Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Xuân Nữ

TOÁN(T141) Diện tích hình chữ nhật

I/ MỤC TIÊU :

- Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.

- Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.

* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3.

II/ CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ kẻ BT1.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Bài cũ : Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông

- GV cho HS thực hiện phép tính có đi kèm với cm2.

- Nhận xét vở HS

2.Các hoạt động :

 Giới thiệu bài: Diện tích hình chữ nhật

 Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật

- Giáo viên cho học sinh lấy hình chữ nhật đã chuẩn bị sẵn

- Giáo viên đưa ra hình chữ nhật và hỏi:

+ Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu ô vuông ?

+ Hãy nêu cách tính để tìm ra số ô vuông của hình chữ nhật ABCD.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:

+ Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng ?

+ Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông ?

+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ?

+ Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?

+ Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?

- Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính nhân 4cm 3cm

- Giáo viên giới thiệu: 4cm x 3cm = 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta có thể lấy chiều dài nhân với chiều rộng ( cùng đơn vị đo )

- Giáo viên cho học sinh lặp lại.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành

 Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu:

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh làm bài

- GV cho HS thi đua sửa bài.

 Bài 2:

- GV gọi HS đọc đề bài.

 + Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán yêu cầu gì ?

+ Muốn tính diện tích miếng bìa hình chữ nhật ta làm như thế nào ?

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài

- Gọi học sinh lên sửa bài.

- Giáo viên nhận xét

 Bài 3:

- GV gọi HS đọc đề bài 3b.

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Hãy nhận xét về số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải làm gì trước ?

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài

- Gọi học sinh lên sửa bài.

- Giáo viên nhận xét

3.Củng cố, dặn dò :

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

A 4cm B

1cm2

3cm

D

+ Hình chữ nhật ABCD gồm 12 ô vuông

+ Có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 4 x 3, có thể thực hiện phép cộng 4 + 4 + 4 hoặc 3 + 3 + 3 + 3.

+ Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm 3 hàng

+ Mỗi hàng có 4 ô vuông

+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả 12 ô vuông

+ Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2

+ Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12 xăng-ti-mét vuông

- Học sinh thực hiện 4 3 = 12

- Cá nhân

- HS nêu

- Học sinh làm bài

- Học sinh thi đua sửa bài

- Học sinh đọc

+ Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài 14cm, chiều rộng 5cm.

+ Tính diện tích hình chữ nhật đó.

+ Muốn tính diện tích miếng bìa hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

- Học sinh làm bài

Bài giải

Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:

14 x 5 = 70 ( cm2 )

Đáp số: 70cm2

- Học sinh đọc

+ Hình chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm

+ Tính diện tích hình chữ nhật.

+ Số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật không cùng một đơn vị đo

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải đổi số đo chiều dài thành cm

Bài giải

2dm = 20cm

Diện tích hình chữ nhật là

20 x 9 = 180 ( cm2 )

Đáp số: 180cm2

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Xuân Nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài giải
4dm = 40cm
Diện tích hình chữ nhật là
40 8 = 320 ( cm2 )
Chu vi hình chữ nhật là
( 40 + 8 ) 2 = 96 ( cm )
 Đáp số: a) 320cm2 
 b) 96cm
Cho hình H gồm 2 hình chữ nhật ABCD và DMNP. Tính diện tích hình H theo kích thước ghi trên hình vẽ.
Diện tích hình H bằng tổng diện tích của 2 hình chữ nhật ABCD và DMNP
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là
10 8 = 80 ( cm2 )
Diện tích hình chữ nhật DMNP là
20 8 = 160 ( cm2 )
Diện tích hình H là
80 + 160 = 240 ( cm2 )
Đáp số: 240cm2
Học sinh đọc
+ Hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
+ Tính diện tích hình chữ nhật đó.
+ Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta phải biết được số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là
5 2 = 10 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật là
10 5 = 50( cm2 )
 Đáp số: 50cm2
.........................................................................
Chính Tả(T57): BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu :
Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Viết đúng tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện Buổi học thế dục (BT2). 
Làm đúng bài tập 3b. 
II/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT 3b. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : 
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : Buổi học thể dục. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
+ Câu nói của thầy giáo được đặt trong dấu gì ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống. 
Giáo viên đọc chính tả. 
Giáo viên chấm-nhận xét. 
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
 * Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Nhận xét 
 * Bài tập 3b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Nhận xét-sửa bài
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài sau.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe giáo viên đọc
2 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn trên có 3 câu 
Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng của người nước ngoài:Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li.
Đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.
Học sinh viết vào bảng con
HS viết chính tả. 
Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục
Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li
Điền vào chỗ trống in hoặc inh:
điền kinh, truyền tin, thể dục thể hình 
----------------------------------------------------------
Thể dục(T57): ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
 TC"NHẢY ĐÚNG NHẢY” 
 1/Mục tiêu: 
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phat triển chung với hoa và cờ.
- Chơi trò chơi"Nhảy đúng nhảy nhanh ". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
2/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp tay, chân, hông.
- Trò chơi"Tìm quả ăn được".
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
Tập theo đội hình đồng diễn.GV cho cả lớp ôn bài thể dục.
Lần 1-2:GV chỉ huy, lần 3-4 để cán sự hô nhịp, GV đi giúp đỡ sửa sai cho HS.
- Tập luyện theo tổ ở những khu vực đã qui định.Các tổ trưởng điều khiển.
* Thi giữa các tổ 1 lần bài thể dục phát triển chung.
Tổ nào tập đều, đúng, đẹp được biểu dương.
- Chơi trò chơi"Nhảy đúng nhảy nhanh".
GV nêu tên trò chơi và yêu cầu HS nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho từng tổ cùng chơi.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
X X 
X X
X O O X 
X X 
X X 
 r
III.Kết thúc:
- Vừa đi vừa hít thở sâu ( dang tay hít vào, buông tay thở ra).
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, về nhà ôn bài thể dục, nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
************************************************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tập Đọc(T58): LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I. MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ trong bài và biết cách dùng từ mới.
Bước đầu hiểu : Tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. ĐỒ DÙNG:
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng viết sẵn câu đoạn luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 3 học sinh.
Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Bé thành phi công 
2.Luyện đọc. 
Gv đọc toàn bài. 
Đọc nối tiếp từng câu
Chỉnh phát âm.
Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài. 
Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? 
Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?
Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ ?
Em sẽ làm gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ ?
4.Luyện đọc lại 
Gọi 1 HS đọc lại
Cho HS thi đọc .
GV nhận xét, khen ngợi
5.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua”. 
- 3 HS đọc bài Buổi học thể dục và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- HS đọc từng đạon trong nhóm.
- HS đọc đồng thanh toàn bài. 
Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có sức khoẻ mới làm thành công
Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước vì mỗi một người dân yếy ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
Bác Hồ là tấm gương về rèn luyện thân thể./ Sức khoẻ là vốn quý, muốn làm việc gì thành công cũng phải có sức khoẻ./ Mỗi người dân đều phải có bổn phận luyện tập, bồi bổ sức khoẻ./ Rèn luyện để có sức khoẻ không phải là chuyện riêng của mỗi người mà là trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.
Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể thao./ Từ nay, hằng ngày, em sẽ tập thể dục buổi sáng./ Em sẽ Luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh.
- HS đọc lại bài. 
- HS thi đọc .
......................................................
Toán(T143): DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU : 
Biết quy tắc tính diện tihc1 hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. 
* Bài ập cần làm : 1 ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bìa hình vuông 4cm ; 10cm. 
Bảng phụ kẻ khung BT1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Luyện tập 
GV nêu chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật. Yêu cầu tính diện tích. 
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Diện tích hình vuông 
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình vuông 
Giáo viên cho học sinh lấy hình vuông đã chuẩn bị sẵn
Giáo viên đưa ra hình vuông và hỏi:
+ Hình vuông ABCD gồm bao nhiêu ô vuông ?
+ Hãy nêu cách tính để tìm ra số ô vuông của hình vuông ABCD.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số ô vuông trong hình vuông ABCD:
+ Các ô vuông trong hình vuông ABCD được chia làm mấy hàng ?
+ Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông ?
+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
+ Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?
+ Vậy hình vuông ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông ABCD
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép tính nhân 3cm x 3cm
Giáo viên giới thiệu: 3cm x 3cm = 9cm2 là diện tích của hình vuông ABCD. Muốn tính diện tích hình vuông ta có thể lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó (cùng đơn vị đo)
Giáo viên cho học sinh lặp lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho HS thi đua sửa bài. 
Bài 2:
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính diện tích tờ giấy hình vuông ta phải làm gì trước ? 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Giáo viên nhận xét
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào? 
+ Cạnh hình vuông biết chưa ?
+ Từ chu vi hình vuông ta tính độ dài cạnh hình vuông như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
4.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu Gv. 
 A B
 1cm2
 C D 
+ Hình vuông ABCD gồm 9 ô vuông
+ Học sinh nêu cách tìm của mình: có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 3 x 3, có thể thực hiện phép cộng 3 + 3 + 3.
+ Các ô vuông trong hình vuông ABCD được chia làm 3 hàng 
+ Mỗi hàng có 3 ô vuông 
+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả 9 ô vuông 
+ Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2
+ Vậy hình vuông ABCD có diện tích là 9 xăng-ti-mét vuông 
Học sinh dùng thước đo và nói: hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm
Học sinh thực hiện 3 x 3 = 9
Cá nhân
HS đọc 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Học sinh đọc
+ Một tờ giấy hình vuông cạnh 80mm
+ Hỏi diện tích tớ giấy đó là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta phải đổi số đo cạnh hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét
Bài giải
80mm = 8cm
Diện tích hình vuông là
8 8 = 64 ( cm2 )
Đáp số: 64cm2 
Học sinh nêu 
+ Một hình vuông có chu vi 20cm.
+ Tính diện tích hình vuông đó.
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
+ Cạnh hình vuông chưa biết
+ Tính độ dài cạnh hình vuông bằng cách lấy chu vi chia cho 4
Học sinh làm bài
Bài giải
 Số đo cạnh hình vuông là 
20 : 4 = 5 ( cm ) 
Diện tích hình vuông là
5 5 = 25 ( cm2 )
Đáp số: 25cm2 
****************************
CHÍNH TẢ(T58): LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I/ Mục tiêu :
Nghe-viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 Làm đúng bài tập 2b. 
II/ Chuẩn bị :
Bảng phụ viết bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: điền kinh, duyệt binh, truyền tin, thể dục thể hình.
Giáo viên nhận xét
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe-viết 
Giáo viên đọc bài viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: sức khoẻ, mạnh khoẻ, bổn phận.
Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên chấm-nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
 * Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Xếp thứ ba
Chinh khoe với Tín:
Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Cậu có tin không ?
Tín hỏi:
Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba ?
À, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học sinh tham gia thôi.
 4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe giáo viên đọc
2 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 3 câu 
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài
Mỗi người dân phải luyện tập thể dục vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
Học sinh viết vào bảng con
HS viết bài chính tả vào vở
Điền vào chỗ trống in hoặc inh:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
-------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: ( T58) GV bộ môn dạy
----------------------------------------------
MĨ THUẬT: ( T29) GV bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU(T27) Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy 
I/ Mục tiêu : 
Kể được tên một số môn thể thao (BT1). 
Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao (BT2). 
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (3a/b). 
II/ Chuẩn bị :
Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than 
Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2
Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được tiếp tục học mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao. Dấu phẩy
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy 
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Tiếng 
Môn thể thao 
Bóng 
Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, bóng hơi, bóng ném, bóng bàn, bóng nước
Chạy 
Chạy việt dã, chạy vượt rào, chạy ngắn, chạy vũ trang, chạy tiếp sức
Đua 
Đua xe đạp, đua ngựa, đua mô tô, đua ô tô, đua xe lăn, đua thuyền, đua voi
Nhảy 
Nhảy cao, nhảy xa, nhảy cầu, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy dù
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên gọi học sinh đọc truyện vui
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Anh chàng trong truyện tự nhận mình là người như thế nào ?
+ Anh ta có thắng ván cờ nào không ?
+ Anh ta đã nói thế nào về kết quả các ván cờ của mình?
Giáo viên cho học sinh làm bài, tự tìm từ theo yêu cầu bài. 
Hoạt động 2: Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy 
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.
b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
Hoạt động 3: Củng cố
- Hs nhắc lại các từ ngữ thuộc chủ đề TDTT
- Hs nêu tên một số môn thể thao mà hs biết
- Khi viết văn ,các em đặt dấu phẩy trong những trường hợp nào?
-Gv chốt ý- nhận xét
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?. Dấu hai chấm.
Hát
Học sinh sửa bài
Ghi vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:
Học sinh làm bài 
Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui sau:
Học sinh đọc
Anh chàng trong truyện tự nhận mình là người cao cờ 
Anh ta chẳng thắng được ván cờ nào
Anh ta nói tránh đi rằng anh ta không ăn, đối thủ của anh ta thắng và anh ta xin hoà nhưng đối thủ không chịu.
Học sinh làm bài 
Những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui là được, thua, không ăn, thắng hoà.
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:
Học sinh làm bài 
....................................................................................
TOÁN(T144): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Biết tính diện tích hình vuông. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 (a). 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Diện tích hình vuông 
Gọi 2 HS nêu quy tắc tính diện tích hình vuông. 
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hoạt động1: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào ? 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
 Bài 2: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 2: Củng cố
Bài 3:
GV gọi HS đọc đề bài. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
Tính diện tích hình vuông có cạnh là 
a. 7cm.
b. 5cm.
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
Bài giải
a) Diện tích hình vuông là
7 7 = 49 ( cm2 )
b) Diện tích hình vuông là
5 5 = 25 ( cm2 )
Đáp số: a) 49 cm2 ; b) 25cm2
Học sinh đọc
+ Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 9 viên gạch men, mỗi viên gạch là hình vuông cạnh 10cm.
+ Hỏi mảng tường đó được ốp thêm có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó
Bài giải
Diện tích 1 viên gạch hình vuông là
10 10 =100 ( cm2 )
Diện tích 9 viên gạch hình vuông là
100 9 = 900 ( cm2 )
Đáp số: 900cm2 
HS đọc
Học sinh làm bài
Học sinh nệu miệng
Diện tích hình chữ nhật ABCD là 15cm2, chu vi là 16cm; diện tích hình EGHI là 16cm2, chu vi là 16cm.
---------------------------------------------
TẬP VIẾT(T29) Ôn chữ hoa T (tt)
 Mục Tiêu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T(1 dòng chữ Tr) ; viết đúng tên riêng Trường Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với viết thường trong chữ ghi tiếng.
Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ T viết hoa.
Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ li. 
Tập viết 3. Bảng con, phấn. 
Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở tập viết của HS. 
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét
Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
Hướng dẫn viết trên bảng con.
Tìm các chữ hoa có trong bài. 
GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết T (Tr),S, B 
Cho HS viết vào bảng con các chữ : T (Tr), S. 
Nhận xét – hướng dẫn thêm.
Gọi HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta. 
Cho HS viết vào bảng con: Trường Sơn. 
Nhận xét
Gọi HS câu ứng dụng.
Giảng giải câu ứng dụng. 
Cho HS viết bảng con: Trẻ em 
Nhận xét
Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết.
Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chấm, nhận xét bài viết của HS.
Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học. 
Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn thành và viết tiếp phần luyện viết.
- 2 HS viết bảng lớp – HS lớp viết bảng con: Thăng Long 
- Các chữ hoa có trong bài : T, S, B 
- HS nghe, quan sát.
- HS nhắc lại cách viết. 
- HS viết bảng con : Tr, S. 
- HS đọc : Trường Sơn 
- HS viết bảng con: Trường Sơn. 
- HS đọc: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
- HS viết bảng con: Trẻ em 
- HS viết vào vở.
Chữ Tr: 1 dòng chữ nhỏ.
Tên riêng Trường Sơn :1 dòng chữ nhỏ.
Câu ứng dụng: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
----------------------------------------------------------------
Thể dục(T58): 
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TC"AI KÉO KHỎE".
 1/Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phat triển chung với hoa và cờ.
- Chơi trò chơi" Ai kéo khoẻ ". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
2/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp tay, chân, hông.
- Trò chơi"Vòng tròn".
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
GV sắp xếp đứng theo đội hình 3 vòng tròn đồng tâm, ở giữa có 3 em đứng quay lưng vào nhau.
- Làm quen với trò chơi"Ai kéo khỏe".
+ GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích, hướng dẫn cho HS biết cách chơi.
+ GV chọn 2 em lên thực hiện động tác, cả lớp quan sát.
+ Cho cả lớp chơi thử 1 lần, sau khi các em đã nắm vững luật mới tổ chức chơi chính thức có phân thắng thua.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 x x
 x x x x
x x x x
x x O x x
 x x x x
 x x x x
 x x 
III.Kết thúc:
- Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, về nhà ôn bài thể dục phát triển chung.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2017
THỦ CÔNG (T29) LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T2) 
I/ MỤC TIÊU : 
Biết cách làm đồng hồ đổ bàn. 
Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. 
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Một đồng hồ để bàn
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Làm đồng hồ để bàn
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm đồng hồ để bàn 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Giáo viên treo tranh quy trình làm đồng hồ để bàn lên bảng.
a) Bước 1: Cắt giấy.
Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. 
Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô.
Cắt một tờ giấy có chiều dài 14 ô, chiều rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
 b) Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
a.Làm khung đồng hồ:
Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu giữa, miế

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_giang_cua_toi_tuan_29_lop_320162017.doc