Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3-LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN

I. Mục đích yêu cầu :

- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1;tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2 ;hiểu nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.

-Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4

II. Đồ dùng dạy học:

- Bút và một số phiếu để học sinh làm bài tập 1

III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1/Bài cũ :

Kiểm tra 2 Học sinh

GV nhận xét.

2/Bài mới : Giới thiệu

* BT 1: HS làm bài GV phát phiếu cho 3HS

- HS trình bày kết quả

-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

* BT2 : HS làm bài; HS trình bày

- GV nhận xét- kết luận

* BT 3: HS đọc BT3

- HS đọc bài Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đối chiếu so sánh và trả lời(5 điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những qui định nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em )

HS đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy

-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng

 *BT 4: GV hỏi :

-Bài Út Vịnh nói lên điều gì ?

-Điền vào trong luật Bảo vệ chăm sóc . -Điền vào trong lụt Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện ATGT ?

-HS trình bày kết quả

-GV nhận xét khen những HS viết đoạn văn đúng nội dung và hay

3/Củng cố dặn dò :

-GV nhận xét tiết học

-Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt

 

doc 13 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ ba ngày tháng 5 năm 2017
Ngày soạn :./ 5 /2017
 Ngày giảng:./5 /2017
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS làm bài toán sau: Cho hình bên, với kích thước như hình vẽ.
a.Tính chu vi hình chữ nhật ABCD.b.Tính diện tích hình thang EBCD.
c.Tính diện tích hình tam giác EDM (biết MB = MC)
 A 15cm E B
M
 15cm 
D
 C
45cm
 - GV nhận xét, chữa bài.
2. Luyện tập:
HĐ 1: Bài 1/173:
-Gọi HS đọc đề và nêu tên biểu đồ.
-Yêu cầu HS nêu các số trên cột dọc, cột ngang của biểu đồ chỉ gì?
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để trả lời các câu hỏi của bài tập dựa vào biểu đồ.
-Gọi HS đọc và sửa bài, nhận xét. 
HĐ 2: Bài 2 a/171 
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2 b.
a.-Gọi HS đọc tên bảng số liệu và làm bài. 1 HS làm bài trên bảng số liệu phóng to.
-Chữa bài.
b.-Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 HS lên vẽ vào biểu đồ phóng to trên bảng.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
-Cho HS chơi trò chơi “Tập làm nhà quản lí”, Vẽ biểu đồ biểu thị kết quả học tập của 4 tổ trong lớp.
Tiết 2- Mỹ Thuật: 	TẬP VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
- HS biết cách sắp xếp màu sắc, đường nét, hình mảng vv... trên tranh mang nội dung cụ thể.
- Lựa chọn hình ảnh phù hợp nội dung, tạo hình, tạo mảng và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
- Tự do thể hiện suy nghĩ của mình về chủ đề mình lựa chọn.
II. Chuẩn bị
GV:
Tranh vẽ về các đề tài khác nhau của học sinh lứa tuổi lớp 5 và một số tác phẩm đẹp của hoạ sĩ.
HS: Dụng cụ học tập môn vẽ tranh
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đề tài
GV gọi một số học sinh nói về ý định của mình khi được quyền tự chọn đề tài để thể hiện.
+ Những hình ảnh chính trong đề tài làm nổi bật nội dung.
+ Những hình ảnh nào hỗ trợ cho hình ảnh chính mà em sẽ có ý định lựa chọn để bài vẽ tranh sinh động.
+ Em sẽ sử dụng màu sắc như thế nào để vẽ bức tranh đó?
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh vẽ bài
GV nhắc lại cho cả lớp nghe cách thức tiến hành bài tập vẽ tranh.
Những điểm lưu ý khi thực hiện bài vẽ tranh.
- Thành phần chính trong tranh
- Các thành phần hỗ trợ trong tranh
- Màu sắc trong tranh phải đạt được sự hài hoà.
- Các mảng hình và màu trong tranh phải có sự khác nhau về diện tích, tư thế, hình thể...
HS tiến hành làm bài tập tại lớp.
_ GV giúp đỡ học sinh về cách bố cục trên bài vẽ.
- GV theo dõi, giúp đỡ đến từng học sinh. Gợi ý cho các em hình dung những hình ảnh có thể vẽ theo đề tài mà học sinh đã chọn.
- GV gợi ý cho HS chỉnh sửa những chi tiết đã đề cập đến trong phần lưu ý trước khi thực hành.
- GV kịp thời khen ngợi những phát hiện, những tư duy độc đáo của học sinh trong quá trình làm bài nhằm tạo sự tự tin ở các em.
- GV nên khuyến khích sự tự do suy nghĩ và tự do thể hiện suy nghĩ của học sinh trên tranh. 
- GV gợi ý học sinh tìm những chi tiết, những hình ảnh tạo sự sống động trong tranh.
Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá 
GV cho học sinh treo bài theo nhóm
Các nhóm tham quan bài của nhóm khác và đưa ra những nhận xét của mình.
GV có thể gọi một số em có bài làm tốt lên bảng tự kể về bức tranh của mình cho cả lớp cùng nghe.
Động viên, kịp thời khen thưởng và rút kinh nghiệm giờ học
Nhiệm vụ sau giờ học của học sinh:
- Quan sát các sự vật hiện tượng trong cuộc sống.
- Có thể vẽ lại các sự vật hiện tượng đó theo trí nhớ, sự tưởng tượng và theo cảm nghĩ riêng của mình.
Tiết 3-LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. Mục đích yêu cầu : 
- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1;tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2 ;hiểu nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
-Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bút và một số phiếu để học sinh làm bài tập 1 
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1/Bài cũ : 
Kiểm tra 2 Học sinh 
GV nhận xét.
2/Bài mới : Giới thiệu 
* BT 1: HS làm bài GV phát phiếu cho 3HS
- HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
* BT2 : HS làm bài; HS trình bày 
- GV nhận xét- kết luận
* BT 3: HS đọc BT3
- HS đọc bài Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đối chiếu so sánh và trả lời(5 điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những qui định nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em )
HS đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
 *BT 4: GV hỏi : 
-Bài Út Vịnh nói lên điều gì ? 
-Điền vào trong luật Bảo vệ chăm sóc .. -Điền vào trong lụt Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện ATGT ? 
-HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét khen những HS viết đoạn văn đúng nội dung và hay
3/Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt
Thứ tư ngày tháng 5 năm 2017
Ngày soạn :./ 5 /2017
 Ngày giảng:./5 /2017
Tiết 1-Tập đọc: NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. Mục đích yêu cầu : 
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trong SGK - Bảng phụ 
1/ Bài cũ: KT bài: Lớp học trên đường.
2/ Bài mới:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp giúp HS hiểu những từ ngữ trong bài (sáng suốt, lặng người, vô nghĩa);
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (2-3 lượt). GV sửa lỗi cho học sinh.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b)Tìm hiểu bài:
- Nhân vật "tôi" và nhân vật "Anh" trong bài thơ là ai? Vì sao chữ "Anh" được viết hoa? (Nhân vật "tôi" là tác giả - nhà thơ Đỗ Trung Lai. "Anh" là phi công vũ trụ Pô-pốp. Chữ "Anh" được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.)
- Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
(+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!)( hỏi- đáp).
Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?( hoạt động nhóm đôi)
 Nối cột A sao cho thích hợp với cột B:
 Cột A	 Cột B
Đầu phi công 	nằm trên cỏ
Đôi mắt	tô nhiều sao trời
Ngựa xanh	phi trong lửa
Ngựa hồng	nằm trên cỏ
- Em hiểu 3 dòng thơ cuối như thế nào?( hỏi- đáp)
- HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
- GV nhấn mạnh: Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động cảu người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
c) Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ làm mẫu cho cả lớp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 2.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà HTL những câu thơ, khổ thơ các em thích.
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết thực phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS làm bài toán sau: Lúc 7 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 40 km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 65 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng?
 - Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ.
2. Luyện tập:
 HĐ 1: Củng cố về phép nhân, phép chia các số.
Bài 1 cột 1/176: 
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 1 cột 2; 3.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu HS nêu cách tính.
HĐ 2: Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2 cột 1/176:
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2 cột 2; 3.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số, số chia, số bị chia chưa biết.
HĐ3: Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
Bài 3/176:
-Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. 
Bài 4/176: - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 4.
-Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 4. Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu HS nêu cách chia PS, chia số thập phân cho số thập phân.
Tiết 3 -TLV: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu : 
 -Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; biết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi 3 đề bài - 1 số lỗi điển hình. 
- Phiếu để HS thống kê các loại lỗi 
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Bài mới : Giới thiệu 
HĐ1: Nhận xét 
B1: Nhận xét chung 
-GV treo bảng phụ đã viết 3 đề tài lên. 
-GV nhận xét ưu điểm và thiếu sót. 
B2:Thông báo điểm số cụ thể 
HĐ2:Chữa bài
B1: GV trả bài cho HS 
-GV dán bảng phụ ghi một số lỗi HS mắc phải. 
-GV nhận xét chốt lại ý đúng 
B2: HS sữa lổi trong bài 
-GV theo dõi kiểm tra HS làm bài 
B3: HS học tập những đọan văn hay, bài văn hay. 
-GV đọc đoạn văn hay bài văn hay 
B4: HS viết lại đoạn văn chohay hơn 
-GV nhận xét một số đoạn văn hay vừa viết 
HĐ3:Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học 
Tiết 4-Khoa học: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
 - Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
 - Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
 - Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
 - Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
 - Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -Kiểm tra 2 HS.
HS1: Nêu nguyên nhân dẫn đến làm ô nhiễm môi trường không khí và nước.
HS2: Nêu tác hại của việc của việc ô nhiễm không khí và nước.
-GV nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b.Nội dung:
Hoạt động 1: Quan sát.
Mục tiêu: Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình. Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
Tiến hành: 
-GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
-GV gọi HS trình bày ứng với mỗi hình. Các HS nhận xét, bổ sung.
-GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
KL: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Triển lãm.
Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
Tiến hành: 
-GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
-Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
-GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm,và cử người lên thuyết trình trước lớp.
-GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm.
Hoạt động cuối :Củng cố, dặn dò 
-Nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
-GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết thực phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ 1: Củng cố về phép nhân, phép chia các số.
Bài 1 cột 1/176: 
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 1 cột 2; 3.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu HS nêu cách tính.
HĐ 2: Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2 cột 1/176:
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2 cột 2; 3.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số, số chia, số bị chia chưa biết.
4. Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu HS nêu cách chia PS, chia số thập phân cho số thập phân.
Tiết 2 – TLV: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu : 
 -Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; biết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
HĐ1:Chữa bài
B1: GV trả bài cho HS 
-GV dán bảng phụ ghi một số lỗi HS mắc phải. 
-GV nhận xét chốt lại ý đúng 
B2: HS sữa lổi trong bài 
-GV theo dõi kiểm tra HS làm bài 
B3: HS học tập những đọan văn hay, bài văn hay. 
-GV đọc đoạn văn hay bài văn hay 
B4: HS viết lại đoạn văn chohay hơn 
-GV nhận xét một số đoạn văn hay vừa viết 
HĐ3:Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học 
Tiết 3-Âm nhạc: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HAI BÀI HÁT
“EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA” –“DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ”
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Tập biểu diễn 2 bài hát. Biết hát kết hợp với các hoạt động.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Nội dung 1. Ôn tập bài hát. EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV phân công một tổ gõ đệm nhẹ nhàng.
- Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
2. Nội dung 2. Ôn tập bài hát. DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ.
-HS hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc
-HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
-Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
3. Nội dung 3. Ôn tập TĐN số 7
- Luyện tập cao độ.
+ HS đọc cao độ các nốt Đô-rê-mi-son.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
+ Gõ lại tiết tấu TĐN số 7
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
+ Nhóm cá nhân trình bày.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
+ Nhóm, cá nhân trình bày.
4 .Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Động viên HS cố gắng học tập âm nhạc.
Thứ năm ngày tháng 5 năm 2017
Ngày soạn :./ 5 /2017
 Ngày giảng:./5 /2017
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết thực phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1: Củng cố về phép nhân, phép chia các số.
HĐ2: Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
Bài 3/176:
-Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. 
Bài 4/176: - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 4.
-Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 4. Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu HS nêu cách chia PS, chia số thập phân cho số thập phân.
Tiết 2 –LT&CÂU: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu gạch ngang)
I. Mục đích yêu cầu : 
- Lập được bản tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); 
-Tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2)
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang 
-3 tờ giấy để HS làm bút và tờ giấy ghi bảng tổng kết và tác dụng của dấu gạch ngang. 
-Tờ giấy ghi những câu văn có dấu gạch ngang . 
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
 1/Bài cũ : 
Kiểm tra : 2 HS
GV nhận xét
2/Bài mới : Giới thiệu 
*BT 1 : GV dán giấy ghi nội dung tác dụng của dấu gạch ngang 
GV phát biểu cho 3 HS
Cho HS trình bày kết quả-GV nhận xét 
*BT2 :
Cho HS làm bài 
GV dán bài lên bảng đã ghi những cân văn có dấu gạch ngang 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng
3/ Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ 3 tác dụng của dấu gạch ngang. 
Chuẩn bị ôn tập thi cuối kì
Tiết 3-Kĩ thuật: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN( tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Học sinh cần phải ghép được sơ đồ và lắp được mạch có nam châm điện và có động cơ điện.
-Biết ứng dụng của nam châm điện và động cơ điện trong thực tế.
II.Chuẩn bị:
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
*Hoạt động 2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn:
 a. Chọn chi tiết.
 b. Lắp từng bộ phận.
 c. Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
* Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm:
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III( SGK).
- Cử 2- 3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp 
Thứ sáu ngày tháng 5 năm 2017
Ngày soạn :./ 5 /2017
 Ngày giảng:./5 /2017
Tiết 1-Địa lí: ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên về địa hình, khí hậu sông ngòi đát rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi đồng bằng, sông lớn các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Thương mại gồm những hoạt động nào?
Ngành du lịch nước ta như thế nào?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ôn tập học kỳ I
Nội dung ôn tập theo các câu hỏi:
Thương mại gồm những hoạt động nào? 
Vai trò của ngành thương mại?
Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân? 
Chúng ta có trách nhiệm gì đối với rừng?
Những điều kiện nào để thành phố HCM trở thành trung tâm CN lớn nhất cả nước?
Có nhận xét gì về việc phân bố dân cư của nước ta?
3. Củng cố và dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới. 
Tiết 2-TLV: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục đích yêu cầu : 
-Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu để HS Thông kê các lỗi 
 III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A. Bài mới : Giới thiệu 
 B. HĐ1:Nhận xét 
* Nhận xét chung 
GV treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết cũ về tả cảnh và một số lỗi điển hình các em mắc phải. 
GV nhận xét 
*Ưu điểm: Xác định đúng yêu cầu đề
*Hạn chế: Lồi chính tả nhiều nhiều 
HĐ2: Chữa bài 
B1; HS chữa lổi chung 
GV chỉ các loại lỗi HS mắc phải. 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
B2: HS tự đánh giá bài làm của mình 
B3: HS sữa lổi trong bài 
GV theo dõi kiểm tra 
B4: HS học tập những đoạn văn hay,bài văn hay.
GV đọc đoạn hoặc bài văn hay 
B5:HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn
GV nhận xét đoạn văn hay 
HĐ3: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại 
Dặn cả lớp về nhà luyện đọc các bài tập HTL để chuẩn bị ôn tập cuối năm. 
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Yêu cầu HS làm bài toán sau: Một quán bán hàng ăn trong buổi sáng thu được 600 000 đ. Tính ra đã được lãi 25% so với tiền vốn bỏ ra. Hỏi tiền vốn là bao nhiêu đồng.
2. Luyện tập:
HĐ 1: Củng cố kĩ năng thực hành tính.
Bài 1 a; b; c/176: - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 1 d.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 2 a/177: Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2 b.
-Gọi HS nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
HĐ2: Củng cố về giải toán.
Bài 3/177:
-Gọi HS đọc đề, tóm tắt.
-Gợi ý để HS hình thành các bước giải:
+Tính chiều cao của mực nước trong bể.
+Tính chiều cao của bể.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Sửa bài, nhận xét. 
Bài 4/177: - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 4
- Gọi HS đọc đề.
- Dẫn dắt để HS nhắc lại sự thay đổi vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng và đi ngược dòng.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
HĐ 3: Tiếp tục củng cố về kĩ năng thực hành tính.
Bài 5/177: - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 5.
- Gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để đưa bài tìm x về dạng đơn giản (có thể cho về nhà làm, nếu không đủ thời gian).
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm chiều cao của hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy; cách tìm vận tốc của thuyền khi xuôi dòng, ngược dòng.
Tiết 4-HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua, nắm phương hướng hoạt động tuần tới. Ôn một số bài hát tập thể.
II. Lên lớp:
 1. Đánh giá:	
 - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua.
 - GV nhận xét:
 * Ưu điểm:
 + Đi học chuyên cần. Thực hiện tốt nội quy.
 + Có nhiều cố gắng trong học tập.
 * Nhược điểm: Rèn chữ còn ít.
 2. Kế hoạch tuần tới:
 - Tăng cường công tác vệ sinh trường lớp.
 - HS thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học. Học và làm bài trước khi đến lớp.
 3. Hoạt động ngoại khóa:
 - Ôn một số bài hát tập thể.
 - Tập cho HS một số trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 S.doc