Giáo án lớp 5 tuần 5 (tiếp theo)

Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

B. Chuẩn bị

- Tranh SGK

- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN

C. Các hoạt động dạy học

I. ÔĐTC

II. KTBC

 

doc 39 trang Người đăng haroro Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 5 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều
Tiết 1: Tiếng việt
Ôn tập: Từ trái nghĩa
 A. Mục đích-yêu cầu 
Củng cố cho HS:
- Khái niệm về về từ trái nghĩa.
- Tìm hiểu về một số câu thành ngữ tục ngữ có sử dụng một số cặp từ trái nghĩa - B. Chuẩn bị
- Nội dung bài
 C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- HS đọc ghi nhớ từ trái nghĩa
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
 a). GV đưa ra hệ thống bài tập, yêu cầu HS làm bài.
 Bài 1: Chỉ ra các từ trái nghĩa trong mỗi câu sau:
1. Ăn không nói có	9. Ăn ít ngon nhiều.
2.Của chìm, của nổi	10. Cá đầu, cau cuối
3.Người chết, nết còn.	11.Hết khôn hoá rồ.
4. Lá lành đùm lá rách. 
5. Khôn nhà dại chợ	 12. Sớm đi tối về
6.Chân cứng đá mềm.	13.Mật ít ruồi nhiều
7.Mắt trước mắt sau.	14.Đi ngược về xuôi
8.No dồn đói góp	15.Trên thuận dưới hoà
 Bài 2: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi chô trống.
a. Trong ấm........ngoài êm	b. Giấy trắng mực .....
c. Trên đe.........búa	d.Đi ngược về......
 Bài 3: Tìm các từ trái nghĩa tả.
a. Hình dáng: VD: béo / gầy
b. Trạng thái: VD: thức/ ngủ..
Bài 4:( HS khá giỏi) Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cặp từ trái nghĩa 
 b. GV tổ chức chấm chữa bài và đánh giá kết quả
 Bài 1: Củng cố kĩ năng tìm từ trái nghĩa trong câu cho sẵn.
- Yêu cầu HS nêu miệng bài tập.
- Lớp nhận xét
	* Đáp án: Từ trái nghĩa trong mỗi câu lần lượt là:không/có; chìm / nổi; chết/ còn; lành/ rách; khôn/ dại; cứng / mềm; trước/ sau; no / đói; ít/ nhiều; đầu/ cuối; khôn/ rồ; sớm / tối; ít / nhiều; ngược/ xuôi; trên / dưới.
 Bài 2: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa trong câu
- Yêu cầu HS lên bảng chữa
- Lớp nhận xét thống nhất.
 * Đáp án : Các từ cần điền lần lượt là:a. ngoài; b. dưới; c. đen; d. xuôi.
 Bài 3: Củng cố kĩ năng tìm từ trái nghĩa là danh từ; động từ, tính từ.
- Yêu cầu HS thi đua nêu miệng.
- Lớp nhận xét thống nhấtkêt quả.
 * Đáp án: a. to/ nhỏ; lớn/ bé; cao/ thấp; gầy/ mập.
 b. im ắng/ ồn ào; yên lặng/ náo nhiệt.
 c. ngoan/ hư; hiền/ ác; phản bội/ chung thành.
IV. Củng cố-dặn dò
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS và tuyên dương những HS học tốt trong tiết học
- Vê hoàn thiện bài tập 4.
Tiết 2: Tiếng việt
Luyện viết
A.Mục tiêu:
- Học sinh chép lại bằng kiểu chữ đứng nét thanh, nét đậm hai khổ thơ đầu bài: Bài ca về trái đất.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác rèn chữ viết.
B.Chuẩn bị : 
Phấn màu.
C.Hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng viết chữ Đ ; M N 
GV nhận xét bài 
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài : Ghi bảng.
2.Hướng dẫn học sinh viết bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày 2 khổ thơ: Bài ca về trái đất.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số chữ cái hoa.
- Yêu cầu học sinh viết bằng kiểu chữ đứng nét thanh, nét đậm.
- Gọi học sinh lên bảng viết một số chữ hoa.
- Yêu cầu HS chép bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS
- GV chấm điểm một số bài. Và nhận xét.
III. Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học
- Về chép lại bài.
Tiết 3: Toán
Ôn tập bổ sung về giải toán
A. Mục tiêu
- Rèn cho HS kĩ năng giải các bài toán về tìm hai số khi biêt tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng nhân chia số tự nhiên.
B. Chuẩn bị
-HS mang vở BT toán 5 ( tập 1)
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
Bài 1: Củng cố kĩ năng giải toán về tìm hai số khi biết Tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số
a) Tổng hai số là 100. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó?
b) Hiệu hai số là 55. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó?
Bài 2: Củng cố kĩ năng giải toán về tìm hai số khi tổng và tỉ só của hai số đó
Một thúng đựng trứng gà và vịt có tất cả 116 quả. Số trứng gà bằng trứng vịt. Hỏi có bao nhiêu quả trứng gà, bao nhiêu quả trứng vịt?
Bài 3: ( HS khá giỏi) Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan đến bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số và tính diện tích hìnhchữ nhật.
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 160m chiều rộng bằng chiều dài.
a) Tính chiều dài chiều rộng của mảnh vườn đó?
 b) Người ta để diện tích vườn hoa làm lối đi. TÍnh diện tích lối đi?
- GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
IV. Củng cố-dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
 Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 7 = 10 ( phần)
Số bé là: 	100 : 10 x 3 = 30
Số lớn là: 100 - 30 = 70.
	Đ/S: 30 và 70. 	Giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
 9 - 4 = 5 (phần)
số bé là: 55 : 5 x 4 = 44 
Số lớn là: 55 + 44 = 99
- HS nêu lại yêu cầu
- HS làm bài và chữa bài.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
 1 + 3 = 4 ( phần)
Số trứng gà là: 116 : 4 x 1= 29 ( quả)
Số trứng vịt là: 116 - 29 = 85 ( quả).
	 Đ/S: 29 quả trứng gà
 85 quả trứng vịt
- HS nêu lại yêu cầu
- HS làm bài và chữa bài
Giải
a.Tổng của chiều dài và chiều rộng ( hay nửa chu vi) là:
 160 : 2 = 80 (m)
Tổng số phần bằng nhau là: 
 3 + 2 = 5 ( phần)
Chiều rọng HCN là: 
 80 : 5 x 2 = 32 ( m)
Chiều dài HCN là: 
 80 - 32 = 48 ( m) 
b. Diện tích vườn hoa là :
 32 x 48 = 1536 ( m2)
Diện tích lối đi là: 1536 : 24 = 64 ( m 2)
Ngày soạn: 20.9.2010.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010.
Tiết 1. Tập đọc
Ê-mi-li, con...
A. Mục đích – yêu cầu.
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm được bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-.Học thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài.
- HS yêu thích môn học
B. Chuẩn bị
GV : Ảnh minh hoạ trong SGK.
HS : SGK.
Dự kiến HĐ : cá nhân, nhóm, lớp.
Dự kiến phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát,...
C. Các hoạt động dậy học:
I. Ổn định tổ chức: Hát.
II. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối nhau bài : Một chuyên gia máy xúc và nêu nội dung bài.
- Nhận xét- cho điểm.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiẩu bài
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện các tên riêng nước ngoài.
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc phần xuất sứ và 4 khổ thơ
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm hiểu nội dung chính của từng đoạn.
? Vì sao Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ?
? Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
? Vì sao chú lại dặn con nói với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! ?
? Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xơn ?
? Bài thơ muốn nói lên điều gì ?
d. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 4 HS lên bảng đọc tiếp nối từng khổ thơ
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 3- 4, sau đó yêu cầu HS đọc thuộc lòng và diễn cảm hai khổ thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 khổ thơ trên.
- GV nhận xét và tuyên dương.
IV. Củng cố- Dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
- Học bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và nêu nội dung bài.
- HS đọc cả bài
- HS Đọc nối tiếp
+ Lần 1: đọc từ khó
+ Lần 2: Giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- Chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Chú dặn bé Ê- mi- li, khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.
- Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ về sự ra đi của chú! Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp.
- HS tự phát biểu.
- Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo- ri- xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ, cản lớp theo dõi sau đó nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng hai khổ thơ 3- 4.
- HS thi đọc hai khổ thơ 3- 4.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 : Luyện từ và câu
Từ đồng âm
A. Mục đích – yêu cầu.
Giúp HS:
Hiểu thế nào là từ đồng âm.
Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm; bước đâùu hiểu tác dụng của từ đồng âmqua mẩu chuyện vuivà các câu đố.
HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học
GV : Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên giống nhau.
- HS : SGK, VBT.
- Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
Dự kiến phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, luyện tập,..
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức: Hát
II. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc bài văn tả cảnh làng quê thanh bình ở nông thôn hay thành phố.
- Nhận xét- cho điểm.
III.Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Phần nhận xét.
* Nhận xét 1,2:
- GV viết bảng:
 + Ông ngồi câu cá.
 + Đoạn văn này có 5 câu.
? Em có nhận xét gì về hai câu văn trên ?
? Nghĩa của từ câu trong từng câu là gì ? em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2 ?
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên ?
* Kết luận: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
3. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm.
- Nhận xét- sửa sai.
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm .
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài tập 
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Hỏi: 
+ Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc ở ngân hàng ?
- Nhận xét-sửa sai.
IV. Củng cố- Dặn dò
Nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau.
- HS đứng tại chỗ trình bày miệng.
- HS tiếp nối nhau đọc câu văn.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến.
- Hai câu văn trên đều là hai câu kể. Mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.
- Từ câu trong ông ngồi câu cá là bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ buộc vào đầu sợi dây.
- Từ câu trong đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn ,trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
- Hai từ câu có phát âm giống nhau 
Nhưng có nghĩa khác nhau.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS lấy ví dụ về từ đồng âm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau.
a. cánh đồng : đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng , dùng để cấy cầy, trồng trọt.
+ Tượng đồng : đồng là kim loại có mầu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và hợp kim
+ Một nghìn đồng : đồng là đơn vị tiền tệ Việt Nam.
b, Hòn đá : đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
- Đá bóng : đá là đa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đá bóng vào khung thành đối phương.
c, - Ba má: ba là bố, ngời sinh ra và nuôi dưỡng mình.
- Ba tuổi: ba là số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
- HS đọc thành tiếng .
- 3 HS lên bảng lớp làm . HS dưới lớp làm vào vở.
*
-Bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp.
- Họ đang bàn về việc sửa đường.
*
- Nhà cửa ở đây được xây dựng như ô bàn cờ.
- Lá cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay.
*- Yêu nước là thi đua.
 - Bạn Lan đang đi lấy nước.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc mẩu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- Vì Nam nhầm lẫn nghĩa hai từ đồng âm là tiền tiêu.
+ Tiền tiêu: tiêu là tiền để chi tiêu.
+ Tiền tiêu: tiêu là vị trí quan trọng nơi có bố trí canh gác .
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu.
Giúp HS:
- Biết tính diện tích của một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- HS yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
GV : Nội dung bài.
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, lớp.
Dự kiến phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, luyện tập,..
C. Các hoạt động dậy học
I. Ổn định tổ chức: Hát.
II.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài trong vở bài tập của HS.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Luyện tập
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề.
Phân tích đề.
Tóm tắt và giải.
 Tóm tắt.
Có: 1 tấn 300kg quyển?
 2 tấn700 kgquyển?
Biết: 2 tấn: 50 000 cuốn vở HS.
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề.
Phân tích đề.
Tóm tắt và giải.
- GV nhận xét và chữa bài.
IV. Củng cố- Dặn dò
Nhắc lại nội dung bài.
Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày vở bài tập của mình.
- Nêu yêu cầu của bài và làm bài
 Bài giải:
 Đổi : 1 tấn 300kg = 1300kg
 2 tấn700kg = 2700kg.
Số giấy vụn cả hai trường thu gom được là :
 1300 + 2700 = 4000 ( kg)
 Đổi : 4000kg = 4 tấn.
 4 tấn gấp 2 tấn số lần là :
 4 : 2 = 2 ( lần)
 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sẽ sản xuất được là :
 50 000 x 2 = 100 000 ( cuốn)
 Đáp số: 100 000 cuốn
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài và chữa bài.
Bài giải
Diện tích của hình chữ nhật
ABCD là :
6 x14 = 84 ( m2)
Diện tích của hình vuông là :
7 x 7 = 49 ( m2)
Diện tích mảnh đất là :
84 + 40 = 120 (m2)
 Đáp số 120 m2
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Khoa học	
Thực hành nói không với các chất gây nghiện
A. Mục tiêu.
- Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói không với các chất gây nghiện.
B. Đồ dùng dạy học.
- GV : Hình minh hoạ SGK
- HS : SGK, VBT.
- Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm lớp.
- Dự kiến phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, luyện tập,..
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức : Hát.
II. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý ? 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Nội dung 
a. Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê, sử dụng chất gây nghiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK và hỏi : hình minh hoạ các tình huống gì ?
- GV chia HS thành 3 nhóm yêu cầu mỗi HS cùng thảo luận tìm ra cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành một đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp.
b. Hoạt động 4: Trò chơi hái hoa dân chủ.
- GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý vào từng mảnh giấy cài lên cây.
+ Chia lớp theo tổ.
+ Mỗi tổ cử 1 đại diện làm ban giám khảo.
+ Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi, có sự hội ý, sau đó trả lời.
- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 4 điểm, sai trừ 2 điểm.
Gợi ý các câu hỏi: 
1, Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
2, Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào ?
3, Hãy lấy ví dụ về việc tiêu tốn tiền vào việc hút thuốc lá
d. Hoạt động 5: Trò chơi chiếc ghế nguy hiểm.
Hỏi : Nghe tên trò chơi em hình dung ra điều gì ?
- Cử 5 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em thấy.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát.
- Nhận xét, kết luận.
IV. Củng cố - dặn dò 
Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài
Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS cùng quan sát hình minh hoạ và nêu : hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện
- HS làm việc theo nhóm để xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
- HS tham gia trò chơi.
- Đây là 1 chiếc ghế rất nguy hiểm, đụng vào sẽ bị chết.
- Quan sát và lắng nghe, GV hướng dẫn.
5 HS đứng quan sát, HS trả lời xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp vào chỗ ngồi của mình.
- HS nói những gì mình quan sát thấy.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Ngày soạn: 21.9.2010.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010.
Tiết 1: Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
A. Mục đích – yêu cầu.
- Biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng:
GV : Phiếu bài tập dành cho HS.
HS : VBT
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
 - Dự kiến phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, luyện tập,..
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức: Hát.
II. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 HS đọc một đoạn văn miêu tả một buổi trong ngày đã viết từ tiết trước.
- Nhận xét- cho điểm.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét kết quả thống kê và cách trình bày của từng bạn HS.
- Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình ?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở.
- GV nhận xét, bổ xung.
IV. Củng cố- Dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày bài trước.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở. HS chỉ cần viết theo hàng ngang.
VD : Điểm trong tháng của 1 bạn trong lớp là :
a. Điểm dưới 5: 0
b. Điểm từ 5 đến 6 : 2
c.Điểm từ 7 đến 8 : 6đ
d. Điểm từ 9 đến 10 : 7
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp kẻ bảng làm vào vở.
- Từng HS đọc bảng thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư kí điền nhanh vào bảng.
- Đại diện tổ trình bày bảng thống kê.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Thể dục: GV bộ môn dạy
Tiết 3: Toán
Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông.
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề – ca – mét vuông, héc – tô - mét vuông.
- Biết đọc viết các số đo diện tích theo đơn vị đề – ca – mét, héc tô - mét vuông. 
- Biết mối quan hệ giữa đề – ca – mét vuông với mét vuông ; đề – ca – mét vuông với héc – tô - mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích ( trường hợp đơn giản).
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dậy học:
GV : Chuẩn bị đồ dùng trực quan.
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, lớp.
 - Dự kiến phương pháp: Động não giảng giải, luyện tập,..
C. Các hoạt động dậy học 
I. ổn định tổ chức: Hát.
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Dạy bài mới:
a)Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề - ca- mét vuông.
- Hình thành biểu tượng về đề- ca - mét vuông.
+ Yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học.
+ Dựa vào đó hướng dẫn HS dựa vào đó để tự nêu.
+ Yêu cầu HS tự nêu cách đọc và kí hiệu dam2
- Phát hiện mối quan hệ giữa dam2 và m2:
GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam và giới thiệu cho HS thấy. Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ
b)Giới thiệu đơn vị đo diện tích hm2:
- GV: Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm.
Héc-tô-mét vuông viết tắt: hm2.
- Gọi HS đọc.
- Hình vuông 1hm2 gồm 100 hình vuông 
1dam2.
 1hm2 = 100dam2
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Đọc các số đo diện tích.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: 
- Viết các số đo diện tích.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
a. Viết số do thích hợp vào chỗ chấm.
b. Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét- sửa sai.
IV. Củng cố- dặn dò
- Nhắc lại nội dung bà
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trình vở bài tập của mình.
- HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- HS nêu : Đề- ca- mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dam.
- HS quan sát và tự xác định số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ ; tự rút ra nhận xét: hình vuông 1 dam2 gồm 100 hình vuông 1 m2.
* Vậy : 1 dam2 = 100 m2
 - HS đọc tiếp nối.
+ 105 đề- ca- mét vuông.
+ 32 600 đề- ca- mét vuông.
+ 492 héc- tô- mét vuông.
+ 180 350 héc- tô- mét vuông.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm.
a. 271 dam2. b.18 914 dam2.
c. 603 hm2. d. 34 620 hm2.
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm.
2 dam2 = 200 m2
3 dam215m2 = 315 m2
200m2= 2dam2
30 hm2 = 3 000 dam2
12 hm25 dam2 = 1205 dam2
760 m2 = 7 dam260 m2
 - HS làm.
1m2 = dam2 ; 3m2 = dam2
27m2 = dam2 ; 1dam2 = hm2
8dam2 = hm2 ; 15dam2 = hm2
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 : Địa lí
Vùng biển nước ta
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta :
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đống băng.
+ Biển cố vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
 - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng : Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,trên bản đồ, lược đồ.
- Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên lớn của đất nước. 
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
GV : Bản đồ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 tuan 5CKTKN.doc