Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 1-Tập đọc: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng thông báo rỏ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học .

- Hiểu ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn ;tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi

II. Chuẩn bị:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Một số ảnh chụp về rừng ngập mặn.

 - Bản đồ Việt Nam.

III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.

 2. Kỹ thuật: khăn trải bàn.

IV. Các hoạt động dạy học :

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi hai học sinh đọc bài: Người gác rừng tí hon

 - HS đọc đoạn 1,2 trả lời: Bạn nhỏ trong bài là người thế nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

 - HS đọc đoạn 2,3 và nêu nội dung chính của bài.

 2. Bài mới:

 *Giới thiệu bài:

 - GV: giới thiệu ảnh: Ảnh chụp cảnh gì?

 - HS: chụp cảnh rừng ngập mặn.

 - GV: Ở những vùng ven biển thường có gió to, bão lớn. Để bảo vệ đê biển chống xói lở đê khi có gió to bão lớn đồng bào sống ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng trồng rừng ngập mặn lớn như thế nào? Bài học hôm nay cô trò chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé

 * Giới thiệu từ mới: quai đê lấn biển, phục hồi, rừng ngập mặn.

+ GV cho HS đặt câu với từ phục hồi

 a, Luyện đọc:

- Một học sinh khá giỏi đọc bài.

GV: Bài này chia làm mấy đoạn?

HS: ( Chia làm 3 đoạn)

- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt). GV theo dõi rút từ khó phát âm cho HS luyện đọc. :, xói lở, bão, tuyên truyền, phấn khởi

- Học sinh đọc theo cặp.

- Đại diện cặp đọc bài.

- Giáo viên đọc toàn bài và hướng dẫn học sinh cách đọc: Đọc giọng thông báo rõ ràng rành mạch nhấn giọng các từ ngữ nói về tác dụng của trồng rừng ngập mặn: không còn bị xói lở, lượng cua con, phát triển, hàng nghìn. hàng trăm, lượng hải sản, tăng nhiều, phong phú, phấn khởi, tăng thêm, vững chắc

 

doc 20 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới:
*Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường.
 Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Học sinh đọc lại đoạn văn, có thể trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi:
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
 - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên phát bút và giấy khổ to cho 2-3 nhóm học sinh làm bài vào phiếu. 
- Đại diện mỗi nhóm tiếp nối nhau trình bày kết quả. 
 - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
+ Hành động bảo vệ môi trường: Trồng cây, trồng rừng.
+ Hành động phá hoại môi trường: Phá rừng, đánh cá bằng mìn.
 Bài tập 3: Học sinh đọc bài tập.
- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài tập.
- Học sinh nói tên đề tài mình chọn viết.
- Học sinh viết bài.
- Giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém. Học sinh đọc bài viết.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, giáo viên khen ngợi em viết hay .
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.	
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn:27/11/2016
Ngày giảng: 30/11/2016
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng thông báo rỏ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học .
- Hiểu ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn ;tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi 
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Một số ảnh chụp về rừng ngập mặn.
 - Bản đồ Việt Nam.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: khăn trải bàn.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi hai học sinh đọc bài: Người gác rừng tí hon 
 - HS đọc đoạn 1,2 trả lời: Bạn nhỏ trong bài là người thế nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? 
 - HS đọc đoạn 2,3 và nêu nội dung chính của bài.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: 
 - GV: giới thiệu ảnh: Ảnh chụp cảnh gì?
 - HS: chụp cảnh rừng ngập mặn.
 - GV: Ở những vùng ven biển thường có gió to, bão lớn. Để bảo vệ đê biển chống xói lở đê khi có gió to bão lớn đồng bào sống ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng trồng rừng ngập mặn lớn như thế nào? Bài học hôm nay cô trò chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé 
 * Giới thiệu từ mới: quai đê lấn biển, phục hồi, rừng ngập mặn.
+ GV cho HS đặt câu với từ phục hồi
 a, Luyện đọc:
- Một học sinh khá giỏi đọc bài.
GV: Bài này chia làm mấy đoạn?
HS: ( Chia làm 3 đoạn)
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt). GV theo dõi rút từ khó phát âm cho HS luyện đọc. :, xói lở, bão, tuyên truyền, phấn khởi
- Học sinh đọc theo cặp.
- Đại diện cặp đọc bài.
- Giáo viên đọc toàn bài và hướng dẫn học sinh cách đọc: Đọc giọng thông báo rõ ràng rành mạch nhấn giọng các từ ngữ nói về tác dụng của trồng rừng ngập mặn: không còn bị xói lở, lượng cua con, phát triển, hàng nghìn.. hàng trăm, lượng hải sản, tăng nhiều, phong phú, phấn khởi, tăng thêm, vững chắc
b, Tìm hiểu bài:
- Một HS đọc đoạn 1- Cả lớp đọc bài
- HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
- HS: ( Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biểnHậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.)
- GV giới thiệu một số hình ảnh về nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
- GV: Hậu qủa của việc phá rừng ngập mặn rất lớn, vậy đồng bào ven biển đã làm gì để khắc phục hậu qủa đó, và nhờ đâu họ đã làm được việc đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn 2
- Một HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
- GV: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- HS: (Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền)
 - GV: Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- HS: ( Cà Mau, Bạc Liêu, Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng)
- GV chỉ trên bản đồ Việt Nam các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn.
- GV: Nội dung đoạn 2 là gì?
Công tác khôi phục rừng ngập măn.
- GV: Việc trồng rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng như thế nào? đem lại lợi ích gì cho người dân ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn 3.
- Một HS đọc đoạn 3 – Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
- GV: Em hãy nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- HS: ( Rừng ngập mặn khi được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản nhiền,các loài chim nước trở nên phong phú)
- GV giới thiệu một số hình ảnh sau khi rừng ngập mặn được khôi phục.
- GV: Nội dung của đoạn 3 là gì?
- Tác dụng của rừng ngập mặn được phục hồi.
- GV: Qua bài đọc tác giả muốn truyền tải đến chúng ta nội dung gì?
- HS: (Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi )
- Hai – ba HS đọc lại nội dung
- GV Chúng ta vừa tìm hiểu và nắm được nội dung bài đọc. Bây giờ chúng ta cùng luyện đọc sao cho đúng và hay hơn nhé.
 c, Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Học sinh đọc nối tiếp bài.(3 HS)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ( Đoạn 3-SGK )
 - Học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm 
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV: Việc trồng rừng chống xói lở không chỉ xảy ra với các vùng ven biển. Hiện nay việc khai thác tài nguyên rừng bừa bãi ở vùng miền núi cũng gây hậu qủa rất lớn như xói mòn, sạt lở đất. lũ quetgây thiệt hai về người cũng như về của. Vì vậy chủ trương của nhà nước trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc chống xói mòn sạt lở đất đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài và xem bài mới: Chuỗi ngọc lam.
Tiết 2-Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN 
CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Biết vận dụng trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: phân tích mẫu, thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 a, Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
 - Giáo viên nêu phép chia: 8,4 : 4 = ? (m)
- Hướng dẫn học sinh đưa về phép chia hai số tự nhiên để học sinh nhận ra: 
 8,4 : 4 = 2,1 (m)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính.
- Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về cách thực hiện phép chia: 
 8,4 : 4 = ? ( m)
- Giáo viên nêu ví dụ 2 cho học sinh tự đặt tính, tính, nhận xét tương tự ví dụ 1.
- Học sinh tự nêu cách thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên. 
b, Thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên gọi một học sinh làm mẫu một bài sau đó học sinh tự làm bài vào vở.
 - Giáo viên chữa bài, nhận xét.
 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh tự làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.
 Bài 3: Học sinh đọc đề toán, tóm tắt đề toán.
 - Học sinh nêu cách giải bài toán.
 - Giáo viên cho học sinh giải vào phiếu học tập.
 - Giáo viên chữa bài nhận xét. Bài giải
 Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:
 126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp số: 42,18 km
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài tập.
 - Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu:
- Nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà.
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành.
 2. Kỹ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2-3 học sinh đọc bài viết tả người ở tiết học trước.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập tả người.
*Thực hành:
Bài tập 1: Học sinh đọc bài tập 1.
- Giáo viên giao nhiệm vụ một nhóm làm bài tập 1a, một nhóm làm bài 1b.
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- HS thi trình bày ý kiến của mình trước lớp. Bắt đầu là bài tập 1a, sau là bài tập 1b. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập .
- HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp theo lời dặn của thầy cô.
- Giáo viên mời một học sinh khá, giỏi đọc kết quả ghi chép.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý tả ngoại hình nhân vật dựa theo kết quả quan sát đã có.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 4-Khoa học: 	ĐÁ VÔI 
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát nhận biết được đá vôi.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh SGK
 - HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi.
 - Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, a- xít đựng trong các lọ nhỏ.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 1 HS nêu tính chất của nhôm?
 - 1 HS cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm? HS nhận xét.
 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: 
 - Ở nước ta có nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào? Đá vôi có những tính chất và ích lợi gì? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
 *Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi ở nước ta
 Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
 Mục tiêu: Học sinh kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
 Tiến hành: 
 Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm.
 Giáo viên yêu cầu học sinh viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động mà em biết.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày.
GV nhận xét và giới thiệu một số hình ảnh về núi đá vôi và hang động
 Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi
 Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
 Mục tiêu: Học sinh biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
 Tiến hành: 
 Bước 1: GV chia nhóm ( 6 HS ) giao việc nhóm trưởng thư kí
 Một HS đọc lại yêu cầu thực hành thí nghiệm.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm. (5 Phút )
 - Nhóm trưởng lên điều khiển nhóm mình thực hành thí nghiệm và ghi vào phiếu
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 - Các nhóm khác bổ sung.
 - Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1.Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi,chỗ cọ xát với đá cuội bị mài mòn
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát với đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào.
Đá vôi mềm hơn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt a-xít lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
Khi bị a-xít nhỏ vào:
- Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
- Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, a- xít bị chảy đi
- Đá vôi tác dụng với a- xit tạo thành một chất khác và khí các- bô- níc sủi lên
- Đá cuội không phản ứng với a-xít
 Bước 4: GV kết luận: 
 Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt 
 Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi
 Trò chơi: Ai nhanh. Ai đúng
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được ích lợi của đá vôi
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm phổ biến cách chơi
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 4HS) trả lời
 ? Đá vôi được dùng để làm gì?
GV đưa nhanh một số hình ảnh về ích lợi của đá vôi. HS nhìn và ghi lại chính xác những ích lợi của đá vôi
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
 - Các nhóm chơi
 - Kết thúc trò chơi 
Bước 3: GV kêt luận: 
Đá vôi dùng để nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng 
Cả lớp và GV nhận xét khen đội chiến thắng.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Rèn cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Biết vận dụng trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: phân tích mẫu, thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
 - Học sinh làm bài vào vở BT, 1 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 2: Tìm x. Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
	- Giúp HS nhớ lại: cách tìm số hạng; số bị trừ; số trừ.
	- Học sinh làm bài vào vở BT, 4 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
	- Học sinh tự làm bài. Giáo viên chữa bài nhận xét.
	Bài giải: 
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là: 342,3 : 6 = 57,05 (m)
Đáp số: 57,05 mét vải
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu:
- Nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà.
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành.
 2. Kỹ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2-3 học sinh đọc bài viết tả người ở tiết học trước.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập tả người.
*Thực hành:
Bài tập 1: Học sinh đọc bài tập 1.
- Giáo viên giao nhiệm vụ một nhóm làm bài tập 1a, một nhóm làm bài 1b.
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- HS thi trình bày ý kiến của mình trước lớp. Bắt đầu là bài tập 1a, sau là bài tập 1b. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập .
- HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp theo lời dặn của thầy cô.
- Giáo viên mời một học sinh khá, giỏi đọc kết quả ghi chép.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý tả ngoại hình nhân vật dựa theo kết quả quan sát đã có.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3 - Âm nhạc: (Ôn tập) ƯỚC MƠ 
I.Mục tiêu: 
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
- Qua bài hát giáo dục các em thêm yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Một vài nhạc cụ gõ thông dụng 
- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
-GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Ôn bài Ước mơ
Hoạt động 1: Ôn lại bài hát
HS hát ĐT,cn.
Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động 
-Hat kết hợp gõ theo phách, theo nhịp 
-Hát kết hợp vận động tại chỗ
3. Phần kết thúc.
-GVcho HS hát lại bài hát. Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau
Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn:28/11/2016
Ngày giảng: 01/12/2016
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: 	I. Mục tiêu:
 - Rèn cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Biết vận dụng trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: phân tích mẫu, thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
 - Học sinh làm bài vào vở BT, 1 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 2: Tính. Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
	- Giúp HS nhớ lại: Thứ tự thực hiện các phép tính.
	- Học sinh làm bài vào vở BT, 4 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
	- Học sinh tự làm bài. Giáo viên chữa bài nhận xét.
	Bài giải: 
Trung bình mỗi hộp đựng là: 13,6 : 2 = 6,8 (kg)
Lúc đầu hộp thứ nhất đựng là: 6,8 + 1,2 = 8,0 (kg)
Lúc đầu hộp thứ hai đựng là: 6,8 – 1,2 = 5,6 (kg)
Đáp số: 8 kg và 5,6 kg.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2 –LTVC: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ 
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yêu cầu BT1.
- Biết sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp, bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn
 II. Chuẩn bị:
 - Một tờ giấy khổ to thể hiện nội dung ở bài tập 3.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhệm vụ.
 IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc kết quả bài tập 3, ở tiết LTVC trước.
- HS và GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Luyện tập về quan hệ từ
 b. Luyện tập:
 Bài 1: Học sinh đọc nội dung của bài tập. Tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn, phát biểu ý kiến. cả lớp và giáo viên nhận xét.
Câu a: Nhờ.mà
Câu b: Không nhữngmà còn
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập. Các em có nhiệm vụ chuyển 2 câu đó thành một câu bằng cách lựa chọn cặp quan hệ từ.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Học sinh nối tiếp nhau đọc bài tâp 3.
- Giáo viên nhắc học sinh trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
- Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên mở bảng phụ chốt lại. 
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Kỹ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN(T2)
I. MỤC TIÊU
HS cần phải:
- Làm được một số sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học. 
- Tranh ảnh của các bài đã học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
* Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu của bài học.
Hoạt động 1. Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
- Nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu. 
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: 
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm. Các em có thể chế biến những món ăn theo nội dung đã học hoặc chế biến món ăn mà các em đã học được ở gia đình, bạn bè hoặc xem hướng dẫn trên chương trình truyền hình, đọc sách. Còn nếu là sản phẩm về khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm.
- Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị ( nếu chọn nội dung nấu ăn).
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
Nhận xét – dặn dò 
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị dụng cu, vật liệu để giờ sau thực hành “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”.
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn:29/11/2016
Ngày giảng: 02/12/2016
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: CÔNG NGHIỆP (Tiết 2) 
 I. Mục tiêu:
Học sinh: 
- Nêu được tình hình phân bố một số ngành công nghiệp ở nước ta.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của một số ngành công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẳng
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp.
 II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ kinh tế Việt Nam.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Nêu vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp?
+ Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp?
- HS nhận xét, GV ghi điểm.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Công nghiệp.
 *Dạy bài mới:
Phần 1: Phân bố các ngành công nghiệp.
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
Bước 1: Học sinh trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK.
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngành công nghiệp.
 Hoạt động 2: Làm theo nhóm đôi.
Bước 1: Học sinh dựa vào SGK và hình 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. 
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả.
Phần 2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Học sinh làm các bài tập của mục 4 trong SGK.
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
 - Điều kiện để thành phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, khoa học
- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có số dân đông nhất cả nước.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ viết yêu cầu của bài tập 1.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: hỏi đáp, thực hành.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết.
 - GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Luyện tập bài văn tả người.
 b. Dạy bài mới:
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Họ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13 S.doc