Giáo án lớp 5 tuần 5 (tiếp)

-  diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.

- Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK)

II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học

doc 39 trang Người đăng haroro Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 5 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy học
Bài 1: HS đọc yêu cầu của BT, tự làm vào vở. GV gọi HS trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng: trái nghĩa với hoà bình là chiến tranh, loạn lạc
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, làm việc theo nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Giữ gìn hoà bình, phá hoại hoà bình, đất nước hoà bình.
Bài 3: Hoạt động nhóm đôi. Kếùt quả:
Những hoạt động nhằm bảo vệ nền hoà bình là: 
Hoà giải khi có mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các dân tộc, quốc gia.
Đấu tranh chống lại những thế lực gây chiến tranh.
Tôn trọng nền độc lập, lợi ích, văn hoá của các dân tộc, các quốc gia.
Bài 4: Làm việc cá nhân. Kết quả: Chọn các từ sau: no ấm, an toàn, yên vui, vui chơi
*****************************************************************
Luyện: Toán
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II. Hoạt động dạy và học:
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Đáp án:
1, 
25 tạ = 2500kg	105 kg = tấn
202 yến = 2020 kg	61 kg = tạ
50 tấn = 50000kg	12 kg = yến
2,
 21 tạ 6 kg = 2106 kg	35 kg 5g = 35005 g
8205kg = 8 tấn 205kg	5005g = 5kg 5g
3,
Khoanh vào D. 40kg 350g
4,
 a) S
B) Đ
*****************************************************************
Kĩ thuật
( Cĩ giáo viên chuyên soạn giảng)
**********************************************************************************************
Thứ Tư, ngày 21 tháng 9 năm 2011
SÁNG:
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I.Mục tiêu 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hồ bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: GV và HS: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài: . – GV ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Tìm hiểu đề:
- Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì? (kể chuyện). Câu chuyện đó ở đâu? (được nghe hoặc đã đọc).Câu chuyện nói về điều gì? (ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh). – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài 
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/ 48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn (nếu HS chọn chưa đúng câu chuyện GV giúp HS chọn lại chuyện phù hợp).
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời:
H: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? 
-GV chốt: 
 * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện, người đó làm gì?). 
 * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tập trung vào tình tiết yêu hòa bình, chống chiến tranh). 
 * Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong chuyện).
- GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp – GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Khi mỗi HS kể xong chuyện, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của cô giáo.
- Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể .
- Tìm một câu chuyện em chứng kiến, hoặc em làm thể hiện tình hữu quốc tế
- 1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung.
- 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn.
- HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay;kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
*****************************************************************
Tập đọc
Ê-MI-LI, CON
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, lưu loát; đoc đúng tên riêng nước ngoài; đọc diễn cảm được bài thơ 
- Hiểu yÙ nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.( TL câu 1,2,3,4 SGK; thuộc 1 khổ thơ trong bài).
- HSKG thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xuc động, trầm lắng.
II. Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ chép 2 đoạn thơ cuối để HTL.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi:
HS1: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? 
HS2: Cuộc găp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? HS3. Nêu Ý nghĩa của bài? -GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc:
+ Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
+ Yêu cầu HS Đọc nối tiếp nhau từng khổ trước lớp. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và hiểu nghĩa các từ: Lầu Ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B52, Na- pan, Oa-sinh-tơn.
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lời dẫn và trả lời câu hỏi:
 Chú Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li đến Lầu Ngũ Giác để làm gì? (..Tự thiêu vì hoà bình ở Việt Nam)
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li: giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ hồn nhiên.
- Yêu HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi:
Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?
Câu 2: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa (không nhân danh ai) và vô nhân đạo (đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh,)
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi:
Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
Câu 3: Khi từ biệt chú Mo-ri-xơn nói với con: khi mẹ đến con hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: cha đi vui xin mẹ đừng buồn.
Trong những lời từ biệt bé Ê-mi-li của chú câu nào đáng nhớ nhất? Tại sao?
( Là câu: cha đi vui xin mẹ đừng buồn – Với câu này, chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn , bởi chú ra đi thanh thản, tự nguyện)
Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
( Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu mình để đòi hoà bình cho nhân dân Việt Nam. Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó./ Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục.)
GV: Bài thơ ca ngợi điều gì? – GV chốt và ghi ù:
Ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi một số HS đọc từng khổ.
 - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi khổ.
 - GV đọc mẫu bài thơ 
 - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp khổ thơ 4.
 - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
b) Hướng dẫn học thuộc lòng:
- Tổ chức cho HS đọc thuộc khổ thơ 3 và 4.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng – GV nhận xét tuyên dương
3. Củng cố- Dặn dò: 	
- Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu ý nghĩa.
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi:
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo sgk.
- HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai, nêu cách hiểu từ.
- HS đọc theo cặp
-1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm lời dẫn.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu.
- HS đọc thầm khổ 2 và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS thảo luận nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
- HS đọc lại ý nghĩa
- HS đọc từng khổ thơ, 
- Theo dõi quan sát nắm cách đọc.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS đọc thuộc khổ thơ 3 và 4.
- HS thi đọc thuộc lòng.
*****************************************************************
Toán
 TIẾT 23. LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuơng.
- Biết cách giải bài tốn với các số đo độ dài, khối lượng.
- Bài tập cần làm : BT1, BT3. HSKG làm hết các BT.
II. Đồ dùng dạy- học: GV: vẽ trước hình chữ nhật bài 3 vào giấy A3
	 	 HS: Thước có chia xăng-ti-mét.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp (mỗi dãy bàn mỗi bài)
	Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3kg = g b) 3264g = kg  g
 5tấn 3 tạ =  yến 1845kg = tấn  kg
7hg 8dag = .......g 9575g = kg  hg  dag g
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
 HĐ 1: Làm bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Tổ chức cho HS tìm hiểu đề (xác định cái đã cho, cái phải tìm).
- Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng. 
- GV hướng dẫn HS suy luận từ câu hỏi của bài toán: muốn biết số quyển vở sản suất được ta phải biết số giấy vụn hai trường thu được và số giấy đó gấp 2 tấn mấy lần thì số quyển vở sản suất được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- GV nhận xét và chốt lại cách giải.
Bài 1: Bài giải:
 Cả hai trường thu được là:
1tấn 300kg + 2tấn 700kg = 3tấn 1000kg = 4tấn
 4tấn gấp 2 tấn số lần là: 
 4 : 2 = 2 (lần)
 Số quyển vở sản xuất được là: 
 50 000 x 2 = 100 000 (quyển)
 Đáp số : 100 000 quyển.
HĐ 2: Làm bài 3:
Bài 3: 
-GV gắn hình chữ nhật bài 3 ở giấy A3 lên bảng.
-Yêu cầu HS đọc đề bài xác định cái đã cho và cái phải tìm.
-Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng bằng cách: Muốn tìm diện tích mảnh vườn ta phải tính diện tích từng mảnh nhỏ rồi cộng lại.
- GV nhận xét và chốt lại cách giải.
 Bài giải:
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là 
 14 x 6 = 84 (m2)
 Diện tích hình vuông CEMN là: 
 7 x7 = 49 (m2) 
 Diện tích mảnh đất là 
 84 + 49 = 133 (m2)
 DS: 133 m2 
3. Củng cố:- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 2 SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp (mỗi dãy bàn mỗi bài)
- HS đọc các bài tập 1sgk, nêu yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, hs khác làm vào vở.
- Đối chiếu nhận xét bài trên bảng.
- Đọc bài 3 và quan sát hình.
- Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- 1HS lên bảng làm, hs khác làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn sửa sai.
*****************************************************************
Khoa học
NÓI “KHÔNG!”ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, huốc lá, ma tuý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi.
HS1: Trình bày những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì? 
HS3: Trình bày những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì? 
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
2. Dạy - học bài mới: 
 Giới thiệu bài: Chất gây nghiện là những chất nào? Chúng có tác hại ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết rõ thêm điều đó – GV ghi đề
HĐ1: Thực hành xử lí thông tin:
MT: HS lập được bảng nói lên tác hại của chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK hoàn thành bảng sau:
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Đối với người sử dụng
- Yêu cầu HS trình bày mỗi em mỗi ý.
- GV nhận xét và chốt lại: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Vì vậy, người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là phạm pháp. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh, làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội.
- Yêu cầu HS hãy chia sẻ với các bạn về những trang ảnh, sách, báo đã sưu tầm được nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- GV nhận xét khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt.
HĐ 2: Trò chơi “bốc thăm và trả lời câu hỏi”
MT: Củng cố cho HS những kiến thức về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- GV phổ biến cách chơi: GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý vào từng mảnh giấy bỏ vào hộp. Mỗi tổ cử 1 ban giám khảo và 3-5 ban tham gia bốc thăm trả lời. GV phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cách cho điểm.
- Tổ chức cho từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi, GV và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng lấy điểm trung bình.
- GV dựa vào số điểm trung bình để chọn ra nhóm thắng cuộc.( câu hỏi bốc thăm có thể lấy ở SGV).
- Gợi ý đáp án:
- 3 HS trả lời câu hỏi
- HS đọc thông tin trong SGK hoàn thành bảng.
- HS trình bày mỗi em mỗi ý, HS khác bổ sung.
- HS nối tiếp nhau đứng dậy giới thiệu thông tin mình sưu tầm được.
- Lắng nghe nắm bắt cách chơi.
- Từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi, ban giám khảo cho điểm.
- Tổng kết điểm chọ đội thắng cuộc.
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng 
- Mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, 
- Hơi thở hôi, răng vàng, da xỉn, môi thâm.
- Mất thời gian, tốn tiền.
- Dễ mắc các bệnh: viêm và chảy máu thực quản, dạ dày, ruột, viêm gan, ung thư gan, rối loạn tim mạch, ung thư lưỡi, miệng, họng.
- Suy giảm trí nhớ.
- Mất thời gian, tốn tiền.
- Người say rượu, bia thường bê tha, quần áo xộc xệch, đi loạng choạng, ói mửa, dễ bị tai nạn; không làm chủ bản thân.
- Sử dụng ma túy dễ mắc nghiện, khó cai.
- Sức khoẻ giảm sút. 
- Thân thể gầy gộc, mất khả năng lao động.
- Tốn tiền, mất thời gian.
- Không làm chủ được bản thân: dễ ăn cắp, giết người.
- Chích quá liều sẽ bị chết.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
- Mất tư cách, bị mọi người khinh thường.
Đối với người xung quanh
- Hít phải khói thuốc lá cũng dẫn đến bị các bệnh như người hút thuốc lá.
- Trẻ em bắt chước và dễ trở thành nghiện thuốc lá.
- Dễ bị gây lộn.
- Dễ mắc tai nạn giao thông khi va chạm với người say rượu.
- Tốn tiền.
- Tốn tiền, kinh tế gia đình suy sụp.
- Con cái, người thân không được chăm sóc.
- Tội phạm gia tăng.
- Trật tự xã hội bị ảnh hưởng.
- Luôn sống trong lo âu, sợ hãi.
3. Củng cố – dặn dò: 
-Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 21.
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học. Hôm sau học bài: Thực hành nói không với các chất gây nghiện (tiếp).
**********************************************************************************************
CHIỀU:
Luyên: Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải bài tốn với các số đo độ dài, khối lượng.
II. Hoạt động dạy và học:
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Đáp án:
1, Khoanh vào C. 
2, Bài giải:
Đổi: 2 km = 2000 m
Quãng đường đội đĩ sửa được trong tuần lễ đầu là:
2000 x = 1200(m)
Tuần lễ sau đội đĩ sửa được số mét đường là:
2000 – 1200 = 800(m)
Đáp số: 800 m đường.
3,	 	Bài giải:
Hộp kẹo thứ 3 cân nặng số kg là:
 - = (kg)
Hộp kẹo thứ 1 cân nặng số kg là:
 - = (kg)
Hộp kẹo thứ 2 cân nặng số kg là:
 - (+) = (kg)
Đáp số: - Hộp 1: kg
- Hộp 2: kg
- Hộp 3: kg
*****************************************************************
Địa lí
( Cĩ giáo viên chuyên soạn giảng)
*****************************************************************
Thể dục
BÀI 9: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I-Mục tiêu:
Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp .
Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái
 Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi“Nhảy ô tiếp sức ”. 
II-Địa điểm, phương tiện: 
- GV: chuẩn bị 1 còi.
- HS:
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Khởi động:(5’) GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Cán sự dẫn đầu cả lớp chạy xung quanh sân tập.
KTBC:(3’) hs thực hiện động tác quay sau. Gv nhận xét tuyên dương. 
Bài mới:(22’)
a-GT bài: Hôm nay chúng ta ôn động tác vòng phải, vòng trái. Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp, ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
b-Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.. 
- Mục tiêubước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Tiến hành: Làm mẫu động tác chậm giảng giải cách bước đệm theo nhịp hô, nhắc nhơ ûhs bước đệm phải nhanh khớp với nhịp hô.
Hoạt động 2: Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái - đứng lại.
- Mục tiêu: thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải vòng trái.
- Tiến hành: Tập hợp lớp thành 4 hàng ngang, gv làm mẩu hs quan sát.
Hoạt động 3: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Mục tiêu : : Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng.
- Cách tiến hành:
Tập hợp lớp vừa làm mẩu vừa giải thích lại động tác, sau đó chia các tổ về khu vực tập luyện.
- Hoạt động 4 : Trò chơi “Nhảy Ô Tiếp Sức”
- Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
Tiến hành:
 - Nhắc lại cách chơi, sau đó cho các em chơi thử và chơi chính thức. Gv điều khiển trò chơi.
- Gọi hs thực hiện động tác.
- Cả lớp tập theo đội hình 4 hàng dọc gv điều khiển.
- Thực hiện động tác theo từng nhóm dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV quan sát cả lớp. 
 - Cả lớp thực hiện động tác theo sự điều khiển của gv.
- Cả lớp thực hiện động tác theo sự điều khiển của cán sự, gv quan sát sửa sai 
- Ngồi nghe gv phổ biến luật chơi
Cả lớp chơi thử và chơi chính thức. GV quan sát nhắc nhở các em chơi đúng luật.
Củng cố: (4’)GV gọi một số HS thực hiện động tác quay sau và động tác vòng phải, vòng trái.
IV. Hoạt động nối tiếp ( 1’)
 GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BT về nhà.
**********************************************************************************************
Thứ Năm, ngày 29 tháng 9 năm 2011
SÁNG:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Bảng phụ ghi bảng thống kê kết quả học tập.
-Phiếu ghi điểm của từng HS, giấy khổ to, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại bảng thống kế đã lập ở tuần 2 có những cột nào, ghi những gì? 
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài: nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
- Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1.
- Yêu cầu từng HS xem kết quả các điểm của mình, hoặc lấy giấy nháp ghi lại tất cả các điểm theo mức điểm:
 a) Số điểm dưới 5.
 b) Số điểm từ 5 đến 6.
 c)Số điểm từ 7 đến 8.
 d)Số điểm từ 9 đến 10.
- GV gọi một số HS trình bày, GV nhận xét khen ngợi những HS làm nhanh.
- GV có thể hỏi thêm với HS khá, giỏi:
GV: Nhìn vào điểm đã thống kê, em hãy nói về kết quả học tập của mình trong tháng? (Em học như thế nào, đã

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 tuan 5 10 buoituan20112012.doc