Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Tiết 4 : Toán

Luyện tập

A– Mục tiêu : Giúp HS :

 - Luyện tập về tíng tỉ số phần trămcủa hai số, đống thời làm quen với các khái niệm:

 * Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.

 * Tiền vố, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.

 - Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phầm trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).

B – Đồ dùng dạy học :

 1 – GV : Giấy khổ to .

 2 – HS : Bút dạ .

C – Các PP/KT dạy học:

 - Làm việc theo nhóm.

 - Động não.

 - Rèn luyện theo mẫu.

 - Thực hành luyện tập

D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh

I – Ổn định lớp :

II – Kiểm tra bài cũ :

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.

III – Bài mới :

 1) Giới thiệu bài :

 2) Hoạt động :

-Bài 1 : Tính ( theo mẫu )

-GV phân tiết bài mẫu : 6% +15% = 21%.

-Để tính 6% + 15% ta cộng nhẩm 6 + 15 = 21, rồi viết thêm kí hiệu % sau 21

-Các bài còn lại làm tương tự

-Cho HS làm vào vở, gọi 1 số HS nêu miệng kết quả.

-Nhận xét, sửa chữa

-Bài 2 : Gọi một HS đọc đề .

-Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận và trình bày bài giải vào giấy khổ to dán lên bảng lớp .

-Nhận xét, sửa chữa .

*Tỉ số 90% cho tabiết gì ?

*Tỉ số 117,5 % cho biết gì, còn tỉ số 17,5 % là gì ?

IV– Củng cố :

-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số ?

V– Nhận xét – dặn dò :

 - Nhận xét tiết học .

 - Chuẩn bị bài sau :Giải bài toán về tỉ số phần trăm(tt) 1/

5/

1/

12/

16/

3/

2/ - Hát TT

- HS lên bảng .

- HS nghe .

-Theo dõi bài mẫu .

-HS làm bài .

a) 27,5% + 38% = 65,5%

b) 30% - 16% = 14%

c) 14,2% x 4 = 56,8%

d) 216% : 8 = 27%

-HS đọc dề .

-HS thảo luận. Trình bày kết quả .

-HS nhận xét .

* Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch .

* Tỉ số phần trăm này cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoạch. Còn tỉ số 17,5% cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5% kế hoạch .

- HS nêu .

- HS nghe .

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

 

doc 37 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững tiếng có vần iêm / im , iêp / ip .
B/ Đồ dùng dạy học : Bốn từ giấy khổ lớn cho các nhóm làm bài tập 2c . 
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Luyện tập/Thực hành.
 D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng viết: bẻ cành, bẽ mặt, rau cải, tranh cãi, mỏ than, cái mõ .
II/ Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Hôm nay các em chính tả 2 khổ thơ đầu trong bài : ’”Về ngôi nhà đang xây“ và phân biệt các tiếng có các vần iêm / im , iêp / ip .
2 - Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Cho HS đọc đoạn thơ đầu cần viết trong bài” Về ngôi nhà đang xây “
-Cho HS luyện viết các từ có chữ dễ viết sai : xây dở, giàn giáo, huơ huơ, nguyên, sẫm biếc .
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết (Mỗi câu 2 lần)
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi.
-Chấm chữa bài :
 + GV chọn chấm 04 bài của HS.
 + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2c : 
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2c .GV nhắc lại yêu cầu bài tập. 
-Cho HS làm việc nhóm theo trò chơi tiếp sức (GV dán 4 từ giấy lên bảng) . 
GV chấm chữa bài và tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh .
* Bài tập 3: 
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3 .
-Làm việc cá nhân .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV cho HS đọc lại mẫu chuyện vui.
III – Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
-Về nhà kể lại mẫu chuyện vui cho người thân nghe.
-Chuẩn bị tiết sau nghe viết : “Người mẹ của 51 đứa con”
04/
1/
22/
10/
03/
- HS lên bảng viết : bẻ cành, bẽ mặt, rau cải, tranh cãi, mỏ than, cái mõ (Cả lớp viết ra giấy nháp )
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết giấy nháp .
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2c.
- HS làm việc theo trò chơi tiếp sức.
-HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
-HS làm việc cá nhân .
-HS trình bày kết quả trên bảng phụ.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 17/12/2016
Ngày dạy: 20/12/2016
Tiết 4 : Khoa học
Chất dẻo 
A – Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng : Nêu tính chất , công dụng & cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :.- Hình Tr.64 , 65 SGK.
 - Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa , bát , đĩa , áo mưa , ống nhựa , ) 
 2 – HS : SGK.
C/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- KN lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.
	- KN bình luận về việc sử dụng vật liệu.
D/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ.
- Thực hành và sử lý thông tin
E – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : “Cao su”
+ Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao sau.
+ Nêu tính chất, công dụng & cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Chất dẻo “
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Quan sát 
 * Mục tiêu: Giúp HS nói được về hình dạng , độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo 
 * Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 	GV theo dõi .
+ Bước 2: Làm việc cả lớp .
(Qua việc trình bày của các nhóm GV tích hợp giúp HS hình thành được KN tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu)
 Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo
 b) HĐ 2 :.Thực hành xử lí thông tin & liên hệ thực tế .
 * Mục tiêu: HS nêu được tính chất, công dụng & cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo .
* Cách tiến hành:
 + Bước 1: Làm việc các nhân 
 + Bước 2: Làm việc cả lớp 
 GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi 
 Kết luận: 
 - Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên , nó được làm ra từ than đá & dầu mỏ .
- Chát dẻo có tính chất cách điên, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô  Dùng xong cần được rửa sạch như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh 
- Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da thuỷ tinh, vải & kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp & rẻ 
(Dựa vào đó GV giúp HS hình thành KN bình luận về việc sử dụng vật liệu)
 III – Củng cố : HS chơi trò chơi “Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong 2 phút, nhóm nào viết được nhiều tên đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
(Thông qua trò chơi GV hình thành cho các em KN bình luận về việc sử dụng vật liệu)
IV – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau “ Tơ sợi “
4/
1/
15/
15/
4/
1/
- HS trả lời 
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng bằng nhựa một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình Tr.64 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo .
- Đại diện từng nhóm trình bày : 
+ H.1 : Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén, các mán luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước .
+H.2 : Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được, không thấm nước.
+H.3 : Áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước .
+H.4 : Chậu, xô nhựa đều không thấm nước 
- HS nghe .
- HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi Tr.65 SGK 
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi . Các HS khác nhận xét 
HS lắng nghe.
- HS chơi theo yêu cầu của GV .
- HS nghe 
- Xem bài trước 
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn: 19/12/2016
Ngày dạy: 21/12/2016
 Tiết 1 : Toán 
Luyện tập
A / Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Củng cố kĩ năng tính một số phần của một số.
 - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan về tỉ số phần trăm .
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK, giấy khổ to .
 2 – HS : VBT, bút dạ .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm thế nào ? 
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : 
 2) Hoạt động : 
Bài 1 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Goi 3 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở . 
- Nhận xét sửa chữa . 
Bài 2 : Cho HS đọc đề .
- Muốn biết người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp ta làm thế nào ? 
- Cho HS giải vào vở rồi nêu miệng Kquả.
- Nhận xét,sửa chữa . 
Bài 3 : 
- Gọi 1 HS đọc đề . 
- Muốn tính Dtích phần đất làm nhà ta phải biết gì ?
- Nêu cách tính Dtích hình chữ nhật .
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- GV thu 1 số vở chấm .
- Nhận xét, sửa chữa .
III– Củng cố :
- Muốn tìm giá trị% của số đã cho ta làm thế nào ? 
IV– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :
 “Giải toán về tỉ số phần trăm(tt)”
5/
1/
10/
10/
9/
3/
2/
- HS nêu .
- HS nghe .
- Tìm tỉ số % của 1 số .
- HS làm bài .
a) 320 x 15 : 100 = 48 (kg) 
b) 235 x 24 : 100 = 56,4 (m2 ).
c) 350 x 0,4 : 100 = 1,4 
 - HS đọc đề .
- Muốn biết người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp ta tính 35% của 120 kg 
- HS giải và nêu kết quả . 
 ĐS : 42 kg .
- HS đọc đề .
- Ta phải biết Dtích mảnh đất hình chữ nhật .
- Lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng .
- HS làm bài .
 D/tích mảnh đất hình chữ nhật là: 
 18 x 15 = 270 (m2) 
 D/tích để làm nhà là : 
 270 x 20 : 100 = (54 m2)
 ĐS : 54 m2 .
- HS nêu .
- HS nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 07/12/2015
Ngày dạy: 09/12/2015
Tiết 2 : Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện
 Theo : Nguyễn Lăng
 A/ Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát, trôi chảy, với giọng kể chậm rãi, linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 2) Hiểu nội dung câu chuyện: Phê phán những cách nghĩ, cách làm lạc hậu, mê tín, dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh tật cho con người, chỉ có khoa học và bệnh viện mới có khả năng làm được điều đó.
 3) GDHS phải biết giữ gìn sức khoẻ. Khi có ốm đau chúng ta cần kịp thời đến bác sĩ khám bệnh.
 B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo.
 D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I – Ổn định tổ chức :
 II – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2HS đọc và trả câu hỏi bài Thầy thuốc như mẹ hiền.
 H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
H: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? 
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
1/
4/
 - Lớp hát TT
 - Ông yêu thương con người. Ông chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền và còn cho họ gạo, củi.
-Ông được vua chúa nhiều lần vời vào chữa bệnh, được tiến cử trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối.Ông có hai câu thơ tỏ rõ chí khí của mình
 II – Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Khi ốm, đau chúng ta cần kịp thời đến bác sĩ khám bệnh, chữa trị. Không nên cúng bái để rồi “tiền mất, tật mang”. Để hiểu điều này mời các em theo dõi bài “Thầy cúng đi bệnh viện”.
 2) Luyện đọc:
 HĐ1: Gọi 1HS khá (giỏi) đọc toàn bài, cần nhấn giọng những từ ngữ: tôn cụ, vậy mà đau quặn, dao cứa, khẩn khoản, quằn quại,
 HĐ2: GV chia đoạn: 4 đoạn.
 * Đoạn1: Từ đầucúng bái.
 * Đoạn2: Vậy mà không thuyên giảm.
 *Đoạn3: Thấy chavẫn không lui.
 * Đoạn4: Còn lại.
- Luyện đọc từ ngữ khó: đau quặn, quằn quại,
-HĐ3:Cho HS đọc chú giải & giải nghĩa từ
 -HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài. 
 3) Tìm hiểu bài:
 * Đoạn 1: - Gọi HS đọc.
H: Cụ Ún làm nghề gì?
 * Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc .
 H: Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ? Kết quả ra sao ?
 *Đoạn3: Gọi 1HS đọc
 H: Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
 * Đoan4: Gọi 1HS đọc
 H: Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
 4) Đọc diễn cảm
 GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn.
 GV đọc diễn cảm cả bài cả bài một lần.
 Cho HS thi đọc diễn cảm.
 GV nhận xét, khen những HS đọc hay
1/
11/
12/
8/
 - HS lắng nghe.
 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
 -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
 -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2lần)
- HS luyện đọc từ ngữ khó.
- 1HS đọc chú giải, 1HS giải nghĩa từ
 - HS theo dõi.
 - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1.
-Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp bán xa gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến đuổi tà ma . Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ làm nghề cúng bái.
 -1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm 
 - Cụ đã cho các học trò đến cúng bái cho mình. Kết quả cụ vẫn không khỏi
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Vì cụ sợ mổ, cụ không tin bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nhờ sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ, y tá bệnh viện đã tìm đến tận nhà, thuyết phục cụ đến bệnh viện để mổ
Câu nói cuối bài giúp em hiểu:
 + Cụ đã hiểu chỉ có khoa học và bệnh viện mới chữa khỏi bệnh cho người.
 + Cúng bái không thể chữa bệnh, cần phải đến bệnh viện để khám chữa bệnh.
- Nhiều HS luyện đọc đoạn
- Nhiều HS thi đọc đoạn, cả bài
 Lớp nhận xét.
 IV – Củng cố:
 H:Qua bài văn tác giả đã phê phán điều gì?
- GV ghi nội dung bài
2/
- Phê phán những cách nghĩ, cách làm lạc hậu, mê tín, dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh tật cho con người, chỉ có khoa học và bệnh viện mới có khả năng làm được điều đó.
V – Nhận xét, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học 
 -Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn
-Đọc trước bài “Ngu công xã Trịnh Tường”
1/
 - HS nghe và về chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn: 19/12/2016
Ngày dạy: 21/12/2016
Tiết 3 : Lịch sử
Hậu phương những năm
 sau chiến dịch Biên giới
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : 
 - Mối quan hệ giữa tiền tuyến & hậu phương trong kháng chiến .
 - Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
B– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Anh các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua & cán bộ gương mẫu toàn quốc ( 5-1952 )
 - Ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới . (Nếu có)
 2 – HS : SGK .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950” 
 + Vì sao ta quyết định mởchiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ?
 + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 .
- Nhận xét K.T bài cũ .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Hậu phương sau những năm chiến dịch Biên giới”
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
- GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó .
- Gọi 1 HS kể lại .
 b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
* N.1 : + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào ?
 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? 
* N.2 : + Đại hội chiến sĩ thi đua & cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào ?
+ Việc tuyên dương những tập thể & cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến ?
*N.3 : +Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua : kinh tế , văn hoá , giáo dục như thế nào ?
+ Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến ?
V – Củng cố : Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : 
 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”.
1/
4/
1/
8/
18/
2/
1/
- Hát 
- HS trả lời .
- HS nghe .
 - 1 HS kể lại .
- N.1 : + Tháng 2-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp .
+ Đại hội chỉ rõ ràng : Để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi , phải phát triển tinh thần yêu nước , đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đát cho nông dân
- N.2 : + Đại hội chiến sĩ thi đua & cán bộ gương mẫu toàn quốc diển ra trong 
+ Đại hội có tác dụng đã cổ vũ quân & dân ta tiến lên giành thắng lợi .
- N.3 :+ Về kinh tế ta tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Về văn hoá, giáo dục phong trào thi đua học tập ở các trường phổ thông được đẩy mạnh.
+ Hậu phương ngày càng vững mạnh tạo thế & lực mới cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Ngày soạn: 19/12/2016
Ngày dạy: 21/12/2016
Tiết 4 : Tập làm văn
Tả người 
 ( Kiểm tra viết 1 tiết )
A/ Mục đích yêu cầu : 
Học sinh viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy . 
 B/ Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ ghi tên các đề bài văn cần kiểm tra .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thực hành luyện tập.
	- Viết tích cực.
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
 I/ Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :
 Trong tiết tập làm văn từ tuần 12, các em đã học văn miêu tả người (cấu tạo, quan sát và chọn lọc chi tiết, luyện tập tả ngoại hình, luyện tập tả hoạt động) Trong tết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết 1bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả đã học.
2 / Hướng dẫn làm bài kiểm tra :
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn 4 đề, cấu tạo của bài văn tả người .
-GV cho HS đọc kĩ một số đề và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt. Khi đã chọn, phải tập trung làm không được thay đổi .
-GV giải đáp thắc mắc (nếu có)
3 / Học sinh làm bài :
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
III/ Củng cố - dặn dò:
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tuần tới “ Làm biên bản 1 vụ việc ” .
4/
01/
06/
26/
03/
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi trên bảng phụ 
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề .
-HS làm bài vào vở .
-HS nộp bài cho GV .
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày dạy: 22/12/2016
 Tiết 1: Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm 
( tiếp theo)
A/ Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó .
 -Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biếtmột số phần trăm của nó 
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : 
 2 – HS : 
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận theo cặp.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II– Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn tìm giá trị% của số đã cho ta làm thế nào ? 
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
*HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số % 
- Giới thiệu cách tính 1 số biết 52,5% của nó là 420. 
+ Gọi 1 HS đọc Vdụ SGK .
+ GV tóm tắt bài toán lên bảng : 
 52,5% số HS toàn trường là 420.
 100% số HS toàn trường là  HS ? 
+ Muốn biết 100% số HS toàn trường là bao nhiêu em ta phải biết gì ? 
+ Nêu cách tìm 1 % số HS toàn trường ?.
+ Muốn biết trường đó có bao nhiêu HS ta làm thế nào ? 
- GV ghi bảng .
 1% số HS toàn trường là : 
 420 : 52,5 = 8 (HS) 
 Số HS của trường hay 100% số HS toàn trường là : 8 x 100 = 800 (HS) 
 + Hai bước tính trên có thể viết gộp như thế nào ? (thảo luận theo cặp )
+ Vậy muốn tìm 1 số biết 52,5% của nó là 420 ta làm thế nào ? .
+ GV viết Q.tắc lên bảng .
+ Gọi vài HS nhắc lại .
 *HĐ 2 : Giới thiệu 1 bài toán liên quan đến tỉ số % .
- Gọi 1 HS đọc bài toán SGK 
+ Hướng dẫn HS áp dụng Qtắc trên để giải bài toán .
+ GV cùng HS giải và ghi lời giải lên bảng 
 Số ô tô nhà máy dự định SX là : 
 1590 x 100 : 120 = 1325 (ôtô) 
 ĐS : 1325 ô tô .
*HĐ 3 : Thực hành :
Bài 1 : 
- Cho HS thảo luận theo cặp, gọi đại diện 1 cặp trình bày kết quả .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2 : Cho HS làm bài rồi nêu miệng Kquả .
IV– Củng cố :
- Muốn tìm 1 số biết 1 số % của nó ta làm thế nào ? 
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Dận HS về nhà xem lại các bài tập vừa làm để vận dụng giải các bài tập ở vở bài tập – Xem và chuẩn bị bài sau : “Luyện tập”
1/
5/
1/
8/
5/
15/
3/
2/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS nêu.
- HS nghe .
+ HS đọc Vdụ SGK .
+ HS theo dõi .
+ Ta phải biết 1% số HS toàn trường là bao nhiêu em .
+ Lấy 420 chia cho 52,5 . 
+ Lấy số HS của 1% nhân với 100.
- HS theo dõi .
+ Có thể viết gộp thành : 
 420 : 52,5 x 100 = 800 
hoặc: 420 x 100 : 52,5 = 800 
+ muốn tìm 1 số biết 52,5 % của nó là 420, ta có thể lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 52,5 .
+ HS theo dõi .
+ Vài HS nhắc lại .
- HS đọc đề .
+ HS nhẩm lại Q.tắc .
+ HS giải .
-Từng cặp thảo luận .
 Số HS trường Vạn Thịnh là : 
 552 x 100 : 92 = 600 (HS) .
 ĐS: 600 HS .
- HS làm và nêu 
- K.quả : 800 S.phẩm .
- Ta lấy số đó nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm .
- HS nghe . 
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày dạy: 22/12/2016
Tiết 2: Địa lý
Ôn tập
A - Mục tiêu : Học xong bài này, HS:
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản . 
 - Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước .
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Các bản đồ : Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam .
	 - Bản đồ trống Việt Nam .
 2 - HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
 I/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II-Kiểm tra bài cũ: “Thương mại và du lịch”
 + Thương mại gồm những hoạt động nào . Thương mại có vai trò gì ?
 + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta .
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III- Bài mới : 
 1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
 * Hoạt động :
 - Đối với bài ôn tập, GV nên tổ chức cho HS làm việc cá nhân, hoặc theo cặp, theo nhóm trước, sau đó trình bày kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 - Để giúp HS đỡ phải ghi nhớ máy móc các kiến thức, trong khi HS làm các bài tập, GV nên treo các bản đồ đã chuẩn bị trước ở trên lớp cho HS đối chiếu .
* GV có thể lựa chọn một trong 2 phương án sau:
 Phương án 1 : Tất cả HS hoặc nhóm HS cùng làm các bài tập trong SGK, sau đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. HS chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số nghành kinh tế của nước ta .
 Kết luận : 
-Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven -biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
-Câu a: sai ; câu b: đúng ; câu c: đúng ; câu d: đúng ; câu e: sai .
-Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là : Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh .
Phương án 2: Hoạt động tập thể
- Chia nhóm
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi đố vui – tiếp sức
- GV viên dựa vào các bản đồ công nghiệp, giao thông vận tải, bản đồ trống Việt Nam để tổ chức cho HS chơi các trò chơi đố vui, đối đáp, tiếp sức về vị trí các thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Sau mỗi lược HS trả lời – GV nêu đáp án để cho điểm trực tiếp (mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm) – kết thúc trò chơi đội nào cao điểm hơn sẽ thắng sẽ được nhận thưởng
IV – Củng cố : 
- Đúc kết bài để rút ra nội sung các phần được ôn tập.
-Gọi vài HS đọc lại nội dung chính của bài
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - GV nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS .
- Dặn HS về nhà học bài – Xem và chuẩn bi trước bài tiếp theo. Bài : “ Châu Á “ 
1/
3/
1/
30/
4/
1/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
-HS trả lời
- HS nghe .
- HS nghe và mở SGK
- HS theo dõi và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16.doc