Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017

Tiết 3: Chính tả (Nghe - viết)

 TRONG LỜI MẸ HÁT

I. MỤC TIÊU:

 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.

 - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ bảng nội dung bài tập 2

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Gọi HS lên bảng chữa lại bài 2, 3.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

 - GV nêu yêu cầu tiết học.

b) Hướng dẫn HS nghe - viết:

- GV đọc bài viết.

- Yêu cầu HS đọc thầm trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì ?

- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ.

- Nhắc HS chú ý những từ khó viết.

- GV cho HS nhớ viết.

- GV chấm, nêu nhận xét.

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Đoạn văn nói điều gì ?

- Cho HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn.

- Cho HS chép vào vở và phân tích từng tên thành các bộ phận.

- GV nhận xét, sữa chữa từng nhóm.

3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Chuẩn bị bài sau: (Nhớ - viết): Sang năm con lên bảy.

- HS lên bảng làm bài.

- HS nhận xét bài bạn.

- HS nghe giáo viên giới thiệu bài.

- HS nghe và theo dõi trong sách.

- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.

- HS đọc thầm bài thơ.

- HS nêu một số từ khó.

- HS viết bài.

- HS đổi vở kiểm tra chéo.

- Lớp đọc thầm.

- Nói về Công ước, quyền trẻ em,.

- HS đọc trong nhóm.

- Tự làm, đổi vở kiểm tra trong nhóm.

Liên hợp quốc

Uỷ ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc

Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc

Tổ chức / Lao động / Quốc tế

- HS nghe GV nhận xét tinh thần học tập.

 

doc 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
é dễ hơn.
Tiêt 3: Thể dục (đ/c Huyền)
Tiết 4: Đạo đức
AN TOÀN THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS nắm được :
 - Như thế nào là an toàn thực phẩm
 - Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo vệ sinh
II. CHUẨN BỊ: Nội dung.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là biết giải trí có ích?
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài
HĐ1 : Cần làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm ?
? Em hiểu thực phẩm là gì ?
- Y/c HS thảo luận ,trả lời các câu hỏi:
- Để đảm bảo có thực phẩm an toàn ta cần lưu ý điều gì ?
- Trong thời gian này có bệnh gì xảy ra do việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm kém ? Em hiểu gì về căn bệnh này ?
- Mời đại diện báo cáo kết quả thảo luận
- Gv nhận xét, kết luận tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
- Ở gia đình em thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
HĐ2 : Trò chơi “ Đi chợ, nấu ăn”
- GV mời 4 HS tham gia trò chơi
- Chia 4 HS thành 2 nhóm , mỗi nhóm có 2 bạn, 1 bạn đóng vai người bán , 1 bạn đóng vai người đi chợ và nấu ăn
- Cả lớp theo dõi về đảm bảo vệ sinh trong việc đi chợ của mỗi người chưa.
- Tổ chức cho HS chơi
- Cho HS chất vấn và đánh giá.
* GV: Thực hiện tốt an toàn thực phẩm chính là bảo vệ sức khẻo cho mình ,cho mọi người và cho cả cộng đồng
3. Củng cố- dặn dò: nhận xét giờ học 
- Về thực hiện tốt an toàn thực phẩm.
+ HS trả lời
+ Thực phẩm là các thứ làm món ăn như thịt , cá, rau, 
+ thì thực phẩm dùng làm các món ăn cần phải : sạch ( không có chất hoá học độc hại, không có vi khuẩn,) , tươi, ăn uống nơi hợp vệ sinh,
+ Bệnh tiêu chảy ,.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau.
+ HS nối tiếp nêu.
+ Theo dõi
+ HS chơi
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2017
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
 * Học sinh hoàn thành các bài 1, 2. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng chữa bài 2.
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1
- Cho HS đọc yêu cầu và tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách giải.
* GV gợi ý : Tìm nửa chu vi, sau đó tìm chiều dài, diện tích và số kg rau.
- Cho HS làm vào vở lên bảng chữa.
- GV nhận xét, sữa chữa ở từng nhóm.
Bài 2 
- Cho HS đọc yêu cầu và tóm tắt bài toán.
- GV nhận xét, sữa chữa ở từng nhóm.
Bài 3 :( Nếu còn thời gian )
- Cho HS đọc yêu cầu và tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách giải.
* GV gợi ý : Tính độ dài thật, sau đó tính chu vi, diện tích mảnh đất HCN, 
diện tích mảnh đất hình tam giác và tính diện tích mảnh đất.
- GV nhận xét, sữa chữa ở từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS làm.
- HS nhận xét.
 - HS nghe.
- HS thảo luận, thống nhất cách làm, trong nhóm.
Nửa chu vi mảnh vườn HCN là :
 160 : 2 = 80 ( m )
Chiều dài mảnh vườn HCN là :
 80 - 30 = 50 ( m )
Diện tích mảnh vườn HCN là :
 50 x 30 = 1500 ( m2)
Số kg rau thu hoạch được là :
 15 : 10 x 1500 = 2250 ( kg )
 Đáp số : 2250 kg
- Tự làm, đổi vở kiểm tra thống nhất kết quả trong nhóm.
Chu vi đáy HHCN là:
 ( 60 + 40 ) x2 = 200 ( cm )
Chiều cao HHCN đó là :
 6000 : 200 = 30 ( cm )
 Đáp số : 30 cm
- Tự làm, đổi vở kiểm tra thống nhất kết quả trong nhóm.
Tiết 2: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
 - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ: Tiêu chí đánh giá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Hai học sinh tiếp nối nhau kể câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
b.Hướng dẫn HS kể chuyện 
* HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
* Xác định hai hướng kể :
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, GD trẻ em.
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1-2-3-4.
- Cho lớp đọc thầm lại gợi ý 1-2. GV gợi ý một số truyện các em đã học.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
*HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS đọc lại gợi ý 3-4.
- Cho HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa với bạn bên cạnh.
- HS thi kể trước lớp. GV chọn 1 câu chuyện có ý nghĩa nhất để HS trao đổi .
- Cho HS nhận xét bạn.
- HS bình chọn câu chuyện hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hai HS kể.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS tự đọc.
- Kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội .
- HS đọc gợi ý nối tiếp trong nhóm.
 - HS đọc thầm gợi ý.
 - HS nghe gợi ý.
- HS đọc lại gợi ý 3 – 4 
- HS kể cặp đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp.
- HS bình chọn
Tiết 3,4: Tin học (đ/c Quỳnh)
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tiết 1: Khoa học (đ/c Quỳnh)
Tiết 2: Toán
 ÔN TẬP MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Biết một số dạng toán đã học.
 - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
 * Học sinh hoàn thành các bài tập 1, 2. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng chữa bài 2.
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu tiết học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1
- Cho HS tự làm. 
- GV nhận xét, sữa chữa từng nhóm.
Bài 2
- Cho HS tự làm. 
- GV nhận xét, sữa chữa từng nhóm
Bài 3: ( Nếu còn thời gian )
- Cho HS tự làm. 
- GV nhận xét, sữa chữa từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
 - 2 HS lên bảng làm.
 - HS nhận xét.
- HS nghe.
- Tự làm, đổi vở kiểm tra thống nhất kết quả trong nhóm.
Bài giải
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là: (12 + 18 ) : 2 = 15 ( km )
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là :
 ( 12 + 18 + 15 ) : 3 = 15 ( km )
 Đáp số : 15 km
Bài giải
Nửa chu vi HCN là :
 120 : 2 = 60 ( m )
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m
Chiều dài mảnh dất HCN là :
 ( 60 + 10 ) : 2 = 35 (m )
Chiều rộng mảnh đất HCN là :
 35 – 10 = 25 ( m)
Diện tích mảnh đất HCN là :
 35 x 25 = 875 ( m2)
 Đáp số : 875 m2
Bài giải
1cm3 kim loại cân nặng là :
 22,4 : 3,2 = 7 (g )
4,5 cm3 kim loại cân nặng là :
 7 x 4,5 = 31,5 ( g )
 Đáp số : 31,5 g
Tiết 3: Tập đọc
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài).
II. CHUẨN BỊ: Hình ảnh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- Cho HS đọc từ khó.
- Luyện đọc câu
- Tổ chức đọc nhóm.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp ?
- Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên ?
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
- Bài thơ nói với các em điều gì ?
* Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn đọc khổ 1 và 2.
- Cho HS kết hợp đọc thuộc lòng.
- Gọi HS thi đọc.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
 - 2 HS đọc.
 - HS nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
* Từ: sân, chạy nhảy, trong
* Câu: Chim/ không còn biết nói//
 Đại bàng/ chẳng về đây//
- HS đọc nhóm 2 đọc.
- HS nghe và đọc thầm theo
- Thảo luận câu trả lời trong nhóm, thống nhất đáp án.
- Con chạy lon ton, chỉ mình con nghe thấy tiếng muôn loài.
- Thế giới tuổi thơ, chim, gió, muôn loài đều biết nói, suy nghĩ và hành động. Chim không còn biết hót, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây...
- Tìm hạnh phúc ở trong đời thực.
- Như ý 2 mục I
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc, bình chọn nhóm đọc hay.
Tiết 4: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
 - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
 - Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1
- Cho HS đọc nội dung
- Gọi HS nêu đề bài chọn tả.
- Cho HS đọc gợi ý.
- GV nhắc HS: Lập dàn ý theo gợi ý SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát tinh tế của mỗi HS.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét và chữa từng nhóm.
Bài 2
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trình bày miệng bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
- Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Nhận xét, bình chọn người trình bày hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS tự đọc nội dung.
- Một số HS nêu đề bài chọn tả.
- HS tự đọc gợi ý.
- HS tự lập dàn bài, đọc và nhận xét trong nhóm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài và trình bày miệng bài văn tả người theo nhóm 2.
- Cử đại diện trình bày. Nhận xét và bình chọn bài hay nhất.
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tiết 1: Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết giải một số bài toán về chuyển động đều.
 * Học sinh hoàn thành các bài 1, 2, 3. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi HS chữa lại bài 3.
- GV nhận xét .
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu tiết học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Cho HS đọc đề bài và tóm tắt.
* GV gợi ý: Bài thuộc dạng toán “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số”.
- Cho HS vẽ sơ đồ và làm bài.
- GV nhận xét, sửa chữa ở từng nhóm.
Bài 2
- Cho HS đọc đề bài và tóm tắt.
* GV gợi ý : Bài thuộc dạng toán tìm hai số biết tổng và tỉ.
- Cho HS vẽ sơ đồ và làm bài.
- GV nhận xét, sửa chữa ở từng nhóm.
Bài 3:
- Cho HS tự đọc đề bài và làm.
- GV nhận xét, sửa chữa ở từng nhóm.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian )
- HS đọc đề bài và quan sát biểu đồ.
* GV gợi ý: Tìm số HS khá, sau đó tìm số HS khối lớp 5,tìm số HS giỏi, số HS trung bình.
- GV nhận xét, sửa chữa ở từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ.
- HS làm.
- HS nhận xét.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất đáp án.
 Bài giải:
Diện tích hình tam giác BEC là :
13,6 : ( 3 – 2 ) x 2 = 27,2 ( cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là :
27,1 + 13,6 = 40,8 ( cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là :
40,8 + 27,2 = 68 ( cm2)
Đáp số : 68 cm2
Bài giải:
Số HS nam trong lớp là:
35 : ( 4 + 3 ) x 3 = 15 ( học sinh )
Số HS nữ trong lớp là :
35 - 15 = 20 ( học sinh )
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là :
20 - 15 = 5 ( học sinh )
Đáp số: 5 học sinh
Bài giải:
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là 
 12 : 100 x 75 = 9 ( lít )
 Đáp số : 9 lít
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất đáp án.
Bài giải:
Tỉ số phần trăm HS khá là :
100% - 25 % - 15 % = 60 %
Mà 60% học sinh là 120 học sinh
Số HS khối lớp 5 là :
120 : 60 x 100 = 200 ( học sinh)
Số HS giỏi là :
200 : 100 x 25 = 50 ( học sinh )
Số HS trung bình là :
200 : 100 x 15 = 30 ( học sinh )
Đáp số: 50 HS giỏi; 
 30 HS trung bình
Tiết 2: Luyện từ và câu
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU NGOẶC KÉP)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép, làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
 - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3). 
II. CHUẨN BỊ: Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS làm lại bài 2 bài 4 tiết trước.
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. GV nhắc HS đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói của nhân vật, ý nghĩ của nhân vật thì điền dấu ngoặc kép.
- GV nhận xét, sữa chữa ở từng nhóm.
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý : ĐVcó những từ dùng đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các em là tìm và đặt vào trong ngoặc kép.
- GV nhận xét, sữa chữa ở từng nhóm.
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS khi thuật lại cuộc họp, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- GV nhận xét, sữa chữa ở từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- CB bài sau: MRVT: Quyền và bổn phận.
- 2 HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS tự đọc yêu cầu.
- Tháo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về tác dụng của dấu ngoặc kép.“ Phải nói ngay để thày biết”: Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.“ Thưa thày, sau này ở trường này” : Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nhóm.
..bình chọn “Người giầu có nhất”..Cậu ta có cả một “ gia tài”...
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất đáp án.
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU:
 - HS viết được một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. Bài viết hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn đề bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
b) Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS đọc 3 đề bài trong SGK.
 * GV nhắc:
- Các em nên viết bài theo dàn ý đã lập ở tiết trước. Tuy nhiên các em có thể chọn đề bài khác.
- Dù viết theo đề bài nào các em cũng cần kiểm tra lại, chỉnh sửa sau đó mới viết bài.
c) HS viết bài
- GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài .
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Thông báo trả bài văn Tả cảnh vào tiết 67 tuần 34.
- HS nghe.
- 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- HS nghe nhắc nhở trước khi làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nghe nhận xét và nhắc nhở
Tiết 4: Kĩ Thuật
LẮP RÁP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
 - Lắp được mô hình tự chọn.
 - Tự hào về mô hình mình đã lắp được
II. CHUẨN BỊ: bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Sự chuẩn bị đồ dùng môn học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Chọn mô hình lắp ghép 
* HĐ 2: Thực hành lắp mô hình đã chọn: 
* Chọn chi tiết
- Lắp từng bộ phận 
- Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh 
d- Đánh giá sản phẩm 
- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
3. Củng cô, dặn dò:
 - GV nhận xét chung tiết học.
- GV nêu yêu cầu.
- HS để đồ dùng trên bàn.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV gợi ý cho nhóm.
- HS tự chọn một mô hình lắp ghép. theo gợi ý sgk hoặc tự sưu tầm.
- GV nêu yêu cầu.
- HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình đã chọn.
- HS các nhóm tự chọn chi tiết để vào nắp hộp.
- HS các nhóm lắp từng bộ phận.
- HS lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
. 
- HS trình bày sản phẩmtheo nhóm.
.
 - HS căn cứ váo tiêu chuẩn nhận xét đánh giá.
- HS tháo rời chi tiết và xếp đúng vị trí ở hộp. 
- HS lắng nghe. 
Tiết 5,6 : Tiếng Anh ( đ/c Hạnh )
Tiết 7: Toán
LUYỆN TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH 
ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố giúp học sinh nắm vững các công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Nêu quy tắc và công thức tính thể tích và diện tích các hình đã học.
- Nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 3,8 m. Người ta quét vôi trần nhà và 4 bức tường phía trong phòng học. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,6m, hãy tính diện tích cần quét vôi. 
- GV kiểm tra, nhận xét ở từng nhóm.
 KQ: 98,2 m 
Bài 2: Một cái hộp hình lập phương (không có nắp) cạnh 15 cm.
a. Tính thể tích cái hộp đó.
b. Nếu sơn tất cả các mặt ngoài của hộp đó thí sơn một diện tích bằng bao nhiêu xăng- ti-mét vuông?
- GV kiểm tra, nhận xét ở từng nhóm.
Bài 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là: 1,5m, 0,8m và 1m. Khi bể không có nước, người ta gánh nước đổ vào bể, mỗi gánh được 30l nước. Hỏi phải đổ vào bao nhiêu gánh nước bể mới đầy?
- Chữa bài. Tuyên dương HS làm đúng.
3. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học
- HS nêu.
- HS tự đọc đề, nêu cách làm:
+ Tính diện tích xung quanh
+ Tính diện tích trần nhà
+ Tính diện tích phòng học
+ Diện tích cần quét vôi
- HS tự làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
- HS tự làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
Bài giải:
Thể tích của cái hộp là:
15 x 15 x 15 = 3375 ( cm )
Diện tích cần sơn ở mặt ngoài của hộp là: 15 x 15 x 5 = 1125 ( cm )
- HS tự làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
Bài giải
Thể tích của bể nước là:
1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 ( m) = 1200 (dm )
Phải đổ vào số gánh nước để đầy bể là: 1200 : 30 = 40 (gánh)
 Đáp số: 40 gánh
Tiết 6: Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI
 MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết được nguyên nhân do đâu rừng bị tàn phá.
 - Nêu được tác hại của việc phá rừng.
 *GD BVMT: Mức độ tích hợp toàn phần: 
+ Vai trò của môi trường rừng đối với cuộc sống con người. + Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên rừng (phù hợp với khả năng).
 - Kĩ năng tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gậy hậu quả với môi trường rừng.
 - Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy môi trường rừng bị hủy hoại.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với kĩ năng bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Hình trang 130, 131 SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét .
2. Dạy bài mới: 
a. HĐ 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: Nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Cho HS làm việc nhóm:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét KL
b. HĐ 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Nêu được tác hại của việc phá rừng
- Cho HS làm việc nhóm
+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
+ Liên hệ thực tế ở địa phương em.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét kết luận.
3. Củng cố dặn dò: 
* GDBVMT: GV liên hệ - Chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ và tăng cường trồng cây xanh là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học.
- Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống ?
1. Nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- HS làm việc nhóm
- Con người khai thác gỗ để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, phá rừng làm chất đốt, củi; lấy gỗ xây nhà, ..
- Rừng còn bị tàn phá do cháy rừng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
2. Tác hại của việc phá rừng
- HS làm việc nhóm
- Hậu quả của việc phá rừng: Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt hạn hán, Đất bị xói mòn trở nên bạc màu, Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- HS lắng nghe thực hiện.
Tiết 5: Khoa học
 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
 - Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
 - Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.
 - Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.
 - Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông/bà, bố/mẹ, ... để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (bài viết, hình ảnh, ...) để tuyên truyền bảo vệ môi trường đất nơi đang sinh sống.
II. CHUẨN BỊ: Hình trang 136, 137 SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Nêu hậu quả của việc phá rừng ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Cho HS quan sát hình 1 và 2 con người sử dụng đất để làm gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- GV nhận xét, bổ sung từng nhóm.
- GV cho HS liên hệ ở địa phương:
- Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng đất thay đổi.
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân hoá học đến môi trường đất ?
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
- Gọi đại diện trả lời.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Về học bài.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình 1 và 2, thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát, hai cây cầu được bắc qua sông.
- Thảo luận nhóm, trả lời.
- Dân số tăng nhanh vì vậy cần phải mở rộng môi trường đất ở.
- Có nhiều nguyên nhân: xây khu công nghiệp, trường học, nhu cầu đô thị hoá.
- Thảo luận nhóm.
- Làm ô nhiễm môi trư

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_lop_5_tuan_33_1617.doc