Giáo Án Lớp 4 - Tuần 7

A. Mục tiêu

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ.

B. Các hoạt động dạy học

I. ÔĐTC

II. KTBC

- Gọi HS làm BT 1a/39.

III. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

* Bài tập 1( 40)

- GV ghi 2416 + 5164

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 3119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể phát ra âm thanh).
* Cách tiến hành.
+Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu hỏi nào? Sau đó cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác trong nhóm lắc chuông báo hiệu đã làm xong.
-Nhóm nào làm song trước và đúng là thắng cuộc.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
+Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm song sau. Đợi tất cả các nhóm đều làm xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
* Đáp án;
 1- c ; 2 - d ; 3 - b ; 4 – a
3-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1,2,3,4 trang 30,31 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Chỉ và nói về nội dung từng hình? Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối việc phòng tránh bệnh viêm não
+ Hình 1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (Để không cho muỗi đốt)
+Hình 2: Em bé đang được tiêm thuốc. Để phòng tránh bệnh viêm não.
+ Hình 3: Chuồng giausúc đang được làm cáh xa nhà ở
+ Hình 4: Mọi người đang làm tổng vệ sinh môi trường
( Để không có chỗ cho muỗi trú)
* GV: Để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở , dọn sạch chuồng trại gia súc và MT xung quanh, không để ao tù nướcđọng; diệt muỗi, bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não.
III. Củng cố- dặn dò
Hệ thốn lại nội dung bài.
Về học bài và chuản bị bài sau.
Tiết 6: Lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
A. Mục tiêu
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm , con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Hán . Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ chiều lên xuống trên sông Bạch Đằng , nhử địch vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ ý nghĩa : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ , mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
B. Chuẩn bị
- Hình vẽ SGK. 
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
? Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
? Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
a) Tìm hiểu về con người Ngô Quyền. 
? Ngô Quyền là người ở đâu?
(- Ngô Quyền là người Đường Lâm Hà Tây.)
? Ông là người như thế nào?
(- Ngô Quyền là người có tài, yêu nước.) 
? Ông là con rể của ai? 
(- Ông là con rể của Dương Đình Nghệ.)
b) Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của trận Bạch Đằng
? Vì sao có trận Bạch Đằng?
(* Nguyên nhân: 
- Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân ra đánh báo thú. 
 Công Tiễn đã cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin, Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược.) 
? Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? 
(- Trận Bạch Đằng diễn ra trận sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.)
? Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?
(- Ngô Quyền dùng kế chôn cọc nhọn.... quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước dâng cao che lấp các cọc gỗ. Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến....chờ lúc thuỷ triều xuống quân ta phản công... giặc hốt hoảng bỏ chạy va vào cọc....Không tiến không lùi được.)
- Thi kể diễn biến của trận Bạch Đằng. 
? Kết quả của trận đánh ra sao
(- Quân ta thắng lớn. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. )
? Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì? 
(- Mùa xuân vào năm 939, Ngô Quyền xưng vương chọn Cổ Loa làm kinh đô...)
III. Củng cố- dặn dò
Nêu nội dung bài.
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 6: Chính tả (Nghe viết)
Dòng kinh quê hương
A. Mục đích-yêu cầu
- Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền được cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ ( BT2); thực hiện được 2 ý (BT3).
B. Chuẩn bị
- Vở BTTv
- Hoạt động: Nhóm, Cn.
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
-Cho HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi ươ, ưa trong hai khổ thơ của Huy Cận tiết chính tả trước (lưa thưa, mưa, tưởng,) và giải thích qui ntắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ưa, ươ.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài.
- Dòng kinh quê hương đep như thế nào?
(- Dòng kinh quê hương đẹp, cái đẹp quen thuộc: Nước xanh, giọng hò, không gian có mùi quả chín)
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con:Dòng kinh, giã bàng, giọng hò, dễ thương, lảnh lót
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gơịi ý: Vần này thích hợp với cả 3 ô trống.
- GV cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Lời giải:
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
* Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhóm vào bảng nhóm. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc các câu thành ngữ trên.
Lời giải:
Đông như kiến.
Gan như cóc tía.
III. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Ngày soạn: 5.10.2009.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1: Luyện từ và câu
Cách viết tên người tên địa lí Việt Nam
A. Mục đích-yêu cầu
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1,2 mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
B. Chuẩn bị
- Vở bài tập TV.
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- Đặt câu với từ “trung thực”
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
- GV nêu nhiệm vụ: Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí đã cho.
? Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng?
(- 2, 3 và 4 tiếng)
? Chữ cái đầu mỗi tiếng được viết NTN?
(- Chữ cái đầu tiếng đều viết hoa)
? Khi viết tên người, tên địa lí VN ta cần phải viết NTN?
(- Khi viết tên người, tên địa lí VN, cần viết hoa chữ cái đầu tiếng tạo thành tên đó)
3.Phần ghi nhớ :
- GVGT: Đó là quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ta sẽ học sau.
- Với các DT ở Tây Nguyên cách viết tên người, tên đất phức tạp hơn ta sẽ học sau.
4.Phần luyện tập:
* Bài1(T68) : 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Làm vào vở, 2 HS lên bảng. 
- GV kiểm tra bài làm của HS
VD:Lò Văn Quyết, bản Na Đông, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
- các từ: bản , xã, huyện,tỉnh là DT chung, không viết hoa. 
*Bài 2(T68): 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV kiểm tra bài làm của HS.
VD:
xã Nà Tăm huyện Tam Đường.
xã Hồ Thầu huyện Tam Đường,
* Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
- Cho HS thi làm bài theo nhóm
- HS chữa bài
VD: huyện Phong Thổ, Tân Uyên,..
động Tiên Sơn,..
IV. Củng cố-dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm BT3.
Tiết 1: Mĩ thuật
Vẽ tranh. Đề tài An toàn giao thông
A. Mục tiêu
- Hiểu đề tài An toàn Giao thông.
- Biết cách vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
- Vẽ được tranh đề tài An toàn giao thông.
HS có ý thức chấp hành luật Giao thông.
B. Chuẩn bị
-Tranh ảnh về an toàn giao thông.
-Một số biển báo giao thông 
-Một số bài vẽ về đề tài an toàn giao thông.
C. Các hoạt động dạy –học
I. ÔĐTC
II.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III..Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài
-GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài an toàn giao thông.Gợi ý nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét
-cách chọn nội dung.
-Những hình ảnh đặc trưng.
-Khung cảnh chung.
3.Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
-GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
4.Hoạt động 3: thực hành.
-HS thực hành vẽ.
-GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét đánh giá.
-Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
- GV tổng kết chung bài học.
IV. Dặn dò.
-Quan sát một số vật có dạng hình trụ và hình cầu.
Tiết 2: Mĩ thuật
Vẽ tranh. Đề tài Phong cảnh quê hương
A. Mục tiêu
- Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- Biết cách vẽ tranh phong cảnh.
- Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- Giáo dục BVMT: Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường.
B.Chuẩn bị
-Một số tranh ảnh phong cảnh
-Bài vẽ tranh ảnh của học sinh lớp trước
-Giấy vẽ, bút chì, màu
C. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra đồ dùng học vẽ của học sinh
II.Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV dùng tranh ảnh giới thiệu về phong cảnh
-HS quan sát tranh ảnh.
-Nêu câu hỏi để học sinh tiêp cận đề tài.
?Xung quanh em có cảnh đẹp nào ?
?Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?
- HS tả ( Cảnh đó là cảnh gì? Có những hình ảnh nào ? Hình ảnh nào em yêu thích nhất?)
3. Hoạt động 2: cách vẽ tranh phong cảnh.
-GV giới thiệu cho học sinh biết hai cách vẽ tranh phong cảnh.
+Quan sát và vẽ trực tiếp.
+Vẽ bằng cách nhớ lại.
-GV hướng dẫn cách vẽ.
4.Hoạt động3:Thực hành.
-HS vẽ tranh
-GV tổ chức cho học sinh vẽ tranh.
5.Hoạt động4:Nhận xét-đánh giá.
- Nhận xét bài của bạn và bình chọn bài vẽ đẹp
-GV cùng học sinh chọn một số bài điển hình có ưu điểm và nhược điểm rõ nét nhât để đánh giá, nhận xét.
III .Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau :Quan sat con vật quen thuộc.
Tiết 2: Toán
Khái niệm số thập phân
(Tiếp)
A. Mục tiêu
Biết:
- Đọc , viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).
- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
B. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- Kiểm tra vở BTT.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tiếp tục giới thiệu khái niệm số thập phân.
-GV kẻ sẵn bảng như trong SGK lên bảng.
-GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng:
m
dm
cm
mm
2
7
8
5
6
0
1
9
5
2m7dm hay viết 2,7.
8m56cm hay viết 8,56.
0m195mm hay 0m và viết 0,195
- HS nêu nhận xét để rút ra được :
 2m 7dm = 2,7m
 8m 56cm = 8,56m
 0m 195mm = 0,195m 
-GV giới thiệu các số: 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân.
-GV hướng dẫn HS để HS nêu khái niệm số thập phân: Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân các nhau bởi dấu phẩy.
 Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân
-HS nối tiếp nhau đọc.
-HS nêu ví dụ.
3-Luyện tập
*Bài 1/37:
Cho HS nối tiếp nhau đọc.
HS đọc lần lượt các số thâp phân trong SGK.
GV nhận xét sửa sai.
* Bài tập 2:
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm .
- GV nhận xét
Kết quả:
 5,9 ; 82,45 ; 810,225 
III. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
 - Về nhà làm vào vở BTT5/1.
Tiết 3: Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng
A. Mục tiêu
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
B. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- Gọi HS làm BT2a/42.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng 
- GV kẻ bảng như SGK(T42) các cột 2, 3, 4 chưa viết số
- Mỗi lần cho a và b nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của a + b và b +a rồi so sánh hai tổng này.
Chẳng hạn, nếu a =20, b = 30 thì 
a + b= 20 + 30 =50 và b + a = 30 + 20 = 50
Ta thấy a+b=50 và b+a =50 nên a+b=b+a
a
20
350
1 208
b
30
250
2 764
a+ b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3 972
b + a
30 +20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3 792
? Qua VD trên em có nhạn xét gì về giá trị của a + b và b + a?
(- Giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau a + b = b + a)
* Quy tắc (SGK)
- HS nêu quy tắc.
3. Thực hành:
* Bài 1(T43): 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét.
a) 468 +379 = 847 
 379 + 468 = 847
b) 6 509 + 2 876 = 9 385
 2 876 + 6 509 = 9385
c) 4 288 + 76 = 4 344
 76 + 4 268 = 4 344
* Bài 2(T43): 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
a) 48 + 12 = 12 + 48
 65 + 279 = 279 + 65
 177 + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 84 = 84 + a
III. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài
Về nhà làm vào VBTT.
Tiết 3: Tập đọc
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
A. Mục đích-yêu cầu
- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ND ý nghĩa: Cảnh đẹp lì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
B. Chuẩn bị
- Tranh SGk
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- HS đọc bài: Những người bạn tốt
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ( 2lần).
- HS đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn giọng đọc
- GV đọc diễn cảm.
b)Tìm hiểu bài:
?Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
(- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.)
? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
(- Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga. Có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: Công trường say ngủ )
? Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
? Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
(- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ)
-Nêu nội dung chính của bài thơ?
-GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
-Cho một số HS nối tiếp nhau đọc.
c) Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-GV đọc mẫu đoạn 2, cho HS luyện đọc theo cặp.
-Cho HS thi đọc diễn cảm và thi HTL
III. Củng cố-dặn dò
Nêu nội dung chính của bài.
Về đọc thuộc 2 khổ thơ và chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
A. Mục đích-yêu cầu
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho mọi người.
B. Chuẩn bị
- Tranh SGk
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- HS kể câu chuyện nói về lòng tự trọng
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV kể chuyện:
" Lời ước dưới mặt trăng" Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong chuyện tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
- Kể lần 1.
- Kể lần 2 vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh.
- Kể lần 3(Nếu cần thiết)
3 HDHS kể chuyện, trao đổ về ý nghĩa câu chuyện
a, Kể trong nhóm:
b, Thi kể trước lớp:
 - 2 HS kể toàn chuyện
- 2 HS kể cho bác hàng xóm nhà bên được khỏi bệnh
? Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện điều gì?
? Hành động của cô gái cho thấy cô là người NTN?
(- Nhà bên cô là người nhân hậu sống vì người khác.)
? Em hãy tìm kết cục vui cho chuyện 
- Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn mười năm tuổi .... Năm ấy chị ngàn đã sáng mắt trở lại sau mội ca phẫu thuật. Giờ chị sống rất hạnh phúc. Chị đã có một gia đình: Một người chồng tốt bụngvà cô con gái hai tuổi rất xinh xắn, bụ bẫm.
III. Củng cố - dặn dò: 
? Qua câu chuyện trên , em hiểu điều gì?
 - Tập kể lại câu chuyện . CB bài tuần 8.
Tiết 4: Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
A. Mục tiêu
- Biết Đảng Cộng sản VN được thành lập 3.2.1930. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất 3 tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3.2.1930 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
B.Đồ dùng dạy học.
- ảnh trong SGK.
-Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ:
 	- Nêu nội dung bài học bài 6.
II. Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2-Nội dung:
a) Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Cho HS đọc từ đầu đến mới làm được.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi:
? Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
(-Trong hoàn cảnh:
+Phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ.
+Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản.)
b) Mục đích của việc thành lập Đảng:
?Vì sao cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản?
(-Mục đích:Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản để tăng thêm sức mạnh cách mạng.)
c) Hội nghị thành lập Đảng
? Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
(-Hội nghị diễn ra ở Hồng Công (Trung Quốc), do Nguyễn ái Quốc chủ trì vào đầu xuân 1930.)
? Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào
( Hội nghị phải làm việc bí mật)
d) Kết quả:
-Em hãy trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam?
(Đã nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất , lấy tên la Đảng Cộng sản VN. Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.Hội nghị cũng đề ra đường lối cho Cách mạng VN.
e) ý nghĩa:
? Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được nhu cầu gì của tổ chức cộng sản gì?
(- Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo,liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn.)
III. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Địa lí
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
A. Mục tiêu
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc, cùng sinh sống (Gia – rai, Ê -đê, Ba – na, kinh, ) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
-Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên :
Trang phục truyền thống : nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
B. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục lễ hội các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
C. Các HĐ dạy - học: 
I KT bài cũ: 
? Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên?? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
a, Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc sinh sống
* HĐ1: Làm việc cá nhân 
? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
(- Ê- đê, Ba - na, Xơ - đăng, ....)
? Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ?
(- Ê - đê, Ba - na, Gia - rai, Xơ - đăng)
? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
(- Tày, Mông, Dao, Kinh)
? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)?
(- Tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.)
* GV: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng nơi đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
b, Nhà rông ở Tây Nguyên:
* HĐ2: Làm vệuc theo nhóm.
- Đọc mục 2 SGK và tranh, ảnh về nhà, buôn làng ...
? Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
(- Nhà rông)
? Nhà rông được dùng để làm gì?
(- Sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp kháchcủa buôn ...)
c, Trang phục, lễ hội:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm:
? Người dân ở Tây nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào
(- Nam đóng khố, nữ thường quấn váy)
- Cho HS quan sát tranh về trang phục của người dân ở Tây Nguyên.
? Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào
(- Vào mùa xuân sau mỗi vụ thu hoạch)
? Người dân ở TN thường làm gì trong lễ hội?
(- Múa hát, uống rượu cần)
III. Củng cố-dặn dò
HS đọc bài học SGK
Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Kể chuyện
Cây cỏ nước Nam
A. Mục đích-yêu cầu
- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- GDHS có thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên có tác dụng giáo dục BVMT.
B. Chuẩn bị
- Tranh SGk
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- HS kể câu chuyện nói về tình hữu nghị của nhân dân ta với các nước trên thế giới.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV kể chuyện:
-GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.
-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ.
-GV viết lên bảng tên một số cây thuốc quí và giúp HS hiểu những từ ngữ khó ( trưởng tràng, dược sơn )
3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK.
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại )
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
Nội dung chính của từng tranh:
+Tranh1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.
+Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.
+Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho quân ta.
+Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho nước ta.
+Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.
+Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét đánh giá, GV cho điểm những HS kể tốt.
III. -Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí những cây cỏ xung quanh.
Ngày soạn: 6.10.2009.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
A. Mục đích-yêu cầu
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học , bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
B. Chuẩn bị
- Vở bài tập
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- Gọi HS kể lại truỵên: Ba lưỡi rìu
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
*Bài 1 (T72)	
- Mở SGK (T72) 1 HS đọc cốt truyện vào nghề, lớp theo dõi
- Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ 	
? Nêu các sự việc chính trong truyện?
1. Va - li - a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 5 CKTKN.doc