Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016

Tiết 4: Thể dục.

Bài 61: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TÂNG CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN

TRÒ CHƠI : NHẢY Ô TIẾP SỨC

A . Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Ôn tập kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích

 - Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.yêu cầu h/s tham ga chơi trò chơi nhiệt tình, nhanh nhẹn, khéo léo.

2. Kĩ năng.

 - Củng cố kĩ thực hiện động tác cơ bản đúng, tham gia trò chơi chủ động.

3. Thái độ.

 - Có ý thức rèn luyện sức khỏe.

B . Địa điểm –Phương tiện .

 - Sân thể dục

 - GV: Giáo án, SGVTD5, còi.

 - Trò : Sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị quả cầu đá.

C. Phương pháp dạy học.

 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành, nhóm

 

doc 154 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dạy học.
 - QS, gợi mở, vấn đáp, thực hành,
D. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài những cánh buồm và trả lời câu hỏi.
? Những câu hỏi thơ ngây cho thấy con có ước mơ gì ? 
- GV nhận xét 
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
2. Nội dung
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc nối tiếp (4 điều luật) lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó: quyền, chữa bệnh, giải trí, khuyết tật, giữ gìn
- GV đưa ra câu dài: Trẻ em bậc TH không phải trả học phí.
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc câu dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ( Quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc)
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS khá đọc bài
b. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền trẻ em Việt Nam ?
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
- GV liên hệ thực tế HS.
? Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục thực hiện ?
 ? Qua bài, em hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là gì ?
- GVKL: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS nt đọc 4 điều luật.
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn và hướng dẫn đọc ( bổn phận 2,3 của điều 21). 
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, chuẩn bị bài mới.
5’
32’
1’
12’
12’
7’
2’
- HS đọc và trả lời.
- Ước mơ được hìn thấy nhàcửa cây cối... thích khám phá mọi thứ trên đời.
- HS nghe, ghi đầu bài vào vở
- Nghe cô đọc bài
- 4 HS nối tiếp đọc, luyện đọc từ khó.
- HS nghe, xác định chỗ ngắt giọng.
- HS luyện đọc câu dài
- 4 HS nối tiếp đọc, giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp
- Cả lớp nghe bạn đọc
- Lớp đọc thầm.
- Điều 15, 16, 17.
- HS trả lời:
+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. 
- Điều 21
- HS đọc nôi dung 5 bổn phận trong điều 21.
- HS nêu.
- HS nêu lại.
- Lắng nghe
- 4 HS nối tiếp đọc.
- HS theo dõi cách nhấn giọng của GV.
- HS luyện đọc 
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét
- Nghe cô dặn dò
Tiết 4: Thể dục
Bài 65: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI DẪN BÓNG 
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích
 - Chơi trò chơi dẫn bóng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
2. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, tham gia trò chơi nhiệt tình.
3. Thái độ.
 - Có ý thức rèn luyện sức khỏe thường ngày
B. Địa điểm –Phương tiện .
 - Sân thể dục 
 - GV: Giáo án, sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi.
 - HS : Sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị quả cầu đá..
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, giảng giải, đàm thoại, thực hành,
D. Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Hoạt động của GV
Đ/l
Hoạt động của HS
I. Mở đầu
6 phút
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai, gối, 
- Kiểm tra bài cũ
2x8 nhịp
Đội hình khởi động cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
II. Phần cơ bản
1. Môn tự chọn( đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân :
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện 
 *
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H
Tổ chức thi tâng cầu (theo nhóm hoặc theo tổ)
2. Chơi trò chơi dẫn bóng 
3. Củng cố:
- Đá cầu 
5-6 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
Các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h/s hệ thống lại kiến thức
III. Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5 -7 phút
*
*********
*********
Tiết 5 : Đạo đức
Bài 1: CHÚNG EM NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY (Tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 - HS biết được một số nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
2. Kĩ năng.
 - HS biết được một số biện pháp để phòng chống ma túy.
3. Thái độ.
 - Không sử dụng thuốc lá, vận động mọi người không sử dụng ma túy.
B. Đồ dùng dạy- học
 - SGV
 - Phiếu học tập.
C. Phương pháp dạy học.
 - Trực quan, gợi mở, đàm thoại, thảo luận.
D. Các hoạt động dạy -học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể tên một số lại ma túy mà em biết.
? Tác hại của ma túy đối với sức khỏe người nghiện
- GV nhận xét
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
2. Giảng bài 
a. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
- Yêu cầu HS thảo luận :
? Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy? 
- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy mà các em đã đưa ra.
b. Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống ma túy.
- GV giao phiếu cho các nhóm.
- Tổng hợp kết quả, chốt đáp án đúng.
- Kết luận: Nghiện, hút, hít, tiêm chích ma túy là tự hủy hoại cuộc sống của bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng xấu đến xã hội. Bản thân chúng ta phải cương quyết chống lại hành vi liên quan đến ma túy.
III. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
5’
30’
1’
10’
20’
2’
- 2 HS trình bày:
- Các chất gây nghiện: thuốc phiện, hê-rô-in, cô-ca-in, cần sa, các chất ma túy tổng hợp, thuốc Am-pe-ta-min, một số loại dược phẩm gây nghiện.
- Huỷ hoại sức khỏe, tính mạng; làm sa sút tinh thần, hủy hoại nhân cách và sẽ vi phạm pháp luật.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Do thiếu sự quan tâm của gia đình. Do tò mò. Do lười lao động, ham chơi đua đòi.
+ Do chơi với người nghiện. Do thiếu hiểu biết về ma túy, 
- HS thảo luận, điền thông tin vào phiếu. 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả: Những biện pháp phòng chống ma túy là:
+ Không bắt chước, không thử ma túy.
+ Cảnh giác, phê phán những hành vi sai trái về ma túy.
+ Không tham gia vào buôn bán ma túy.
+ Chăm chỉ học tập và lao động.
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài ở nhà
Ngày soạn: 23/4/ 2016	 Ngày giảng: Thứ 3/ 26/4/2016
Tiết 1: Toán
Tiết 162: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức.
 - Vận dụng công thức đã học tính thể tích, diện tích một số hình đã học
2. Kĩ năng.
 - Rèn luyện kĩ năng tính thể tích và diện tích một số hình đã học.
3. Thái độ.
 - HS hăng hái xây dưng bài, yêu thích môn học
B. Đồ dùng dạy học
 - GV: Đồ dùng dạy học
 - HS: Đồ dùng học tập
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
D. Các hoạt động dạy học – chủ yếu 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT trong VBT .
- GV nhận xét, chữa bài 
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học, ghi đầu bài
2. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm của từng trường hợp.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu 1 tổ HS nối tiếp nhau điền vào bảng.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS nêu tóm tắt
- Yêu cầu HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Gv đánh giá.
III. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
7’
32’
1’
13’
7’
10’
2’
- HS lên bảng thực hiện
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở
- HS đọc yêu cầu, làm bài
a)
Hình lập phương
Cạnh
12cm
3,5m
Sxq
576cm2
49 m2
Stp
864cm2
73,5 m2
Thể tích
1728cm2
42,875 m2
b)
Hình hộp chữ nhật
Chiều cao
5cm
0,6m
Chiều dài
8cm
1,2m
Chiều rộng
6cm
0,5m
Sxq
140 cm2
2,04 m2
Stp
236 cm2
3,24 m2
V
240 cm3
0,36 m2
- HS nhận xét, chữa bài vào vở
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Hình hộp chữ nhật có:
V = 1,8 m3
a = 1,5m; b = 0,8m
c = m?
Bài giải:
Chiều cao của bể là:
 1,8 : (1,5 x 0,8) = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5m
- HS nhận xét
- HS chữa bài 
- HS đọc BT, làm bài
Bài giải:
Cách 1: Cạnh của khối gỗ là:
 10 : 2 = 5 (cm)
S toàn phần khối nhựa HLP là:
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
S toàn phần khối gỗ HLP là:
 5 x 5 x 6 = 150 (cm2)
S toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần là:
 600 : 150 = 4 (lần)
Cách 2: Diện tích toàn phần hình lập phương cạnh 2 x a là:
S2 = (2 x a) x (2 x a) x 6
 = a x a x 6 x 4 = S1 x 4
Tức S1 gấp 4 lần S2.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe cô dặn dò
Tiết 2: Khoa học
Bài 65: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 
 ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
 - HS kể được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
2. Kĩ năng.
 - Nêu được tác hại của vệc phá rừng. 
3. Thái độ.
 - GDHS ý thức và tuyên truyền mọi người không chặt phá rừng bừa bãi
 - Năng lượng
 + Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá
 + Tác hại của việc phá rừng
B. Đồ dùng dạy - học
 - GV:Tranh ảnh, bài báo nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
 - HS: Đồ dùng học tập
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, phân tích, thực hành, luyện tập
D. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
? Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì? 
- GV nhận xét. 
II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài học Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài:
a. Những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- GV chia nhóm 
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ trong bài 
? Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Em hãy nêu việc làm đó tương ứng với từng hình minh hoạ trong SGK?
? Em thấy rừng ở địa phương em bây giờ ra sao?
? Nguyên nhân phá rừng
- GV KL: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá như đốt nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà , đóng đồ dùng....
b. Tác hại của việc phá rừng 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. Quan sát hình minh hoạ 5, 6 trang 135 và nói lên hậu quả của việc phá rừng ?
- GV KL: Việc phá rừng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống con người như: khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xaye ra thường xuyên . Đất bị xói mòn trở lên bạc màu, động thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn.
c. Chia sẻ thông tin
- HS đọc các bài báo, tranh ảnh nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng 
- HS đọc lại mục bạn cần biết 
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
5’
32’
1’
10’
12’
7’
2’
- Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí...
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để nương rẫy, nơi ở, khu công nghiệp, ... 
- Những cách rừng đã bị tàn phá
- Lấy củi, lấy gỗ làm nhà..
- HS thảo luận nhóm 
- HS trả lời theo ý hiểu.
- VD: Hậu quả của việc phá rừng 
+ Lớp màu bị tàn phá, rửa trôi 
+ Khí hậu thay đổi 
+ Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra 
+ Đất bị xói mòn, bạc màu.
+ Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên tấn công con người 
- Lắng nghe
- HS đọc và quan sát tranh ảnh sưu tầm được nếu có 
- 2 HS nêu.
- Nghe cô nhận xét
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài 58: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em
2. Kĩ năng.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
3. Thái độ.
 - Sử dụng vốn từ để nói với các em nhỏ tuổi hơn.
B. Đồ dùng dạy – học
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
 - HS: Đồ dùng dạy học
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, phân tích, thực hành,
D. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS nêu ví dụ về tác dụng của dấu hai chấm.
- GV nhận xét 
II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Luyện tập
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời
- GV cùng lớp, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài làm bài theo nhóm trên phiếu.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: (Giảm)
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu, cả lơp đọc thầm
- Cho HS làm bài theo nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về thực hành đoạn văn và chuẩn bị bài sau
4’
32’
1’
5’
12’
14’
2’
- VD: Một chú công an vỗ vai em:
- Quang cảnh xung quanh có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học...
- HS nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS trả lời
- Chọn ý C
- HS khoanh vào đáp án đúng
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài nhóm.
- HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Các từ đồng nghĩa với từ trẻ em : Trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên( có sắc thái coi trọng);
con nít, trẻ ranh, ranh con (coi thường)
- Đặt câu : 
+ Trẻ con bây giờ rất thông minh
+ Thiếu nhi là măng non của đất nước...
- 2 em đọc yêu cầu
- Từng nhóm thảo luận, làm bài
- Đáp án: 
Tre già măng mọc
Tre non dễ uốn
Trẻ người non dạ
Trẻ lên ba, cả nhà học nói
- HS nhận xét
- Nghe cô nhận xét, dặn dò
Tiết 4: Chính tả ( Nghe – viết )
Bài 33 : TRONG LỜI MẸ HÁT
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 - Nghe– viết đúng chính tả bài: Trong lời mẹ hát.
2. Kĩ năng.
 - Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
3. Thái độ.
 - Có ý thức dùng đúng chính tả
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chưc, đơn vị.
 - HS: Ôn lại cách viết hoa tên riêng.
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, giảng giải, đàm thoại, thực hành,
D. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết một số tên riêng: 
- GV nhận xét, chữa lỗi.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC.
 2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả
 a. Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài thơ một lượt.
? ND bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhắc HS chú ý một số từ dễ viết sai ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru... 
b. HS viết chính tả
- Cho HS gấp SGK, GV đọc từng dòng thơ cho HS viết bài.
c. Nhận xét, chữa bài.
- GV đọc lại 
- Nhận xét 5-7 bài
- GV nhận xét chung
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu
? Đoạn văn nói gì ?
- Gọi HS đọc lại tên các cơ quan tổ chức có trong đoạn văn (GV ghi bảng).
- Gọi 1 HS nhắc lại cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị..
- Gọi HS lên bảng làm (phân tích tên cơ quan, đơn vị).
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
5’
32’
1’
16’
15’
2’
- HS lên bảng viết: Nhà hát Tuôỉ trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường mầm non Sao mai
- HS nghe
- HS đọc thầm.
- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- HS viết vào giấy nháp
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi 
- 2 HS đọc
- Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em...
- HS nêu 
- HS nêu lại
- 2 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào VBT
- Tên các cơ quan, tổ chức
+ Liên hợp quôc
+ Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc
+ Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc
Tổ chức Lao động Quốc tế...
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
Tiết 5: Kĩ thuật ĐC (Lê Quốc Khánh dạy)
...............................................................
Ngày soạn: 25/4/2016	 	 Ngày giảng : Thứ 4/ 27/4/2016
Tiết 1: Tập đọc
Bài 59 : SANG NĂM CON LÊN BẢY
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
2. Kĩ năng.
 - Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhip thơ.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ.
 - Sống hồn nhiên, có những ước mơ được tôn trọng
B. Đồ dùng dạy – học
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Đồ dùng học tập liên quan 
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, phân tích, đàm thoại, thực hành,
D. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS đọc đoạn bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tre em
- GV nhận xét.
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài
2. Nội dung 
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- GV chia bài làm: 3 khổ thơ
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó: lon ton, chạy nhảy, muôn loài, giàmh lấy...
 - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS khá đọc bài
b. Tìm hiểu bài
* Khổ 1: Cho HS đọc thầm, và trả lời 
? Những câu thơ nào cho thấy thế giới trẻ thơ rất vui và đẹp?
* Khổ 2: Cho HS đọc thầm, và trả lời 
? Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ?.
* Khổ 3: Cho HS đọc thầm, và trả lời 
? Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
? Bài thơ nói với các em điều gì?
- GV kết luận, cho hs nêu lại ý nghĩa
c. Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Cho HS đọc thuộc lòng
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét, khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, chuẩn bị bài mới.
5’
32’
1’
12’
12’
7’
2’
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS đánh dấu từng khổ thơ
- 3 HS nối tiếp đọc, đọc từ khó 
- 3 HS nối tiếp đọc, giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp
- Nghe bạn đọc bài
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Giờ con đang lon ton
 Tiếng muôn loài với con.
 Chim không còn..cành khế nữa.
 Chim không còn biết nói
 Gió chỉ còn biết thổi
 Cây chỉ còn là cây
 Đại bàng chẳng về đây....
- Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực....
- Thế giới cuae trẻ thơ rất vui và đẹp, khi lớn lên dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ ấy ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính bàn tay ta gây dựng lên.
- 2 HS nêu ý nghĩa 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm - HS nhầm TL đoạn, cả bài
- HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, chuẩn bị bài ở nhà
Tiết 2: Toán
Tiết 163: LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu 
 - Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
 - Rèn tính cẩn thận, áp dụng vào tính toán thực tế.
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Đồ dùng dạy học
 - HS: Đồ dùng học tập
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
D. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên làm bài tập trong VBT.
- GV nhận xét, chữa bài
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài
 2. HD làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- GV cùng HS phân tích dữ kiện bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo hình vẽ, yêu cầu HS quan sát.
- Vẽ hình vào vở.
 A 5cm B
 2,5cm 2,5cm
 E C
 4cm 3cm
 D
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV có thể gợi ý cách tính diện tích như sau:
? Mảnh đất là hình đã có công thức tính diện tích chưa?
? Mảnh đất có thể tách thành những hình nào đã có công thức tính diện tích?
? Diện tích của mảnh đất có thể tính được bằng cách nào?
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
III. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới và làm bài tập trong VBT.
5’
32’
1’
8’
10’
12’
2’
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe, ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài:
- HCN: C = 160m; 
 b = 30m
 10 m2 : 15kg rau.
Mảnh vườn:.kg rau?
Bài giải:
Chiều dài của mảnh vườn là:
 160 : 2 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
 50 x 30 = 1500 (m2)
Số kg rau thu hoạch được là:
 1500 : 10 x 15 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250kg
- HS nhận xét.
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc đề, tóm tắt
Hình hộp: a = 60cm; b = 40cm
Stp = 6000 cm2
Chiều cao c =..?
Bài giải:
Chu vi của hình hộp là:
 (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
 6000 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số: 30cm
- HS nhận xét
- HS đọc đề và tóm tắt
- Mảnh đất vẽ trên bản đồ với tỉ lệ 1 : 1000. Tính diện tích và chu vi mảnh đất
- HS quan sát và vẽ hình.
Bài giải:
a) Độ dài thật cạnh AB là:
 5 x 1000 = 5000(cm)
 5000cm = 50m
Độ dài thật cạnh BC và AE là:
 2,5 x 1000 = 2500 (cm)
 2500cm = 25m
Độ dài thật cạnh CD là:
 3 x 1000 = 3000 (cm)
 3000cm = 30m
Độ dài thật cạnh DE là:
 4 x1000 = 4000(cm)
 4000(cm) = 40m
Chu vi khu đất là:
 50+25+30 + 40 + 25 = 170(m)
b) Nối E với C.
- Mảnh đất chia thành hình chữ nhật ABCE và hình tam giác vuông ECD. Diện tích khu đất hình chữ nhật ABCE là:
 50 x 25 = 1250 (m2)
S mảnh đất hình tam giác vuông CDE là:
 30 x 40 : 2 = 600 (m2)
S của khu đất ABCDE là:
 1250 + 600 = 1850 (m2)
 Đáp số: 170 m
 1850 (m2)
- HS nhận xét.
- Nghe cô nhận xét, học bài ở nhà
Tiết 3 : Tập làm văn
Bài 58 : ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 - Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
2. Kĩ năng.
 - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người, trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
3. Thái độ.
 - Tôn trọng người được tả
II. Đồ dùng dạy – học
 - GV: Bảng nhóm.
 - HS: Xem lại bài cũ.
C. Phương pháp dạy học.
 - QS, giảng giải, đàm thoại, luyện tập
D. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài
 2. HD làm bài tập
Bài 1:
 a. HD chon đề bài:
- GV chép 3 đề bài ( SGK) lên bảng
- GV cùng HS phân

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 den 35 da xong.doc