Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3- LTVC : MRVT: NAM VÀ NỮ

I. Mục đích, yêu cầu:

- Mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.

- Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1a

- Một vài tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ

Hai HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy - dựa theo bảng tổng kết ở BT1, tiết ôn tập về dấu phẩy.

2. Dạy bài mới

Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,YC của tiết học.

Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1.

- HS làm bài tập vào vở hoặc VBT, trả lời lần lượt các câu hỏi a,b. GV phát bút dạ và phiếu cho 3-4 HS.

- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại

- HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Một vài HS thi đọc thuộc lòng.

3. Củng cố, dăn dò:

GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học.

 

doc 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 0,1; 0,01 (bằng cách chuyển dấu phẩy về bên phải, hoặc bên trái một chữ số) rồi tự làm và chữa bài. Chẳng hạn:
a) 3,25 x 10 =32,5 b) 417,56 x 100 = 41756
 3,25 x 0,1 = 0,325 417,56 x 0,01 = 4, 1756
Bài 3. Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài. chẳng hạn:
Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong một giờ là:
48,5 +33,5 = 82 ( km)
Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là
1 giờ 30 phút hay là 1,5 giờ:
Độ dài Quãng đường AB là:
2 x 1,5 = 123 (km)
Đáp số: 123km
 3. Củng cố, dặn dò : 
- HS nhắc lại các tính chất cơ bản của phép nhân
- Làm lại các bài tập hay sai
- Bài sau: Luyện tập.
_______________________________________
Tiết 2- Mĩ thuật: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM 
I. Mục tiêu: 	
- Hiểu về nội dung đề tài
- Biết cách chọn hoạt động 
- Vẽ được tranh về ước mơ của bản thân
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm đề tài Ước mơ của em và một số đề tài khác.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét một số bài vẽ tập trang trí đầu báo tường.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.
- Yêu cầu một số HS nêu ước mơ của mình.
- GV nêu cách vẽ ở một bức tranh để HS thấy đựơc sự đa dạng về thể hiện nội dung đề tài. Ví dụ:
+ Cách chọn hình ảnh.
+ Cách bố cục.
+ Cách vẽ hình.
+ Cách vẽ màu.
- Nhắc HS cách vẽ tranh như đã hướng dẫn ở các bài đã học.
- Cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước hoặc các bức tranh tham khảo ở SGK để các em tự tin hơn trước khi làm bài.
Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức HS vẽ cá nhân ( vẽ vào vở thực hành).
- GV bao quát lớp khuyến khích các em chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau, thi đua xem em nào vẽ tranh nhanh, vẽ đẹp.
- Hướng dẫn cụ thể để những HS còn lúng túng hoàn thành được bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ theo cá nhân và gợi ý các em nhận xét về:
+ Cách tìm chọn nội dung( độc đáo, có ý nghĩa).
+ Cách chọn bố cục ( chặt chẽ, cân đối).
+ Cách vẽ hình ảnh chính, phụ (sinh động).
+ Cách vẽ màu ( hài hoà, có đậm, có nhạt).
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV tổng kết, nhận xét chung tiết học, khen gợi các nhóm và cá nhân có bài vẽ đẹp, nhắc nhở và động viên những HS chưa hoàn thành được bài cố gắng hơn những bài học sau.
3. Củng cố, dặn dò
- Quan sát lọ, hoa và quả.
- Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau( lọ, hoa và quả, nếu có điều kiện)
Tiết 3- LTVC : MRVT: NAM VÀ NỮ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1a
- Một vài tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ
Hai HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy - dựa theo bảng tổng kết ở BT1, tiết ôn tập về dấu phẩy.
2. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,YC của tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS làm bài tập vào vở hoặc VBT, trả lời lần lượt các câu hỏi a,b. GV phát bút dạ và phiếu cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại
- HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Một vài HS thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dăn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học.
Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2017
Ngày soạn :16/ 4 /2017
 Ngày giảng:19/4/2017
	Sáng
Tiết 1-Tập đọc: BẦM ƠI
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết đọc trôi chảy, diễn bài thơ với giọng diễn cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. 
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹcon thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tuyền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu con nơi quê nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi về bài đọc.
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài mới: Bầm ơi
a) Giải nghĩa từ: bầm, đon, lâm thâm, khe, tiền tuyến.
b) Luyện đọc
- GV hướng dẫn cách đọc: đọc trôi chảy, diễn bài thơ với giọng diễn cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. 
- Một HS giỏi đọc bài thơ.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn thơ (3 lượt). GV kết hợp uốn nắm cách đọc cho HS, giúp các em đọc từ khó. 
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b) Tìm hiểu bài
- Điều gì gợi cho các chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? (Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.)
- Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
- Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ? (Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh)
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh? (Người mẹ của anh chiến sĩ la một phụ nữ Việt Nam điểm hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu,đầy tình yêu thương con...)
- Qua lới tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh? (HS phát biểu. VD: Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ ./ Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu dất nước./...)
* Qua bài thơ, tác giả muốn nói lên điều gì? (Ca ngợi người mẹ và tình mẹcon thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tuyền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu con nơi quê nhà).
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn 4 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm hai đoạn thơ đầu.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và gải bài toán.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới: 
	GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 6,75kg = 6,75 kg+ 6,75 kg = 6, 75 kg x 3 
 = 20,25 kg
b) 7,14 m2 +7,14m2 + 7,14m2 x 3 = 7, 14m2 x (1 + 1 + 3)
 = 7,14 m2 x 5 = 35,7m2
hoặc: 7,14 m2 + 7,14 m2 +7,14 m2 x 3 = 7,14m2 x( 1 + 1) +7,14m2 x 3
 = 7,14m2 x 2 + 7,14m2 x 3
 = 7,14m2 x (2 + 3)
 = 7,14 m2 x 5 = 35,7m2
c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 x (9+1)
 = 9,26dm3 x 10 =92,6dm3
Bài 2: Cho HS tự tính rồi chữa bài.
a) 3,125 +2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7, 275 
b) (3,125 +2,075) x 2 = 5,2 = 10,4.
Bài 3: Cho HS tự tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài
Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thênm trong năm 2001 là:
77515000 : 100 x 1,3 = 1007695 ( người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là :
77515000+ 1007695 = 78522695 (người )
Đáp số : 78 522 695 người
Bài 4: Cho HS tự nêu tóm tắt , tự phân tích bài toán rồi làm bài và chữa bài. 
 Bài giải:
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 +2,2 =24,8 (km/h)
Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ.
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 + 1,25 = 31(km)
Đáp số : 31 km
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- HS nhắc cách giái toán về chuyển động đều.
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3-Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
- Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Tiếng việt 5, tập 2 (nếu có).
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới : 
 * Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu (YC) của bài tập.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học (từ tuần 1 đến tuần 11)
+ Lập dàn ý (viết tắt) cho một trong số bài văn đó.
* Thực hiện YC1:
- GV dán lên bảng tờ phiếu để HS trình bày theo mẫu. GV giao cho 1/2 HS liệt kê những bài văn (đoạn văn) tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 5; 1/2 lớp còn lại - từ tuần 6 đến tuần 11).
- HS trao đổi cùng bạn bên cạnh - làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu riềng cho 2 HS.
- Hai HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau đọc nhanh kết quả. Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. GV chốt lại bằng cách dán lên bảng tờ phiếu đã ghi lời giải.
* Thực hiện YC2:
- Dựa vào bảng liệt kê, mỗi HS tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
- HS tiếp nối nhau trình bày miệng dàn ý một bài bài văn. GV nhận xét.
Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 (HS1 đọc lệnh và bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh. HS2 đọc các câu hỏi sau bài).
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
Tiết 4-Khoa học: 	MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: 
- Khái niện ban đầu về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
II. Chuẩn bị:
- Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra phần bài ôn tập.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
. Mục tiêu: Hình thành biểu tượng ban đầu về môi trường
. Cách tiến hành: HS sinh hoạt nhóm
- Đọc thông tin và làm bài tập SGK/128
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày - nhận xét - HS đọc lại các đáp án đúng
- Kết luận: SGK/128. HS nhắc lại kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận:
.Mục tiêu: Nêu được thành phần môi trường địa phương nơi Hs sống.
.Cách tiến hành: HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bạn sống ở đâu ? làng quê hay đô thị ?
+ Hãy nêu một số thành phần môi trường nơi bạn sống.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và gải bài toán.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới: 
	GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 6,75kg = 6,75 kg+ 6,75 kg = 6, 75 kg x 3 
 = 20,25 kg
b) 7,14 m2 +7,14m2 + 7,14m2 x 3 = 7, 14m2 x (1 + 1 + 3)
 = 7,14 m2 x 5 = 35,7m2
hoặc: 7,14 m2 + 7,14 m2 +7,14 m2 x 3 = 7,14m2 x( 1 + 1) +7,14m2 x 3
 = 7,14m2 x 2 + 7,14m2 x 3
 = 7,14m2 x (2 + 3)
 = 7,14 m2 x 5 = 35,7m2
c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 x (9+1)
 = 9,26dm3 x 10 =92,6dm3
Bài 2: Cho HS tự tính rồi chữa bài.
a) 3,125 +2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7, 275 
b) (3,125 +2,075) x 2 = 5,2 = 10,4.
Bài 3: Cho HS tự tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài
Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thênm trong năm 2001 là:
77515000 : 100 x 1,3 = 1007695 ( người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là :
77515000+ 1007695 = 78522695 (người )
Đáp số : 78 522 695 người
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2- Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Tiếng việt 5, tập 2 (nếu có).
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới : 
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu (YC) của bài tập.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học (từ tuần 1 đến tuần 11)
+ Lập dàn ý (viết tắt) cho một trong số bài văn đó.
* Thực hiện YC1:
- GV dán lên bảng tờ phiếu để HS trình bày theo mẫu. GV giao cho 1/2 HS liệt kê những bài văn (đoạn văn) tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 5; 1/2 lớp còn lại - từ tuần 6 đến tuần 11).
- HS trao đổi cùng bạn bên cạnh - làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu riềng cho 2 HS.
- Hai HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau đọc nhanh kết quả. Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. GV chốt lại bằng cách dán lên bảng tờ phiếu đã ghi lời giải.
* Thực hiện YC2:
- Dựa vào bảng liệt kê, mỗi HS tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
- HS tiếp nối nhau trình bày miệng dàn ý một bài bài văn. GV nhận xét.
Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 (HS1 đọc lệnh và bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh. HS2 đọc các câu hỏi sau bài).
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
Tiết 3 - Âm nhạc: ÔN: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ
 I. Mục tiêu :
- Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài “Dàn đồng ca mà hạ”
- Tập trình bày bài hát có đối đáp,đồng ca.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Lời bài hát
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Nhắc hs tư thế ngồi học.
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Ôn Dàn đồng ca mùa hạ
- GV hát mẫu
- HD hát ĐT; CN.
- Cho hs hát cả bài; GV nhận xét, sửa sai.
- Cho hs luyện tập:
* Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- GV hướng dẫn:
Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng 
 * * * 
- Bắt nhịp cả lớp gõ đệm 	
- GV yêu cầu 1 vài nhóm HS gõ đệm.
- Mời học sinh lên hát kết hợp gõ theo nhịp
* Nhận xét sửa chữa
* Hát kết hợp gõ đệm theo phách:
- Giáo viên thực hiện mẫu :
Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng
 * * * 
- Yêu cầu lớp thực hiện
+ Nhận xét
- Mời từng dãy trình bày.
- Cá nhân trình bày
- HS nhận xét.
- GV bắt nhịp, cả lớp hát lại cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em học tốt, mạnh dạn.
- Dặn hs về nhà hát thuộc bài hát và biểu diễn cho mọi người cùng xem.
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
Ngày soạn :17/ 4 /2017
 Ngày giảng:20/4/2017
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: ÔN TẬP PHÉP CHIA
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp : 
- GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS thực hiện phépchia rồi thử lại (theo mẫu). 
Sau khi chữa bài GV nên hướng dẫn để tự HS nêu được nhận xét, chẳng hạn:
- Trong phép chia hết a : b = c, ta có a =c x b (b khác 0)
- Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = c x b +r (0 < r < b)
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên cho một số HS nêu cách tính.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 
hoặc: 
b) ( 6,24 + 1, 26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
Hoặc: (6,24 +1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 = 1,26 : 0,75 = 8, 32 + 1,68 =10.
3. Củng cố, dặn dò : 
- HS nhắc các tính chất cơ bản của phép chia
- Ôn kĩ chia số thập phân
- Bài sau: Luyện tập.
Tiết 2 –LTVC: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy (BT1) biết phân tích và sửa dấu phẩy dùng sai.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Ba, bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy bài mới:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Một HS đọc to,rõ yêu cầu của BT1.
- Một HS nói lại ba tác dụng của dấu phẩy, mở bảng phụ đã ghi 3 tác dụng của dấu phẩy; mời một HS nhìn bảng đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ, làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu cho 3,4 HS.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Sau đó mời 3 - 4 HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGK/228).
Bài tập 2: Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh, suy nghĩ.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS hiểu rõ hơn về yêu cầu của BT; mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Ba HS tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại.
Bài tập 3: HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩybị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sữa lại 3 dấu phẩy đó.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài.
- GV dán 2 từ phiếu; mời 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và Gv nhận xét, chót lại lời giải. GV mời 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã sửa đúng dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; 
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3-Kỹ thuật: LẮP RÔ-BỐT ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô–bốt.
- Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: Lắp rô-bốt (Tiết 2)
* Các hoạt động:
	* Hoạt động 3: HS thực hành lắp rô – bốt.
	a) Chọn chi tiết
	- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
	- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận:
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ 
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp.
- GV nhắc nhở HS lưu ý các điểm sau:
+ Lắp chân rô- bốt cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài, lắp ốc vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô-bốt cần chú ý lắp hai tay đối nhau
+ Lắp đầu rô-bốt chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
- GV theo dõi để kịp thời uốn nắn và giúp đỡ nhũng học sinh lắp sai hoặc còn lúng túng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh thực hành tốt trong giờ học
- Dặn HS xếp các bộ phận của rô – bốt vào hộp đề chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
Ngày soạn :18/ 4 /2017
 Ngày giảng:21/4/2017
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi của tỉnh Quảng Trị.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên các đại dương trên thế giới? Đặc điểm của mỗi đại dương?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Địa lí địa phương 
Phần 1: Vị trí địa lí
- Lãnh thổ tỉnh Quảng Trị như thế nào?
Có toạ độ địa lí trên đất liền về cực Bắc là 17 độ 10’ vĩ độ Bắc xã Vĩnh Thái Vĩnh Linh Quảng Trị. Cực Nam là 16 độ 18’ xã hải Quế, hải Lăng giáp Thừa Thiên Huế. Cực Đông là 106 độ 28’ kinh Đông, Hải Khê, Hải Lăng giáp biển. Cực Tây là 106 độ 24’ Hướng Lập, Hướng Hoá
- Diện tích đất tự nhiên: 474573,7 ha
Phần 2: Địa hình
- Đặc điểm về địa hình Quảng Trị ?
- Địa hình Quảng Trị nghiêng từ Tây sang Đông, chia thành 5 vùng: Đồi núi, đồng bằng, thung lũng, cồn cát.
- Địa hình chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối và đầm phá dày đặc.
Phần 3: Khí hậu
Tỉnh Quảng Trị có khí hậu như thế nào?
Nằm trong 2 khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu Bắc Nam, có sự phân hoá của địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, chịu ảnh hưởng của gió Tây nam. Mùa hè rất khô nóng, ít mưa, mùa thu và mùa đông có mùa mưa ẩm
Phần 4: Mạng lưới sông ngòi
- Mật độ sông ngòi trung bình 0,8- 1 km/ km2
- Hồ đầm là những vùng biển ven bờ, qua bồi tụ của sông biển.
- Nước ngầm: Có nguồn nước khá dồi dào, nước ngầm ở độ sâu dươpí 3,5 m.
3. Củng cố dặn dò:
-Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập 
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với 4 cảnh được gợi từ 4 đề văn.
- Bút dạ và bốn tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ
HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I - BT1, tiết HTL trước.
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị, mời HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn càn xây dượng theo gợi ý trong SGK
- HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sữa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm. Gv nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp; Bình chịn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kỷ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân;tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
 GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài,GV nên cho một số HS nêu cách tính.
Bài 2: Cho HS nhẩm rồi nêu (miệng) kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 8,4 : 0,01 =840 (vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 x 100)
Hoặc :0,5 = (vì chính là )
Bài 3: Cho HS làm bài theo mẫu.
Bài 4: Cho HS làm bài (ở vở nháp) rồi trả lời. Chẳng hạn, khoanh vào D.
3. Củng cố, dặn dò
- HS làm tiếp các bài tập còn lại ở nhà
- Bài sau: Luyện tập.
Tiết 4 - HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá tình hình học tập, nề nếp của học sinh trong tuần qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31 S.doc