Giáo án Lớp 5 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào .

 - Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê .

 3. Thái độ: HS biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy – học :

 + GV : Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc.

 + HS : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

III. Các hoạt động dạy – học :

 A. Kiểm tra bài cũ :

- Yêu cầu HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét – cho điểm.

 B. Bài mới :

 1. Giới thiệu bài : - Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta.

 GV ghi tựa bài.

 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

 Hoạt động 1: Luyện đọc.

 

doc 41 trang Người đăng honganh Lượt xem 1766Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trạch, huyện, Bình, Giang.
3/ 
Tiếng
Vần 
Âm đệm 
Âm chính 
Âm cuối
trạng 
a
ng
nguyên 
u
yê 
n
Nguyễn 
u
yê 
n
Hiền 
iê 
n
khoa 
o 
a
thi 
i
làng 
a
ng
Mộ 
ô
Trạch 
a
ch
huyện 
u 
yê
n
Bình 
i
nh
Cang 
a 
ng
	4. Củng cố – dặn dò :
- Học thuộc đoạn văn “Thư gửi các học sinh” 
- Chuẩn bị: “Quy tắc đánh dấu thanh” 
- Nhận xét tiết học 
_____________________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Khoa học . Tiết 3 
NAM HAY NỮ ? (tt) 
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết . 
	- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
	- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. 
	- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy – học :
 - Hình trang 6, 7 SGK.
 - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu nội dung bài học và trả lời câu hỏi. 
GV nhận xét – ghi điểm.
	B. Bài mới :
 	1. Giới thiệu bài : Nam hay nữ ? (tt) 
	2. Giảng bài :
v	Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
Phương pháp: đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu . 
- GV ghi vào mỗi phiếu học tập 2 trong 6 ý kiến và giao cho HS.
- HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng thảo luận và bày tỏ thái độ về 2 trong 6 ý kiến. 
1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ. 
2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. 
3. Đàn ông là trụ cột gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai. 
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi. 
- Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của nhóm mình về một ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới nay không? Vì sao? 
1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái không phải là việc riêng của phụ nữ. Phụ nữ hàng ngày cũng phải đi làm để xây dựng kinh tế gia đình nên nam giới hãy chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Chăm sóc con cái còn là thể hiện tình yêu thương của cha mẹ.
2. Đàn ông không phải là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. Việc kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình.
3. Đàn ông là trụ cột của gia đình nhưng gia đình không phải do một mình đàn ông làm chủ. Mọi hoạt động trong gia đình phải có sự bàn bạc thống nhất giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái.
4. Nghề nghiệp là sự lựa chọn theo sở thích và năng lực của mỗi người. Con gái cũng có thể làm kĩ thuật giỏi, con trai cũng trở thành những đầu bếp tài giỏi. Vì thế công việc nội trợ và kĩ thuật thì con trai và con gái đều nên biết.
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai là chưa đúng. Con trai, con gái đều như nhau, cùng được chăm sóc, học hành, nuôi dạy, đều có khả năng làm việc như nhau và đều có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ. 
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi là không đúng. Ngày nay, phụ nữ làm rất nhiều công việc quan trọng trong xã hội. Con gái cần phải được học hành, tiếp thu những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đáp ứng được sự tiến bộ của xã hội.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan.
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế . 
- 2 HS cùng bàn trao đổi. 
- Gọi HD trình bày. Gợi ý HS lấy ví dụ trong lớp, trong gia đình hay những gia đình em biết. 
- 3 – 5 HS nối tiếp nhau trình bày. 
- Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau ? Sự khác nhau đó có hợp lý không? 
	3. Củng cố – dặn dò :
- Khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học 
_______________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 05 tháng 09 năm 2007 
Tập đọc . Tiết 4 
SẮC MÀU EM YÊU 
 Phạm Đình Ân 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu tha thiết của bạn đối với đất nước, quê hương. 
	2. Kĩ năng: 	Đọc trôi chảy , diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài, tha thiết. 
	3. Thái độ: 	Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, người thân, bàn bè. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: - Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm - tranh to phong cảnh quê hương. 
	+ HS: Tự vẽ tranh theo màu sắc em thích với những cảnh vật 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	- HS đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
	- Nêu cách đọc diễn cảm. 
	- GV nhận xét. 
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : - “Sắc màu em yêu”. Xung quanh các em, cảnh vật thiên nhiên có rất nhiều màu sắc đẹp. Chúng ta hãy xem tác giả đã nêu những cảnh vật gì đẹp qua bài thơ này.
	2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc bài thơ. 
- Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 hoặc 8 em) tiếp nối nhau đọc 8 khổ thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi về cách đọc cho HS, chú ý các từ : óng ánh, bát ngát. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
- HS cả lớp đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cùng suy nghĩ, trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ dưới sự điều khiển của 1 – 2 HS khá, giỏi. - Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?
- GV chốt lại .
- Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? 
- Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó ? 
- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? 
- Bạn yêu tất cả các sắc màu : đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím , nâu ,
- Màu đỏ : màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên. 
 + Màu xanh : màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời. 
 + Màu vàng : màu của lúa chin, của hoa cúc mùa thu, của nắng. 
 + Màu trắng : màu của trang giấy, của đóa hoa hồng bạch, của mái tóc bà.
 + Màu đen : màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, của màn đêm yên tĩnh. 
 + Màu tím : màu của hoa cà, hoa sim, màu của chiếc khăn của chị, màu mực.
 + Màu nâu : màu chiếc áo sờn bác của mẹ, màu đất đai, gỗ rừng. 
- Vì các màu sắc đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý.
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương đất nước.
v	Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng những khổ thơ em thích. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ ( theo gợi ý ở mục 2a). Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- HS nhẩm học thuộc lòng những khổ thơ mình thích. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. 
Em yêu màu đỏ Trăm nghìn cảnh đẹp 
Như máu con tim Dành cho em ngoan 
Lá cờ Tổ quốc Em yêu / tất cả 
Khăn quàng đội viên Sắc màu Việt Nam 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải
- HS giới thiệu cảnh đẹp hoặc hình ảnh của người thân và nêu cảm nghĩ của mình. 
- Giáo dục tư tưởng. 
	3. Củng cố – dặn dò :
- Tiếp tục học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài sắc màu em yêu .
- Chuẩn bị: “Lòng dân” 
Nhận xét tiết học .
__________________________________________
Toán . Tiết 8 
ÔN TẬP : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Củng cố kĩ năng phép nhân và phép chia hai phân số. 
	2. Kĩ năng : Rèn cho học sinh tính nhân, chia hai phân số nhanh, chính xác. 
	3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Phấn màu, bảng phu.
 + HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra HS cách tính nhân, chia hai phân số + vận dụng làm bài tập.
- GV nhận xét , ghi điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : - Hôm nay, chúng ta ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số.	2. Ôn tập : 
* Hoạt động 1: Ôn tập phép nhân , chia
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại
- Nêu ví dụ. 
- HS nêu cách tính và tính. Cả lớp tính vào vở nháp - sửa bài. 
- HS nêu cách thực hiện
- HS nêu cách tính và tính. Cả lớp tính vào vở nháp - sửa bài.
- Nêu ví dụ 
- HS nêu cách thực hiện
- Lần lượt HS nêu cách thực hiện của phép nhân và phép chia.
- GV chốt lại cách tính nhân, chia hai phân số.
Ví dụ : 
 = = 
a) Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Ví dụ : 
 = = 
b) Muốn chia một phân số cho một phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại
* Bài 1 :
HS đọc đề.
Làm bài, sửa bài.
* Bài 2 :
HS làm bài.Sửa bài.
* Bài 3 : 
- HS đọc đề .
- Làm bài, sửa bài. 
1/ 
a) = = 
 = = 
 = = 
 = = 
b) 4 ´ = = 
3 : = 3 ´ = 6
 : 3 = = 
2/ 
a) = = 
b) = = = 
c) = = 16
d) = = = 
3/ Bài giải 
Diện tích của tấm bìa là :
 = (m2)
Diện tích của mỗi phần là :
 : 3 = (m2)
Đáp số : (m2)
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
- Đại diện mỗi nhóm 1 bạn thi đua. HS còn lại giải vở nháp. 
VD : 
	3. Củng cố – dặn dò :
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Hỗn số” 
- Nhận xét tiết học 
_______________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Kể chuyện . Tiết 2
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng 
 danh nhân của nước ta .
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Biết kể bằng lời nói của mình một câu chuyện về các anh hùng danh nhân của đất nước. 
	2. Kĩ năng: 	Hiểu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
	3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV : Tài liệu về các anh hùng danh nhân của đất nước 
 + HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện về anh Lý Tự Trọng.
	- GV nhận xét, cho điểm (giọng kể, thái độ).
	B. Bài mới :
	 	1. Giới thiệu bài : - Các em đã được nghe, được đọc các câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước. Hôm nay, các em hãy kể câu chuyện mà em yêu thích nhất về các vị ấy.
	2. Kể chuyện :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện
- 2 HS lần lượt đọc đề bài.
- HS phân tích đề. 
- Yêu cầu HS giải nghĩa.
- 1, 2 HS đọc đề bài và gợi ý. 
- Lần lượt HS nêu tên câu chuyện em đã chọn.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân ở nước ta.
- Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, anh hùng danh nhân của nước ta.
- Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi muôn đời ghi nhớ.
- Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Lương Thế Vinh.
v Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn. 
- 2, 3 HS khá giỏi giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn, nêu tên câu chuyện nhân vật - kể diễn biến một hai câu. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Từng HS kể câu chuyện của mình. 
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm kể câu chuyện. 
- Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV nhận xét, cho điểm.
v Hoạt động 3: Củng cố.
- Mỗi dãy đề cử ra 1 bạn kể chuyện ® Lớp nhận xét để chọn ra bạn kể hay nhất.	
- Nhắc lại 1 số câu chuyện.
	3. Củng cố – dặn dò :
- Tìm thêm truyện về các anh hùng, danh nhân. 
- Chuẩn bị: Kể một việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
- Nhận xét tiết học.
____________________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
Lịch sử . Tiết 2
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Học sinh biết : 
 Những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Qua đó, đánh giá lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ
	2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để rút ra ý nghĩa của sự kiện. 
	3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng kính yêu Nguyễn Trường Tộ. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: Tranh SGK/6, tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
	+ HS: SGK và tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó? 
	- HS đọc ghi nhớ 
	- Giáo viên nhận xét
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
	2. Giảng bài :
v Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu? 
- Ông là người như thế nào? 
- Năm 1860, ông làm gì? 
-Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì? 
Ÿ GV nhận xét + chốt 
- Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nghệ An. 
- Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là “Trạng Tộ”. 
- Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 
- Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần , bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước. 
* Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước.
v Hoạt động 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, vấn đáp
- Lớp thảo luận theo 2 dãy A, B 
- 2 dãy thảo luận ® đại diện trình bày ® HS nhận xét + bổ sung. 
- Những đề nghị canh tân đất nước do Nguyễn Trường Tộ là gì? 
- Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao? 
- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ ?
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước, thuê chuyên gia nước ngoài, mở trường dạy đóng tàu , đúc súng, sử dụng máy móc 
- Triều đình bàn luận không thống nhất,vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, vua quan bảo thủ 
- ..có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển
- Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
vHoạt động 3: Làm việc cả lớp
	- Hình thành ghi nhớ.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
v	Hoạt động 4 : Củng cố .
- Theo em, Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng? 
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng ?
® Giáo dục HS kính yêu Nguyễn Trường Tộ
	3. Củng cố – dặn dò :
- Học ghi nhớ 
Chuẩn bị: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Nhận xét tiết học. 
________________________________________________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ năm, ngày 06 tháng 09 năm 2007
Tập làm văn . Tiết 3
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức : Phát hiện những hình ảnh đẹp trong 2 bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối) 
	2. Kĩ năng: 	Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày 
	3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV: Tranh 
 + HS: những quan sát của HS đã ghi chép khi quan sát cảnh trong ngày. 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kiểm tra 2 HS đọc lại kết quả quan sát đã viết lại thành văn hoàn chỉnh.
	- GV nhận xét.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh – một buổi trong ngày.
	2. Luyện tập :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Phương pháp: Thực hành, thuyết trình
* Bài 1 :
- GV giới thiệu tranh, ảnh 
- Lần lượt HS đọc nối tiếp nhau 2 bài: “Rừng trưa”, “Chiều tối”.
- HS nêu rõ lí do tại sao thích .
- GV khen ngợi.
* Bài 2 :
- 2 HS chỉ rõ em chọn phần nào trong dàn ý để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Cả lớp lắng nghe - nhận xét hoặc bổ sung, góp ý hoàn chỉnh dàn ý của bạn. 
- GV nêu yêu cầu của bài. Khuyến khích HS chọn phần thân bài để viết.
- Lần lượt từng HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. 
- Mỗi HS tự sửa lại dàn ý. 
- GV nhận xét, cho điểm.
1/
Tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích trong mỗi bài văn “Rừng trưa “ và “Chiều tối “
2/
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy )
v Hoạt động 2: Củng cố .
Phương pháp: Thi đua 
- Cả lớp chọn bạn đã viết đoạn văn hay.
- Nêu điểm hay.
- GV nhận xét, cho điểm.
	3. Củng cố – dặn dò : 
- Hoàn chỉnh bài viết và đoạn văn 
- Chuẩn bị bài về nhà: “Ghi lại kết quả quan sát sau cơn mưa” 
- Nhận xét tiết học 
_____________________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
RÚT KINH NGHIỆM 
Toán . Tiết 9
HỖN SỐ 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Học sinh nhận biết về hỗn số, biết đọc viết hỗn số. 
	2. Kĩ năng: 	Rèn cho học sinh nhận biết, đọc, viết về hỗn số nhanh, chính xác. 
	3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Phấn màu, bảng phu.
 + HS: Vở bài tập, bảng con, SGK ø.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu cách tính nhân, chia 2 phân số vận dụng giải bài tập. 
- GV nhận xét
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học tiết toán về hỗn số.
	2Giảng bài :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số 
Phương pháp: Trực quan, đ.thoại
- Giới thiệu bước đầu về hỗn số. 
- GV và HS cùng thực hành trên đồ dùng trực quan đã chuẩn bị sẵn. 
- Lần lượt HS ghi kết quả
- Có bao nhiêu hình tròn? 
- Yêu cầu học sinh đọc. 
- Yêu cầu học sinh chỉ vào phần nguyên và phân số trong hỗn số. 
- Vậy hỗn số gồm mấy phần?
- Lần lượt 1 em đọc ; 1 em viết - 1 em đọc ; cả lớp viết hỗn số.
- Mỗi em đều có 3 hình tròn bằng nhau. 
- Đặt 2 hình song song. Hình 3 chia làm 4 phần bằng nhau - lấy ra 3 phần. 
2 và hình tròn ® 2
có 2 và hay 2 + ta viết thành 2 ; 2 ® hỗn số. 
- Hai và ba phần tư 
- số 2 : phần nguyên. 
- : phần phân số. 
- Hai phần: phần nguyên và phân số kèm theo. 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại
* Bài 1 :
- GV yêu cầu HS đọc đề. 
- Nêu yêu cầu đề bài. 
- HS làm bài. 
* Bài 2 :
HS đọc đề.
- HS lần lượt đọc phân số và hỗn số trên bảng. 
1/
a) 2 
b) 2 
c) 3 
2/ 
 0 1 2
a) 
 1 11 1
 0 1 2 3
b) 
 1 1 
* Hoạt động 3: Củng cố 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
- Cho HS nhắc lại các phần của hỗn số.
	3. Củng cố – dặn dò :
Làm toán ở nhà .
Chuẩn bị Hỗn số (tt)
- Nhận xét tiết học .
_______________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
Khoa học . Tiết 4
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS nhận biết mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của bố .
	2. Kĩ năng: 	HS phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. 
	3. Thái độ: 	Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV : Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập 
 + HSø: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? 
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? 
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? 
Ÿ GV cho điểm + nhận xét.
- Nam: có râu, có tinh trùng 
- Nữ: mang thai, sinh con 
- Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... 
- Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ...
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Cơ thể chú

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 2.doc