Tiết 5 : Đạo đức
Bài : Có chí thì nên ( Tiết 2 )
A/ Mục tiêu :
- Kiến thức : HS biết trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
-Kỷ năng :Xác định được những thuận lợi,khó khăn của mình,biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân
-Thái độ : Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày 1 phút.
D/ Đồ dùng dạy học :
- GV &HS : Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó .
E/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS
HĐ 1:Làm bài tập 3 SGK .
* Mục tiêu : Mỗi nhóm nêu được 1 tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe.
*Cách tiến hành :
-GV chia HS thành các nhóm.
-GV cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được .
-GV cho đại diện trình bày kết quả làm việc. GV ghi tóm tắt lên bảng :
Hoàn cảnh
Những tấm gương
Khó khăn của bản thân
Khó khăn về gia đình
Khó khăn khác
-GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó .
HĐ 2:Tự liên hệ ( bài tập 4 SGK).
* Mục tiêu : HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn.
* Cách tiến hành :
-GV cho HS tự phân tích những khó khăn và những biện pháp khắc phục của bản thân .
-GV cho HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm .
-GV cho đại diện mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp .
(Qua việc trình bày trước lớp GV giúp HS hình thành được KN tự trình bày suy nghĩ ý tưởng)
-GV cho cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ các bạn đó.
-GV kết luận :Lớp ta có một vài bạn còn khó khăn. Bản thân các bạn đó cần nỗ lực phấn đấu để tự mình vượt khó .Nhưng sự cảm thông chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn vươn lên .
HĐ nối tiếp :Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn Tổ tiên . 14/
15/
4/
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày kết quả
(Qua việc trình bày của các bạn HS tự hình thành cho mình KN đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập)
-HS phát hiện một số HS có hoàn cảnh khó khăn và thảo luận nhóm có kế hoạch giúp đỡ bạn .
-HS làm việc cá nhân .
- HS trao đổi với nhóm .
-Đại diện mỗi nhóm trình bày
(Trình bày 1 phút)
- Cả lớp thảo luận.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
giao việc: Bài tập cho 3 thành ngữ. Nhiệm vụ của các em là đặt 3 câu, mỗi câu trong đó có một thành ngữ đã cho. Các em trao đổi theo cặp để hiểu được nội dung của các câu thành ngữ, sau đó mới đặt câu. -Cho HS làm bài + trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại: · Câu Bốn biển một nhà là diễn tả sự đoàn kết, kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi, hoặc ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác. · Kề vai sát cánh diễn tả sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng. · Chung lưng đấu cật tương tự như kề vai sát cánh. -GV khen những HS đặt câu hay 1/ 10/ 10/ 10/ - HS nghe và mở SGK -1HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài theo cặp (vào giấy nháp)- tra từ điển. -2 HS lên bảng làm bài. -Lớp nhận xét. -1HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -Một số HS trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. - HS làm việc cá nhân rồi sau đó lần lược trình bày kết quả IV/ Củng cố - dặn dò: -Cho HS nhắc lại nội dung bài. -Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu thành ngữ. -Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập từ đồng âm” 4/ - Vài HS nhắc lại - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 08/10/2016 Ngày dạy: 11/10/2016 Tiết 3 : Chính tả (Nhớ – viết) Ê – mi – li , con A/Mục đích yêu cầu : -Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê – mi – li , con ... -Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ . -Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ . B/ Đồ dùng dạy học : Một số tờ giấy khổ to phô – tô nội dung bài tập 3. C- Các PP & KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Thảo luận nhóm. - Luyện tập/Thực hành. D/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó. II / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : Hôm nay, môt lần nữa các em được gặp lại người công dân Mỹ đã tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua bài viết từ Ê – mi – li, con ôi !đến hết. Sau đó, các em sẽ làm một số bài tập về quy tắc đánh dấu thanh . 2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết : -GV cho 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4. -Hỏi : Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? -GV nhắc: Đây là bài chính tả nhớ-viết, vì vậy các em cần thuộc lòng 2 khổ thơ trên mới có thể viết được . -GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai :Oa-sinh –tơn , Ê – mi – li, sáng loà, hoàng hôn . - GV đọc 1 lần khổ thơ 3 và 4. - Cho HS gấp SGK, tự nhớ lại, viết bài. - GV cho HS soát lỗi . - Chấm chữa bài : + GV chọn chấm 10 bài của HS. + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm - GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp . 3 / Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài tập 2 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập . -Cho HS làm bài tập cá nhân . -Cho HS trình bày kết quảvà nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ. -GV nhận xét và chốt lại kết quả . * Bài tập 3 : -Cho HS hoạt động nhóm . -Cho HS thi giữa các nhóm . III/ Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt -HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ ở bài tập 3. -Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng. 04/ 01/ 22/ 10/ 02/ -2 HS lên bảng viết suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng trên . -HS lắng nghe. -HS lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ và bổ sung. -HS trả lời: Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó. -HS viết từ khó trên giấy nháp. -HS lắng nghe. -HS theo dõi SGK. -HS viết bài chính tả. - HS soát lỗi . -2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm. -HS lắng nghe. -1 HS nêu yêu cầu của bài tập, theo dõi SGK. -HS làm bài tập trong vở. -HS nêu miệng kết quả. -HS lắng nghe. -HS hoạt động nhóm . -4 HS đại diện nhóm trình bày. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 08/10/2016 Ngày dạy: 11/10/2016 Tiết 4 : Khoa học Dùng thuốc an toàn. A – Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng : - Xác định khi nào nên dùng thuốc . - Nêu những điểm chú ý khi phải dùng thuốc & khi mua thuốc . - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách & không đúng liều lượng B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - KN tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng. - KN tự xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn. C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng: - Lập sơ đồ tư duy. - Thực hành ; Trò chơi. D – Đồ dùng dạy học : 1 – GV :.- Hình trang 24, 25 SGK . - Có thể sưu tầm một số vỏ đựng & bản hướng dẫn sử dụng thuốc . 2 – HS : SGK E – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I–Kiểm tra bài cũ: Thực hành:Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện . Nêu tác hại của các chấtgây độc hại? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. II – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “Dùng thuốc an toàn” 2 – Hoạt động : a) HĐ 1 : - Làm việc theo cặp . @Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc & trường hợp cần sử dụng thuốc đó . @Cách tiến hành: + Bước 1: : - Làm việc theo cặp . GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi: + Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào? + Bước 2: GV gọi một số cặp lên bản để hỏi và trả lời. * GV giảng: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị.Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn,thậm chí có thể gây chết người b) HĐ 2 :.Thực hành làm bài tập trong SGK. @Mục tiêu: Giúp HS : -Xác định được khi nào nên dùng thuốc . - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc & khi mua thuốc . - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách & không đúng liều lượng @Cách tiến hành: +Bước 1:Làm việc cá nhân. GV yêu cầu học sinh làm bài tập trang 24 SGK. +Bước 2:Chữa bài. GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân. GV nhận xét: Kết luận:Như mục bạn cần biết tr.25 SGK. c) HĐ 3 :Trò chơi “Ai nhanh , Ai đúng? “ @Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật . @Cách tiến hành: + Bước 1:GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn. GV yêu cầu mỗi nhóm đưa thẻ từ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi. + Bước 2:Tiến hành chơi. GV quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng. GV tuyên dương. III/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học : -GV dặn HS nói với bô, mẹ những gì đã học trong bài. Bài sau:”Phòng bệnh sốt rét ”. 4/ 1/ 10/ 12/ 10/ 3/ -HS trả lời. - HS nghe . - HS quan sát . - HS theo dõi . -Thảo luận cặp. (Qua việc thảo luận HS tự hình thành cho mình KN tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng) -HS trả lời: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị HS lắng nghe. - HS làm bài tập trang 24 SGK. - HS sử dụng KT “Lập sơ đồ tư duy” HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân: 1 - d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b . (Dựa vào kết quả bài làm HS tự đúc kết và hình thành cho mình KN tự xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn) HS lắng nghe. -HS theo dõi. -Các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ rồi giơ lên. -HS lắng nghe. -HS nóivới bố, mẹ những gì đã học trong bài. -Xem bài trước. Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016 Ngày soạn: 10/10/2016 Ngày dạy: 12/10/2016 Tiết 1 : Toán Luyện tập A/ Mục tiêu :Giúp HS củng cố về : + Các đơn vị đo diện tích đã học . + Giải các bài toán có liên quan đến Dtích . - Rèn HS tính đúng, nhanh, thành thạo . B/ Đồ dùng dạy học : 1 – GV : Phiếu bài tập . 2 – HS : SGK. C- Các PP & KT dạy học: - Làm việc theo nhóm. - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành luyện tập. D/Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I– Kiểm tra bài cũ : - 1ha bằng bao nhiêu m2 ? - Nêu mối liên hệ giữa 2 đơn vị đo Dtích kề nhau. - Nhận xét, sửa chữa . II – Bài mới : 1– Giới thiệu bài : 2– Hoạt động : - Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập . - Gọi 3 HS lên bảng làm ,cả lớp làm vào VBT. - Cho HS làm vào VBT. - Nhận xét,sửa chữa. Bài 2 : Nêu yêu cầu bài tập . - GV phát phiếu bài tập ,cho HS làm bài cá nhân vào phiếu bài tập . - Lưu ý : Trước hết phải đổi đơn vị để 2 vế có cùng đơn vị, sau đó mới so sánh 2 số đo diện tích . - Cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau . - Bài 3 : Đọc đề toán . - Gọi 1 HS lên bảng giải , cả lớp làm vào vở - Nhận xét ,sửa chữa . III– Củng cố : - Nêu mối quan hệ giữa ha và m2 . IV– Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Luện tập chung 5/ 1/ 10/ 10/ 9/ 3/ 2/ - HS lên bảng . - HS nghe . - Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 . - HS làm : a) 5ha =50 000m2 ; 2km2 =2000000m2 b) 400dm2 = 4m2 ;1500dm2 =15m2 ; 70 000cm2 =7m2 c) 26m2 17dm2 = 26m2 ; 90m25dm2 =90m2 ; 35dm2 =m2 - Điền dấu thích hợp vào chổ chấm - HS làm bài . - HS đổi phiếu kiểm tra . - HS làm bài . Diện tích căn phòng là : 6 x 4 = 24 (m2). Số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng đó là : 280 000 x 24 = 6720000(đ). ĐS: 6720000 đồng . - HS nêu . - HS nghe . Ngày soạn: 10/10/2016 Ngày dạy: 12/10/2016 Tiết 2 : Tập đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Nguyễn Đình Chinh sưu tầm A/ Mục tiêu: 1) Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài . - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên; đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm. thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch 2) Hiểu các từ ngữ trong truyện: Tên sĩ quan bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẻ mặt . 3) GDHS học tập thái độ điềm đạm, thông minh của cụ già . B/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK C- Các PP & KT dạy học: - Trao đổi, thảo luận. - Động não /Tự bộc lộ. - Đọc sáng tạo. D/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I/ Kiểm tra bài cũ : H: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? H:Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. 5/ -Người da đen bị đối xử một cách bất công. Họ phải sống, chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được thưởng một chút tự do, dân chủ nào. -Những người có lương tri, yêu chuộng hoà bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc dã man. II/Bài mới: 1) Giới thiệu bài:Trong tiết tập đọc hôm nay các em sẽ được biết về một sự việc hết sức thú vị: Đó là cuộc đối khẩu giữa một cụ già và tên phát xít . Sự việc xảy ra ở đâu ? Cuộc đối khẩu đó diễn như thế nào? Kết quả ra sao? Thầy mời các em tìm hiểu qua bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít . 2) Luyện đọc: HĐ1: 1 HS khá (giỏi) Đọc cả bài . HĐ2: GV chia đoạn . *Đoạn1: Từ đầu chào ngài. *Đoạn2:Tên sĩ quanđiềm đạm trả lời . *Đoạn3: Còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp -Cho HS luyện đọc những từ ngữ : Si-le ,Pa-ri, Hít-le ,Vin-hem Ten, Oóc –lê-ăng. -HĐ3: GV đọc cả bài . - Cho HS đọc chú giải+ giải nghĩa từ. 3) Tìm hiểu bài: * Đoạn1: Cho hs đọc . H: Câu chuyện xảy ra ở đâu ?Tên phát xít nói gì khi gặp người trên tàu * Đoạn 2: Cho HS đọc . H: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Đức ? H: Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào ? * Đoạn 3:Cho 1HS đọc H: Em hiểu thái độ của cụ già đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ? H: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? 4) Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn cách đọc như ở trên . -GV luyện đọc trên bảng phụ . -GV đọc mẫu đoạn văn lần một 1/ 10/ 12/ 9/ - HS nghe và mở SGK - Cả lớp đọc thầm . - HS dùng bút chì chia đoạn . -HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần ) Nhiều HS luyện đọc từ khó . HS lắng nghe . - 2HS đọc chú giải và giải nghĩa từ Câu chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp.Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to “Hit-le muôn năm!” - Một em đọc . -Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức . -Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế -Các người là bọn kẻ cướp . -Lời đáp của cụ già ngụ ý : Si-le xem các người là kẻ cướp . - Nhiều HS đọc diễn cảm . III/ Củng cố - dặn dò: H: Bài văn nói lên điều gì ? - GV đúc kết ghi nội dung bài. -GV nhận xét tiết học -Các em về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn . -Về đọc trước bài “Những người bạn tốt “ 3/ - Bài văn cho ta thấy tên sĩ quan bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt . - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 10/10/2016 Ngày dạy: 12/10/2016 Tiết3 : Lịch sử Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước . A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : - Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu. - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước. - Giúp HS biết cảng Nhà Rồng là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước qua đó giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước. B– Đồ dùng dạy học : 1 – GV : -Anh về Quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-re-vin. (Nếu có) -Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh). 2 – HS : SGK . C- Các PP & KT dạy học: - Quan sát và thảo luận. - Kể chuyện sáng tạo. - Trình bày 1 phút. D – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể. II/ Kiểm tra bài cũ : “Phan Bội Châu & phong trào Đông du”. + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì? + Ý nghĩa của phong trào Đông du? III/ Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 2 – Hoạt động : a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp - GV kể kết hợp giảng những từ khó. - Gọi một HS kể lại. b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm . + N.1 : Tìm hiểu về gia, quê hương của Nguyyễn Tất Thành. + N.2 : Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? +N.3 : Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao? - Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định diều gì? c) HĐ 3 : Làm việc theo nhóm. + Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? + Theo Nguyễn Tất Thành là thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài? d) HĐ4 : Làm việc cả lớp . GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được: + Vì sao bến nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử? IV/ Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc nội dung chính của bài . + Em có suy nghĩ gì về Bác Hồ kính yêu? - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau:“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”. 1/ 4/ 1/ 5/ 8/ 7/ 5/ 5/ - Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát - HS trả lời. - HS nghe . - 1 HS kể lại . - N.1: Nguyyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1980 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàng, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đan chăm lo cho chồng con hết mực. - N.2 : Nguyễn Tất Thành là người yêu nước thương dân, nên anh mới ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. - N.3: Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối. - Một HS đọc đoạn “Nguyễn Tất Thành thực hiện được. - Nguyễn Tất Thành quyết định phải đi tìm con đường mới để có thể cứu dân cứu nước. - Anh dự định sang Pháp để xem bên ấy người ta làm thế nào mà có được” Tự do, bình đẳng, bác ái” rồi sau đó trở về giúp đông bào ta đánh đuổi giặc Pháp và xây dựng đất nước. - Đây, tiền đây-Anh Thành giơ hai bàn tay ra rồi nói: Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và sẽ đi. - Vì bến nhà rồng là nơi Bác Hồ tìm đường cứu nước. (GV viên tích hợp giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước) - 2 HS đọc . - Bác Hồ là người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng đân tộc. - HS lắng nghe . - Xem bài trước . Ngày soạn: 10/10/2016 Ngày dạy: 12/10/2016 Tiết 4 : Tập làm văn Luyện tập làm đơn A/ Mục đích yêu cầu : 1 / Nhớ được cách trình bày một lá đơn . 2 / Biết cách viết 1 lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn. B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng) - Thể hiện sự cảm thông: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam. C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng: - Phân tích mẫu ; Rèn luyện theo mẫu. - Trao đổi nhóm (tổ) ; Trình bày 1 phút. D/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn . E/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I / Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra vở của HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà . II/ Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách 1 lá đơn, biết trình bày ngắn gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng của mình trong đơn . 2 / Hướng dẫn luyện tập: * Bài tập 1 : -Cho HS đọc nội dung bài văn Thần chết mang tên bảy sắc cầu vòng và lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. -GV nêu từng câu hỏi. -GV nhận xét, chốt ý đúng . Qua tìm hiểu nội dung bài văn GV gợi ý để hình thành cho HS kỉ năng Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng) * Bài tập 2 : -GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2; đọc chú ý SGK. -GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn và hướng dẫn HS quan sát . +Hỏi : Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy ? Ta cần viết hoa những chữ nào? -GV lưu ý HS: Tên lá đơn viết giữa trang giấy, chữ to gấy rưỡi hoặc gấp 2 lần các chữ trong nội dung lá đơn . -Cho HS viết đơn . -Cho HS nối tiếp nhau đọc đơn . -GV nhận xét bổ sung . -GV chấm điểm 1 số lá đơn, nhận xét về kỷ năng viết đơn của HS. III/ Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -Về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở . -Quan sát cảnh sông nước và ghi lại những gì đã quan sát được để chuẩn bị học tiết sau 4/ 01/ 10/ 22/ 03/ - HS nộp vở để kiểm tra. -HS lắng nghe. -1HS đọc và cả lớp theo dõi SGK. -HS phát biểu ý kiến -Cả lớp nhận xét . -1 HS nêu yêu cầu bài tập 2, cả lớp theo dõi . -HS quan sát mẫu đơn bảng phụ. -Viết giữa trang giấy . -Viết hoa các chữ: Cộng, Xã, Chủ, Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh. (HS sử dung KT Phân tích mẫu; Rèn luyện theo mẫu) -HS làm bài vào vở. (Thông qua viết đơn HS đã hình thành cho mình KN Thể hiện sự cảm thông: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam) -HS lần lượt đọc đơn, lớp nhận xét -1số học sinh nộp bài chấm . -HS lắng nghe. Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016 Ngày soạn: 11/10/2016 Ngày dạy: 13/10/2016 Tiết 1: Toán Luyện tập chung A/ Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục củng cố về: - Các đơn vị đo dt đã học ; cách tính diện tích các hình đã học . + Giải các bài toán có liên quan đến diện tích . - Rèn HS tính đúng, nhanh, thành thạo. - Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm tính, giải toán B/Đồ dùng dạy học : 1 – GV : Bảng phụ kẽ sẵn hình bài 4. 2 – HS : VBT. C- Các PP & KT dạy học: - Làm việc theo nhóm. - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành luyện tập. D/Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I– Ổn định lớp : II– Kiểm tra bài cũ : -Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học. -Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. - Nhận xét, sửa chữa . III – Bài mới : 1– Giới thiệu bài : 2– Hoạt động : Bài 1:Gọi 1HS đọc đề. -Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. -Nhận xét ,dặn dò. Bài 3: Cho HS đọc đề toán . - GV hướng dẫn HS giải bài toán theo các bước sau . + Tìm chiều dài, chiều rộng thật của mảnh đất (có thể đổi ngay ra mét). + Tính diện tích mảnh đất đó . - Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở. IV– Củng cố : - Nêu cách tình Dtích hình CN, hình vuông ? V– Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung . 1/ 5/ 1/ 12/ 15/ 3/ 1/ - Hát - HS trả lời. -HS trả lời. - HS nghe . - HS đọc đề . - HS làm bài . D/tích nền căn phòng là : 9 x 6 = 54 (m2 ) . 54 m2 = 540 000 cm2 . Dtích 1 viên gạch là : 30 x 30 = 900 ( cm2). Số viên gạch dùng để lát kín nền căn phòng đó là : 540000 : 900 = 600 (viên ) ĐS: 600 viên . - HS chú ý theo dõi - HS giải : Chiều dài của mảnh đất đó là : 5 x 1000 = 5000 (cm) . 5000 cm = 50 m . Chiều rộng của mảnh đất đó là: 3 x 1000 = 3000 (cm) 3000 cm = 30 m . D/tích của mảnh đất đó là : 50 x 30 = 1500 (m 2). ĐS: 1500 m2 . - HS nêu . - HS nghe . Ngày soạn: 11/10/2016 Ngày dạy: 13/10/2016 Tiết 2: Địa lý Đất và rừng A - Mục tiêu : Học xong bài này,HS: - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít & đất phù sa ; rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn. - Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người . - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ & khai thác đất, rừng một cách hợp lí . B - Đồ dùng dạy học : 1 - GV : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . - Bản đồ phân bố rừng Việt Nam (nếu có). - Tranh ảnh thực vật & động vật rừng Việt Nam (nếu có). 2 - HS : SGK. C- Các PP & KT dạy học: - Quan sát và thảo luận. - Hỏi đáp trước lớp. - Động não. - Trình bày 1 phút. D - Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I- Kiểm tra bài cũ : “Vùng biển nước ta” - Nêu vị trí & đặc điểm của vùng biển nước ta - Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất & đời sống? - Nhận xét, II- Bài mới : 1 - Giới thiệu bài : “Đất & rừng” 2- Hoạt động : a). Đất ở nước ta. *HĐ1 : (làm việc theo cặp) +Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK & hoàn thành bài tập sau: + Kể tên & chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta. + Bước 2: GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày . + Bước 3: - GV trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ & cải tạo. Nhằm GD ý thức BVMT cho HS - GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ & cải tạo đất ở địa phương Kết luận : Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc vàng ở vùng đồi núi & đất phù s
Tài liệu đính kèm: