Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3- LTVC: LUYỆN: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập.

 - Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.

II. Chuẩn bị:

 - Từ điển có các từ cần hiểu trong bài; Bảng phụ.

III. Lên lớp:

Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc kết quả của mình, HS cùng GV nhận xét chốt (a. Hữu nghị, bằng hữu, thân hữu, bạn hữu, chiến hữu; b. Hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng, hữu hảo).

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh sếp các từ vào 2 nhóm như BT1. (a. Hợp nhất, hợp lực, hợp tác; b. Phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp)

Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh đặt câu 2 câu với từ trong 2 nhóm từ trên.

- HS đọc kết quả. GV nhận xét chữa bài.

Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- HS đặt câu với các thành ngữ cho sẵn; Vài HS đứng dậy đặt thêm vài câu khác.

 

doc 17 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận thức được rằng: đối xứng làm cho hoạ tiết đẹp hơn.
II. Chuẩn bị:
- Giấy màu và kéo.
- Hình vẽ minh hoạ một số hoạ tiết đối xứng đơn giản.
- Phiếu BT có phô tô sẵn một nửa hoạ tiết, yêu cầu HS vẽ đối xứng phần còn lại.
- Vở vẽ.
- Bút chì đen , bút chì màu, thước kẻ, com pa...
II. Lên lớp:
1. Bài cũ:
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
- GV ghim lên bảng 2 hình hoạ tiết: một hoạ tiết là hình mây cụm (không đối xứng) và một hoạ tiết hình con bướm (đối xứng)
- GV hỏi: 2 hoạ tiết này khác nhau như thế nào?
- Hoạ tiết mây cụm chỉ được vẽ về 1 phía
- Hoạ tiết hình con bướm được vẽ về 2 phía cân đối nhau
Bài hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về hoạ tiết được vẽ về 2 phía cân đối nhau và tập vẽ những hoạ tiết đó.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách vẽ hoạ tiết đối xứng.
+ GV dùng giấy màu gấp đôi lại và vẽ một nửa hình con bướm sau đó cắt hình con bướm đó với trục là mép gấp của tờ giấy. Mở tờ giấy ra và cho HS nhận xét:
- Hình hai bên giống nhau và ngược chiều nhau
- Hai hình hai bên có chung một trục gấp ở giữa.
+ GV vẽ một hình hoạ tiết con bướm lên bảng theo trình tự:
- Vẽ trục đối xứng
- Vẽ hình bên trái trước
- Nhìn vào hình bên trái vẽ hình bên phải ngược lại của hình bên trái
+ GV tô màu cho hoạ tiết bên traí sau đó tô màu cho hoạ tiết bên phải và chỉ rõ cho HS thấy sự đối xứng của hình, của mảng và của màu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành
+ HS chép hoạ tiết hình con bướm trên bảng theo đúng trình tự GV vừa trình bày
+ HS tô màu theo đúng cách thức đối xứng thầy vừa giới thiệu.
+ GV phát phiếu bài tập cho học sinh tự vẽ tiếp các hình còn thiếu theo cách thức đối xứng.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài tập
+ GV thu bài và nhận xét từng bài.
+ HS nhắc lại:
- Thế nào là hoạ tiết đối xứng?
- Khi vẽ hoạ tiết đối xứng ta phải tiến hành như thế nào?
- Động viên, khuyến khích nhắc nhở HS về nhà sưu tầm các hoạ tiết có hình đối xứng, tập vẽ hoạ tiết đối xứng chuẩn bị những bài vẽ trang trí sử dụng các hoạ tiết đối xứng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung cả tiết học về: nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Tiết 3- LTVC: LUYỆN: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
 - HS hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập.
 - Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.
II. Chuẩn bị:
 - Từ điển có các từ cần hiểu trong bài; Bảng phụ.
III. Lên lớp:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả của mình, HS cùng GV nhận xét chốt (a. Hữu nghị, bằng hữu, thân hữu, bạn hữu, chiến hữu; b. Hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng, hữu hảo).
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh sếp các từ vào 2 nhóm như BT1. (a. Hợp nhất, hợp lực, hợp tác; b. Phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp)
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đặt câu 2 câu với từ trong 2 nhóm từ trên.
- HS đọc kết quả. GV nhận xét chữa bài.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đặt câu với các thành ngữ cho sẵn; Vài HS đứng dậy đặt thêm vài câu khác.
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn:09/10/2016
Ngày giảng: 12/10/2016
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài văn.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học. 
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa bài đọc ở SGK.
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi hai học sinh đọc bài: Sự sụp đổ của chế độ A- pac- thai.
 Nêu nội dung của bài?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Tác phẩm của Si- le và tên phát xít .
 a, Giải nghĩa từ: phát xít, Hít–le, Si-le, sĩ quan, quốc tế. 
 b, Luyện đọc:
 - Một học sinh đọc toàn bài.
 - Ba học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ khó.
 - Học sinh luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài.
 - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
 c, Tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm bài tập đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi SGK:
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
 (Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp, trong thời gian )
 + Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?Chọn đáp án đúng nhất.
Vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không trả lời bằng tiếng Đức.
Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng.
Cả hai đáp án trên.
 + Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
 (Cụ già đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế.)
 + Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
 (Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược)
 + Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
 (Si- le xem các người là kẻ cướp. Các người là bọn kẻ cướp. Các người không xứng đáng với Si-le)
 - Nội dung của bài là gì?
 c, Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
 - Chọn đoạn cuối bài rèn đọc diễn cảm.
 - Học sinh đọc theo nhóm đôi.Thi đọc theo nhóm.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về: 
 - Biết tên gọi ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.
 - Vận dụng để chuyển đổi, so sánh các số đo diện tích.
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Chuẩn bị:
 - SGK, SGV.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: Thực hành, làm việc cá nhân.
 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.
IV. Lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
 Giáo viên chữa bài nhận xét.
 3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 a, Rèn cho học sinh kĩ năng đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
 - Giáo viên làm mẫu một bài, học sinh làm vào vở.
 b, Rèn kĩ năng đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
 c, Rèn cách viết số đo diện tích có 1 hoặc 2 đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số.
 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh nêu cách làm bài, giáo viên nhấn mạnh đổi hai vế cùng một đơn vị 
 - Học sinh làm bài vào vở.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 - Học sinh nêu cách giải bài toán. HS làm bài rồi chữa bài
Bài giải
Diện tích căn phòng là:
6 x 4 = 24 (m2)
 Số tiền mua gỗ lát phòng là:
 280000 x 24 = 6720000(đồng)
 Đáp số : 6720000 đồng
 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài toán.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán.
 - Giáo viên cho học sinh nêu cách giải.
 - Tính chiều rộng rồi sau đó tính diện tích của khu vườn theo đơn vị m2 và ha
 - HS làm bài sau đó chữa bài
Bài giải :
Chiều rộng khu đất đó là:
200 x ¾ =150(m)
Diện tích khu đất đó là:
 200 x 150 = 30000 (m2)
30000m2 = 3 ha
 Đáp số : 3 ha
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
 - HS biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng.
 * Rèn luyện cho HS các KNS sau:
 - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).
 - Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
II. Chuẩn bị:
 Một số tranh ảnh về thảm họa mà chất độc da cam gây ra.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: Thực hành, làm việc cá nhân.
 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.
IV. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên gọi một số học sinh đọc bài tập làm văn tả cảnh tiết trước.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập làm đơn.
 Bài tập 1: Học sinh đọc bài: Thần chết mang tên bảy sắc cầu vòng
 + Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người?
 (Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam)
 + Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
 Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
 - Học sinh viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 + Đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Lí do nguyện vọng viết có rõ không?
 - Giáo viên chấm điểm một số đơn, nhận xét về kĩ năng viết đơn của học sinh.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới. 
Tiết 4-Khoa học: DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. Mục tiêu:
 Học sinh nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.
 - Xác định khi nào nên dùng thuốc.
 - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
 - Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh trong SGK, bảng phụ.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, thực hành.
 2. Kỹ thuật: Trình bày 1 phút.
IV. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu tác hại của những chất gây nghiện?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Dùng thuốc an toàn.
 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
 Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của học sinh về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
 Tiến hành: B1: Làm việc theo cặp.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp để hỏi và trả lời các câu hỏi sau:
 - Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
 B2: Giáo viên gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời trước lớp.
 - Giáo viên chốt lại.
 Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK.
 Mục tiêu: Xác định được khi nào nên dùng thuốc.
 - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
 - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
 Tiến hành: 
 B1: Làm việc cá nhân.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập trang 24 SGK.
 B2: Chữa bài.
 - Gọi học sinh nêu kết quả bài làm của mình.
 - Giáo viên đưa ra đáp án đúng: 1d, 2c, 3a, 4b.
 Kết luận: Dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách đúng lúc, đúng liều. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
 Hoạt động 3: Tròp chơi “Ai nhanh, ai đúng”
 Mục tiêu: Giúp học sinh chỉo biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
 Tiến hành:
 B1: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
 - Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm đưa thẻ từ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi.
 B2: Tiến hành: Học sinh đọc lần lượt các câu hỏi ở SGK, các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự chọn của nhóm mình vào thẻ rồi giơ thẻ lên.
 - Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng.
 Câu 1: Thứ tự ưu tiên: ăn, uống, tiêm
 Câu 2: Ân, uống, tiêm
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: 
 - Tên gọi ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.
 - Vận dụng để chuyển đổi, so sánh các số đo diện tích.
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Chuẩn bị:
 - SGK, VBT.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: Thực hành, làm việc cá nhân.
 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.
IV. Lên lớp:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Viết các số đo sau dưới dạng đơn vị là mét vuông:
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	a) 12ha	=........................; 5km2 	=................................................;
	2500dm2	=........................; 90000dm2 	=......................................;
140000cm2	=........................; 1070000cm2 	=......................................;
 Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS đổi vế trái về cùng đơn vị để so sánh.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh tóm tắt đề bài rồi giải bài toán. 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài.
Bài giải: Chiều rộng khu rừng là: 3000 x ½ = 1500 (m)
Diện tích khu rừng là: 1500 x 3000 = 4500 000 m2 = 450 (hecta)
Đáp số: 4500 000 m2 ; 450 hecta
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
 - HS biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
 Một số tranh ảnh về thảm họa mà chất độc da cam gây ra.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: Thực hành, làm việc cá nhân.
 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.
IV. Lên lớp:
 1. Ổn dịnh lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh nêu các bước viết một lá đơn.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Luyện tập viết đơn.
 Đề bài: Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
	- Hs viết đơn vào VBT.
 	- Vài hs đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem trước bài mới.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3 - Âm nhạc: (Học hát) CON CHIM HAY HÓT 
I. Mục tiêu: 
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
- Biết thêm một vài bài đồng dao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tươi dí dỏm, ngộ nghĩnh.
- Qua bài hát giáo dục HS yêu cuộc sống thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm một vài bài đồng dao quen thuộc (Nu na nu nống, Chi chi chần chần, Dung dăng dung dẻ )
- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
-GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Học hát bài Con chim hay hót
Hoạt động 1: Học hát
- GV giới thiệu bài. GV hát mẫu. 
-HS đọc lời ca.GV dạy hát từng câu
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm 
-GV chia lớp thành 2 nhóm 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo tiết tấu lời ca
3. Phần kết thúc.
-GV? Hãy kể tên những bài hát nói về loài vật?
(Chú ếch con, Chim chích bông )
-Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau.
	Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn:10/10/2016
Ngày giảng: 13/10/2016
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - HS biết tính diện tích các hình đã học. 
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh tóm tắt đề bài rồi giải bài toán.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Tóm tắt:	Bài giải
Đổi: 8m = 800 cm
Cạnh phòng hình vuông: 8m Diện tích căn phòng là: 
Chiều dài mảnh gỗ hcn: 80 cm 800 x 800 = 640000(cm2)
Chiều dài mảnh gỗ hcn: 20 cm Diện tích mỗi mảnh gỗ là:
Hỏi cần bao nhiều mảnh gỗ? 80 x 20 = 1600 (cm2)
	Để lát hết nền nhà cần số mảnh gỗ là:
640000 : 1600 = 400 (mảnh)
 Đáp số: 400 mảnh gỗ.
 Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS giải bài toán.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Bài giải
Chiều dài khu đất là: 130 + 70 = 200 (m)
 Diện tích khu đất là: 130 x 200 = 26 000 (m2)
	Mỗi m2 thu hoạch được: 300 : 100 = 3 (kg mía)
Cả khu đất thu hoạch được: 26000 : 3 = 78 000 kg = 78 (tấn mía)
 Đáp số: 78 tấn mía.
 Bài 3: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS giải bài toán.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Bài giải
Theo tỉ lệ trên thì thực tế chiều dài và chiều rộng lần lượt là: 6 x 3000 = 18 000 (cm) và 3 x 3000 = 9000 (cm)
Diện tích sân vận động là: 18 000 x 9000 = 162 000 000 cm2 = 16200 (m2)
 Đáp số: 16200 m2
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2 -LTVC: LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc và trả lời câu hỏi, nắm nội dung một số bài tập đọc.
- Đặt được câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được. 
II. Chuẩn bị:
- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc đã học và câu hỏi về nội dung.
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở bài tập 1.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Luyện đọc.
Hoạt động 1: Học sinh bóc thăm và đọc đoạn/bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
Hoạt động 2: Đặt hai câu để phân biệt các cặp từ trái nghĩa.
- GV ghi yêu cầu bài tập lên bảng. HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại: Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ.
- HS đặt câu vào vở nháp. Lần lượt các em đọc bài của mình. GV cùng hs nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
-Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Thể dục: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH”
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
 1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”. Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
 - Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
 - Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 + Lần 1, 2 GV điều khiển HS thực hiện. HS luyện tập theo tổ.
 + Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện. 
 - Cả lớp tập do Gv điều khiển.
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho học sinh.
 b, Trò chơi vận động:
 - Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”:
 + GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
 + Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát nhận xét biểu dương HS tích cực trong khi chơi.
 3. Phần kết thúc:
 - HS thực hiện một số động tác thả lỏng.
 - GV cho HS chạy thành vòng tròn vỗ tay hát. GV cùng HS hệ thống bài.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học giao bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn:11/10/2016
Ngày giảng: 14/10/2016
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu:
 - Biết các loại đất chính ở nước ta, nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe- ra- lít. Phân biệt rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa và đất phe - ra - lít, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ.
 - Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất.
II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ phân bố rừng Việt Nam.
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta? Nêu vai trò của biển nước ta?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới: Đất và rừng
 Phần 1: Đất ở nước ta.
 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và hoàn thành bảng sau:
 - Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Kẻ bảng sau vào giấy rồi điền các nội dung phù hợp.
 TÊN LOẠI ĐẤT
VÙNG PHÂN BỐ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
Fe-ra lit
Phù sa
 Bước 2: Đại diện một số học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - Một số học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
 Bước 3: Giáo viên trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn.
 - Học sinh nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.
 Phần 2: Rừng ở nước ta.
 Hoạt động 2: Làm theo nhóm.
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, đọc SGK và hoàn thành bài tập:
 - Chỉ vùng đất phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 Bước 2: Đại diện nhóm học sinh lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - Giáo viên chốt lại.
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 - Giáo viên hỏi học sinh về vai trò của rừng đối với đời sống của con người?
 + Để bảo vệ rừng , nhà nước và người dân phải làm gì?
 + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?	
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh sông nước.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước cụ thể.
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài cho tiết học này.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh.
 Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh làm việc theo cặp.
 - Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi:
 + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
 (Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển)
 + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?
 (Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào thời điểm khác nhau)
 + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị gì?
 - Giáo viên giải thích từ liên tưởng: chuyện này sang chuyện khác.
 + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
 (Suốt ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều) 
 + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
 (Quan sát bằng thị giác, xúc giác)
 + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
 Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 Giáoviên hướng dẫn học sinh làm bài vào vở.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem bài mới.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.	 
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Ôn sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II. Chuẩn bị:
- SGK, VBT
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài toán. Nhắc hs nhớ lại:
- Nếu các phân số có cùng mẫu số thì ta so sánh tử số. Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. 
- Nếu các phân số có cùng tử số thì ta so sánh mẫu số. Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6-S.doc