Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3-LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn, Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.

- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của bài tập 3.

II. Chuẩn bị:

- Tờ phiếu viết một đoạn văn ở bài tập 1.

III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp.

 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS lần lượt lên bảng làm bài tập sau:

+ Đặt câu có cặp từ chỉ quan hệ.

- HS nhận xét.

- GV đánh giá.

2. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập về từ loại.

*Dạy bài mới:

 Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1.

- Trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng.

- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm danh từ riêng và danh từ chung.

- Hai học sinh làm bài trên phiếu lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại.

Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. Giáo vên chốt lại bằng cách dán phiếu lên bảng.

 

doc 17 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trí đường diềm lên bảng (hình vuông, hình tròn) cho HS phát hiện:
- Trục đối xứng ? Các hoạ tiết đối xứng nhau?
- Các mảng hình đối xứng qua trục đó? Các mảng màu đối xứng qua trục đó?
- Các chi tiết khác đối xứng qua trục đó?
b/ Hướng dẫn cách vẽ: 
- GV vừa vẽ lên bảng vừa hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm trong một hình cụ thể là hình vuông.
+ Bước 1. Vẽ hình vuông
- GV vẽ một mảng màu đơn giản (hình tròn) ở góc của hình vuông và yêu cầu HS lên bảng vẽ đối xứng mảng màu đó ở các vị trí còn lại.
+ HS lên bảng xác định trục đối xứng trước khi vẽ.
- GV vẽ nét đơn giản tạo thành nhị hoa của 1 hoạ tiết và yêu cầu HS lên bảng vẽ đối xứng các nét đó ở những vị trí còn lại.
+ Vẽ các trục đối xứng trong hình trang trí
+ Vẽ hoạ tiết, vẽ mảng, vẽ màu, vẽ nét.
+ Dùng các trục đối xứng để vẽ tiếp các hoạ tiết, các mảng, các màu ở vị trí còn lại 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành
+ GV phát phiếu học tập có khuôn khổ hình vuông hoặc hình tròn đã in sẵn 1 hoạ tiết, 1 mảng màu, 1 nét ở một số vị trí.
+ Nhiệm vụ của HS: Hoàn thành bài vẽ trang trí hình đó với yêu cầu.
- Tô màu các họa tiết, hình mảng đã vẽ.
 Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài học
+ GV thu bài và nhận xét
+ Cho HS tự nhận xét bài tập của mình và của bạn xem các yếu tố trong bài vẽ đã đói xứng chưa? lí do?
+ Khích lệ HS về nhà tập tự vẽ trang trí với cách thức đối xứng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3-LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn, Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của bài tập 3.
II. Chuẩn bị:
- Tờ phiếu viết một đoạn văn ở bài tập 1.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt lên bảng làm bài tập sau:
+ Đặt câu có cặp từ chỉ quan hệ.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập về từ loại.
*Dạy bài mới:
 Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm danh từ riêng và danh từ chung.
- Hai học sinh làm bài trên phiếu lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. Giáo vên chốt lại bằng cách dán phiếu lên bảng.
Bài tập 3: Học sinh đọc bài tập.
- Giáo viên mời một vài học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
- Giáo viên chốt lại.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1.
- Học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên chốt lại lời giải đúng bằng cách dán lên bảng tờ phiếu.
Bài tập 4: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý thực hiện yêu cầu của bài tập.
- Đọc từng câu trong đoạn văn bản, xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài.
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.	
Thứ tư ngày 07 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn :04/12/2016
 Ngày giảng:07/12/2016
Tiết 1-Tập đọc HẠT GẠO LÀNG TA 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
- Học thuộc bài thơ.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi ba học sinh đọc bài: Chuỗi ngọc lam và nêu nội dung của bài.
 - HS nhận xét.
 - GV đánh giá, nhận xét.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Hạt gạo làng ta.
 a, Luyện đọc:
- Giải nghĩa từ mới: Kinh Thầy, hào giao thông, vục, trành, tiền tuyến.
- GV hướng dẫn hs cách đọc bài thơ: đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết. 
- Một học sinh khá giỏi đọc bài.
- Học sinh nối tiếp đọc các khổ thơ. Kết hợp luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.
b, Tìm hiểu bài:
- HS đọc khổ thơ 1, em hãy cho biết hạt gạo được làm nên từ những gì?( Hoạt động nhóm 4, dùng sơ đồ tư duy).
(Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ có lời hát ngọt bùi đắng cay)
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?( hỏi- đáp).
( Giọt mồ hôi sa/ những trưa tháng sáu)
- Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
( Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến)
- Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “Hạt vàng”?( hoạt động nhóm đôi, chọn đáp án đúng nhất).
 a. Hạt gạo rất đắt tiền.
 b. Hạt gạo là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước.
 c. Hạt gạo rất hiếm.
- Nêu nội dung của bài: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
c, Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- 2 hs đọc.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm bài thơ.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO 
 MỘT SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
 - Biết chia một số TN cho một số TP.
 - Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháo và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, phân tích mẫu.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
- HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 a, Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân: 
- Giáo viên cho cả lớp tính giá trị của biểu thức ở phần a và gọi lần lượt học sinh nêu kết quả tính rồi so sánh các kết quả đó.
+ Chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm tìm kết quả là: 25 : 4, nhóm còn lại tìm kết quả ( 25 x 5) : ( 4 x5)
+ Giáo viên giúp học sinh nêu kết luận: Giá trị của hai biểu thức là như nhau.
+ Giáo viên đặt câu hỏi về sự khác nhau của hai biểu thức ở mỗi nhóm.
- Giáo viên giúp học sinh tự rút ra nhận xét SGK.
*Ví dụ 1: Học sinh đọc ví dụ
- Giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý để học sinh nêu phép chia 57 : 9,5, đồng thời giáo viên viết phép chia lên bảng.
- Giáo viên thực hiện từng bước, dẫn dắt từ nhận xét trên.
- Gọi một số học sinh nêu miệng các bước, dẫn dắt từ nhận xét trên.
*Ví dụ 2: 99 : 8,25 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra 99 : 8,25 = 9900 : 825, thực hiện phép chia.
- Giáo viên hỏi: Số chia 8,25 có mấy chữ số ở thành phần TP?
Như vậy cần thêm mấy số 0 vào bên phải số bị chia 99?
- Học sinh nêu quy tắc: Giáo viên nhận xét bổ sung.
b, Thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên gọi một học sinh làm mẫu một bài sau đó học sinh tự làm bài vào vở.
 - Giáo viên chữa bài, nhận xét.
 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn học sinh tính nhẩm chia một số cho 0,1; 0,01 chẳng hạn: 
 32 : 0,1 = 32 : 1/10 = 32 x 10 = 320
 - Học sinh tự làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.
- Học sinh rút ra nhận xét: Chia một số thập phân cho 0,1; 0,01
 Bài 3: Học sinh đọc đề toán, tóm tắt đề toán.
 - Học sinh nêu cách giải bài toán.
 - Giáo viên cho học sinh giải vào phiếu học tập. Giáo viên chữa bài nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3-Tập làm văn: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản, xác định được các trường hợp cần lập biên bản, biết đặt tên cho biên bản cần lập.
* Rèn luyện cho HS các kỹ năng sống sau:
 - Ra quyết định/ giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản)
- Tư duy phê phán
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV.Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Phân tích mẫu
 - Đóng vai
- Trình bày 1 phút
V. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2- 3 học sinh đọc bài viết tả người ở tiết học trước.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Làm biên bản cuộc họp
a, Phần nhận xét:
- Một học sinh đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh đọc biên bản họp chi đội.
- Một vài đại diện trình bày miệng kết quả trao đổi trước lớp. Giáo viên nhận xét.
b, Phần ghi nhớ:
- Học sinh đọc ghi nhớ ở SGK.
c, Phần luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh đọc bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung của bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn TLCH:
Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần? Vì sao?
- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập .
- Học sinh suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập. Giáo viên chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 4-Khoa học: 	XI MĂNG 
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết một số tính chất và công dụng của xi măng: 
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II. Chuẩn bị:
 -Tranh SGK trang 58,59.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lần lượt lên bảng kể tên một số gạch, ngói và công dụng của chúng.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Xi măng
 * Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Thảo luận.
 Mục tiêu: Học sinh kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
 Tiến hành:
 - Cho học sinh thảo luận các câu hỏi:
+ Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
( Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà)
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
( Xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn)
 Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin.
 Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Kể được tên các vật vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
 - Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
 Tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng lên điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hoạt động ở mục thực hành hoặc quan sát hình trang 59 SGK. 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 - Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO 
 MỘT SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
 - Biết chia một số TN cho một số TP.
 - Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháo và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, phân tích mẫu.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
* GV HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GV cho hs nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân
- Nhắc hs cách đặt tính theo cột dọc.
- HS làm vbt. 2 hs lên bảng. HS cùng gv chữa bài.
Bài tập 2: Tính nhẩm. HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm VBT. 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài. 
GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng giải.
GV cùng hs nhận xét chữa bài.
	Bài giải:
	Trong 6 giờ ô tô chạy được là:
	(154:3,5) x 6 = 264 (km)
	 	Đáp số: 264 ki-lô-mét
Tiết 2 – TẬP LÀM VĂN: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản, xác định được các trường hợp cần lập biên bản, biết đặt tên cho biên bản cần lập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học.
III.Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Phân tích mẫu; Trình bày 1 phút
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2- 3 học sinh đọc bài viết tả người ở tiết học trước.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Làm biên bản cuộc họp
a, Phần nhận xét:
- Một học sinh đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh đọc biên bản họp chi đội.
- Một vài đại diện trình bày miệng kết quả trao đổi trước lớp. Giáo viên nhận xét.
b, Phần luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh đọc bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung của bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn TLCH:
Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần? Vì sao?
- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập .
- Học sinh suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập. Giáo viên chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Âm nhạc: 	ÔN TẬP 2 BÀI HÁT 
 	NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ, 
 NGHE NHẠC
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
II. Chuẩn bị:
- GV: Phân chia hát đối đáp bài Những bông hoa những bài ca, xác định cách hát có lĩnh xướng bài Ước mơ
- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát 
Hoạt động 1: - HS ôn bài hát Những bông hoa những bài ca theo hát đối đáp 
- HS hát kết hợp vận động phụ họa 
Hoạt động 2: - HS ôn bài hát Ước mơ 
- GV cho HS hát và vận động theo nhạc
- Cho HS trình bày bài hát theo tốp. Bình chọn tốp biểu diễn hay
Nội dung 2: Nhge nhạc 
 - GV cho HS nghe bài hát thiếu nhi 
 3. Phần kết thúc.
- GVcho HS hát lại 2 bài hát
 - Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau 
Thứ năm ngày 08 tháng 12 năm2016
 	Ngày soạn: 05/12/2016 
 	Ngày giảng : 08/12/2016 
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 4.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
 - HS nhận xét.
 - Giáo viên chữa bài.
 2. Bài mới:
* GV HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
Bài tập 1: Tính nhẩm. HS đọc yêu cầu đề bài. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh Chơi trò chơi: Xì điện. Lần lượt từng em nêu kết quả rồi sau đó chỉ bạn tiếp theo (Ai nói sai kết quả => mất quyền chơi) cho đến hết bài.
Gv nhận xét.
Bài tập 2: Viết các số đo dưới dạng ki-lô-mét-vuông. HS đọc yêu cầu đề bài. 
1200ha = ..................; 215ha.....................; 16,7ha..................................
- HS làm VBT. 
Gọi đọc lần lượt kết quả; GV nêu đáp án: 12km2 ; 2,15km2 , 0,167km2
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài. 
GV nhắc lại cho hs nhớ tỉ lệ bản đồ. (Trên bản đồ tỉ lệ: 1: 1000000 có nghĩa là nếu trong bản đồ là 1 thì ngoài thực tế là 1000000 )
GV hướng dẫn HS giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng giải.
GV cùng hs nhận xét chữa bài.
	Bài giải:
	Độ dài thật từ TP Hồ Chí Minh đến Phan rang là:
	 	33,8 x1000000 = 338 00000,0 (cm) = 338 (Km)
	Đáp số: 338 Ki lô mét
Tiết 2 –LT&CÂU: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập. 
-Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.	
II. Chuẩn bị:
 - Một tờ giấy khổ to viết định nghĩa ĐT,TT,QHT.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau: Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gái đấy.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Ôn tập về từ loại
 * Luyện tập:
Bài 1: Học sinh đọc nội dung của bài tập. 
- Giáo viên mời học sinh nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Học sinh làm vào vở. Học sinh đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại.
- Giáo viên dán lên bảng 2-3 tờ phiếu đã viết bảng phân loại. Mời học sinh trình bày kết quả phân loại. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Một học sinh đọc kết quả của bảng phân loại. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Một học sinh đọc kết quả của bảng phân loại đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Một, hai học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- Học sinh làm việc cá nhân, từng em dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài. GV nhận xét.
- Cả lớp bình chọn người viết hay nhất.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. 
 - Dặn HS về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN ( Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm một sản phẩm ưa thích. 
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu túi xách bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
- Một số mẫu thêu đơn giản.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu tự chọn .
 Hoạt động 1: HS thực hành làm sản phẩm tự chọn 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS.
 - HS thực hành nội dung tự chọn. 
 - GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng. 
 Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành
- GV tổ chức cho HS đánh giá kết qủa thực hành 
- Các nhóm báo cáo kết qủa làm việc 
- GV nhận xét , đánh giá kết quả thực hành của HS 
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
 Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm2016.
 	Ngày soạn: 06/12/2016 
 	Ngày giảng : 09/12/2016 
Tiết 1-Địa lí: GIAO THÔNG VẬN TẢI 
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nỗi bật về giao thông ở nước ta: nhiều loại đường và phương tiện giao thông, tuyến đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước. 
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt thống nhất, QL 1A.
- Sử dụng bản đồ lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao thành phố HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giao thông vận tải.
 b. Các hoạt động:
Phần 1: Các loại hình giao thông vận tải
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
 Bước 1: Học sinh trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, giao viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Giáo viên hỏi: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
Phần 2: Phân bố một số loại hình giao thông
 *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bước 1: Học sinh làm bài tập ở mục 2 trong SGK. 
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc –Nam quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
- GV nhận xét kết luận SGK
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-TLV: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
- Ghi lại được một biên bản của cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức nội dung.
- Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
+ Ra quyết định/ Giải quết vấn đề.
+ Hợp tác ( hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp).
+ Tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ viết đề bài và gợi ý 1. 
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS nêu ghi nhớ trong tiết làm văn trước.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Luyện tập làm biên bản cuộc họp.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 - Một học sinh đọc đề bài và các gợi ý 1,2,3 trong SGK.
- các em chọn viết biên bản cuộc họp nào( họp tổ, họp lớp, họp chi đội)
- Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào?
- Giáo viên và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?
- GV nhắc học sinh chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.
- Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên nhận xét những biên bản viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN 
CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: phân tích mẫu, thực hành.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 2 ở vở bài tập.
 - Giáo viên chữa bài nhận xét.
 2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
a, Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân:
Ví dụ 1: Giáo viên nêu bài toán ở ví dụ 1. Hướng dẫn học sinh nêu phép tính giải toán: 23,56 : 6,2 = ? (kg)
- Hướng dẫn học sinh c

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 S.doc