Giáo án Lớp 5 - Tuần 4

A. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa-xa- cô Xa–xa-ki, Hi–rô- xi- ma, Na-ga- da-ki) ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

- GD HS yêu thích môn học.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV : Tranh minh họa SGK

- HS : Đọc trước bài.

- Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Ổn định tổ chức : Hát – KTSS

II. Kiểm tra bài cũ

- Hai nhóm HS phân vai nhau đọc vở kịch : lòng dân và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 5569Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết 5: Chính tả ( nghe viết)
Anh bộ đọi cụ Hồ gốc Bỉ
A. Mục đích-yêu cầu
-Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, 3)
B. Chuẩn bị
- VBTTV
- Dự kiến hình thức: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- Kiểm tra VBT
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết
- GV đọc toàn bài chính tả.
- GV đọc từng câu cho HS viết theo tốc độ quy định
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt 
- GV chấm 5 –7 bài 
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- GV dán ba tờ giấy khổ to ghi từ ngữ, cụm từ có tiếng cần điền, yêu cầu ba HS lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 3:
- Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên.
GV dán ba tờ phiếu lên bảng, mời ba HS lên bảng thi làm nhanh, sau đó từng em đọc kết quả đúng.
- GV chốt bài ; Yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc.
IV. Củng cố- Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài ở nhà .
- Chuẩn bị bài sau
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ rễ viết sai.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi chính tả, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi
- HS tự đổi vở để soát lỗi.
- Một HS nêu yêu cầu bài tập.
- Mỗi HS làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- HS dưới lớp thi làm tiếp sức.
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp theo dõi- nhận xét.
+ Nghĩa: âm chính – ia
+ Chiến: âm chính – iê ; âm cuối - n
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có .
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm cá nhân vào vở.
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
- Hai, ba HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/k, g/ gh, ng/ ngh.
- HS nhẩm học thuộc lòng quy tắc.
* Điều chỉnh: ................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Buổi chiều
Tiết 1:Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
A. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ cho sẵn
- Vận dụng đặt câu và viết văn theo chủ đề cho sẵn.
B. Chuẩn bị : Hệ thống BT sau( Phô tô phiếu)
Bài 1: Viết tiếp từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây
a. cho, tặng, ...
b. to, lớn,...
c. nhìn, xem,... 
Bài 2: Đặt câu với 3 từ em tìm được ở BT 1.
Bài 3: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ trống( chết, hi sinh, mất, thệt mạng, ra đi.)
a. Bác Hồ........... để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào ta.
b. Anh Kim Đồng đã...........trong khi làm nhiệm vụ.
c. Trận lũ vừa qua đã làm 15 người...............
d. Mẹ của Tý ..............lúc Tý còn bé.
đ. Đứa em duy nhất của Tý thì ........ vì bệnh đậu mùa.
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III.Luyện tập: 
- GV giải đáp thắc mắc của HS
- Tổ chức cho HS làm bài 
- GV tổ chức cho HS chữa bài tập và thống nhất KQ đúng.
Bài 1, 2: Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa và sử dụng từ đồng nghĩa vào đặt câu
- Cho HS nêu Y/C của bài rồi thi đua nêu miệng BT.
- Lớp nhận xét thống nhất.
* Đáp án:
a. cho, tặng, biếu, kính tặng.
b. to, lớn, to lớn, khổng lồ, vĩ đại, đồ sộ, ...
c. nhìn, xem, trông, ngóng.
Bài 3: Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa đúng sắc thái trong câu văn.
* Đáp án:Các từ cần điền là:
a. ra đi; b. thiệt mạng. C. chết d.hi sinh đ, mất
IV. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét chung giờ học.
- Về xem lại bài.
Tiết 2: Tập làm văn
Ôn tập cấu tạo của bài văn tả cảnh
A.Mục tiêu:
- Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần.
- Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
B. Chuẩn bị:
Nội dung, phấn màu.
C. Hoạt động dạy học:
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1.GV cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ SGK (12)
- GV nhận xét.
2.Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Tiếng việt 5 tập I (10)
- Một học sinh dọc to bài văn.
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn
- Đọc thầm phần giải nghĩa từ khó : 
* Lụi: cây cùng loại với cây rau, cao 1-2m, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và rắn, dùng làm gậy.
* Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
- HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luân.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Bài gồm có 3 phần:
* Từ đầu đến khác nhau. Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
* Tiếp theo đến lạ lùng. Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
* Đoạn còn lại. Tả thời tiết, con người.
Vậy: Một bài văn tả cảnh gồm có 3 phần.
 Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
 Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- HS nhắc lại.
IV.Dặn dò: HS về nhà ôn bài.
Tiết 3: Toán
Ôn tập về bổ sung về giải toán
A.Mục tiêu :
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về các bài toán có lời văn.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải toán.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
B.Chuẩn bị : Nội dung.
C.Hoạt động dạy học :
I.Kiểm tra bài cũ : HS chữa bài tập về nhà, GV nhận xét.
II.Dạy bài mới: HS nhắc lại kiến thức về giải toán.
Bài tập 1: 
Bạn Lan mua 6m vải hết 90 000 đồng. Hỏi bạn Lan mua 14m vải như vậy hết bao nhiêu tiền?
Tóm tắt: 6m vải : 90 000 đồng
	 14m vải : .. đồng?
Bài giải : Giá tiền một mét vải là :
 90 000 : 6 = 15 000 (đồng)
 Số tiền Lan mua 9m vải là:
 15 000 14 = 210 000 (đồng)
Đáp số : 210 000 đồng
Bài tập 2 : 
Một đội công nhân sửa đường, 5 ngày sửa được 1350m. Hỏi trong 15 ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
Tóm tắt : 5 ngày : 1350m
 15 ngày : m?
Bài giải : 15 ngày so với 5 ngày thì gấp số lần là:
15 : 5 = 3 (lần)
 Trong 15 ngày đội đó sửa được là:
1350 3 =4050 (m)
Đáp số : 4050 m
Bài tập 3: 
Một người đi xe máy 2 giờ đi được 70km. Hỏi nngười đó đi trong 5 giờ được bao nhiêu ki lô mét?
Tóm tắt : 2 giờ : 70km
	 5 giờ : .km?
Bài giải : Một giờ người đó đi được là:
 	70 : 2 = 35 (km)
 Quãng đường người đó đi trong 7 giờ là:
35 7 = 245 (km)
Đáp số : 245km
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học , về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Ngày soạn: 13.9.2010.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010.
Tiết 1: Tập đọc
Bài ca về trái đất
A. Mục đích-yêu cầu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tự hào.
- Hiểu ND: Mọi người hãy sống vì hoà bình , chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình dẳng của các dân tộc.
B. Chuẩn bị
- Tranh SGK
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- HS đọc bài: Những con sếu bằng giấy
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu bài thơ.
b. Tìm hiểu bài:
? Hình ảnh trái đất có gì đẹp ?
? Em hiểu hai câu cuối khổ thơ hai ( Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm ! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm ! ) nói gì ?
? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
* Tích hợp GDBVMT : Trái đất này là của chúng mình  Muốn trái đất này luôn tươi đẹp chúng ta cần phải bảo vệ, gìn giữ bầu trời xanh, tiếng chim, HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. ( Khai thác gián tiếp nội dung bài).
? Bài thơ muốn nói với em điều gì ?
? Bài thơ có ý nghĩa gì ?
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Yêu cầu HS đọc TL bài thơ.
- Tổ chức thi HTL bài thơ.
- GV nhận xét và tuyên dương.
IV. Củng cố- dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1HS đọc bài.
- Đọc tiếp nối từng khổ thơ ba lượt.
- Đọc theo cặp.
- HS đọc cả bài.
- Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển
- Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. cũng như mọi trẻ em trên trái đất dù khác nhau mầu da nhưng đều binh đẳng, đều đáng quý, đáng yêu.
- Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. vì chỉ có hoà bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất.
- Trái đất là tất cả của trẻ em. Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
- Ba HS đọc nối tiếp bài thơ, tìm giọng đọc đúng ở mỗi đoạn.
- HS thi đọc bài thơ.
- HS đọc bài.
* Điều chỉnh: ................................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
A. Mục đích-yêu cầu
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT 1, 2 ( 3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 ( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý : a, b, c, d) ; đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5).
B. Chuẩn bị
- VBTTV
-Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
? Thế nào là từ trái nghĩa
- GV nhận xét 
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài( Gạch chân dưới từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
? Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào ?
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc Yêu cầu và nội dung của bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và kết luận.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 4: 
- Tìm từ trái nghĩa nhau.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 5: 
- Đặt câu để phân biệt các từ trong cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
- GV nhận xét và sửa sai.
IV. Củng cố- Dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm. dưới lớp làm vào vở. 
a. Ăn ít ngon nhiều.
b. Ba chìm bảy nổi.
c.Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d.Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.
- HS giải thích những câu tục ngữ trên.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a, Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
b.Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c. Dưới trên đoần kết một lòng.
d. Xa- xa- cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức mọi người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a. Việc nhỏ nghĩa lớn.
b. Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c. Thức khuya dậy sớm.
d. Chết trong còn hơn sống đục.
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở bài tập.
a.Tả hình dáng.
+ to- bé ; béo- gầy ; cao vống- lùn tịt; ..
b.Tả hoạt động.
Khóc- cười; đứng- ngồi lên- xuống ; vào- ra.
c. Tả trạng thái.
+ Buồn- vui; sướng- khổ; khoẻ- yếu; 
d. Tả phẩm chất.
+ Tốt- sấu; hiền- dữ; ngoan- hư.
- HS làm bài.
- Nhận xét – sửa sai.
- Con voi đầu thì to, đuôi thì bé.
- Em bé nhà em đang khóc lại cười ngay.
- Khoẻ như trâu, yếu như sên.
- Hiền như bụt, dữ như hổ.
* Điều chỉnh: ................................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Ôn tập bổ sung về giải toán
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
Kiểm tra VBT
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ hệ tỉ lệ
- GV nêu ví dụ trong SGK. 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS quan sát bảng rồi nhận xét.
3. Giới thiệu bài toán và cách giải.
- GV hướng dẫn HS thực hiện cách giải bài toán theo các bước.
* Tóm tắt : 
 2 ngày : 12 người.
 4 ngày : người?
* Phân tích bài toán để tìm ra cách giải bài toán theo cách rút về đơn vị.
- Muốn đắp song nền nhà trong 1 ngày cần số người là bao nhiêu ?
- Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu ?
4. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
- GV nhận xét và chữa bài 
IV. Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS giải .
Số kg gạo ở mỗi bao
 5 kg
10 kg
20 kg
Số bao
20 bao
10 bao
5 bao
- Khi số kg lô gam gạo ở bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.
Giải:
* Cách 1 
 Muốn đắp xong nền nhà trong 1ngày,cần số người là :
 12 x 2 = 24 (người)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là :
 24 : 4 = 6 ( người)
* Bước này là bước rút về đơn vị.
* Cách 2:
Bốn ngày gấp 2 ngày số lần là :
 4 : 2 = 2 ( lần)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là :
 12 : 2 = 6 ( người)
 Đáp số: 6 người.
- HS nêu yêu cầu của bài và làm bài
- HS lên bảng làm bài.
Tóm tắt: 
 7 ngày: 10 người.
 5 ngày: .người.
Bài giải:
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần:
 10 x 7 = 70 ( người)
Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cân.
 70 : 5 = 14 ( người)
 Đáp số : 14 (người)
Tiết 4: Khoa học
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
A. Mục tiêu
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
B. Chuẩn bị
Hình SGK trang 18, 19
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ÔĐTC
II. KTBC
? Nêu đặc điểm của tuổi vị thành niên
- GV nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1:Động não
? Tuổi dậy thì, chúnh ta cần làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
-GV ghi lại những ý kiến của HS.
- GV: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì , cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển , vì vạy chúng ta cần phải biết giữ vệ sinh cơ quan sinh dục 
3. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập.
- Bước 1:
+ GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ riêng. Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập:
- Nam nhận phiếu vệ sinh cơ quan sinh dục nam .
- Nữ nhận phiếu vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
-GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ:
-Chữa bài tập theo nhóm nam,nữ riêng.
- GV kết luận: 
+Phiếu 1: 1-b 2- a,b
+ Phiếu 2: 1- b, c 2- a, b, d 3- a
4. Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trong SGK.
+ Chỉ và nói nội dung từng hình.
? Chúng ta phải làm gì và không nên làn gì để bảo vệ sức khoẻ và thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì ?
IV. Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên giúp chất nhờn trôi đi tránh được mụn trứng cá.
- Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho.
- HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK.
* Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”
 (1) Cần rửa cơ quan sinh dục:
 a) Hai ngày một lần
 b) Hằng ngày
 (2) Khi rửa cần chú ý:
 a) Dùng nước sạch
 b) Dùng xà phòng tắm
 c) Dùng xà phòng giặt
*Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”
(1) Cần rửa cơ quan sinh dục:
 a) Hai ngày một lần
 b) Hằng ngày
 c) Khi thay băng vệ sinh.
( 2) Khi rửa cần chú ý:
 a) Dùng nước sạch
 b) Dùng xà phòng tắm
 c) Dùng xà phòng giặt
 d) Không rửa bên trong chỉ rửa bên ngoài
(3) Khi bị hành kinh cần thay băng vệ sinh:
 a) ít nhất 4 lần trong ngày.
 b) ít nhất 3 lần trong ngày.
 c) ít nhất 2 lần trong ngày.
- Hình 4: Vẽ 4 bạn, một bạn tập võ, một bạn chạy, một bạn đánh bóng, một bạn đá bóng.
- Hình 5: vẽ một bạn đang khuyên các bạn khác không nên xem phim không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi.
- Hình 6: Vẽ các loại thức ăn bổ dỡng.
- Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện.
- Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cờng luyện tập thể dục thể thao,vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện nh thuộc lá, rợu,; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh .
* Điều chỉnh: ................................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Ngày soạn: 14.9.2010.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010.
Tiết 1: Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
A. Mục đích-yêu cầu
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh , sắp xếp các chi tiết hợp lí.
B. Chuẩn bị
- VBTTV
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
? HS đọc đoạn văn miêu tả cơn mưa
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hS luyện tập
Bài tập 1:
Dàn ý:
- Cho một vài HS trình bài mới quan sát ở nhà.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
Bài 2 :
- Chọn viết một đoan theo dàn ý trên.
- Lưu ý HS nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài vì phần này có nhiều đoạn.
- GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới.
IV. Củng cố- dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lập dàn ý
* Mở bài:
- Giới thiệu bao quát.
+ Trường nằm trên một khoảng đất rộng.
+ Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh bao quanh.
* Thân bài:
- Tả từng phần của cảnh trường.
+ sân trường:
_ sân xi măng rộng; giữa sân là cột cờ; trên sân có một số cây bàng, phượng , xà cừ toả bóng mát.
_ Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi.
- Lớp học :
+ Các lớp học thoáng mát, giá trưng bày sản phẩm. Tường lớp trang trí.
+ Phòng truyền thống.
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn.
+ Hoạt động chăm sóc vườn cây.
* Kết bài:
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy, các cô và chính quyền địa phương.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS viết một đoạn ở phần thân bài.
* Điều chỉnh: ................................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
Kiểm tra VBT
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
* Bài tập 1/21.
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách “tìm tỷ số”.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
 Tóm tắt
 3000 đồng / 1quyển: quyển 
 1500 đồng/ 1quyển : quyển?
* Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý:
+Trước tiên tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con
+Sau đó tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu.
* Tóm tắt:
3 người: mỗi người :800 000đ / tháng.
Nếu 4 con thì 1 người có : ...đồng / tháng.
IV. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về nhà làm vào VBTT.
- HS nêu yêu cầu.
 Bài giải
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
 3000: 1500= 2( lần)
Nếu mua vở với giá 1500 một quyển thì mua được số quyển vở là: 
 25 x 2= 50 (quyển)
 Đáp số 50 quyển vở. 
 Bài giải
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là:
800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Với gia đình có 4 người mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Vậy bình quân thu nhập hàng tháng của miĩo người bị giảm đi là:
800 000-600 000=200 000 (đồng)
 Đáp số: 200 000 đồng.
* Điều chỉnh: ................................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 3: Địa lí
Sông ngòi
A. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lụt lớn) và có nhiều phù sa.
+Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước , tôm cá ,nguồn thủy điện,..
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lụt lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền , Hởu, Đồng Nai, Mã, Cả, trên bản dồ(lược đồ)
B. Chuẩn bị
Bản đồ địa lí tự nhiên VN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
? Nêu đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
* Hoạt động 1 ( làm việc cá nhân)
- Bước 1:
? Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước khác?
? Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 Tuan 4 CKTKN.doc