Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3- LTVC : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN

I. Yêu cầu:

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.

- Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu khổ to làm bài tập 3.

III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.

2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ: Công dân

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

- HS đọc bài tập – nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi bạn bên cạnh

- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 1: HS đọc nội dung yêu cầu bài

Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập

HS làm bài cá nhân

Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác giả.
II. Chuẩn bị
GV:
Chuẩn bị một số nguyên vật liệu khác nhau như: Đất nặn, giấy màu, len, vải, viên đá nhỏ có hình đẹp, các loại chai lọ nhựa, lá cây, cành cây khô, keo dán, băng dính...
Bài tập nặn tạo dáng bằng một vài chất liệu làm sẵn
HS:
Chuẩn bị một vài nguyên liệu có sẵn ở địa phương mà các em tự kíêm được.
Các dụng cụ học tập cần thiết
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV cho HS xem một số sản phẩm đã làm sẵn và gợi ý.
Chúng ta có thể tạo hình các đồ vật, hình người từ nhiều vật liệu khác nhau.
GV thị phạm: Có thể dùng cách tạo hình khác với cách nặn. Chọn 1 viên đá có hình con cá và GV thêm các chi tiết bằng cách dán, vẽ thêm mắt, vây, đuôi... lập tức viên đá nhỏ đã có thể trở thành một con cá vàng sinh động.
GV cũng có thể tạo hình con bướm từ 2 chiếc lá khô ghép với nhau, sau đó cô giáo tô màu hoặc dán giấy màu vào cánh bướm, dùng dây thép nhỏ làm thân và râu...
Như vậy: bài học này các em tự do suy nghĩ và tự do thể hiện suy nghĩ của mình bằng các loại chất liệu khác nhau để tạo hình theo ý thích.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài
Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, có thể học trong lớp và có thể cho các nhóm học ngoài sân trường, bên hành lang lớp học, hoặc dưới gốc cây... nhưng phải đảm bảo điều kiện chỗ học vệ sinh, râm mát và gợi hứng thú cho học sinh làm bài.
Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, các cá nhân trong một nhóm nên có sự thảo luận thống nhất hệ thống các sản phẩm trong nhóm bài tập của mình. 
- Ví dụ: Một bạn nặn hình người bằng đất, một bạn ghép cành cây khô và dán lá thành 1 cây xanh, một bạn tạo hình con bướm bằng lá khô, một bạn tạo hình hoa bằng giấy... sau đó sắp đặt cùng nhau để có nội dung.
Hướng dẫn học sinh chọn vật liệu thể hiện bài tập của mình.
- Có ý định trước, sau đó chọn vật liệu để thể hiện ý định.
- Chọn vật liệu trước, sau đó trên cơ sở hình thù sẵn có của vật liệu để hình dung ra sản phẩm.
Hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ học tập như dao cắt đất, kéo cắt giấy, băng dính hai mặt...
GV chú ý đến công việc của từng học sinh và hướng dẫn, gợi mở cho học sinh cách tìm hình, cách tạo dáng của đồ vật.
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm và nhận xét
+ Học sinh trình bày sản phảm theo nhóm và yêu cầu phải có tính logic khi sắp xếp các sản phẩm cạnh nhau.
+ Các nhóm tự trình bày ý đồ nhóm sản phẩm của mình.
+ GV khen ngợi cả lớp và động viên khích lệ học sinh quá trình tìm tòi suy ngẫm tạo dáng đồ vật từ mọi vật liệu khác nhau.
+ GV khen và nhắc nhở tinh thần làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ của các nhóm, những điều cần phát huy và những điều cần tránh ở những giờ học sau.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3- LTVC : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN 
I. Yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.
- Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu khổ to làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ: Công dân
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS đọc bài tập – nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi bạn bên cạnh
- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 1: HS đọc nội dung yêu cầu bài
Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập
HS làm bài cá nhân
Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Cụm từ
Nghĩa
ý thức công dân
 Quyền công dân
Nghĩa vụ công dân
Điều mà pháp lật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
x
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước
x
Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác
x
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập
- GV giải thích: Dựa vào câu nói của Bác Hồ mỗi em viết mỗi đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
- HS suy nghĩ, viết bài vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm biểu dương những HS viết được đoạn văn hay nhất.
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn :05/ 02 /2017
 Ngày giảng: 08 /02/2017
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: TIẾNG RAO ĐÊM
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi hành động dũng cứu người của anh thương binh
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc bài Trí dũng song toàn và trả lời câu hỏi
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài : Tiếng rao đêm
 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc :
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ ngữ khó: té quỵ, rầm, thất thần, thảng thốt, tung tích
- Một, hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- GV chia bài thành 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến Nghe buồn não nuột.
Đoạn 2: Tiếp theo đến khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù ...
Đoạn 3: Tiếp theo đến thì ra là một cái chân gỗ !
Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn..
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu
- Khi phát hiện ra đám cháy đọc giọng dồn dập, căng thẳng, bất nhờ ở đoạn tả đám cháy
- Giọng đọc bình thường của anh thương binh, ngời bán hàng rong.
*Tìm hiểu bài :
- GV tổ chức cho các nhóm HS đọc, trao đổi về nội dung bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
+ Đám cháy xảy ra vào lúc nào ?( hỏi – đáp).
+ Con người và hành động của anh thương binh có gì đặc biệt ?( hoạt động nhóm tổ)hoàn thành sơ đồ:
Con người
Hành động
+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ?( hoạt động nhóm đôi)
+ Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
* Nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cứu người của anh thương binh
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm đoạn văn tiêu biểu, chú ý những chỗ nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn.
4. Củng cố, dặn dò:
HS nhắc ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét tiết học.
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học 
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới: Luyện tập chung
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là d; chiều cao 1/2 m; diện tích 5/8m2. từ đó tính được độ dài đáy của hình tam giác.
Bài 2: Hs nhận biết: Diện tích khăn trải bàn bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5 m.
- Hình thoi có độ dài các đường chéo là 2m và 1,5m.
- Từ đó tính được diện tích hình thoi
- HS tự làm. Đổi chéo vở để kiểm tra. HS đọc kết quả
- GV nhận xét và sửa sai
Bài 3: HS nhận biết được: Độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của hai nữa đường tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa hai trục.
- Đội dài của sợi dây chính là chu vi của hình trong cộng với 2 lần khoảng cách 3,1 giữa hai trục.
Bài giải:
Chu vi của hình tròn có đường kính 0,35m là:
0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m)
Đáp số: 7,299m
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học .Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại.
Tiết 3-Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 I. Mục tiêu:
- Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.
* Các kỹ năng sống cần rèn luyện cho học sinh:
 - Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).
 - Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: luyện tập thực hành, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài : Lập chương trình hoạt động.
*Hướng dẫn HS luyện tập:
a.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- HS đọc to, rõ đề bài - GV nhắc HS lưu ý
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ
b.HS lập chương trình hoạt động:
- HS tự lập CTHĐ vào vở.
- GV nhắc HS viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- HS đọc kết quả làm bài, cả lớp và GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
- Cả lớp bình chọn người lập bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
4. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn thành bản TCHĐ nếu chưa làm xong.
Tiết 4-Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. Mục tiêu:
Học sinh biết: Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất : sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh trang 86, 87. 88.
- Các tranh ảnh sưu tầm khác.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 1. Phương pháp: quan sát và thảo luận nhóm, điều tra.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Con ngưới sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì?
Năng lượng MT ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết, khí hậu ?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Sử dụng năng lượng chất đốt.
Hoạt động 1: Kể tên chất đốt
- GV nêu cách thực hiện : Các em thi đua theo cách viết truyền điện trong tổ, chú ý ghi đúng theo cách phân loại thể của chất đốt đó.
- Các tổ trình bày.
- GV treo tranh minh hoạ trang 86 lên bảng, yêu cầu HS chỉ bảng và nêu tên
loại, thể của chất đốt.
- Chẳng hạn: Hình 1: Bếp than tổ ong dùng than- chất đốt thể rắn.
- Kết luận: Có nhiều loại chất đốt. Mỗi loại có các tính năng vượt trội hơn so với các loại khác.
Vậy công dụng từng loại như thế nào, ta sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
GV nêu: Đại diện các nhóm sẽ lên rút thăm, trả lời các câu hỏi trong đó.
- Thăm 1: Sử dụng các chất đốt rắn
+ Kể tên các chất đốt rắn đựoc dùng ở nông thôn, miền núi?
+ Than đá được dùng trong những việc gì?
- Thăm 2: Sử dụng các chất đốt lỏng
+ Kể tên các chất đốt lỏng thường dùng?
+ Ở nước ta dầu mỏ khai thác ở đâu?
+ Đọc thông tin, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi trong phần thực hành.
- Thăm 3: Sử dụng các chất đốt khí
+ Kể tên các chất đốt khí thường dùng?
+ Làm thế nào để khai thác khí đốt sinh học?
- Sau 3 phút thảo luận, đại diện các nhóm trình bày theo thăm mà nhóm mình đã chuẩn bị. Các nhóm khác lắng nghe để góp ý, bổ sung.
- GV cung cấp thêm thông tin cho HS dựa vào tranh minh hoạ, chẳng hạn:
+ Hình 4: Khai thác than , máy xúc giúp con người bóc lớp đất đá bên trên để có thể đào hầm tiến sâu vào lòng đất khai thác than.
+ Hình 7- 8: Sử dụng khí đốt tự nhiên
Loại khí đốt này, nhà nông có thể tận dụng khi chăn nuôi.
- Kết luận: Chất đốt có nhiều loại: Chất đốt rắn: Than, chất đốt lỏng: Dầu hoả, xăng...,chất đốt khí: Gas. Thông thường ta sử dụng các loại chất đốt trong việc đun nấu, chạy động cơ máy, chạy máy phát điện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán LUYỆN TẬP 
I.Mục đích yêu cầu:
- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học 
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II.Các hoạt động:
1. Bài cũ:
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2 Hướng dẫn HS các bài tập luyện tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là d; chiều cao 1/2 m; diện tích 5/8m2. từ đó tính được độ dài đáy của hình tam giác.
Bài 2: Hs nhận biết: Diện tích khăn trải bàn bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5 m.
- Hình thoi có độ dài các đường chéo là 2m và 1,5m.
- Từ đó tính được diện tích hình thoi
- HS tự làm. Đổi chéo vở để kiểm tra. HS đọc kết quả
- GV nhận xét và sửa sai
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập 3 sgk vào vở. Nhận xét tiết học.
Tiết 2- Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I.Mục đích yêu cầu: 
- Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.
* Các kỹ năng sống cần rèn luyện cho học sinh:
 - Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).
 - Thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng: -Vở bài tập.
III.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: *Hướng dẫn HS luyện tập:
a.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- HS đọc to, rõ đề bài - GV nhắc HS lưu ý
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ
b.HS lập chương trình hoạt động:
- HS tự lập CTHĐ vào vở.
- GV nhắc HS viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- HS đọc kết quả làm bài, cả lớp và GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
- Cả lớp bình chọn người lập bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
Hoạt động 3:	
Nhận xét tiết học.
Tiết 3 - Âm nhạc: Học hát: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
I. Mục tiêu: 
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
- Qua bài hát giáo dục các em kính yêu Bác Hồ
II. Chuẩn bị:
- GV: Một vài nhạc cụ gõ thông dụng 
- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Học hát bài Tre ngà bên lăng bác 
Hoạt động 1: Học hát
- GV giới thiệu đôi nét về tác giả 
- GV giới thiệu bài, GV hát mẫu
- HS đọc lời ca. GV dạy hát từng câu
Hoạt động 2: Luyên tập 
- Hát theo nhóm, tổ, bàn, Hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp 
- Hát kết hợp vận động tại chỗ
3. Phần kết thúc.
- GVcho HS hát lại bài hát
- Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau
Thứ năm ngày 09 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn :06/ 02 /2017
 Ngày giảng: 09 /02/2017
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT- HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
III.Các hoạt động:
 1.Bài cũ 
2.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:nêu yêu cầu tiết học.
Bài 2: HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABMN, BCPN của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự làm bài; HS nêu kết quả, các HS khác nhận xét.
- Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AB = MN = QP = DC; AD = MQ = BC = NP
AM = DQ = CP = BN
Diện tích của mặt đáy MNPQ là: 	6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABMN là: 	6 x 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN là: 	4 x 3 = 12 (cm2)
Bài 3: Củng cố biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.
- GV yêu cầu HS giải thích kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại.
Tiết 2 –LTVC: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
I. Yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép 
- Nêu được ví dụ về câu ghép
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc khái niệm câu ghép
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép
* Nêu ví dụ về câu ghép:
- HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép
- Trình bày kết quả
- GV và lớp nhận xét, sửa sai
* Phân tích câu ghép
- GV nêu yêu cầu
- Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt
- Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép 
Tiết 3-Kỹ thuật: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được mục đích tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà 
- Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh minh họa một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách chăm sóc gà? 
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Vệ sinh phòng bệnh cho gà 
*Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. 
HS đọc mục 1 SGK trả lời câu hỏi:SGK
GV nhận xét tóm tắt:Vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm, nhỏ thuốc cho gà.
Vệ sinh phòng bệnh cho gà nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó gà khỏe mạnh, ít bị bệnh đường ruột , bệnh đường hô hấp và các bệnh cúm gà.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
- HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh 
a, Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống
b, Vệ sinh chuồng nuôi
c, Tiêm thuốc, nhỏ thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
GV nhận xét tóm tắt tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 Hoạt động 3: Đánh giá kết qủa học tập 
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn :07/ 02 /2017
 Ngày giảng: 10 /02/2017
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM 
 I. Mục tiêu:
- Dựa vào lược đồ, nêu được vị trí địa lý của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế 
Cam-pu-chia và Lào
- Biết Trung Quốc có dân số đông dân nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triể mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại 
 II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ các nước châu Á; Bản đồ tự nhiên châu Á.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, trực quan, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á?
+ Nêu sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Các nước láng giềng của Việt nam.
a, Cam- pu- chia:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu hoạc sinh quan sát hình 3 ở bài 17.
Cam- pu- chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp với những nước nào?
Bước 2: Học sinh kẻ bảng theo gợi ý của giáo viên.
Bước 3: Học sinh trao đổi với bạn về kết quả làm việc cá nhân.
b, Lào: 
Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc tương tự như ba bước tìm hiểu về Cam- pu- chia.
- Xác định vị trí địa lý, địa hình chính, sản phẩm chính của Cam- pu- chia.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam- pu- chia.
- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam- pu- chia.
c, Trung Quốc:
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Học sinh làm việc với hình 5 và gợi ý trong SGK.
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Bước 3: Giáo viên bổ sung
Bước 4: Học sinh quan sát hình 3 và hỏi học sinh biết về Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
Bước 5: Giáo viên cung cấp thông tin về một số ngành sản xuất.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới. 
Tiết 2-Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay.
II. Chuẩn bị:
- Bài văn của HS.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Trả bài văn tả người
a. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- Nhận xét chung về kết quả bài viết.
- Xác định đúng đề bài
- Bố cục đầy đủ, hợp lý, ý mới lạ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi
- Cả lớp trao đổi về bài trên bảng
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV
- Tìm ra cái đúng từ đó rút kinh nghiệm để bài viết sau hay hơn
2. Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Tiết 3-Toán: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH 
 TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
 I. Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật;
 - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
- Một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được.
- Hai bảng phụ vẽ sẵn các hình khai triển.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp, phân tích mẫu.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
 a. Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật
- Chỉ ra các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật
- GV nêu bài toán và tính diện tích của các mặt xung quanh
- HS nêu hướng giải và giải bài toán
- GV nhận xét, kết luận
- HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
- GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS làm bài SGK
- GV đánh giá b

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 S.doc