ĐNÁ năm 2004 và trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK. Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, GV giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. b, Gia tăng dân số: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Bước 1: Học sinh quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK. Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1: Học sinh dựa vào tranh, ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh. Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, giáo viên kết luận: Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở. - Giáo viên trình bày sự tăng dân số hiện nay tốc độ tăng nhanh. - Để không làm ảnh hưởng đến đời sống ăn họcthì ta phải làm gì? (Kế hoạch hóa gia đình) 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: -Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp. Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng, không mở rộng -Viết được một đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập TV 5, tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh Bài 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1. - Học sinh nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp. - Học sinh đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu kết bài. - Kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng. - Hai học sinh đọc thầm hai đoạn văn, nêu nhận xét hai cách kết bài. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm: Nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó nói về cảnh đẹp cụ thể ở địa phương mình. - Mỗi học sinh viết mở bài, kết bài theo yêu cầu. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 3-Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản). II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, VBT Toán 5, tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 2 ở vở bài tập. - Giáo viên chữa bài nhận xét. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. a, Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé: Km, hm, dam, m, dm, cm , mm - Học sinh nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ: 1km = 10hm; 1hm = 1/10km = 0,1km - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và phát biểu nhận xét. - Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng, ví dụ: 1km = 1000m 1m = 1/1000km = 0,001km b,Ví dụ: - Giáo viên nêu ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m 4dm =m - Một vài học sinh nêu cách làm: 6m4dm = 6,4 m c, Thực hành: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh tự làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài. 8m 6dm = 8,6m 2dm 2cm = 2,2 dm Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh làm bài vào vở, giáo viên chữa bài nhận xét. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài vào vở bài tập - Giáo viên chữa bài nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Dăn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4 - HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua, nắm phương hướng hoạt động tuần tới. - Ôn một số bài hát tập thể. II. Lên lớp: 1. Đánh giá: - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua. - GV nhận xét: * Ưu điểm: + Đi học chuyên cần, có 1 trường hợp nghỉ học (Tăng) + Thực hiện tốt nội quy. + Có nhiều cố gắng trong học tập. * Nhược điểm: + Quên đeo khăn quàng: Phơ, Ngữ, Tên. 2. Kế hoạch tuần tới: - Tăng cường công tác vệ sinh trường lớp. - HS thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học. - Học và làm bài trước khi đến lớp. 3. Hoạt động ngoại khóa: - Ôn một số bài hát tập thể.
Tài liệu đính kèm: