Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 1-Tập đọc: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả

 - HS hiểu ý nghĩa bài văn: Qua việc miêu tả hội thổi cơm ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu nước, niềm tự hào với nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

HS nối tiếp nhau đọc bài: Nghĩa thầy trò, GV nhận xét, tặng hoa.

3. Bài mới:

- Giới thiệu :Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân- là một trong các lễ hội dân gian.

a. Giải nghĩa từ mới : làng Đồng Vân, sông Đáy, đình,

b. Luyện đọc :

- 1 HS đọc toàn bài

- H chia đoạn bài tập đọc : 3 đoạn

+ Đoạn 1 : Từ đầu bắt đầu thổi cơm : giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

+ Đoạn 2 : Tiếp theo .người xem hội : Sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên khi thi thổi cơm.

+ Đoạn 3 : Niềm tự hào khi giành chiến thắng của người dân Đồng Vân.

- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài, GV chú ý hướng dẫn HS phát âm các từ khó trong bài, chú ý thêm sữa lỗi, cách đọc cho HS.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn, giọng linh hoạt, khi dồn dập, náo nức, khi khoan thai ở đoạn nấu cơm.

c. Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm, trao đổi nhóm ở từng đoạn văn, trả lời các câu hỏi:

+ Hội thổi cơm thi Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

A. Từ truyền thống của làng

B. Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ.

C. Tổ tiên để lại.

+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?

+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên mỗi đội thổi cơm phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau?

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đẹp.
Hoạt động 2: Cách kẻ chữ
GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi gợi ý để HS nhận ra các bước kẻ chữ:
- Dựa vào khuôn khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ.
- Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.
- Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của con chữ.
- Dùng thước để kẻ các nét thẳng.
- Sử dụng compa hoặc vẽ bằng tay các nét cong.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
GV cần hướng dẫn cho HS:
+ Chiều cao, chiều dài hợp lí của dòng chữ trong khổ giấy.
+ Tìm khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.
+ Vị trí của nét thanh, nét đậm ( Xác định đúng vị trí).
+ Trong dòng chữ bề rộng của nét thanh phải bằng nhau, bề rộng của các nét đậm cũng phải bằng nhau.
+ Cách chọn màu chữ, màu nền và cách vẽ màu.
- Hướng dẫn cụ thể hơn những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
- HS tự chọn một số bài và nhận xét, đánh giá về:
+ Bố cục( đẹp, chưa đẹp, vì sao?).
+ Kiểu chữ( đúng, sai, vì sao?).
+ Màu sắc ( Vẽ màu đều ở chữ và nền).
- GV yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV tổng kết và nhận xét chung về tiết học.
4. Củng cố, dặn dò
- Tìm và quan sát các hoạt động bảo vệ môi trường.
Tiết 3-LTVC: MRVT. TRUYỀN THỐNG
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Biết một số từ liên quan về truyền thống dân tộc
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt :Truyền thống
II. Đồ dùng dạy học: 
- Điển từ đồng nghĩa Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (hoặc một vài trang phô tô).
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to kẻ ngang ở BT2, BT3 (xem mẩu ở dưới)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới : 
*Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2: HS đọc nội dung của BT2.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ.
* Chú giải một số từ để hs hiểu
Truyền bá: phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi biết.
Truyền máu: đưa máu vào trong cơ thể người.
Truyền nhiểm: lây
Truyền tụng: truyền miệng cho nhau rộng rãi (ý ca ngợi).
- HS đọc nhầm lại yêu cầu của bài; làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh. GV phát bút dạ và phiếu cho một vài nhóm.
- Dán kết quả của bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV mời 1-2 HS đọc lại bảng kết quả.
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT3 (HS đọc cả đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và chú giải từ khó).
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và các sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- GV dán lên bảng tờ kẻ bảng phân loại
- Lớp đọc thầm ,làm bài vào phiếu
- Vài HS phát biểu ,gv nhận xét chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc mà em vừa học, xem bài sau “Luyện tập về câu ghép:
Thứ tư ngày 15 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :12/ 03 /2017
 Ngày giảng:15 / 03 /2017
Tiết 1-Tập đọc: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả
 - HS hiểu ý nghĩa bài văn: Qua việc miêu tả hội thổi cơm ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu nước, niềm tự hào với nét đẹp cổ truyền của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS nối tiếp nhau đọc bài: Nghĩa thầy trò, GV nhận xét, tặng hoa.
3. Bài mới:
- Giới thiệu :Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân- là một trong các lễ hội dân gian.
a. Giải nghĩa từ mới : làng Đồng Vân, sông Đáy, đình,
b. Luyện đọc :
- 1 HS đọc toàn bài
- H chia đoạn bài tập đọc : 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầubắt đầu thổi cơm : giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
+ Đoạn 2 : Tiếp theo.người xem hội : Sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên khi thi thổi cơm.
+ Đoạn 3 : Niềm tự hào khi giành chiến thắng của người dân Đồng Vân.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài, GV chú ý hướng dẫn HS phát âm các từ khó trong bài, chú ý thêm sữa lỗi, cách đọc cho HS.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn, giọng linh hoạt, khi dồn dập, náo nức, khi khoan thai ở đoạn nấu cơm...
c. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm, trao đổi nhóm ở từng đoạn văn, trả lời các câu hỏi:
+ Hội thổi cơm thi Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Từ truyền thống của làng
Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ.
Tổ tiên để lại.
+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên mỗi đội thổi cơm phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau?
+ Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “ Niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng? “
+ Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm gì đối với nét đẹp cổ truyền của dân tộc ?
* Nội dung bài: Qua việc miêu tả hội thổi cơm ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu nước, niềm tự hào với nét đẹp cổ truyền của dân tộc.
d. Đọc diễn cảm
- Bốn HS nối yiếp nhau đọc diễn cảm 4 đoạn bài theo hướng dẫn của GV.
- GV cho HS chọn đọc diễn cảm đoạn 2 , nhấn giọng các từ: Nhanh như sóc, thoăn thoắt...
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc ý nghĩa bài văn. GV nhận xét tiết học.
- Liên hệ : Địa phương em có những hội thi gì?
- Về đọc bài, bài sau: Tranh làng Hồ.
_______________________________________
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Toán 5, tập 1.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 3: Học sinh tự giải, sau đó trao đổi về cách giải và đáp số.
- Khoanh tròn vào chữ B: 35 phút
Bài 4: HS thảo luận, chữa bài:
- Thời gian đi từ Hà Nội – Hải Phòng là:
	8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
	Thời gian từ Hà Nội – Quán Triều là: 
	17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút .
3. Củng cố, dặn dò:
- HS thi phát biểu cách nhân, chia số đo thời gian.
- Làm cách bài tập còn lại ( Bài 4), bài sau: Vận tốc. 
Tiết 3 -TLV: TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN ĐỐI THOẠI
I. Mục đích , yêu cầu:
- Dựa vào truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gọi ý để hoàn chỉnh một đoạn văn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diển thử màn kịch.
II. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của HS.
 - Trao đổi trong nhóm nhỏ. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.	 GV mời HS nhắc lại màn kịch “Xin thái sư tha cho”
- 4 HS phân vai diễn màn kịch trên
2. Hướng dấn luyện tập:
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT1.
- Cả lớp đọc nhầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2: Ba HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2.
+ HS1 đọc yêu cầu của BT2, tên màn kịch (Giữ nghiêm phép nước)và gợi ý về nhân vật, cảnh trí , không gian.
+ HS2 đọc gọi ý về lời đối thoại. HS3 đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc nhầm lại toàn bộ nội dung của BT2.
- GV nhắc HS: + SGK đã cho sẳn gợi ý nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu. Nhiệm vụ các em là viết tiếp lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách 2 nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu
- Một HS đọc lại to, rõ 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS tự hình thành các nhóm (mổi nhóm 4 em) trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại lời đối thoại trong SGK).
- GV phát giấy A4 cho các nhóm làm bài (HS không cần viết chử to, ảnh hưởng đến tốc độ viết). GV theo dõi, dúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm (đứng tại chổ) tiếp nối nhau đứng tại chổ đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những nhóm viết những lời đối thoại hợp lý nhất, hay nhất. VD: (SGV/trang131)
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết đoạn đối thoại hay nhất; nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch tự nhiên, hấp dẩn nhất.
- Dặn HS về nhà viết lại vào vỡ đoạn đối thoại của nhóm mình; đọc trước nội dung tiết HTL tới (Trả bài văn tả đồ vật).
Tiết 4-Khoa học: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
 - Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Chuẩn bị:
- Thông tin và hình trang 106 ,107 SKH.
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
- Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (giống như hình 2 trang 106 SGK) và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích ( đủ dùng co nhóm).
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, hỏi đáp, trực quan.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
 - Nêu tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
- HS làm việc nhóm 2: HS đọc thông tin SGK trang 106
- Chỉ vào hình vẽ nói về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi SGK trang 106.
Hoạt động 2: Trò chơi "Ghép chữ vào hình"
- GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (h3/106 sgk)
- HS thi đua gắn chú thích vào hình cho phù hợp.
- HS đại diện giới thiệu sư đồ của nhóm
- GV nhận xét: nhóm nhanh ,đúng tuyên dương
Hoạt động 3: Thảo luận:
 - Hs sinh hoạt nhóm 4: Thảo luận và trả lời các câu hỏi SGK/107
- HS hoàn thành phiếu:
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Tên cây
- Hs đại diện nhóm tình bày - GV nhận xét - kết luận SKG/107
4. Củng cố, dặn dò: - Học bài
- Sưu tầm tranh, ảnh vật thật về hoa thụ phấn nhờ gio hoặc côn trùng.
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Toán 5, tập 2.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 3: Học sinh tự giải, sau đó trao đổi về cách giải và đáp số.
Bài giải
Diện tích đáy bể là: 4 x 3,5 = 14,0 (M2)
Diện tích bốn mặt xung quanh là: (4+3,5) x 2 x3 = 45 (m2)
Diện tích 5 mặt của bể là: 14 + 45 = 59 (m2)
Quét xong bể đó mất thời gian là: 59 x 1,5 = 88,5 (phút)
Đáp số: 88,5 phút
3. Củng cố, dặn dò:
- HS thi phát biểu cách nhân, chia số đo thời gian.
- Làm cách bài tập còn lại ( Bài 4), bài sau: Vận tốc. 
Tiết 2 – TLV: TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN ĐỐI THOẠI
I. Mục đích , yêu cầu:
- Dựa vào truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gọi ý để hoàn chỉnh một đoạn văn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diển thử màn kịch.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
- Một số vật dụng để HS sắm vai diển kịch.
III. Các kĩ năng sống cần giáo dục.
 - Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
IV. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của HS.
 - Trao đổi trong nhóm nhỏ.
 - Đóng vai
V. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.	
- GV mời HS nhắc lại màn kịch “Xin thái sư tha cho”
- 4 HS phân vai diễn màn kịch trên
2. Hướng dấn luyện tập:
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT1.
- Cả lớp đọc nhầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2: Ba HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2.
+ HS1 đọc yêu cầu của BT2, tên màn kịch (Giữ nghiêm phép nước)và gợi ý về nhân vật, cảnh trí , không gian.
+ HS2 đọc gọi ý về lời đối thoại.
+ HS3 đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc nhầm lại toàn bộ nội dung của BT2.
- GV nhắc HS: + SGK đã cho sẳn gợi ý nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu. Nhiệm vụ các em là viết tiếp lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách 2 nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu
- Một HS đọc lại to, rõ 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS tự hình thành các nhóm (mổi nhóm 4 em) trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại lời đối thoại trong SGK).
- GV phát giấy A4 cho các nhóm làm bài (HS không cần viết chử to, ảnh hưởng đến tốc độ viết). GV theo dõi, dúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm (đứng tại chổ) tiếp nối nhau đứng tại chổ đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những nhóm viết những lời đối thoại hợp lý nhất, hay nhất. VD: (SGV/trang131)
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết đoạn đối thoại hay nhất; nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch tự nhiên, hấp dẩn nhất.
- Dặn HS về nhà viết lại vào vỡ đoạn đối thoại của nhóm mình; đọc trước nội dung tiết HTL tới (Trả bài văn tả đồ vật).
Tiết 3-Âm nhạc: (Học hát) EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
- Cảm nhận được những hình ảnh đẹp trong bài hát
II. Chuẩn bị:
- GV hát chuẩn xác bài hát 
- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Học hát bài Em vẫn nhớ trường xưa
Hoạt động 1: Học hát
- GV giới thiệu bài; GV hát mẫu
- HS đọc lời ca; GV dạy hát từng câu
Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động 
- Hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp; Hát kết hợp vận động tại chỗ
3. Phần kết thúc.
- GVcho HS hỏt lại bài hát
- Dặn HS ôn bài đó học và chuẩn bị bài học sau
Thứ năm ngày 16 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :13/ 03 /2017
 Ngày giảng:16 / 03 /2017
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: VẬN TỐC
I. Mục tiêu:
- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp: 
2. Bài mới
Bài 1: GV họi HS nêu cách tính vận tốc.
GV cho HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ.
GV gọi HS lên bảng viết bài giải, các HS còn lại làm bài vào vở: Bài giải
Vận tốc của xe máy là: 105: 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35km/giờ
Gv gọi HS nhân xét bài giải của bạn ở trên bảng
Bài 2: GV gọi HS tính vận tốc theo công thức v= s: t; Bài giải
Vận tốc của máy bay là: 1800: 2,5 = 720 (km/ giờ)
Đáp số: 720km/ giờ
Bài 3: HV hướng dẫn HS: Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/s thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây. Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là: 400: 80 = 5 (m/giây)
Đáp số: 5 m/ giây
3. Củng cố, dặn dò:
- Vài HS nhắc lại cách tính vận tốc, nêu công thức tính, 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết 2 –LT&CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
I. Yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép; Nêu được ví dụ về câu ghép
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc khái niệm câu ghép
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép
* Nêu ví dụ về câu ghép:
- HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép
- Trình bày kết quả
- GV và lớp nhận xét, sửa sai
* Phân tích câu ghép
- GV nêu yêu cầu
- Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt
 - Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép
Tiết 3-Kĩ thuật: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cấu tạo chính của mạch điện đơn giản.
- Ghép được sơ đồ và lắp được mạch điện đơn giản.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi ghép sơ đồ và lắp mạch điện đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Sơ đồ mạch điện đã ghép.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, hỏi đáp, trực quan.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nêu cấu tạo chính của mạch điện.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Lắp mạch điện đơn giản (Tiết 1)
*Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát mạch điện đơn giản gồm pin, bóng đèn và dây dẫn.
- Yêu cầu HS nhận xét:
+ Khi nào bóng đèn sáng?
+ Khi nào bóng đèn không sáng?
+ Trong mạch điện thắp sáng, pin có mấy cực?
- Đại diện các nhóm 2 trả lời.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Thứ sáu ngày 17 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :14/ 03 /2017
 Ngày giảng:17/ 03 /2017
Tiết 1-Địa lí: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
	- Dân cư, văn hóa ở Đakrông
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh minh họa.
- Tài liệu liên quan.
III. PPDH & KTDH : 
Quan sát; Thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy - học.
Giới thiệu bài.
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Bài mới.
Dân cư ở đây gồm các đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, Pa Cô cùng người Kinh định cư lâu đời. Từ 1831 khi nhà Nguyễn thành lập tỉnh Quảng Trị thì Đakrông chính thức thuộc về tỉnh Quảng Trị. Từ đó đến 1976, Đakrông thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Đến ngày 18.5.1981, xã Đakrông được thành lập trên cơ sở sát nhập các thôn Taliêng, Pa ra Từng, Chân Rò tách từ xã Tà Long và thôn Ba Ngao, Làng Cát, Vùng Kho. Các xã A Túc, A Xốc và Kỳ Nơi thuộc huyện Hướng Hóa nhập vào làm một và lấy tên là A Túc. Dân cư Đakrông ngoài các dân tộc thiểu số như Ba Hy, Vân Kiều, Pa Cô là chủ yếu còn có người Kinh sinh sống. Tính đến 2005, Dân số Đakrông khoảng 34.160 người. Mặc dù thành phần dân tộc phức tạp nhưng trải qua quá trình chung sống vật lộn đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm cư dân Đakrông đã trở thành một khối thống nhất trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. Cộng đồng cư dân sinh sống đầu tiên ở trên địa bàn huyện Đakrông đó là cộng đồng người Ba Hy. Họ sống theo dạng du canh du cư từ ngọn núi này sang ngọn núi khác nhưng sau một thời gian sinh sống họ gặp phải dịch bệnh và thú dũ tấn công nên đã chuyển di nơi khác sinh sống. Sau khi người Ba Hy dời đi thì những người mới đến định cư ở đây (còn gọi là người Bru nghĩa là nhũng người sống ở trên cao). Ngoài người Vân Kiều còn có người Pa cô cư trú ở phía Tây Nam của huyện ở các xã A Vao, A Bung, Tà Rụt.
Ngôn ngữ của của đồng bào Vân Kiều gọi là Kado, Kanay, thuộc ngữ hệ Môn – Khơme. Người Vân Kiều, Pa Cô sống thành các bản làng gọi là Vil hay Vel mỗi bản thường có 20-30 gia đình. Đứng đầu Vil hay Vel là Aryay vel có thể là người đứng đầu dòng họ hoặc được bầu lên nói chung đó là người có uy tín và trách nhiệm với cộng đồng được cộng đồng tin tưởng. Nhà ở của đồng bào Đakrông đều là nhà sàn lợp bằng lá tranh, mây, sàn lát băng núa hoặc gỗ. Giữa hai cộng đồng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa như cà răng, căng tai, các mô típ trang trí, hay các câu chuyện dân gian,...
Sau khi người Kinh lên sinh sống cùng với cộng đồng ở đây dã trở thành một cộng đồng cư dân mới hết sức đoàn kết và gắn bó cùng nhau tồn tại và phát triển
3. Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học
Tiết 2-TLV: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài, biết viết lại một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả đồ vật) (tuần 25) ; một số lỗi điển hình cần chữa chung trướclớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
 HS đọc màn kịch giữ nguyên phép nước đã được viết lại.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, Yêu cầu của tiết học 
b. Nhận xét kết quả bài viết cúa HS.GV mở bảng phụ đã viết 5 đề bài của tiết kiểm tra viết (tả đồ vật); một số lỗi điểm hình.
* Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính.
- Những thiếu sót, hạn chế.
* Thông báo điểm số cụ thể 
 C. Hướng dẫn Hs chữa bài
GV trả bài cho từng HS
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- Một số Hs lên bảng chưa lần lươth từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nhắp
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. 
* Hướng dẫn Hs sữa lỗi trên bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện trên lỗi trên bài làm và sữa lỗi. Đổi bàn cho bạn bên cạnh để rà soát việc sữa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
* Hướng dẫn HS học tập những đọan văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn
* HS chọn viếc lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đọan văn viết lại của một số em.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt vè nhà viết lại cả bài văn. Cả lớp đọc trước nội dung TLV tuần 27 (ôn tập về tả cây cối).
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách tính vận tốc.
- Thực hành tính vận tốc theo đơn vị đo khác nhau.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1: Gv họi Hs đọc đề bài, nêu công thức vận tốc.
Cho cả lớp làm bài vào vở.
GV gọi HS đọc bài giải. Bài giải
	 Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5= 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050m/phút.
Chú ý: GV nên hỏi thêm: Có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị đo là m/giây không?
GV hướng dẫn HS có thể làm theo hai cách:
Cách 1: Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/giây.
Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/giây là: 1050 : 60 = 17,5 (m/giây)
	 Cách 2: 5 phút = 300 giây
 Vận tốc chạy của đà điểu là:5250 : 300 = 7,5 (m/giây)
Bài 2: Gv gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
	Cho HS tự làm vào vở. Hướng dẫn hs nêu cách viết vào vở: 
	Với s = 130 km, t = 4 giờ thì v= 130

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26 S.doc