Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3- LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA

I. Mục tiêu:

- Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập 1, 2, 3.

- Đặt được câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu học tập để làm bài tập 3.

III. Lên lớp:

Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc kết quả của mình, HS cùng GV nhận xét chốt.

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh tìm từ trái nghĩa với từ in đậm: rộng, đẹp, dưới.

Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm phiếu bài tập CN.

 + Tìm từ trái nghĩa với các từ: a) Hòa bình: . b) Thương yêu: . c) Đoàn kết: . d) Giữ gìn:

- GV chữa bài thu phiếu nhận xét.

Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- HS đặt câu với các từ tìm được, làm vào vở BT; Vài HS đứng dậy đặt them vài câu khác.

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
432 (em bé)
 Đáp số: 3; 18; 432 em bé.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh lên bảng giải bài tập rồi đưa đáp án A; B; C; D.
 - Giáo viên chữa bài nhận xét.
 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh tóm tắt đề bài rồi giải bài toán rút về đơn vị (như bài 1).
	- GV hd học sinh đổi 1 tá = 12 bút; 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
_____________________________________
Tiết 2- Mĩ thuật: VTM: KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
 I. Mục tiêu:
 - HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu:biết quan sát,so sánh,nhận xét hình dáng chung của từng vạt mẫu và hình dáng của từng vật.
 - HS biết cách vẽ và vẽ được khối hộp và khối cầu.
 - HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu khối hộp và khối cầu.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Giấy vẽ, bút màu, chì, tẩy.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV đặt mẫu lên bảng,yêu cầu HS quan sát,trả lời.
+ Các mặt của khối hộp giống hay khác nhau?
+ Khối cầu có mấy mặt?có đặc điểm gì?
+ Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt khối hộp không?
+ So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu.
+ Nêu tên vài đồ vật có hình dạng giống khối hộp và khối cầu.
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt.
 Hoạt động 2: Cách vẽ.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, gợi ý cho HS cách vẽ.
+ So sanh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang chủa mẫu để vẽ khung hình chung.
+ So sánh giữa hai khối về vị trí, tỉ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa hình cho đúng.
+ Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
- GV phác họa lên bảng gợi ý cho HS.
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS vẽ bài vào giấy. 
- GV theo dõi, hướng dẫn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn HS quan sát con vật quen thuộc. Sưu tầm tranh ảnh về các con vật.
_______________________________________
Tiết 3- LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập 1, 2, 3.
- Đặt được câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. 
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập để làm bài tập 3.
III. Lên lớp:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả của mình, HS cùng GV nhận xét chốt.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tìm từ trái nghĩa với từ in đậm: rộng, đẹp, dưới.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm phiếu bài tập CN.
	+ Tìm từ trái nghĩa với các từ: a) Hòa bình:. b) Thương yêu: .. c) Đoàn kết: .. d) Giữ gìn:
- GV chữa bài thu phiếu nhận xét.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đặt câu với các từ tìm được, làm vào vở BT; Vài HS đứng dậy đặt them vài câu khác.
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016
Ngày soạn:25/9/2016
Ngày giảng: 28/9/2016
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
 - Học thuộc ít nhất một khổ thơ.
 II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa bài đọc SGK.
 III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Hai học sinh đọc bài: Những con sếu bằng giấy. Nêu nội dung của bài.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Bài ca về trái đất.
 a,Giải nghĩa từ: hải âu, khói hình nấm, bom H, bom A, hành tinh.
 b,Luyện đọc:
 - Một HS đọc toàn bài.
 - Học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ.
 - Học sinh luyện đọc theo cặp. 
 - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
 - Chú ý nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 c, Tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi:
 + Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
 ( Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh)
 + Em hiểu 2 câu cuối khổ thơ 2 nói gì? Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm chọn câu trả lời đúng nhất:
Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng.
Có rất nhiều loài hoa đẹp.
Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng loại hoa nào cũng quý cũng thơm.
 + Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
 ( Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân)
 + Bài thơ muốn nói với em điều gì?
 - Giáo viên ghi nội dung của bài lên bảng.
 - HS nối tiếp đọc.
 d, Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
 - Học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ 2 lượt.
 - Học sinh thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Cả lớp hát bài hát Trái đất này là của chúng mình.
 - Về nhà học thuộc bài thơ.
 - Xem trước bài mới.
______________________________________
Tiết 2-Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (TT)
 I. Mục tiêu:
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng giảm đi bấy nhiêu lần.)
 - Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
 II. Chuẩn bị:
 - SGK, SGV,...
 III. Lên lớp:	
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán.
 a, Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
 - Giáo viên nêu ví dụ trong SGK, học sinh tự tìm kết quả số bao gạo có được khi chia hết 100 kg gạo vào các bao.
 - Giáo viên cho học sinh quan sát bảng rồi nhận xét.
 b, Giới thiệu bài toán và cách giải:
 - Hướng dẫn học sinh thực hiện cách giải bài toán theo các bước:
 2 ngày : 12 người
 4 ngày : ? người
 - Phân tích bài toán để tìm ra cách giải bài toán theo cách 1 “ Rút về đơn vị”
 + Muốn đắp nền nhà trong một ngày thì cần số người là bao nhiêu?
 + Rút về đơn vị, từ 2 ngày rút xuống một ngày thì số người gấp lên 2 lần do đó số người cần là: 12x 2 = 24 (Người)
 + Muốn đắp nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu?
 ( Từ 1 ngày gấp lên 4 ngày thì số người giảm đi 4 lần)
 24: 4 = 6 (Người)
 - Phân tích bài toán để tìm ra cách giải 2 tìm tỉ số.
 + Thời gian đắp nền tăng thì số người cần có sẽ tăng hay giảm? (Giảm đi)
 + Thời gian gấp lên mấy lần? 4 : 2 = 2 lần
 + Vậy số người giảm đi mấy lần? (2 lần)
 + Muốn đắp nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu?
 12 : 2 = 6 (Người)
 c, Thực hành:
 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Học sinh nêu cáh giải bài toán. 
 Giáo viên chữa bài.
 Bài giải
 Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần:
 10 x 7 = 70 (người)
 Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần:
 70 : 5 = 14 (người)
 Đáp số: 14 người
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Học tự tóm tắt bài toán và giải bài toán vào vở.
 Giáo viên chữa bài nhận xét.
 Giải bài toán bằng cách rút về đơn vị. 
 Bài giải
 Một người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là:
 20x 120 = 2400 (Ngày)
 150 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là:
 2400 : 150 = 16 (Ngày)
 Đáp số: 16 ngày
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 Học sinh làm bài vào vở. 
 Giáo viên chữa bài nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
 - GV nhận xét giờ học.
Tiết 3-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nỗi bật để tả ngôi trường.
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lý.
 II. Chuẩn bị:
 - SGK, SGV,...
 III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh trình bày kết quả quan sát đã chuẩn bị ở nhà.
 2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh.
 Bài tập 1: Một học sinh trình bày kết quả quan sát ở nhà.
 - Học sinh lập dàn ý chi tiết. Học sinh trình bày dàn ý.
 - Cả lớp bổ sung hoàn chỉnh.
 Mở bài: Giới thiệu bao quát. 
 + Trường em nằm trên khoảng đất rộng.
 + Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh bao quanh. 
 Thân bài: Tả từng phần của cảnh trường:
 + Sân trường, hoạt động giờ ra chơi
 + Lớp học  + Phòng truyền thống 
 + vườn trường
 Kết bài: Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm
 Em rất yêu quý và tự hào
 Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 Giáo viên lưu ý học sinh nên chọn viết một đoạn ở phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn.
 - Một vài học sinh nói trước sẽ nói trước sẽ chọn viết đoạn nào
 - Học sinh viết đoạn văn ở phần thân bài. 
GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực có ý riêng, ý mới.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
 - Nhận xét.
Tiết 4-Khoa học: TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Xác định bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
II. Chuẩn bị:
- Hình trang 16, 17 SGK. Một ssos ảnh người lớn ở các giai đoạn khác nhau.
III.Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng xác định giá trị của bản thân,tự chăm sóc,vệ sinh cơ thể.
- Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi “tập làm diễn giả”
IV. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Tuổi vị thành niên đến tuổi già.
Hoạt động 1: Động não.
Tiến hành: B1: Giáo viên giảng và giao nhiệm vụ.
HS thảo luận nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn tuổi.
B2: Làm việc nhóm.
- Giáo viên ghi nhanh tất cả các ý kiến của các nhóm trình bày.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét của các nhóm làm đã kể trên.
Rút ra kết luận.
Hoạt động 2: TC: “Ai? Họ đang vào giai đoạn nào của cuộc đời”.
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát mỗi nhóm 3 – 4 hình, yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
B2: Làm việc theo nhóm như HD. GV theo dõi giúp đỡ thêm.
B3: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày (Mỗi hs giới thiệu 1 hình).
- Các nhóm khác có thể hỏi hoặc có ý kiến khác mà nhóm giới thiệu nêu chưa rõ...
- Kết thúc phần trình bày của các nhóm, GV yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có ích lợi gì?
Hoạt động 3: Kết luận. Hs nêu kết luận SGK
3. Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
-Dặn bài sau.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN VỀ GIẢI TOÁN (tt)
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
II. Chuẩn bị:
 - SGK, Vở bài tập toán.
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh tóm tắt đề bài rồi giải bài toán rút về đơn vị.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Tóm tắt:	Bài giải
 10 ngày : 14 người Làm trong 1 ngày cần số người là: 
 07 ngày : ? người 10 x 14 = 140 (người)
 Làm trong 7 ngày cần số người là: 
 140 : 7 = 20 (người)
 Đáp số: 20 (người)
 Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS “thêm 30 người” rồi giải bài toán.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Tóm tắt:	Bài giải
 100 học sinh: 26 ngày Ăn hết số gạo đó trong 1 ngày, cần số học sinh là:
	130 học sinh: ? ngày 	100 x 26 = 2600 (học sinh)
 	130 học sinh ăn hết số gạo đó số ngày là:
	2600 : 130 = 20 (ngày)
 	 Đáp số: 20 (ngày).
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh tóm tắt đề bài rồi giải bài toán rút về đơn vị (như bài 1).
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý và viết một phần thành đoạn văn tả cảnh ngôi trường.
 II. Chuẩn bị:
 - SGK, VBT
 III. Lên lớp:
 1. Ổn dịnh lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh đọc bài viết dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa ở tiết trước.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh.
 Bài tập 1: Một học sinh đọc nội dung của bài tập. Lớp theo dõi SGK.
 - Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu của đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ngôi trường em.
 - Học sinh làm bài vào vở bài tập. Viết dàn ý dựa vào kiến thức quan sát được.
 - Học sinh nối tiếp đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Học sinh viết 1 đoạn văn tả ngôi trường em.
 - Học sinh nối tiếp đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem trước bài mới.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3 - Âm nhạc: (Học hát) HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH 
I.Mục tiêu: 
- Hát đúng giai điệu và lời ca, Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Lưu ý các chỗ đảo phách thể hiện cho chính xác
- Qua bài hát giáo dục HS yêu cuộc sống hòa bình
II. Chuẩn bị:
-GV: Tranh ảnh có nội dung lên án tội ác chiến tranh
-HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
-GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Học hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Hoạt động 1: Học hát
-GV giới thiệu bài
-GV hát mẫu
-HS đọc lời ca
-GV dạy hát từng câu
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo một âm hình tiết tấu cố định
-Hát kết hợp gõ đệm (đoạn a)
-Trình diễn bài hát theo hình thức tốp ca
3. Phần kết thúc.
-GV? Hãy kể tên những bài hát về chủ đề hòa bình?
(Bầu trời xanh, Trái đất này là của chúng mình ...)
-Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Ngày soạn:26/9/2016
Ngày giảng: 29/9/2016
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị”. 
II. Chuẩn bị:
 - SGK, Vở bài tập toán.
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh tóm tắt đề bài rồi giải bài toán rút về đơn vị.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Tóm tắt:	Bài giải
 15 công nhân : 6 ngày Làm trong 1 ngày cần số công nhân là: 
 Thêm ? công nhân : 3 ngày 15 x 6 = 90 (công nhân)
 Làm trong 3 ngày cần số công nhân:
	90 : 3 = 30 (công nhân)
Ta có: 30 – 15 = 15, vậy để sửa trong 3 ngày cần thêm 15 công nhân nữa.
 Đáp số: Thêm 15 công nhân.
 Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS giải bài toán.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Tóm tắt:	Bài giải
 Loại 5000 đồng : 15 gói kẹo Tổng số tiền lúc đầu là: 
 Loại 7500 đồng : ? gói kẹo 5000 x 15 = 75 000 (đồng)
 Số tiền đó mua loại 7500 đồng thì được:
	75000 : 7500 = 10 (gói kẹo)
 Đáp số: 10 (gói kẹo).
 Bài 3: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn HS giải bài toán.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
	- HS cùng GV nhận xét chữa bài
	Tóm tắt:	Bài giải
Mỗi người 2000 000 đồng : 4 người Tổng số tiền thu nhập cả nhà 1 tháng là: 
Mỗi người giảm ? đồng: 5 người 2000000 x 4 = 8000 000 (đồng)
 Bình quân thu nhập mỗi người 1 tháng gảm là:
	2000 000 – (8000 000 : 5) = 400 000 (đồng)
 Đáp số: 400 000 (đồng)
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2 -LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Luyện tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập 1, 2, 3.
- Đặt được câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được. 
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập để làm bài tập 4.
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở bài tập 1.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Luyện tập về từ trái nghĩa.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
-Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Yêu cầu học sinh học thuộc 4 thành ngữ tục ngữ.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tìm từ trái nghĩa với từ in đậm: Lớn, già, dưới, sống.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
-Học sinh tìm các từ trái nghĩa thích hợp vào ô trống: Nhỏ, vụng, khuya.
-Học sinh đọc thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài tập và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa.
-Học sinh làm bài theo nhóm vào phiếu học tập. Giáo viên cùng học sinh chữa bài.
a, Tả hình dáng: + cao/ thấp, cao/ lùn
+ to/ bé, to/ nhỏ, to kềnh/ bé tẹo
+ béo/ gầy, béo múp/ gầy tong
b, Tả hành động: + khóc/ cười, đứng/ ngồi, 
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.
-Học sinh đọc câu mình đặt, giáo viên nhận xét.
-Trường hợp mỗi câu chứa một từ trát nghĩa.
-Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều cặp từ trái nghĩa.
3. Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
-Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Thể dục: 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT ”
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, dàn hàng.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số quay trái, quay phải, quay sau đi đều vòng phải, vòng trái.
- Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
-Trò chơi “Mèo đuổi chuột ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, 
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Kiểm tra bài cũ
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Ôn quay trái, quay phải, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
+ Lần 1, 2 GV điều khiển HS thực hiện. 
+Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển tổ thực hiện. 
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Các tổ thi đua trình diễn.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột ”:
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
+ Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát nhận xét biểu dương HS tịch cực trong khi chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cho HS chạy thành vòng tròn làm các động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học giao bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016
Ngày soạn:27/9/2016
Ngày giảng: 30/9/2016
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: SÔNG NGÒI
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi :nước sông lên, xuống theo mùa mùa mưa thường có lũ, mùa khô nước sông thường hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông : Sông Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn.
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của khí hậu Việt Nam?
Nêu sự khác nhau giữa khí hậu 2 miền?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Sông ngòi.
a, Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
B1: Cá nhân học sinh dựa vào hình 1 SGK để trả lời câu hỏi:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
+ Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí 1 số sông ở Việt Nam?
+ Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
- Nhận xét về sông ngòi của miền trung.(Ngắn và dốc)
B2: học sinh trả lời câu hỏi trước lớp.
- Học sinh lên bnảng chỉ bản đồ các sông chính.
- Rút ra kết luận.
b, Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
B1: Học sinh trong nhóm đọc SGK, quan sát hình và tranh ảnh hoàn thành bảng: Mùa mưa, mùa khô có đặc điểm và ảnh hưởng tới đời sống sản xuất như thế nào?
B2: Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả làm việc.
- Học sinh khác bổ sung.
+ Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
- Giáo viên giải thích để học sinh hiểu được: Các sông ở Việt Nam vào mùa lũ thường có nhiều phù sa là các nguyên nhân : Đồi núi nhiều độ dốc lớn, lớp đất ở bề mặt bị bào mòn.
c, Vai trò của sông ngòi:
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể về vai trò của sông ngòi.
- Học sinh trả lời: Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
- Cung cấp nước cho đồng ruộng và nước cho sinh hoạt.
- Là nguồn thủy điện và là đường giao thông.
- Cung cấp nhiều tôm cá.
- Học sinh lên bảng chỉ vào bản đồ tự nhiên Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: TẢ CẢNH: KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu, bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV,...
III. Lên lớp :
1. Đề bài: Tả ngôi nhà của em.
2.Học sinh làm bài:
3.Giáo viên thu bài:
- Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
_________________________________________
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết cách giải bài toán về liên quan đến tỉ lệ bằng 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV,...
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
Giáo viên chữa bài nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
Bài 1: Gợi ý học sinh giải bài toán theo cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
- HS làm bài rồi chữa bài. Bài giải
Số học sinh nam là:
 28 : (2 + 5 )x 2 = 8 (học sinh)
Số học sinh nữ là:
 28 – 8 = 20 (học sinh)
 Đáp số: 8 HS nam, 20 HS nữ
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài toán.
- Học sinh tóm tắt bài toán và nêu cách giải.
Chiều rộng là: 15 : ( 2- 1) x 1 = 15 (m)
Chiều dài là: 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi mảnh đất là: (30 + 15) x 2 = 90 (m)
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập, nêu cách giải bài toán.
- Học sinh tự giải bài toán vào vở. Giáo viên hướng dẫn l

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4-S.doc